Biên kịch Pete Docter

Pete Docter được biết đến với nhiều vị trí: Đạo diễn phim hoạt hình, họa sĩ hoạt hình, nhà biên kịch, diễn viên lồng tiếng, nhà sản xuất. Ông tự miêu tả mình là đứa trẻ lập dị đam mê hoạt hình Minnesota. Tiểu sử của đạo diễn, biên kịch Pete Docter Biên kịch Pete Docter Peter Hans Docter (Pete Docter) sinh ngày 09/10/1968 tại Bloomingtin, Minnesota, Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc: – Mẹ ông: Bà Rita là giảng viên âm nhạc. – Ba ông: Ông Dave là chỉ đạo đội hợp xướng tại Normandale Community College. – Chị gái Kristen Docter là nghệ sĩ violon tại Cavani String Quartet. – Chị gái Kari Docter là nghệ sĩ cello tại Metropolitan Opera. Peter học tiểu Học tại trường Tiểu Học Nine Mile, Trung Học Oak Grove và trường cấp 3 John F.Kennedy tại Bloomington. Sau đó ông học đồng thời hai ngành Triết Học và Nghệ Thuật tại Đại Học Minnesota. Một năm sau, ông chuyển đến California Institute of the Arts và tốt nghiệp vào năm 1990.  Con đường làm phim hoạt hình của Pete Docter Trước khi vào làm ở hãng phim hoạt hình Pixar, Pete Docter đã tự làm 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính: – Next Door (ông đã đạt giải Student Academy Award cho bộ phim ngắn này); – Palm Springs; – Winter. Năm 21 tuổi, Pete Docter gia nhập Pixar. Ông là nhân viên thứ 10 được thuê và là nghệ sĩ làm phim hoạt hình thứ ba của công ty. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Pixar là nơi phát triển tài năng của biên kịch Pete Docter Tại Pixar, ban đầu ông được thuê làm những công việc nhỏ, nhưng sau đó John Lasseter nhanh chóng giao cho Docter những vai trò lớn trong biên kịch phim hoạt hình, thu âm và hòa âm dàn nhạc. Docter là 1 trong 3 biên kịch chính của Toy Story. Nhân vật Buzz Lightyear được xây dựng dựa trên chính ông. Năm 2004, ông trở thành đạo diễn phiên bản tiếng Anh của bộ phim Howl’s Moving Castle. Pete Docter chính thức trở thành đạo diễn bộ phim Monsters, Inc sau khi Nick – người con đầu tiên của ông chào đời. Sau đó ông tiếp tục viết kịch bản phim Up dựa trên tính cách hướng nội của mình. Nét đặc trưng trong các bộ phim do Pete Docter sản xuất đều là tạo ra nhân vật chính bảo vệ một đứa trẻ theo một cách nào đó. Như nhân vật Sully bảo vệ Boo trong Monsters, Inc (năm 2001), Carl bảo vệ Russell trong Up (2009), Joy và các nhân vật cảm xúc khác dẫn dắt cô bé Riley trong Inside Out (2015). Thành công rực rỡ của đạo diễn, biên kịch Pete Docter Up là bộ phim hoạt hình đánh dấu thành công mới của biên kịch Pete Docter Pete Docter ghi dấu ấn ở nhiều bộ phim hoạt hình: – Toy Story (1995): Ông đảm nhiệm cốt truyện và đứng đầu bộ phận hoạt hình – Toy Story (1999): Ông đảm nhiệm cốt truyện. – Monsters, Inc (2001): Vừa là đạo diễn, vừa phụ trách cốt truyện với doanh thu đạt được 528,8 triệu đô. – Up (2009): Đạo diễn, cốt truyện, biên kịch, lồng tiếng cho nhân vật Kevin với doanh thu 731,3 triệu đô. – Inside Out (2015): Đạo diễn, cốt truyện với doanh thu 851,6 triệu đô. Những giải thường Pete Docter nhận: – Docter từng nhận 6 đề cử Oscars. Chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình hay nhất với bộ phim Up và Inside Out. – 3 đề cử giải Annie và thắng 2 giải. – 1 giải BAFTA cho Phim hoạt hình hay nhất với bộ phim hoạt hình Up. Những chia sẻ về nghề làm phim hoạt hình của Pete Docter Những chia sẻ của đạo diễn, biên kịch, diễn viên lồng tiếng Pete Docter sẽ phần nào lý giải sự thành công rực rỡ của ông: “Tôi thích làm mọi thứ. Đó là lý do tôi đến Pixar, hoàn toàn trái ngược với Disney hay bất kì các hãng làm phim hoạt hình nào – Pixar rất nhỏ. Ngay tại thời điểm bắt đầu, tôi là người thứ 10 trong nhóm hoạt hình và chúng tôi đã phải tự thực hiện tất cả các công đoạn. Tự làm tất cả là cách tốt nhất giúp tôi phát huy năng lực của mình. Hãy chăm chỉ làm việc! Đến cuối cùng, đam mê và sự chăm chỉ sẽ đánh bại tài năng bẩm sinh.“ Mika Team Tổng Hợp & Dịch

CMAVN Brad Bird

Đằng sau những chiến thắng của phim hoạt hình Pixar ở Lễ trao giải Oscars hàng năm là công sức của những “phù thủy” tài ba và sáng tạo, đội ngũ làm phim hoạt hình của hãng. Cùng tìm hiểu xem họ là ai. Andrew Stanton – Pixar giống như một phim trường không có giáo viên. Mọi người ở đây thực sự muốn bạn chấp nhận mọi rủi ro để thành công – Nhà làm phim từng đoạt giải Oscarss Andrew Stanton đã lớn lên ở Rockport, Massachusetts. Ông được đào tạo và nghiên cứu về nhân vật hoạt hình tại Viện California của Nghệ thuật ở Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp, Stanton bắt đầu làm việc như một nhà văn trên truyền hình với loạt Mighty Mouse, the New Adventures (1987). Năm 1990, ông có phim hoạt hình thứ hai trong sự nghiệp và trở thành nhân viên thứ chín của Pixar Animation Studios. Stanton đã đến để giúp thiết lập Pixar trở thành một trong những hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Ông là nhà thiết kế và biên kịch của Toy Story (1995) và được đề cử cho giải Oscars. Ông tiếp tục là đạo diễn và biên kịch cho A Bug’s Life (1998), Finding Nemo (2003) và WALL-E (2008). Đặc biệt, với Finding Nemo và Wall-E, ông đã nhận được giải Oscars cho Phim hoạt hình hay nhất. Ra mắt vào 30/5/2003 với kinh phí 94 triệu USD và doanh thu 864,625,978 USD, Stanton đã cùng các cộng sự của mình tạo ra Finding Nemo thu hút sự quan tâm cùng sự đón nhận tích cực của công chúng và chuyên gia. Tại lễ trao giải Oscars, Finding Nemo đã nhận được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất năm. Mặc dù trước khi xuất xưởng, ông cho biết phim chỉ nhắm đến một đối tượng nhất định. Qua đó có thể thấy, tuy chủ đề, mô típ hành trình tìm kiếm đã quá cũ, nhưng chính ý nghĩa về tình phụ tử mà phim truyền tải đã đưa Finding Nemo chạm đến trái tim người xem. Wall-E có kinh phí 180 triệu USD, được thực hiện dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác; nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. Khởi chiếu tại Mỹ và Canada vào 27/6/2008, Wall-E đã mang lại doanh thu toàn cầu là 502.690.709 USD cùng với đó là danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscars. Ngoài ra, Wall-E còn tạo ra một bất ngờ lớn khi góp mặt trong danh sách đề cử hạng mục Phim hay nhất tại Oscars. Với đề cử này, chủ tịch Viện Hàn lâm Dick Cook đã phát biểu “Nếu không làm điều này, tôi không tin rằng chúng ta đã cho bộ phim đúng giá trị nó đáng có”. Brad Bird Ra đời vào 24/9/1957 ở Kalispell, Montana, Mỹ với tên đầy đủ là Phillip Bradley Bird, ông được biết đến với vai trò đạo diễn và biên kịch cho bộ phim The Simpsons (1989), The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007). Trong chuyến tham quan đến Walt Disney Studios năm 11 tuổi, Bird đã nói rằng vào một ngày nào đó ông ấy sẽ trở thành một phần của đội ngũ làm phim hoạt hình ở đây. Và ngay sau đó, ông bắt đầu sản xuất một phim hoạt hình ngắn với thời lượng 15 phút. Sau 2 năm, Bird đã hoàn thành xong bộ phim của mình và gây ấn tượng với công ty sản xuất phim hoạt hình. Ở tuổi 14, khi vừa mới học trung học, Bird đã nhận được sự tư vấn của Milt Kahl, một trong những huyền thoại của Disney. Bird gọi lại cho nhà phê bình Milt Kahl để trình bày ý tưởng của mình. Kahl đã chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong ý tưởng để Bird có thể tiến bộ hơn. Ông đã nhận được học bổng của Disney để tham gia Viện Nghệ thuật California, nơi mà ông đã gặp và trở thành bạn bè với nhà làm phim hoạt hình tương lai, John Lasseter – giám đốc điều hành Pixar sau này. Năm 2000, ông quay lại hợp tác với John Lasseter ở Pixar, nơi ông sẽ phát triển những bộ phim hoạt hình tiếp theo của mình đó là The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007). Cả hai bộ phim đều mang về doanh thu cao nhất cho Pixar và mang đến cho Bird 2 giải Oscars ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và một đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Ban đầu, The Incredibles được đầu tư sản xuất như một phim hoạt hình truyền thống dưới tên của hãng Warner Bros. Tuy nhiên, sau khi hãng này đóng cửa bộ phận làm phim hoạt hình, Brad Bird – đạo diễn của bộ phim đã đem kịch bản đến Pixar và tiếp tục dự án này với John Lasseter – giám đốc sáng tạo của Pixar. Dưới tài năng của Brad Bird và sự trợ giúp của Pixar, vào 5/11/2004, The Incredibles đã ra mắt với kinh phí sản xuất là 92 triệu USD. Sau khi gây ra một cơn sốt trong giới hoạt hình, The Incredibles đã thu về số tiền phòng vé là 631 442 092 USD. Tại lễ trao giải Oscars năm 2004, The Incredibles đã giành giải Phim hoạt hình hay nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất cho Michael Silvers – Randy Thom Sau The Incredibles, Brad Bird bắt tay vào sản xuất Ratatouile, một bộ phim về chú chuột có đam mê về nghề bếp. Hình ảnh trong phim được vẽ bằng máy tính do Pixar sản xuất. Phát hành vào 29/6/2007 với kinh phí 150 triệu USD, Ratatouile đã nhanh chóng thu về một lượng

Ronnie del Carmen va Peter Docter

Inside out của hãng phim Pixar đã giành được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016. Vậy đứng sau thành công của Inside out là những ai? Họ đã làm như thế nào để đưa Inside out chạm vào cảm xúc của người xem? Trở lại sau hai năm vắng bóng, Pixar không làm người hâm mộ thất vọng khi có sự đầu tư kỹ càng từ hình ảnh đến kịch bản để cho ra đời Inside out vào mùa hè 2015. Bộ phim thành công khi đã chạm tới tận cùng cảm xúc của người xem, cho họ lắng đọng với những khoảng thời gian ký ức của bản thân. Bên cạnh đó, ngay khi vừa xuất xưởng, Inside out đã thu về 91 triệu USD và trở thành phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại của hãng Pixar, cao hơn doanh thu của The Incredibles, Finding Nemo và Up. Mới đây nhất, tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016, Inside out đã đánh bật các ứng viên nặng ký khác như Anomalisa, Boy & the World, When Marnie was there, Shaun the Sheep Movie. Không những vậy, Inside out còn được đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc hay nhất. [spacer] Một bản nhạc về ký ức của giai đoạn trưởng thành Inside out là bộ phim kể về cô bé Riley 11 tuổi chuyển nhà từ Minnesota đến San Francisco. Rời xa ngôi nhà thân quen và những người bạn thuở nhỏ để tới một nơi xa lạ, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của cô bé. Như tất cả mọi người, giai đoạn trưởng thành của Riley chịu sự chi phối của năm cảm xúc đặc trưng: Vui vẻ (Joy), Buồn bã (Sadness), Chảnh chọe (Disgust), Giận dữ (Anger), Sợ hãi (Fear). >>> Xem thêm: Inside Out và 8 bài học cảm xúc Inside out như một bản nhạc về sự trưởng thành, về những niềm vui, nỗi buồn đã từng xảy ra trong quá khứ. Những ký ức dù vui hay buồn cũng sẽ bị chìm sâu trong quên lãng và biến mất như chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những kỷ niệm luôn bên cạnh chúng ta như những người bạn. Giai đoạn trưởng thành luôn phải đối đầu với những trải nghiệm khó khăn, gian khổ và có cả nước mắt. Nhưng chỉ cần sống với cảm xúc thật của bản thân thì chúng ta mới có những ký ức tuyệt đẹp và trong sáng nhất. Đằng sau thành công của Inside out là sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ làm phim, đặc biệt là những họa sĩ, đạo diễn. Trong đó, chúng ta phải nhắc đến tài năng và sự hợp tác hoàn hảo của họa sĩ Ronnie del Carmen và đạo diễn Pete Docter. [spacer] Người “nhào nặn” một Inside out giàu cảm xúc [spacer] Pete Docter – đạo diễn tài ba của hãng phim hoạt hình Pixar. [spacer] Pete Docter là một đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Là một người tài năng khi là nhân tố quan trọng trong quá trình sáng tạo ra những tác phẩm xuất sắc của Pixar như Monster Inc., Up… Ông là một trong 3 biên kịch chính đằng sau ý tưởng của Toy Story, và phần nào xây dựng nhân vật Buzz Lightyear dựa trên chính mình. Ông từng nhận được 6 đề cử Oscar với một chiến thắng trong hạng mục Phim hoạt hình hay nhất dành cho Up. Trước khi gia nhập Pixar, ông từng tạo ra 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính là Next Door, Palm Spring và Winter. Ông tự học hoạt hình, tự làm flip book và các đoạn hoạt hình ngắn bằng một máy quay phim gia đình. Khi tạo hình cho nhân vật, ông thường đặt một tấm gương trên bàn và nhìn vào đó để tạo ra khuôn mặt cho các nhân vật của mình. [spacer] Người cộng sự hoàn hảo của Pete Docter [spacer] Họa sĩ Ronnie del Carmen – đồng đạo diễn Inside out Ronnie del Carmen là một họa sĩ người Philippines. Tuy tốt nghiệp ngành quảng cáo nhưng chính đam mê làm phim đã thôi thúc ông chuyển hướng. Năm 2000, ông gia nhập Pixar sau khi kết thúc làm việc cho hãng Warner Bros với loạt phim hoạt hình Batman. Trở thành thành viên của Pixar, ông nắm giữ vị trí giám sát câu chuyện cho tác phẩm Finding Nemo và góp mặt trong những dự án phim hoạt hình lớn của hãng như Ratatouille, Wall-E, Brave… Năm 2009, với vị trí giám sát câu chuyện và nghệ sĩ vẽ storyboard cho phim Up cùng đạo diễn Pete Docter, mở đầu cho sự hợp tác hoàn hảo của cả hai. Thành công của Up đã thôi thúc cả hai tiếp tục hợp tác với câu chuyện mà các nhân vật chính là những cảm xúc bên trong tâm trí mỗi người. Inside out ra đời từ ý tưởng đó và được triển khai trong 5 năm. Nói về quá trình làm việc với Pete Docter, ông cho biết “Thực sự là làm một bộ phim trong 05 năm rất vất vả, với bất kỳ dự án phim nào cũng vậy. Tôi rất may mắn vì Pete Docter biết cách phối hợp ăn ý. Làm việc với anh ấy rất vui. Có nhiều thử thách mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc cùng nhau như việc chọn các nhân vật chính, triển khai ý tưởng câu chuyện. Mỗi cá nhân đều có sự khác biệt riêng nhưng may mắn là tôi và Pete có rất nhiều điểm chung. Bộ phim là một hành trình tuyệt vời của chúng tôi” (Theo Vnexpress.net) >>> Tìm hiểu thêm: Lớp Học

Oscar 2016

Lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016 đã diễn ra vào tối 28/2 (giờ địa phương) tại Nhà hát Dolby ở Los Angeles (Mỹ), quy tụ những ngôi sao lớn của làng điện ảnh thế giới như Leonardo DiCaprio, Brie Larson, Whoopi Goldberg… Điểm nhấn nổi bật của Oscar 88 chính là phần chiến thắng xúc động của Leonardo DiCaprio với vai diễn Hugh Glass trong The Revenant. Sau nhiều lần “lỡ hẹn” với tượng vàng do gặp phải những đối thủ nặng ký, trong lần thứ 88 của giải Oscar, Leo đã có thể chạm tay đến giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc – một trong những giải thưởng danh giá của Oscar. Vai diễn này thực sự là một thử thách đối với tài tử điển trai và đoàn làm phim khi họ phải quay phim trong những hoàn cảnh, địa hình khó khăn. Cùng với tượng vàng của Leo, đoàn làm phim The Revenant cũng đã dành thêm hai giải thưởng danh giá khác là Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất. Có thể nói, The Revenant đã có một chiến thắng lớn tại Oscar 2016. Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thuộc về Brie Larson với vai diễn trong bộ phim Room. Tuy có nhiều thành công với các vai diễn trước đó nhưng với vai diễn cô gái trẻ bị bắt cóc và hãm hiếp trong Room, Brie Larson mới thực sự tỏa sáng. Sau khi nhận giải thưởng, người đẹp sẽ tiếp tục trở lại Việt Nam để cùng đoàn làm phim Kong quay những phân cảnh tiếp theo ở Ninh Bình. Giải thưởng Bộ phim hay nhất được Oscar 2016 gọi tên chính là Spotlight. Dựa trên sự kiện có thật, bộ phim là câu chuyện chân thật về cuộc đấu tranh của nhóm nhà báo Mỹ nhằm vạch trần vụ bê bối tình dục trong hệ thống nhà thờ Mỹ làm chấn động thế giới vào đầu thế kỷ 21. Với những thước phim giản dị nhưng lay động lòng người, những người làm phim như muốn nhắn gửi đến những nhà báo về tinh thần tìm kiếm, phơi bày sự thật còn ẩn giấu trong bóng tối ra ánh sáng. Trước đêm diễn ra Oscar, Spotlight đã được xem là một đối thủ nặng ký cho giải thưởng Bộ phim hay nhất. Về mảng phim hoạt hình, Inside Out với những thành công trong năm qua đã đánh bật những ứng viên còn lại để giành danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất, trở thành tác phẩm thứ tám của Pixar được vinh danh Oscar ở hạng mục này. Inside out của Pixar là bộ phim hoạt hình gây sốt mùa phim hè 2015, với doanh thu ra mắt cao nhất mọi thời đại của hãng. Bên cạnh đó, bộ phim với những nhân vật về cảm xúc trong tâm trí con người đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Với những thành tích đáng nể, Inside out quả thật không có đối thủ trong lễ trao giải Oscar 2016. Ngoài ra, các giải thưởng khác như Nam, nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc nhất, Ca khúc trong phim xuất sắc nhất, Nhạc phim xuất sắc nhất,… cũng được trao cho những tên tuổi xứng đáng với những gì đã đóng góp cho điện ảnh thế giới năm qua. Oscar là lễ trao giải dành cho lĩnh vực điện ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ tổ chức thường niên. Lễ trao giải này đã vinh danh rất nhiều diễn viên, đạo diễn, ekip làm phim,… xuất sắc và có nhiều cống hiến cho điện ảnh thế giới trong năm. [spacer] DANH SÁCH CÁC GIẢI THƯỞNG OSCAR LẦN THỨ 88, NĂM 2016: [spacer] Phim hay nhất “The Revenant” “Spotlight” “Room” “Mad Max: Fury Road” “The Big Short” “Brooklyn” “Bridge of Spies” “The Martian” Nam diễn viên chính xuất sắc Leonardo DiCaprio, “The Revenant” Michael Fassbender, “Steve Jobs” Eddie Redmayne, “The Danish Girl” Bryan Cranston, “Trumbo” Matt Damon, “The Martian” Nữ diễn viên chính xuất sắc Brie Larson, “Room” Saoirse Ronan, “Brooklyn” Cate Blanchett, “Carol” Charlotte Rampling, “45 Years” Jennifer Lawrence, “Joy” Nam diễn viên phụ xuất sắc Sylvester Stallone, “Creed” Tom Hardy, “The Revenant” Mark Rylance, “Bridge of Spies” Christian Bale, “The Big Short” Mark Ruffalo, “Spotlight” Nữ diễn viên phụ xuất sắc Alicia Vikander, “The Danish Girl” Kate Winslet, “Steve Jobs” Rooney Mara, “Carol” Jennifer Jason Leigh, “The Hateful Eight” Rachel McAdams, “Spotlight” Đạo diễn xuất sắc nhất George Miller, “Mad Max: Fury Road” Alejandro G. Inarritu, “The Revenant” Adam McKay, “The Big Short” Lenny Abrahamson, “Room” Tom McCarthy, “Spotlight” Kịch bản chuyển thể hay nhất “The Big Short” “Brooklyn” “Carol” “Room” “The Martian” Kịch bản gốc hay nhất “Spotlight” “Ex Machina” “Bridge of Spies” “Straight Outta Compton” “Inside Out” Phim hoạt hình hay nhất “Inside Out” “Anomalisa” “Boy & the World” “When Marnie Was There” “Shaun the Sheep Movie” Phim tài liệu dài hay nhất “Amy” “Cartel Land” “The Look of Silence” “What Happened, Miss Simone?” “Winter on Fire: Ukraine’s Fight for Freedom” Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất “Son of Saul” (Hungary) “Theeb” (Jordan) “Embrace of the Serpent” (Colombia) “Mustang” (Pháp) “A War” (Đan Mạch) Quay phim đẹp nhất “The Revenant” “The Hateful Eight” “Carol” “Mad Max: Fury Road” “Sicario” Bài hát trong phim hay nhất “Til It Happens to You” – The Hunting Ground “Earned It” – Fifty Shades of Grey “Writing’s on the Wall” – Spectre “Simple Song #3” – Youth “Manta Ray” – Racing Extinction Phim tài liệu ngắn hay nhất “Body Team 12” “Chau, Beyond the Lines” “Claude Lanzmann: Spectres of the Shoah” “A Girl in the River: The Price of Forgiveness” “Last Day of Freedom” Dựng phim hay nhất “The Revenant” “Mad Max: Fury Road” “The Big Short” “Spotlight” “Star Wars: The Force Awakens” Dựng âm thanh xuất

Vẫn dựa trên nguyên lý hư cấu của phim hoạt hình, nhưng với lần này Pixar và Disney đã cho ra đời một bộ phim hoạt hình hoàn toàn khác biệt. Bằng cách “hình ảnh hóa” cảm xúc của con người thành các nhân vật hoạt hình, Inside Out ra đời đã trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất của hãng Pixar, phim đã được khán giả đón nhận một cách nồng nhiệt và nhận được nhiều lời khen ngợi của các nhà làm phim, nhà phê bình. Với 5 cảm xúc của cô bé Riley được nhân cách hóa thành những nhân vật: Joy, Fear, Anger, Sadness và Disgust, vô cùng đáng yêu và dễ thương. Hôm nay, trường dạy vẽ truyện tranh Comic Media Academy sẽ hướng dẫn các bạn ghi lại một khoảnh khắc cực đáng yêu của nhân vật Fear – mảng cảm xúc sợ hãi trong Riley nhé. Chúng ta bắt đầu nào.

Trong những năm gần đây, danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc. Trong khi “Cars 2” (2011), “Brave” (2012) và “Monster University” (2013) đều đạt được lượng doanh thu phòng vé cao, nhưng so với những tiêu chuẩn cao ngất trời của Pixar, những bộ phim này có vẻ vẫn chưa đáp ứng được phần nào mong đợi của khán giả, và thiếu mất bàn tay của những thiên tài đã sáng tạo nên những bộ phim kinh điển như “Toy Story”, “Monster Inc.”, “Finding Nemo” và “Up”. Danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc >>> Có thể bạn quan tâm đến Khóa học làm phim hoạt hình 3D Điểm đặc trưng của những bộ phim thuộc Pixar là luôn thúc đẩy ranh giới của phim hoạt hình truyền thống và pha trộn với những nội dung có ý nghĩa sâu rộng cùng yếu tố của một xã hội hiện thực, như hoàn cảnh của chú cá mồ côi mẹ trong “Finding Nemo”, hay cậu bé hướng đạo sinh thừa cân và bị tẩy chay trong “Up”. Không hãng phim nào khác có thể tranh đua với Pixar về mặt sáng tạo và đổi mới, và kể từ được trao giải thưởng Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất lần đầu tiên vào năm 2001, hãng tiếp tục được trao thêm không dưới bảy lần sau đó. Nhưng mọi điều tốt đẹp cũng sẽ đến hồi kết, và sau phần tiếp theo khá mờ nhạt “Monsters University” ra mắt vào năm 2013, mọi người bắt đầu tự hỏi có phải tất cả những ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Sau “Monsters University”, mọi người tự hỏi dường như các ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Nhưng thật ra đó chỉ là sự suy đoán của một số người, bởi vì bộ phim mới nhất của hãng, Inside Out, hóa ra lại được áp dụng một cốt truyện đặc biệt và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Bộ phim tập trung phần lớn vào tâm trí của một cô bé 11 tuổi tên Riley khi cuộc sống hạnh phúc của cô với cha mẹ đang bị đe dọa vì cả gia đình chuyển từ Minnesota đến thành phố San Francisco sinh sống. Cô đơn giữa thành phố xa lạ, Riley nhớ bạn bè và trường lớp của mình, cảm thấy bực bội với cha của mình khi chuyển đến California để mở một công ty công nghệ cao. Và ở trong tâm trí của Riley là một trận đấu giữa những cảm xúc của cô bé, với Niềm Vui (Amy Poehler lồng tiếng) chống lại những suy nghĩ tiêu cực của Nỗi buồn, Sợ hãi và Giận dữ để bảo vệ hạnh phúc của Riley. Cuộc chiến cảm xúc bên trong của RiLey Cốt truyện có vẻ khá khó hiểu và xa rời thực tế, nhưng đạo diễn kiêm biên kịch của Pixar, Pete Docter, và đội ngũ nhân viên của mình đã sáng tạo nên một bộ phim tuyệt vời mang nhiều màu sắc của niềm vui, hạnh phúc và một chút khoảng khắc đen tối. Thực ra, “Inside Out” không khác gì một bộ phim về tuổi mới lớn, nhưng với một nét tinh tế và độc đáo chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào trước đây. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây, và nền điện ảnh sẽ trở nên tâm tối hơn nếu không có sự góp mặt của hãng. Nhưng ít ai biết Pixar được thành lập với nhiều ý định khác nhau, và chỉ trở thành hãng phim sản xuất phim hoạt hình một cách vô tình. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây. Hãng ban đầu được gọi là The Graphics Group, công ty được thành lập vào năm 1979 thuộc Lucasfilm do George Lucas đứng đầu. Sau sáu năm làm việc tại vị trí chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính, The Graphics Group được Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, mua lại. Ông đổi tên thành Pixar, và biến công ty thành công ty máy tính cao cấp sáng chế những đổi mới về phần cứng. Sản phẩm cốt lõi của họ là máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar tự động hóa quá trình sản xuất hoạt hình 2D và khách hàng chủ lực của họ là Disney. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa bao giờ bán chạy và để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhân viên của Pixar, John Lasseter, bắt đầu tạo ra các đoạn hoạt hình ngắn để trình diễn khả năng của máy. Năm 1991, sau sự cắt giảm nhân viên tại bộ phận máy tính của Pixar, công ty đã kí một hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Disney để sản xuất ba bộ phim hoạt hình dài bằng máy tính với John Lasseter ở vị trí giám đốc sáng tạo. Và bộ phim đầu tiên của Pixar chính là “Toy Story”. Một cảnh trong bộ phim hoạt hình Toy Story Các ý tưởng trong “Toy Story” được dựa trên một đoạn hoạt hình ngắn mà Lasseter đã tạo vào năm 1988 để tăng doanh thu cho phần mềm làm phim mới, “Tin Toy”, kể về cuộc hành trình của món đồ chơi ban nhạc một người và nổ lực thoát khỏi tầm tay của một đứa bé phá hoại. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho

Trong mỗi chúng ta có bao nhiêu cảm xúc thật sự tồn tại? Và những kí ức quý báu có thể biến mất vĩnh viễn hay không? Mới đây, trang The Hollywood Reporter đã thống kê những bài học quý giá được gửi gắm qua bộ phim hoạt hình đang gây sốt và thành công nhất mà Pixar vừa ra mắt gần đây – “Inside Out”. “Inside Out” đã chính thức trở thành bộ phim thành công nhất của hãng phim nổi tiếng Pixar, và cũng là một trong những bộ phim hoạt hình có tính giáo dục cao được giới chuyên môn đánh giá và nhận xét. Bộ phim xoay quanh cuộc sống trong trí óc của cô bé Riley 11 tuổi khi cô bé chuyển nhà đến một thành phố mới cùng với cha mẹ, và cùng với những cảm xúc của mình: Joy (Amy Poehler lồng tiếng), Sadness (Phyllis Smith), Fear (Bill Hader), Anger (Lewis Black) và Disgust (Mindy Kaling). Trong suốt quá trình làm phim, biên kịch và đạo diễn Pete Docter đã tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman, người tiên phong cho các công trình nghiên cứu về cảm xúc của con người, và Dacher Keltner, đồng giám đốc của Trung tâm Khoa học Greater Good và giáo sư tâm lý học của trường Đại học California, Berkeley. Chính điều này đã tạo nên một bộ phim cảm động, chạm đến trái tim của từng khán giả. Và nhờ sự phân tích của các chuyên gia hàng đầu của các ngành khác nhau, The Hollywood Reporter đã có thể đưa ra những bài học thực tiễn được lồng ghép trong từng thước phim, liên quan đến cảm xúc, ký ức và tâm trí con người. Con người không chỉ tồn tại 5 cảm xúc cơ bản. Mặc dù bộ phim chỉ có 5 tuyến nhân vật đặc trưng cho từng cảm xúc, nhưng theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Paul Ekman, nếu phân tích theo biểu cảm cảm gương mặt sẽ dễ dàng nhận thấy cảm xúc thứ sáu, đó là sự ngạc nhiên. Nhưng trong những nghiên cứu gần đây lại cho rằng chỉ có 4 cảm xúc cơ bản bất kể văn hóa và ngôn ngữ của từng nước. Nhà tâm lý học và nhà văn chuyên viết sách cho thiếu nhi Frank Sileo cho biết: “Theo những đề tài nghiên cứu này, thì giận dữ (anger) và khó chịu (disgust) có nhiều điểm tương đồng với nhau, cũng như sợ hãi (fear) và ngạc nhiên (surprise). Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sự khác biệt giữa giận dữ và khó chịu, cũng như giữa ngạc nhiên và sợ hãi là do tác động của xã hội, chứ không dựa vào mặt sinh học.” Và những cảm xúc phức tạp khác nhau không chỉ là sự kết hợp của những cảm xúc cơ bản. Gail Heyman, giáo sư tâm lý học tại trường đại học California, San Diego, chuyên gia nghiên cứu sự phát triển của trẻ em về nhận thức xã hội, cũng chỉ ra rằng: “Ví dụ, để có thể xấu hổ, tội lỗi hay tủi thẹn, bạn cần phải có những kỹ năng nhận thức nhất định, bao gồm một giác quan của bản thân mà người khác có thể nhận biết và đánh giá.” Khả năng xác định và quản lí cảm xúc được gọi là trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ). Theo lời của chuyên gia về sự phát triển của trẻ Denise Daniels, “Vào khoảng 2 tuổi, trẻ em bắt đầu phát triển một vài từ vựng để mô tả cảm nhận của mình, vì vậy việc cha mẹ dạy cho con cái những kỹ năng trí tuệ cảm xúc rất quan trọng, để con có những công cụ cần thiết để điều khiển những cảm xúc thăng trầm trong cuộc sống.” >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Với mỗi người khác nhau sẽ có một cảm xúc khác nhau đóng vai trò trung tâm. Trong “Inside Out”, các nhà làm phim đặt Joy (niềm vui) đại diện cho Riley, nhưng theo các chuyên gia, tính khí bẩm sinh của con người không phải lúc nào cũng lạc quan, vui tươi. Và khi “trung tâm điều khiển”, được mô tả trong phim là một loạt những đòn bẩy và phím nút để các cảm xúc có thể điều chỉnh hành vi của con người, không được quan tâm đến sẽ khiến họ cảm thấy thờ ơ, như cô bé Riley trong phim khi phải di chuyển đến một thành phố xa lạ. Nhưng theo nhà tâm lý học Emily Roberts, “Thờ ơ không phải là một cảm xúc, và nó bắt nguồn từ sự trầm cảm hay cảm giác mệt mỏi, không thể kiếm soát tình huống của một người. Không ai có thể duy trì trạng thái thờ ơ lâu dài. Nhìn bề ngoài có thể họ tỏ ra như thế, nhưng thật chất họ đang có một cuộc chiến nội tâm về nhiều điều khác nhau trong cuộc sống.” Tại sao những cảm xúc bên trong đều hỗn loạn? Trong khi Joy (niềm vui) và Sadness (nỗi buồn) bị lạc trong mê cung của trí óc, thì Fear (sợ hãi), Anger (giận dữ) và Disgust (khó chịu) lại rơi vào hoảng loạn, như mô tả những việc có thể xảy ra khi con người trải qua những ký ức đau thương. “Có những ký ức cần nhiều thời gian để nhận biết những cảm xúc hỗn hợp khác nhau,  xử lý và lưu trữ vào bộ nhớ.” Nhà trị liệu tâm lý Fran Walfish cho biết, “Đôi khi, chúng ta phải trải qua những cảm xúc khác nhau cho đến khi chúng ta xác định đó là ký ức hạnh phúc hay nỗi sợ hãi.” Có những ký ức không phải lúc nào cũng