Poster-phim-hoat-hinh-The-Gruffalo

Poster phim The Gruffalo. Nguồn: imdb.com Trailer: The Gruffalo là phim hoạt hình ngắn hợp tác giữa Anh và Đức, được thực hiện bởi đạo diễn Jakob Schuh và Max Lang. Bộ phim được sản xuất bởi Michael Rose và Martin Pope của Magic Light Pictures kết hợp với Studio Soi. Kịch bản được dựa trên cuốn sách ảnh do Julia Donaldson viết và minh họa bởi Axel Scheffler. The Gruffalo với thời lượng 27 phút được ra mắt vào ngày 25 tháng 12 năm 2009 tại Anh. Vào ngày ra mắt bộ phim, đã có 9,8 triệu người xem tại Anh qua kênh BBC One. Sau đó, The Gruffalo  đã được chiếu ở các rạp ở Mỹ, do Kidtoon Films phân phối. Vào tháng 12 năm 2012, bộ phim và phần tiếp theo có tên là The Gruffalo’s Child và ra mắt trên truyền hình PBS Kids Sprout tại Hoa Kỳ. Năm 2011, The Gruffalo đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên sáng giá cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng rất tiếc rằng bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Phim hoạt hình The Gruffalo có nội dung kể về một chú chuột nhỏ vì bị đe dọa bởi con rắn nham hiểm, một con cáo tinh ranh và con cú hung ác nên đã tuyên bố phét rằng cậu có một người bạn tên Gruffalo rất đáng sợ, có thể đánh bại được ba người kia. Mặc dù, chú biết người bạn của mình không hề tồn tại nhưng vì quá sợ hãi nên đành phải nói dối. Vậy liệu xem, chú chuột nhỏ này sẽ làm cách nào để có thể chứng minh sự tồn tại không hề có thật với ba kẻ nguy hiểm vẫn đang rình rập. Bộ phim được làm với công nghệ CGI tiên tiến kết hợp với nghê thuật làm phim Stop-Motion đang được rất nhiều đội ngũ làm phim yêu thích. Đạo diễn Jakob Schuh cho biết, anh chọn công nghệ CGI thay vì hoạt hình 2D vì mong muốn bộ phim không trở thành một sản phẩm mang hình ảnh động từ cuốn sách. Điều đó khiến anh không thỏa mãn và Jakob Schuh mong muốn mang đến cho người xem nhiều thứ hơn nữa. Vì vậy, hoạt hình 3D là phương án tốt nhất. Ban đầu, đạo diễn Jakob Schuh không tính áp dụng stop-motion vào The Gruffalo vì đoàn làm phim có ngân sách giới hạn và khung thời gian làm việc hạn chế, ngoài ra việc chỉ đạo trong CGI dễ dàng hơn nhiều. Nhưng sau thời gian xem xét, anh quyết định gộp thử cả hai CG và stop-motion cùng vào, cả đoàn đã làm một bài kiểm tra nhỏ và nhận ra phương án này là một cách tinh tế để làm tác phẩm The Gruffalo. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm.  Các bạn yêu thích học vẽ và làm phim có thể tham khảo. Nguồn: awn.com Ngoài ra, đạo diễn chia sẻ rằng lúc đầu cả đoàn đã nghĩ sẽ không cần máy quét 3D cho các cảnh phim, nhưng những phân cảnh được dựng lên quá lớn, lên đến 16,4 feet (khoảng 5m). Do đó máy quét 3D đã được dùng để có được hình ảnh hình học của sàn nhà chính xác, giúp cho đội ngũ có thể đổ bóng trong phim hợp lý hơn. Trong quá trình sản xuất, Jakob Schuh rất hài lòng với nhân viên trong đoàn của mình, anh đã tâm sự vài điều về nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr trong bài phỏng vấn với trang ANIMATIONWorld như sau: “Nghệ sĩ hoạt hình Max Stohr, đã làm việc với chúng tôi năm 2007 và đoàn chúng tôi giao trách nhiệm làm sạch các cảnh hoạt họa cho anh ta, tôi thật sự yêu thích cách thức làm việc của anh chàng này. Max Stohr là một nghệ sĩ hoạt hình giỏi giang và sau đó anh ta đã giới thiệu người bạn thân của mình cho chúng tôi, cậu ta tên Toby von Burkersroda. Họ đã trở thành những nhà làm phim hoạt hình hàng đầu trong chương trình. Nhiệm vụ của cả hai về cơ bản là thiết lập tiêu chuẩn cho bộ phim của tôi.” Cuối cùng, Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn phim về quá trình thực hiện The Gruffalo của đoàn làm phim. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Dimanche 2

Dimanche (tên tiếng anh là Sunday) là bộ phim hoạt hình ngắn của Canada do Patrick Doyon làm đạo diễn kiêm viết kịch bản phim. Nhà sản xuất cho bộ phim gồm hai người là Marc Bertrand và Michael Fukushimara. Dimanche được National Film Board of Canada cho ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào 02/2011 và công chiếu trên mạng vào 05/01/2012. Tại buỗi lễ trao giải Oscar 2012, Dimanche có tên trong danh sách 5 ứng cử viên xuất sắc của hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) nhưng thật tiếc vì bộ phim đã không đủ may mắn để nhận được giải thưởng này. Poster bộ phim. Nguồn: animationmagazine.net Dimanche là bộ phim hoạt hình mang tính chuyên nghiệp đầu tiên của đạo diễn trẻ Patrick Doyon, anh là người gốc Montréal. Trước đây Patrick Doyon đã làm ra một bộ phim hoạt hình ngắn dài 3 phút vào năm 2006, trong khi tham gia vào chương trình Hothouse của NFB dành cho những nhà làm phim hoạt hình trẻ tuổi. Ý tưởng của Dimanche được dựa theo những ký ức tuổi thơ của chính đạo diễn: “Bộ phim dựa vào một vài ký ức thời thơ ấu của tôi để thêu dệt nên câu chuyện. Tôi đã thay đổi và phóng đại rất nhiều thứ, vì vậy bộ phim của tôi không còn mang theo lối tự truyện. Ví dụ, trong gia đình tôi, có rất nhiều trẻ em và tôi không bao giờ là đứa trẻ duy nhất có mặt trong ngày hôm đó. Nhưng với mục đích của bộ phim, tôi đã loại bỏ những anh em họ của tôi ra khỏi nội dung”. Đạo diễn Patrick Doyon. Nguồn: spectacularoptical.ca Để thực hiện bộ phim Dimanche, anh đã làm việc với bút chì để vẽ ra các mẫu thiết kế trên giấy, toàn bộ cảnh trong phim đều được chính tay đạo diễn Patrick Doyon vẽ tay toàn bộ. Dimanche có thời lượng 10 phút được anh hoàn thành trong vòng hai năm, từ việc thiết kế các bản vẽ trên giấy rồi đến làm việc trên bàn sáng. Patrick Doyon kết thúc với mười lăm thùng đầy những bản phác thảo của mình, sau đó anh quét qua máy tính và tô màu cùng chỉnh sửa trên Photoshop. Cuối cùng, anh tạo bộ phim qua phần mềm Opus của Toon Boom. Patrick Doyon tin rằng cách thức làm hoạt hình như vậy sẽ giúp Dimanche miêu tả cảm xúc tốt hơn. “Một thách thức khác là phong cách vẽ của tôi – vì tôi thường không hoàn tất những đường nét trên bản vẽ rõ ràng, do đó các đường nét tôi tạo ra không liền mạch với nhau và đó là lý do tại sao quá trình tô màu lại khó khăn đối với tôi, khiến cho thời gian sản xuất bộ phim bị kéo dài thêm” – Đạo diễn Patrick Doyon chia sẻ khó khăn của mình khi thực hiện Dimanche. Nguồn: spectacularoptical.ca Comic Media Academy xin chia sẻ hai đoạn clip Making of Dimanche cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình cùng tham thảo. Có thể các bạn sau khi xem hai đoạn clip này sẽ giúp ích phần nào qua các kinh nghiệm bổ ích từ đạo diễn trẻ Patrick Doyon. Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn The Fantastic Flying Books of Mr Morris Lessmore 3

The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore là bộ phim hoạt hình ngắn do hai đạo điễn William Joyce và Brandon Oldenburg thực hiện và sản xuất bởi Moonbot Studios. Nhà sản xuất gồm ba người: Lampton Enochs, Alissa Kantrow và Trish Farnsworth-Smith. Ngoài ra, kịch bản được viết bởi đạo diễn William Joyce và phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2011 tại Santa Barbara, California. Sau khi chiến thắng trong hàng chục liên hoan phim, The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã xuất sắc nhận được giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 84, buổi lễ được tổ chức vào năm 2012. Poster phim. Nguồn: cloudfront.net Bộ phim có thời lượng 15 phút, mở đầu với cơn bão dữ dội đang quét ngang thành phố và tàn phá tất cả mọi nơi, nó cuốn bay đi những quyển sách, mang đi những chữ viết vô giá. Mặc cho Morris Lessmore có cố gắng hết sức đuổi theo bảo vệ quyển sách yêu quý của ông thì cũng vô dụng. Khi cơn bão qua đi, chúng chỉ để lại cho ông những tờ giấy trắng tan nát. Sau đó, Morris Lessmore lang thang vào một thư viện bí ẩn – ở nơi đó ông bắt gặp những điều bất ngờ với những quyển sách sống động kỳ lạ khiến Morris một lần nữa tìm được màu sắc cuộc sống và cảm hứng đặt bút. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được lấy cảm hứng từ William Morris – ông làm việc tại một nhà xuất bản sách thiếu nhi tại HarperCollins và cố vấn của Joyce. William Joyce quyết định viết ra một câu chuyện về một người đàn ông đã cống hiến hết cả cuộc đời mình cho những quyển sách khi ông đang trên đường đến thăm Morris. William Joyce đã đọc tác phẩm của mình cho Morris trước khi Morris mất vài ngày sau đó. Không chỉ với nội dung ý nghĩa, bộ phim này cũng không hề kém cạnh về mặt hình thức. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore được tạo ra bằng cách sử dụng hoạt hình máy tính 3D kết hợp các kỹ thuật vẽ tay 2D truyền thống, cùng với bối cảnh được dựng bằng mô hình và lựa chọn âm nhạc phù hợp. Ngoài ra, hình ảnh nhân vật Morris Lessmore được mô phỏng ngoại hình dựa theo nam diễn viên điện ảnh Buster Keaton. Có một điểm đặc biệt trong bộ phim nữa, đó chính là đoạn mở đầu được lấy ý tưởng từ cảnh bão trong Steamboat Bill của Keaton, Jr cùng cơn bão Katrina đã đổ bộ qua Mĩ năm 2005 và cơn lốc xoáy từ bộ phim nổi tiếng The Wizard of Oz. The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore đã sử dụng sự tương phản của màu sắc và đen trắng. Trong bộ phim, màu đen và trắng tượng trưng cho nỗi buồn và tuyệt vọng do cơn bão gây ra. Ngược lại, màu sắc cho những niềm hạnh phúc của nhân vật chính. Hãy cùng Comic Media Academy ngắm nhìn những bức ảnh về mẫu thiết kế và bối cảnh của The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore. Mẫu thiết kế nhân vật Morris Lessmore và một số phân cảnh được vẽ bằng tay. Nguồn: awn.com Đạo diễn William Joyce và Brandon Oldenburg. Nguồn: awn.com Comic Media Academy xin chia sẻ đoạn clip The making of Morris Lessmore cho bạn đọc và các bạn học viên học làm phim hoạt hình tham khảo. Nếu các bạn là những người yêu thích sách thì đây chính là một bộ phim hoạt hình không thể bỏ qua. The making of Morris Lessmore Phạm Hoàng Ngọc (Dịch và Tổng hợp)

Phim hoạt hình ngắn Wild Life 2

Wild Life là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis – cả hai người cùng phụ trách viết kịch bản cho đứa con của mình. Nhà sản xuất gồm 4 thành viên: Marcy Page, Bonnie Thompson, David Verrall và David Christensen và được thực hiện tại National Film Board of Canada. Poster phim. Nguồn: imdb.com Wild Life ra mắt tại Liên hoan phim ngắn toàn cầu 2011 tại Toronto, diễn ra vào 06/2011 và được chiếu trực tuyến vào 06/01/2012. Bộ phim đã được đề cử giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 84, và vị trí Phim ngắn hay nhất tại Giải thưởng Annie lần thứ 39. Với thời lượng 13 phút 30 giây, Wild Life có bối cảnh diễn ra vào năm 1909, một người Anh di chuyển đến biên giới Canada, nhưng tại đây lại xảy ra vài vụ xung đột đẫm máu. Mặc cho cảnh tưởng thực tế đầy thê thảm, nhưng anh vẫn viết những bức thư kể rằng nơi anh đến vẫn tươi sáng và tốt đẹp. Bộ phim sẽ cho người xem thấy được vẻ đẹp của những đồng cỏ, những nỗi nhớ nhà tha thiết và sự điên rồ trong hoàn cảnh sống đầy rình rập hiểm nguy. Đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài việc viết kịch bản và chỉ đạo bộ phim, hai nữ đạo diễn Amanda Forbis và Wendy Tilby còn chịu trách nhiệm khâu thiết kế nhân vật và vẽ từng khung hoạt hình bằng màu gouache. Ngoài ra cả hai còn viết bài hát cho phần kết thúc phim. Trong quá trình làm việc, vẫn có nhiều điều trắc trở, như vấn đề thời gian mà cả hai gặp phải. Amanda Forbis và Wendy Tilby chỉ có thể làm việc cho Wild Life vào những lúc cả hai rảnh rỗi. Vì hạn hẹp thời gian nên hai nữ đạo diễn đã hoàn tất tác phẩm của mình trong khoảng thời gian từ 6-7 năm, từ khâu ý tưởng đến khi hoàn tất khâu thực hiện phim. Khi được phóng viên hỏi về cách thức cả hai làm nên bộ phim hoạt hình ngắn này và cách mà họ chỉnh sửa cho nó, Amanda Forbis và Wendy Tilby đã trả lời rằng họ thay đổi tình tiết ngay trên kịch bản và cả khi làm hoạt họa. Như khi thực hiện khâu hoạt hình, cả hai đã thêm thắt và loại trừ một vài yếu tố khi đang làm cho đến khi hai người hoàn tất giây phút cuối cùng của bộ phim Wild Life. “Tất cả cảnh trong bộ phim đều được vẽ bằng tay, nhưng cũng tùy theo cách bạn xác định nó. Chúng tôi đã làm phim hoạt hình này bằng phần mềm Flash, bằng cách vẽ trực tiếp vào máy. Sau đó, cả hai sẽ in ra các bản vẽ và tô điểm lên chúng bằng màu gouache. Cuối cùng, những bức tranh đó sẽ được quét lại vào máy tính và được chúng tôi ghép lại với nhau. ” – Cả hai đạo diễn chia sẻ về cách thức thực hiện Wild Life. “Thực ra, chúng tôi đã hy vọng sẽ làm Wild Life hoàn toàn bằng máy tính vì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ tiết kiệm thời gian cho cả hai. Nhưng rồi điều đó trở thành một thử thách khó khăn”. Nguồn: Wild Life (Making of) Comic Media Academy xin chia sẻ bạn đọc và học viên học làm phim hoạt hình hai đoạn clip về Making of Wild Life và phỏng vấn đạo diễn Wendy Tilby và Amanda Forbis về tác phẩm của họ. Wild Life (Making of) Wild Life – How It Started (Making of) Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

Phim hoạt hình ngắn A Morning Stroll 1

A Morning Stroll là bộ phim hoạt hình ngắn của Anh do đạo diễn Grant Orchard thực hiện. Bộ phim với thời lượng 7 phút được phát hành bởi nhà sản xuất Sue Goffe và StudioAKA, được ra mắt lần đầu vào 10/06 tại Liên hoan phim Brooklyn 2011, đồng thời bộ phim được chiếu tại Liên hoan phim Sundance 2012. Tại nơi này, A Morning Stroll đã đoạt giải thưởng Hoạt hình hay nhất (Best Animation) và Giải thưởng của Ban giám khảo cho hoạt hình ngắn (Jury Prize in Animated Short Film). Poster phim A Morning Stroll. Nguồn: imdb.com Vào năm 2012, A Morning Stroll đã được đề cử vào vị trí Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Giải thưởng Viện Hàn lâm (Oscar) lần thứ 84. Nội dung của A Morning Stroll nói về một người dân sống tại New York vô tình bắt gặp một chú gà đang dạo phố. Bộ phim muốn chúng ta tự hỏi rằng – liệu chú gà trống ấy hay những con người xuất hiện trong đoạn phim, bên nào mới có lối sống thành thị đúng chuẩn? Theo đạo diễn Grant Orchard chia sẻ về ý tưởng để anh thực hiện bộ phim A Morning Stroll, kịch bản được dựa trên một sự kiện trong chương “Chú gà” – trích từ cuốn sách “Những câu chuyện có thật về cuộc sống tại Mỹ” do tác giả Paul Auster sáng tác. Về hình thức, A Morning Stroll là sự kết hợp phong phú và đa dạng giữa hoạt hình đen trắng, hoạt hình màu và kỹ thuật 3D hiện đại. Các nhân vật trong bộ phim được đơn giản hóa và được thiết kế hình chữ nhật, tròn hay tam giác. Trong bộ phim, các bạn sẽ nhận ra có ba mốc thời gian chính và được cách nhau 50 năm, gồm: 1959, 2009 và 2059. Đạo diễn Grant Orchard. Nguồn: cartoonbrew.com Ngoài ra, theo Grant Orchard tâm sự trong bài phỏng vấn của anh trên trang Cartoonbrew, ban đầu anh có ý định thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn này trong vòng 3 phút. Nhưng trong quá trình làm thì xảy ra vài vấn đề khiến đạo diễn phải tăng độ dài bộ phim lên 7 phút. Vì vậy, lúc đầu các đối tác tại Studio AKA gồm bốn người: Sue Goffe, Philip Hunt, Marc Craste và Pam Dennis nghĩ rằng A Morning Stroll có thể không có nhiều rủi ro. Nhưng thực tế dự án này vẫn là một nguy cơ vì đoàn làm phim không có nguồn tài trợ từ bên ngoài và phải tìm cách để thực hiện bộ phim một cách hoàn hảo mà không ảnh hưởng đến công việc quảng bá đã được thông qua tại phòng thu. Ngoài ra, những đối tác theo Grant Orchard cho rằng họ đã có những thành công đáng kể với những bộ phim hoạt hình ngắn khác, do đó sẽ rất dễ dàng để những người đó từ chối tiếp tục dự án với anh, vì đây không phải là loại phim mà bất kỳ ai có thể chắc chắn sẽ làm việc tiếp khi biết rằng nó sẽ phải kéo dài quá trình làm phim so với dự đoán. Nhưng cuối cùng, những đối tác tại Studio AKA vẫn đặt niềm tin nơi đạo diễn Grant Orchard, khiến anh cảm thấy rất vui mừng. Hai mẫu thiết kế nhân vật trong A Morning Stroll. Nguồn: cartoonbrew.com Những chia sẻ của Grant Orchard về A Morning Stroll chắc hẳn mang đến nhiều kiến thức thú vị cho các bạn học làm phim hoạt hình. Hy vọng các bạn sẽ tạo ra được những bộ phim hoạt hình giàu cảm xúc và ý nghĩa.  Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp 

Phim hoạt hình ngắn La Luna 6

La Luna (The Moon) là phim hoạt hình ngắn của hãng Pixar Animation Studios hợp tác cùng Walt Disney Pictures. Bộ phim có thời lượng 7 phút được thực hiện bởi đạo diễn người Ý – Enrico Casarosa, đồng thời cũng là người viết ra kịch bản phim. Nhà sản xuất là Kevin Reher và khâu Screenplay do Enrico Casarosa đảm nhiệm. Poster của phim. Nguồn: imdb.com Bộ phim được công chiếu sớm vào 06/06/2011 tại Liên hoan phim hoạt hình Quốc tế Annecy ở Pháp và sau đó vào 22/06/2012, La Luna được ra mắt tại rạp cùng với Brave – sản xuất cùng hãng Pixar. Ngoài ra, bộ phim hoạt hình ngắn này đã được phát hành vào 13/11/2012 trên DVD Brave và bản Blu-ray của phim. Vào năm 2012, La Luna đã vượt qua hàng nghìn bộ phim để đạt được tấm vé đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 84. Nội dung của La Luna rất dễ thương, kể về một cậu bé có tên là Bambino trong ngày đầu tiên thừa kế công việc truyền thống của gia đình. Cậu được ông và cha dắt lên chiếc thuyền làm gằng gỗ cũ – chiếc thuyền bé nhỏ được đặt tên là “La Luna”. Nhiệm vụ của cậu là giúp cha và ông nội thu hoạch sao và dọn dẹp trên mặt trăng. Tuy nhiên, giữa chừng đã xảy ra tranh chấp nhỏ giữa người bố và ông nội. Liệu cậu bé sẽ chọn cách làm việc theo 1 trong 2 người thân hay sẽ theo hướng khác mà Bambino cho là đúng đắn? Đạo diễn Enrico Casarosa. Nguồn: thefilmexperience.net Theo đạo diễn Enrico Casarosa chia sẻ, ý tưởng để anh viết ra kịch bản cho La Luna chính là dựa theo những kỷ niệm ấu thơ của anh và các câu chuyện của  Antoine de Saint-Exupéry và Italo Calvino. Anh cũng tâm sự rằng phong cách mà đoàn làm phim dàn dựng cho tác phẩm, được ảnh hưởng bởi họa sĩ hoạt họa nổi tiếng Hayao Miyazaki – qua những bộ phim hoạt hình của ông. Ngoài ra anh còn học hỏi theo tác phẩm của nhà văn, họa sĩ Antoine de Saint-ExupéryOsvaldo Cavandoli và họa sĩ vẽ tranh biếm họa Osvaldo Cavandoli. Một vài hình ảnh về La Luna. Nguồn: pixartimes.com, balloonwatch.deviantart.com và illustratoreitaliano.net Đoàn làm phim đã làm việc với bút chì và màu nước cho các mẫu thiết kế và bản vẽ. Đó là cách mà đạo diễn chia sẻ về việc anh bắt đầu hình dung cho hình ảnh của La Luna. Trong lúc làm việc, một số thành viên trong đoàn có ý kiến đề nghị Enrico Casarosa làm bộ phim theo hướng 2D và màu nước. Nhưng ý định ban đầu của anh là muốn được thực hiện tác phẩm của mình theo kỹ thuật CG và làm hoạt họa trên máy tính. Sau một hồi suy nghĩ cẩn thận, đạo diễn Enrico Casarosa quyết định có thể kết hợp một số cách làm hoạt họa theo lối truyền thống vào phim. Thế là đoàn làm phim đã sử dụng kỹ thuật màu nước và pastel trong La Luna, họ muốn sử dụng ít hình ảnh được tạo bằng máy tính nhất có thể, giúp bộ phim trở nên tuyệt vời hơn. Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và học viên học làm phim hoạt hình 2 đoạn clip phỏng vấn đoàn làm phim về La Luna.  Interview | LA LUNA | Daniel McCoy, Pixar Animation Studios | FMX 2012 DP/30: La Luna, writer/director Enrico Casarosa VIDEO CLIP FULL MOVIE: Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp