Kịch bản phim chuyển thể từ truyện tranh luôn có lượng fans lớn

Kịch bản truyện tranh là kho tàng béo bở cho các nhà biên kịch khai thác để hình thành kịch bản phim. Người đọc truyện tranh luôn say mê phiên bản truyền hình của các bộ truyện tranh họ yêu thích. Kịch bản phim chuyển thể từ kịch bản truyện tranh Luôn tồn tại một số lý do để nhiều bộ phim ra đời từ gốc kịch bản truyện tranh. Cùng điểm danh các nguyên nhân: – Kịch bản truyện tranh đã có sẵn một lượng fan hâm mộ ổn định. Khi bộ truyện tranh yêu thích được chuyển sang phiên bản phim, họ chắc chắn đón chờ. Tâm lý lây lan trong lĩnh vực tâm lý học được vận dụng vào trường hợp này: Từ sự yêu thích truyện tranh, họ dễ dàng có cảm tình với bộ phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Kịch bản phim chuyển thề từ truyện tranh luôn có lượng fans lớn – Các kịch bản truyện tranh đều có cốt truyện vững chắc. Từ đó, biên kịch dễ dàng sáng tạo trên nền tảng cốt truyện và phát triển thành kịch bản phim. Cốt truyện được xem là xương sống của mọi kịch bản. Vì vậy có được cốt truyện cứng cáp, biên kịch đã đạt được thành công bước đầu. Chuyển biến mới mẻ từ kịch bản truyện tranh sang kịch bản phim Kịch bản truyện tranh và kịch bản phim chuyển thế có nhiều điểm khác biệt. Điển hình kịch bản truyện tranh Marvel được biến hóa thành series phim siêu anh hùng. Gần đây nhất, phim điện ảnh Civil War gây được tiếng vang dữ dội trong chuỗi các phim siêu anh hùng được chuyển thể. Civil War gây được tiếng vang toàn thế giới Những điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa kịch bản truyện tranh và phim Civil War: 1. Xét nguyên nhân tại sao các siêu anh hùng tại nước Mỹ bị chính phủ cai quản: – Ở phiên bản truyện tranh, một nhóm siêu anh hùng hạng D New Warriors muốn tạo tên tuổi của mình. Nhóm anh hùng dỏm này đã thuê kênh truyền hình Stamford để tường thuật trực tiếp trận chiến giữa họ với một tên siêu tội phạm Nitro. Nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược với dự đoán ban đầu của nhóm, tên Nitro không bị tiêu diệt mà còn mạnh lên gấp đôi và tạo vụ nổ làm 600 người dân Mỹ tử nạn, trong đó hầu hết là trẻ em. Vì vậy chính phủ đã phải vào cuộc để kiểm soát toàn bộ các siêu anh hùng trên đất Mỹ. – Ngược lại, ở phiên bản phim Civil War, chính phủ đưa ra luật Giam sát siêu anh hùng bởi những tổn thất trong trận chiến ở New York và Sokovia do nhóm siêu anh hùng Avengers gây ra. 2. Số lượng siêu anh hùng tham gia vào đạo luật: – Phiên bản truyện tranh tạo ra sự ảnh hưởng của đạo luật cho tất cả mọi siêu anh hùng, kể cả các siêu anh hùng không liên quan trực tiếp. – Ở phim Civil War, giới hạn chỉ còn lại 12 nhân vật. Tập trung vào sự chi rẽ của biệt đội siêu anh hùng Avengers. Hai thái cực trong Avengers: Tony Stark và Captain America. Kịch bản phim Hàn Quốc chuyển thể truyện tranh thành công  Kịch bản truyện tranh có cốt truyện logic và hấp dẫn. Chúng được nhiều biên kịch Hàn Quốc chọn để chuyển thể sang kịch bản phim. Với dàn diễn viên có lối diễn tự nhiên và nhan sắc mặn mà, nhiều kịch bản phim từ truyện tranh gây nên làn sóng yêu thích mạnh mẽ trên toàn châu Á.   Full House – một trong những bộ phim Hàn chuyển thể truyện tranh thành công đầu tiên Những bộ phim Hàn Quốc chuyển thể từ truyện tranh, bạn nên học hỏi: – Bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Full House. – Bộ phim Hoàng Cung từ truyện tranh Palace Story. – Bộ phim chuyển thể truyện tranh Mứt Cam. – Bộ phim Let’s Fight, Ghost được chuyển thể từ truyện tranh “Ssawooja Gwishina” của Im In-Seu. Học hỏi cách chuyển thể kịch bản phim từ kịch bản truyện tranh của các nền điện ảnh danh tiếng như: Hollywood hay Hàn Quốc giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp sáng tác tương lai.

Đó là những chia sẻ của Đạo diễn Văn Công Viễn về kinh nghiệm của anh trong quá trình làm nghề từ những bước đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại. Sáng 02/10, talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức  tại SHUB – Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM. Talkshow có sự tham gia của Đạo diễn Văn Công Viễn cùng biên kịch Ngô Hạnh và biên kịch Đặng Nhã. Các vị khách mời đã mang đến talkshow những câu chuyện thực tế, những kinh nghiệm từng trải cũng như những bí quyết hành nghề của bản thân. Ở mảng gameshow và truyện tranh, biên kịch Đặng Nhã cho biết: Khi sản xuất một gameshow, biên tập, biên kịch sẽ tham gia từ quá trình xây dựng ý tưởng, làm format, lên danh sách người chơi, viết kịch bản cho đến đi quay và dựng hình. Người viết kịch bản gameshow phải tạo ra được những tình huống hay để người chơi bộc lộ được tài năng và cá tính nhiều nhất. Bên cạnh đó, biên kịch Đặng Nhã còn chia sẻ thêm những kinh nghiệm của một biên tập, biên kịch ở trường quay. Biên kịch, biên tập khi ra trường quay ngoài việc theo dõi nội dung còn phải chú ý đến trang phục và hoá trang của người chơi, nhằm khai thác được triệt để nội dung và tránh phản cảm khi lên sóng. Ngoài mảng gameshow, biên kịch Đặng Nhã còn có những chia sẻ thú vị về viết kịch bản truyện tranh. Để viết một kịch bản hay, việc đầu tiên biên kịch cần làm chính là phải xác định được đối tượng độc giả mà mình muốn hướng đến, viết những gì mà họ muốn xem nhưng không thể đoán trước được. Và quan trọng nhất là khi xây dựng tình huống, nút thắt, nút mở hoặc gài bẫy, mở bẫy phải dựa trên việc nắm bắt cảm xúc, tâm lý của người xem. Một cốt truyện bất ngờ, kịch tính và thú vị luôn giữ chân được độc giả. Ngoài ra, để nội dung phong phú, biên kịch có thể tìm thêm ý tưởng từ sách báo và từ những phản hồi của dư luận về các vấn đề của xã hội Về kịch bản phim truyền hình, điện ảnh, đạo diễn Văn Công Viễn và biên kịch Ngô Hạnh đều cho rằng, trước khi bắt tay thực hiện một kịch bản phim, người viết cần phải nắm vững công thức viết các thể loại kịch bản: sitcom, điện ảnh, truyền hình,… Bởi biên kịch khác với một nhà văn. Nhà văn sẽ kể câu chuyện trên giấy theo những cảm xúc, câu chữ của bản thân. Còn biên kịch phải kể chuyện bằng hình ảnh, phải biết cách sắp xếp những tình huống sẽ xảy ra trong kịch bản cũng như những câu thoại hợp lý. Vì vậy, việc tham gia những khóa học về biên kịch là rất cần thiết đối với những bạn yêu thích nghề biên kịch.  Ngoài vai trò đạo diễn, Văn Công Viễn còn là một biên kịch tài giỏi. Anh cho biết “Để nuôi ước mơ làm kịch bản phim, bạn cần phải biết cách lấy ngắn nuôi dài để có những bước đi dài hơn. Bạn hãy bước từng bước một, làm những công việc liên quan đến nghề như viết kịch bản gameshow để tìm kinh phí cho kịch bản sau này của mình”. Bên cạnh đó, đạo diễn Văn Công Viễn còn tiết lộ “Khi đọc một kịch bản, người đạo diễn có thể biết được biên kịch đó đã từng trải nghiệm qua câu chuyện, vấn đề được đề cập trong kịch bản hay chưa?” Vì vậy, lời khuyên chính là bạn nên viết thật nhiều, đi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều, cần có quá trình góp nhặt, có kế hoạch để rèn luyện, va chạm thực tế để có nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Nhắc đến, mối quan hệ giữa đạo diễn và biên kịch, các khách mời đều cho rằng, mâu thuẫn trong công việc đều có thể xảy ra nhưng nhìn chung tất cả đều vì mục tiêu cuối cùng là tác phẩm mà cả ekip làm ra. Đạo diễn Văn Công Viễn cho rằng, khi hợp tác chung trong một tác phẩm, biên kịch và đạo diễn đều phải cùng có tình cảm với kịch bản đó. Có như vậy, tác phẩm làm ra mới có thể chạm vào trái tim của mọi người. Do đó, cần phải biết lắng nghe ý kiến và tổng hợp để làm cho bộ phim hoàn thiện hơn. Còn biên kịch Ngô Hạnh thì có những chia sẻ “Sau khi bộ phim được công chiếu, đạo diễn thường là người được nhắc đến nhiều hơn. Vì vậy, chắc chắn người biên kịch sẽ cảm thấy có chút buồn. Nhưng, chúng ta cần phải biết rằng, bộ phim thành công không chỉ nhờ vào biên kịch hay đạo diễn mà là sự đóng góp của cả ekip. Còn có rất nhiều người không được đề tên trên poster nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhận vai trò của họ”. Talkshow chắc chắn đã mang đến rất nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm bổ ích cho các bạn yêu thích nghề biên kịch. Từ đây, các bạn đã có định hướng chắc chắn cho con đường của mình trong tương lai.  Hiền Đặng   

kịch bản truyện tranh

Thành công của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đánh dấu sự trở lại của truyện tranh trên thị trường văn hóa Việt. Cùng với những thành công này, thị trường truyện tranh Việt ngày càng khởi sắc và mở rộng. Sự khởi sắc của truyện tranh Việt phải kể đến bộ truyện Long Thần Tướng. Long Thần Tướng là bộ truyện được đánh giá khá gần gũi và thành công khi kể về những câu chuyện lịch sử nhưng gắn liền với cuộc sống thời bấy giờ. Những tác giả của Long Thần Tướng hướng tới mục tiêu đưa truyện tranh thoát khỏi khái niệm Truyện tranh là hình thức giải trí chỉ dành cho thiếu nhi. Vậy, giải pháp nào có thể đập tan khái niệm gò bó trên và đưa truyện tranh Việt phát triển? Đó chính là kịch bản truyện tranh. >>> Bạn có quan tâm đến Khóa học viết kịch bản truyện tranh ? Thần Đồng Đất Việt – Bộ truyện đánh dấu sự trở lại của truyện tranh Việt  Tầm quan trọng của kịch bản Kịch bản được xem là phân đoạn khá quan trọng và cốt lõi trong quá trình sáng tác, vẽ truyện tranh. Trước khi sáng tác một bộ truyện tranh, tác giả cần phải có một kịch bản hoàn chỉnh. Theo đó, người kể chuyện là người khơi mào và dẫn dắt câu chuyện. Với thủ pháp xây dựng nhân vật và chọn lọc, gắn kết chuỗi sự kiện, người kể dẫn dắt độc giả tin vào câu chuyện và cảm thấy mình là một nhân vật trong truyện. Bên cạnh đó, người kể chuyện khéo léo đặt độc giả vào từng tình huống và buộc họ tò mò khám phá, tìm ra kết quả của câu chuyện. Tuy nhiên, trong truyện tranh, để tạo ra một câu chuyện có kịch bản chi tiết không phải là một việc dễ dàng. Bởi câu chuyện được kể trong truyện tranh hoặc phim có thể diễn ra trong một khoảnh khắc hoặc vài giờ, vài ngày, vài thập kỷ. Nhưng bạn chỉ có số khung, trang nhất định cho từng bộ truyện hoặc thời lượng nhất định cho từng bộ phim để kể câu chuyện đó. Vì thế bạn phải biết cách chọn lựa những chi tiết sao cho duy trì được hình ảnh và tính kết nối, gắn kết của toàn bộ câu chuyện. Phần cốt lõi trong kịch bản là cốt truyện và thông điệp Mỗi bộ truyện tranh đều truyền tải một thông điệp nhất định. Thông điệp được ví như bộ não của câu chuyện. Nhân vật là trái tim, là hệ tuần hoàn của câu chuyện. Cấu trúc kể của câu chuyện đóng vai trò là khung xương, còn bối cảnh truyện và tiết tấu là lớp da bao bọc bên ngoài. Để thu hút độc giả, bạn phải biết cách bỏ qua và sắp xếp các tình tiết để tạo kịch tính cho câu chuyện. Một trang trong truyện Long Thần Tướng – Ảnh: Thu Hiền Trước khi bước vào làm kịch bản, bạn cần phải có một cốt truyện hoàn chỉnh. Cốt truyện là những tình huống, tình tiết được tác giả chọn lọc để phác thảo một chuyến hành trình tịến đến mục tiêu của nhân vật. Những động cơ thúc đẩy nhân vật, diễn tiến của hành vi nhân vật làm tác nhân thúc đẩy diễn tiến câu chuyện. Cần phải vạch ra những áp lực ấn tượng để tính cách và bản chất của nhân vật được bộc lộ. Cốt truyện và nhân vật là 2 mặt của một vấn đề, luôn song hành cùng nhau để tạo nên câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn, tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Từ cốt truyện, bạn có thể tạo ra một kịch bản chi tiết và chặt chẽ. Bên cạnh đó, phần mở đầu và kết chuyện rất quan trọng. Bạn phải có phần mở đầu vững chắc và lôi cuốn độc giả. Bạn phải đánh trúng cảm xúc của người xem. Điểm cao trào cần mạnh mẽ, lay động lòng người và tạo cảm giác mong chờ. Tình huống trong truyện phải hợp logic, có cao trào và gỡ được nút thắt khi kết thúc truyện Đoạn kết phải khiến người xem cười hoặc khóc vì câu chuyện. Bạn có thể chọn hình thức kết thúc cho phù hợp với cốt truyện. Phần đông độc giả thích đoạn kết bất ngờ, nhưng đừng vì vậy mà cố “nhào nặn” cho ra đoạn kết như thế. Tuy nhiên, đoạn kết rập khuôn, dễ đoán trước đôi khi đem lại kết quả ngoài mong đợi. Một kịch bản hay và chi tiết sẽ tạo ra một bộ truyện hấp dẫn và ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Chính vì vậy, quá trình tạo ra một bộ truyện tranh không thể thiếu công đoạn chuẩn bị kịch bản với những tình huống, tình tiết chắc chắn. Có như vậy, bộ truyện mới thu hút và tạo ra được hiệu ứng trong cộng đồng những người yêu truyện tranh. Thu Hiền (Bài viết có sử dụng một số dữ liệu từ Facebook Fanpage Kịch Bản Truyện Tranh)