Snoopy là thú cưng của nhân vật Charlie Brown trong series truyện tranh mang tên Peanuts (Đậu Phộng) của tác giả Charles M.Schulz. Những phác thảo ban đầu về Snoopy được truyền cảm hứng từ chú chó thời thơ ấu của Schulz: Spike. Ban đầu, Snoopy không biết nói và chỉ sử dụng hành động để diễn tả suy nghĩ. Phải đến khi được 2 tuổi, anh chàng mới bắt đầu được tự do “tám”. Là một chú chó nghịch ngợm, Snoopy rất thích trò bắt chước các loài động vậy khác, như chim bồ nông, nai sừng tấm, rắn, tê giác và cả chuột Mickey. Snoopy nhỏ bé là thế mà lại có khá nhiều biệt tài. Đầu tiên là biệt tài nghe tiếng… thức ăn. Anh chàng còn có biệt tài khắc ẩn khắc hiện như chú mèo Cheshire trong “Alice lạc vào xứ thần tiên”. Đôi khi, Snoopy còn có thể bay vòng vòng bằng cách vẩy vẩy 2 cái tai làm quạt y hệt một chú chó robot. Mặc dù chú hoạ sĩ Schulz đã mất nhưng những ấn bản truyện, phim, games hay cả những hình ảnh của Snoopy đều được cập nhật và làm mới từng ngày một. Và hôm nay, CMA sẽ hướng dẫn các bạn 13 bước để học vẽ chú chó Snoopy siêu đáng yêu này nhé! Bước 1: Vẽ một hình bầu dục nằm ngang. Bước 2: Thêm  một hình bầu dục nằm ngang nữa chồng lên cạnh trên của hình bầu dục ở bước 1. Bước 3: Vẽ tiếp 1 hình bầu dục đứng chồng lên cạnh bên phải của hình bầu dục ở bước 1 Bước 4: Cách ra một khoảng, vẽ một hình tròn như trong hình minh họa. Bước 5: Nối hình tròn với hình bầu dục ở bước 1 lại với nhau bằng hai đường thẳng song song, đây là phần cổ của Snoopy. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp dạy vẽ Manga căn bản ? Bước 6: Vẽ mỗi bên của hình tròn hai đường ngang song song, làm tay cho Snoopy. Bước 7: Thêm 3 đường thẳng song song phía dưới hình tròn cho phần chân. Bước 8: Vẽ hai vòng tròn nhỏ ở mỗi đầu của hai cánh tay. Bước 9: Vẽ tiếp hai hình bầu dục nằm ngang, chồng lên nhau cho bàn chân, như hình minh họa. Bước 10: Xung quanh hình tròn của bàn tay, tạo thêm những vòng tròn nhỏ cho ngón tay, giống cách vẽ những cánh hoa. Bước 11: Viền ngoài những đường phác họa ban đầu, thêm mắt, mũi, vòng cổ và đuôi cho Snoopy nhé. Bước 12: Xóa đi những nét thừa, thêm chi tiết cho ngón tay và ngón chân. Bước 13: Thêm màu sắc cho Snoopy thêm sinh động nhé. Chúc các bạn thành công nhé! – Đăng ký ngay lớp học vẽ truyện tranh ngắn hạn để trải nghiệm đam mê. Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Trinh Trần

kịch bản truyện tranh

Thành công của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đánh dấu sự trở lại của truyện tranh trên thị trường văn hóa Việt. Cùng với những thành công này, thị trường truyện tranh Việt ngày càng khởi sắc và mở rộng. Sự khởi sắc của truyện tranh Việt phải kể đến bộ truyện Long Thần Tướng. Long Thần Tướng là bộ truyện được đánh giá khá gần gũi và thành công khi kể về những câu chuyện lịch sử nhưng gắn liền với cuộc sống thời bấy giờ. Những tác giả của Long Thần Tướng hướng tới mục tiêu đưa truyện tranh thoát khỏi khái niệm Truyện tranh là hình thức giải trí chỉ dành cho thiếu nhi. Vậy, giải pháp nào có thể đập tan khái niệm gò bó trên và đưa truyện tranh Việt phát triển? Đó chính là kịch bản truyện tranh. >>> Bạn có quan tâm đến Khóa học viết kịch bản truyện tranh ? Thần Đồng Đất Việt – Bộ truyện đánh dấu sự trở lại của truyện tranh Việt  Tầm quan trọng của kịch bản Kịch bản được xem là phân đoạn khá quan trọng và cốt lõi trong quá trình sáng tác, vẽ truyện tranh. Trước khi sáng tác một bộ truyện tranh, tác giả cần phải có một kịch bản hoàn chỉnh. Theo đó, người kể chuyện là người khơi mào và dẫn dắt câu chuyện. Với thủ pháp xây dựng nhân vật và chọn lọc, gắn kết chuỗi sự kiện, người kể dẫn dắt độc giả tin vào câu chuyện và cảm thấy mình là một nhân vật trong truyện. Bên cạnh đó, người kể chuyện khéo léo đặt độc giả vào từng tình huống và buộc họ tò mò khám phá, tìm ra kết quả của câu chuyện. Tuy nhiên, trong truyện tranh, để tạo ra một câu chuyện có kịch bản chi tiết không phải là một việc dễ dàng. Bởi câu chuyện được kể trong truyện tranh hoặc phim có thể diễn ra trong một khoảnh khắc hoặc vài giờ, vài ngày, vài thập kỷ. Nhưng bạn chỉ có số khung, trang nhất định cho từng bộ truyện hoặc thời lượng nhất định cho từng bộ phim để kể câu chuyện đó. Vì thế bạn phải biết cách chọn lựa những chi tiết sao cho duy trì được hình ảnh và tính kết nối, gắn kết của toàn bộ câu chuyện. Phần cốt lõi trong kịch bản là cốt truyện và thông điệp Mỗi bộ truyện tranh đều truyền tải một thông điệp nhất định. Thông điệp được ví như bộ não của câu chuyện. Nhân vật là trái tim, là hệ tuần hoàn của câu chuyện. Cấu trúc kể của câu chuyện đóng vai trò là khung xương, còn bối cảnh truyện và tiết tấu là lớp da bao bọc bên ngoài. Để thu hút độc giả, bạn phải biết cách bỏ qua và sắp xếp các tình tiết để tạo kịch tính cho câu chuyện. Một trang trong truyện Long Thần Tướng – Ảnh: Thu Hiền Trước khi bước vào làm kịch bản, bạn cần phải có một cốt truyện hoàn chỉnh. Cốt truyện là những tình huống, tình tiết được tác giả chọn lọc để phác thảo một chuyến hành trình tịến đến mục tiêu của nhân vật. Những động cơ thúc đẩy nhân vật, diễn tiến của hành vi nhân vật làm tác nhân thúc đẩy diễn tiến câu chuyện. Cần phải vạch ra những áp lực ấn tượng để tính cách và bản chất của nhân vật được bộc lộ. Cốt truyện và nhân vật là 2 mặt của một vấn đề, luôn song hành cùng nhau để tạo nên câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn, tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Từ cốt truyện, bạn có thể tạo ra một kịch bản chi tiết và chặt chẽ. Bên cạnh đó, phần mở đầu và kết chuyện rất quan trọng. Bạn phải có phần mở đầu vững chắc và lôi cuốn độc giả. Bạn phải đánh trúng cảm xúc của người xem. Điểm cao trào cần mạnh mẽ, lay động lòng người và tạo cảm giác mong chờ. Tình huống trong truyện phải hợp logic, có cao trào và gỡ được nút thắt khi kết thúc truyện Đoạn kết phải khiến người xem cười hoặc khóc vì câu chuyện. Bạn có thể chọn hình thức kết thúc cho phù hợp với cốt truyện. Phần đông độc giả thích đoạn kết bất ngờ, nhưng đừng vì vậy mà cố “nhào nặn” cho ra đoạn kết như thế. Tuy nhiên, đoạn kết rập khuôn, dễ đoán trước đôi khi đem lại kết quả ngoài mong đợi. Một kịch bản hay và chi tiết sẽ tạo ra một bộ truyện hấp dẫn và ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Chính vì vậy, quá trình tạo ra một bộ truyện tranh không thể thiếu công đoạn chuẩn bị kịch bản với những tình huống, tình tiết chắc chắn. Có như vậy, bộ truyện mới thu hút và tạo ra được hiệu ứng trong cộng đồng những người yêu truyện tranh. Thu Hiền (Bài viết có sử dụng một số dữ liệu từ Facebook Fanpage Kịch Bản Truyện Tranh)

Lone Wolf and Cub

6. Lone Wolf and Cub (Kazuo Koike) “Lone Wolf and Cub” được xem là một trong những tác phẩm manga kinh điển nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực nghệ thuật khác. Lấy bối cảnh về xã hội Nhật Bản ngày xưa, “Lone Wolf and Cub” là một thiên anh hùng ca về một vị võ sĩ lang bạt khắp nơi cùng với đứa con trai nhỏ bé của mình, chấp nhận làm bất cứ việc gì để kiếm cái ăn, cái mặc. Bộ truyện sau đó cũng được chuyển thể thành hai bộ phim người đóng và được giới chuyên môn đánh giá cao là “Sword of Vengeance (1972) và sau đó được làm lại dưới tên “Shogun Assassin” năm 1980, tạo nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này như đạo diễn Quentin Tarantino và Wu-Tang Clan. Tuy nhiên khi chúng ta nhìn lại bộ truyện tranh đã tạo cảm hứng cho những hiện tượng văn hóa này, sẽ nhận thấy một cảm giác gần gũi được lồng ghép trong thế giới của đao kiếm và những cơn cuồng phong giận dữ. “Lone Wolf and Cub” tập trung vào mối quan hệ sâu sắc giữa một người cha và con trai mình khi cả thế giới dường như đang chống lại họ. Bộ truyện dài kì này (gồm 28 tập) còn gây chú ý với độc giả qua những pha hành động đẹp mắt cũng như mối gắn kết của mỗi con người với gia đình và gia tộc của mình. 7. Nausicaa of the Valley of the Wind (Hayao Miyazaki) Hayao Miyazaki nổi tiếng thế giới với tên tuổi gắn liền với hãng phim Ghibli, từng phát hành những bộ phim hoạt hình kinh điển như “Spirited Away”, “Princess Mononoke”, “My Neighbor Totoro” và “Nausicaa of the Valley of the Wind”. Trong khi “Nausicca” là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Ghibli, thì bộ truyện tranh cùng tên cũng dành được nhiều sự chú ý của giới độc giả hâm mộ. Bao gồm những tác phẩm hoàn mĩ về một thế giới đầy màu sắc, “Nausicca” đã phản ánh chân thật phong cách vẽ và làm phim của đạo diễn Hayao Miyazaki, mang lại cho người đọc một cảm giác tinh tế và tuyệt diệu qua từng trang giấy, đắm chìm trong thế giới với những nhân vật đa dạng, từ đó có thể thấy rõ khả năng tưởng tượng không giới hạn của vị đạo diễn tài ba này. 8. One Piece (Eiichrio Oda) Manga thường được chuyển thể thành anime (phim hoạt hình Nhật Bản), và một số tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến như “Naruto”, “Bleach” hay “Dragonball”. Nhưng khi nhìn vào loạt phim hoạt hình này cùng độ phổ biến của chúng trên thế giới hiện nay, ta có thể nhận thấy có một bộ truyện hoàn toàn tách biệt với sự ảnh hưởng, mức độ nổi tiếng và tuổi đời so với những những bộ được kể ở trên, đó chính là “One Piece”. Ra mắt từ năm 1997, và cho đến tận bây giờ, năm 2015, “One Piece” chỉ mới đi được một nửa chặng đường trong kế hoạch của tác giả Eiichrio Oda. Xoay quanh một nhóm hải tặc với những tài năng đặc biệt đang trên đường đi tìm kho báu, bộ truyện tập trung vào chuyến hành trình của cả nhóm, xen lẫn trong đó là những bài học về tình đoàn kết, sự thấu hiểu lẫn nhau của những con người tưởng chừng xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau qua những tình huống hài hước, dí dỏm và phi thực tế. Với số lượng phát hành vượt hơn 345 triệu bản, “One Piece” là một trong những bộ manga bán chạy nhất lịch sử từ trước đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. 9. Tekkon Kinkreet (Taiyo Matsumoto) “Tekkon Kinkreet” là một trong những bộ truyện tranh hấp dẫn nhất mà bạn từng được đọc. Trong khi tất cả các họa sĩ khác được nhắc đến trong danh sách này có một điểm chung nào đó về thế giới này, thì Taiyo Matsumoto lại có cái nhìn hoàn toàn khác biệt về một xã hội hiện thực khắc nghiệt và vô tâm. Theo chân một nhóm những đứa trẻ bị ruồng bỏ phải chống trọi lại một thế giới đang cố gắng chia rẻ chúng, “Tekkon Kinkreet” là một tác phẩm kinh điển phối hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, cuốn hút người đọc vào một thế giới đầy rẫy những rắc rối. Tuy đây là một bộ truyện mang màu sắc khá u ám, nhưng với nét vẽ tỉ mỉ và trau chuốt, bộ truyện cũng mang một ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống hiện đại ngày nay. 10. Uzumaki (Junji Ito) Kinh dị có thể không phổ biển với truyện tranh của Mỹ và các nước khác trên thế giới, nhưng tại Nhật Bản, nó là một trong những thể loại phổ biến nhất. Với những hình ảnh và không khí mang lại cho người đọc cảm giác rợn người và đáng sợ, “Uzumaki” của tác giả Junji Ito là ví dụ điển hình nhất tượng trưng cho thể loại kinh dị này. Bộ truyện xoay quanh một thị trấn nhỏ bị ám với lời nguyền kinh khủng về những vòng xoáy, “Uzumaki” đã phản ánh nét vẽ tinh tế và phong cách xây dựng nhân vật lẫn cốt truyện đầy ám ảnh của Junji Ito. Bộ truyện tràn ngập những hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể con người bị biến dạng thành những vòng xoắn ốc kinh hoàng, với nội dung ly kỳ về lời nguyền bí ẩn bao trùm lấy thị trấn nhỏ khiến người đọc không thể dứt khỏi từng trang truyện. Với một không khí u ám ngay từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng, kết