Bài thực tế tại Đà Lạt Nguyễn Gia Lộc 14

Bài tập của học viên Nguyễn Gia Lộc, lớp KTV Khóa 2 trong kỳ thực tế tại Đà Lạt, tháng 11.2017. Gia Lộc chia sẻ: “Mặc cho cái lạnh buốt xương của Đà Lạt nhưng khung cảnh trữ tình và những kỉ niệm cùng bạn bè đã sưởi ấm cho mình. Sau chuyến thực tế, mình thấy hòa sắc của tác phẩm đã tiến bộ nhiều, tranh cũng rõ ràng dễ nhìn hơn. Mong rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều kì thực tế để trau dồi thêm những kiến thức đã học. Cám ơn viện rất nhiều!”

thực tế Nam Du water color 15

Bộ tranh vẽ màu nước do Nguyễn Đặng Tú Trâm, học viên hệ Kỹ thuật viên K5 thực hiện trong chuyến thực tế cuối học kỳ 2. Xuyên suốt hành trình gần 10 ngày tại quần đảo Nam Du, thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Tú Trâm đã có sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật vẽ của mình. – Địa điểm thực hiện: Quần đảo Nam Du, Kiên Giang – Học kỳ: 02 – Thời gian: 04/05 – 12/05/2017 – Hướng dẫn: Họa sĩ Hồ Hưng

thực tập dã ngoại môn chụp ảnh - 4

Chuyến đi thực tập kỹ thuật chụp ảnh cùng giảng viên – Nhiếp ảnh gia Duy Anh, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh và báo chí. Tham gia chuyến thực tập có 25 học viên, giảng viên và nhân viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình tham dự. Những hành trình lớp học vẽ truyện tranh / hoạt hình / đồ họa khóa 2 đã trải qua gồm: – Trường khuyết tật Nhân Ái – Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang –  Nghĩa Trang Hạnh Phúc – Nhà lưu niệm Sơn Nam – Phim trường Hạnh Phúc – Cầu Rạch Miễu – Chùa Vĩnh Tràng Kỹ thuật  chụp ảnh là một bộ môn nền tảng được Viện Truyện tranh và Hoạt hình đưa vào giảng dạy với mục đích để học viên nắm bắt và hiểu về bố cục hình ảnh, tính tương phản, màu sắc, ánh sáng, luyện tập sử dụng máy ảnh, truyền tải câu chuyện thông qua hình ảnh… 

Trải nghiệm đáng nhớ Một không khí vui tươi tràn ngập khu chợ khi các bạn học viên khóa học vẽ truyện tranh K1 thực hành vẽ ngay tại chợ Thị Nghè – một trong những khu chợ truyền thống lâu đời nhất miền Nam còn tồn tại. Hình ảnh những sạp rau, điểm bán trái cây, thịt, cá được các bạn vẽ lại rất tự nhiên. Đâu đó, trong những bức hình vẽ nhanh, hình ảnh giọt mồ hôi, giấc ngủ chưa tròn giấc của các tiểu thương tất bật mưu sinh đã được ghi lại. Đôi dòng lịch sử Địa danh Thị Nghè hay còn gọi là Bà Nghè, Mụ Nghè vốn là những danh xưng chỉ bà Nguyễn Thị Khánh, Trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân. Theo Trịnh Hoài Đức, bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư ký mỗ nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ bà có tên ấy là do lúc đầu bà khai chiếm đất ở rồi bắc cầu ngang qua để tiện việc đi lại nên gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè. Ngày nay, địa danh Thị Nghè thường được hiểu là vùng hữu ngạn rạch Thị Nghè bao gồm các phường 17, 19, 21, 22 thuộc quận Bình Thạnh. Thị Nghè là một vùng đất cao được bao quanh bằng sông Sài Gòn và nhiều con rạch chằng chịt, nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. Đoạn đường thiên lý từ cầu sơn nối lỵ sở Gia Định với các tỉnh phía Bắc được Điều khiển Nguyễn Hữu Doãn tiến hành năm 1748. Vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông (những cơ sở này nằm trước nhà thương dưỡng lão, nay là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè), miếu Văn Thánh, miếu thờ Đức Khổng Tử, trường tỉnh học Gia Định. Chợ Thị Nghè cũng do bà Nguyễn Thị Khánh xây dựng. Năm 1837, Sở Thuế Thị Nghè đã thu được số thuế cao nhất nhì Nam Kỳ thời bấy giờ với 13.000 quan. Chợ Thị Nghè nằm cạnh Giáo sứ Thị Nghè được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đồng thời cũng nằm đối diện với Thảo Cầm Viên được thành lập vào tháng 3/1864. Với nhịp sống còn lưu giữ nét truyền thống của những khu chợ xưa,  Thị Nghè là một trong những khu chợ truyền thống tồn tại lâu đời tại vùng đất Sài Gòn – Gia Định (xưa) và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. 

Tiếp sau những buổi học vẽ trên lớp, buổi học vẽ ở Sở Thú, các bạn học viên khóa họa sĩ truyện tranh K1 tiếp tục thực hành vẽ trực tiếp tại Bảo tàng lịch sử TPHCM với số lượng bài tập “rất khủng”. Mỗi học viên phải vẽ liên tục 50 sản phẩm trong suốt buổi. Là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử trên Thế giới và Việt Nam, các học viên khóa họa sĩ truyện tranh K1 đã có những sản phẩm rất ấn tượng về: sản phẩm gốm, nông cụ, vũ khí, tượng điêu khắc, trang sức… Với số lượng bài tập được giao rất lớn, thời gian ngắn, nhiều bạn học viên chia sẻ rằng các bạn vẽ liên tục, vẽ đến mức không biết ai đang đứng bên cạnh mình, ai nhìn mình nữa.

Bài học vẽ Basic Sketch – Vẽ động vật do các học viên khóa học vẽ truyện tranh K1 thực hiện trong chuyến đi thực tế tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Chuyến đi mang đến cho các bạn học viên những trải nghiệm thú vị về các loài động vật, góp phần quan trọng trong các tác phẩm truyện tranh sau này.