1. Storyboard là gì? Storyboard là bản vẽ phác thảo cảnh quay trong kịch bản phim. Sau khi hoàn thành, storyboard giống như một quyển truyện tranh, nhưng không có lời thoại. Vẽ storyboard là một phần của công đoạn tiền kỳ, bao gồm viết logline, phát triển nhân vật, viết kịch bản, và thiết kế âm thanh.   2. Lịch sử ra đời Walt Disney là người có công khai sinh storyboard hiện đại. Năm 1933, kịch bản phim “The Three Little Pigs” (Ba chú heo con) hoàn toàn được vẽ dưới dạng storyboard. Trước kia, các họa sĩ hoạt hình tại Warner Brothers thường viết những mẩu chuyện rời rạc, rồi tìm cách gắn kết chúng thành câu chuyện mạch lạc. Ngày nay, storyboard phổ biến trong những xưởng phim hoạt hình lớn và ngành công nghiệp game.   3. Storyboard trong phim live action Vào cuối thập niên 30 của thập kỷ trước, David Selznik thuê William Menzies vẽ storyboard cho bộ phim “Gone With the Wind” (Cuốn theo chiều gió). Orson Welles, Howard Hughes, và Alfred Hitchcock tiếp bước theo sau, thuê người vẽ storyboard cho những tác phẩm điện ảnh. Ngày nay, hầu hết đạo diễn nổi tiếng như Stephen Spielberg, George Lucas, anh em nhà Cohen,… đều thuê người vẽ storyboard cho tác phẩm điện ảnh.   4. Dự án nhóm Hầu hết dự án sản xuất phim là dự án nhóm. Storyboard là công cụ truyền đạt mục tiêu của dự án đến tất cả thành viên trong nhóm. Khi thực hiện dự án cá nhân, họa sĩ cũng vẫn muốn thông qua storyboard để hoạch định dự án, chọn lựa góc quay, định thời (timing),…   5. Lợi ích Tiết kiệm thời gian thảo luận. Cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng trên tinh thần bình đẳng và thúc đẩy sự đồng lòng, nhất trí. Tạo điều kiện thuận lợi cho chọn lựa giải pháp thay thế. Hiệu quả, kinh tế, chính xác. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận, phòng ban. Giúp phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh. Duy trì tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, và tính nhất quán về mặt hình ảnh. Có cái để nói chuyện với nhà tài trợ dự án.   6. Thiết kế âm thanh Tiếp sau công đoạn vẽ storyboard là công đoạn ghi âm. Công đoạn ghi âm thường được thực hiện trước tiên, kế đến là công đoạn hoạt hóa (animation) sao cho hình ảnh ăn khớp với âm thanh. Storyboard giúp diễn viên nắm vai diễn qua phần ghi âm. Phần ghi âm bao gồm lời thoại, thuyết minh, hiệu ứng âm thanh, và âm nhạc.   7. Animatic Animatic là bước kết hợp storyboard với audio track để kiểm tra phần timing. Thỉnh thoảng, animatic còn kèm theo hoạt hình 2D đơn giản hoặc chuyển động camera. Hiện nay, nhiều storyboard còn được lồng thêm cả hoạt hình và mô hình 3D đơn giản.   8. Tính dễ hiểu Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần hình ảnh nếu dự án có chỗ khó hiểu đối với người xem. Thông thường, bạn cần chỉnh sửa phần âm thanh nếu dự án không mang lại cảm xúc cho người xem. Cố gắng vẽ storyboard sao cho người xem không cần đọc lời thoại mà vẫn hiểu được câu chuyện.   9. Tôi có cần phải là họa sĩ hay không? Vẽ là một phần không thể thiếu trong portfolio của bạn. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng vẽ ở mức độ nhất định. Hầu hết trường mỹ thuật đều yêu cầu học viên (thậm chí cả vẽ 3D) phải biết vẽ. Tại nhiều trường mỹ thuật, bạn phải vượt qua khóa học vẽ người mẫu thì mới được phép theo học hoạt hình.   10. Trang storyboard Storyboard thường là những bản vẽ phác thảo trên thẻ chỉ mục (4” x 6”) cho dễ thêm bớt, xáo trộn thứ tự khung hình. Sau khi xây dựng xong câu chuyện, họa sĩ vẽ hình thu nhỏ (thmbnail) vào 9 – 12 khung trên trang storyboard. Sau khi hoàn thành, production storyboard thường chỉ có 1 – 3 khung trên mỗi trang. Khung lớn dành cho pan và truck (giải thích sau). Production storyboard cần bao gồm action và lời thoại.   11. Góc quay Luôn sử dụng loạt cảnh quay từ nhiều góc quay khác nhau, mỗi góc quay hiếm khi kéo dài quá vài giây. Cố gắng tìm kiếm góc quay ấn tượng, thay vì trực diện.   12. Tiêu điểm Luôn đặt câu hỏi, “Mình muốn hướng sự chú ý của người xem vào đâu?” Sắp xếp các thành phần hình ảnh sao cho chúng dễ đập vào mắt người xem. Trong hầu hết trường hợp, không nên đặt chủ thể chính (tiêu điểm) ở ngay giữa khung hình Áp dụng quy tắc 1/3 để kẻ đường chia khung hình ra thành 9 phần. Cố gắng đặt chủ thể chính (tiêu điểm) tại một trong bốn giao điểm (trái trên, phải trên, trái dưới, phải dưới).   13. Vị trí đặt đường chân trời Trong địa lý, đường chân trời là đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất. Trong nghệ thuật, đường chân trời là đường tầm mắt. Trong cảnh ngoài trời, đường chân trời và đường tầm mắt có thể không phải là một. Đừng bao giờ để đường chân trời chia đôi khung hình. Trong hầu hết trường hợp, nên hạ đường chân trời thấp xuống. Đường chân trời chia đôi khung hình     14. Ống kính camera và phối cảnh Bạn cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại ống kính camera. Trong 3D, ống kính góc rộng hoặc ống kính tele tỏ ra phù hợp hơn cả. Kích cỡ ống kính thường được đo bằng đơn vị mm. Ống kính góc rộng: khoảng 12 mm. Ống kính tiêu

animation Fawn

Nơi phép màu được tạo ra: Khám phá cuộc sống của một họa sĩ kể chuyện tại Disney Animation Studios. “Sau khi tốt nghiệp, tôi đã nộp đơn vào Disney nhưng không hề nhận được bất kỳ phản hồi nào và tôi hiểu rõ tại sao. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ngay tức thì, mọi thứ đều cần thời gian để hoàn thiện.” Prasansook Veerasunthorn vẫn còn nhớ những ngày tháng tuổi thơ của mình ở quê nhà Thái Lan từng gắn liền với bộ phim Dumbo của Disney, cô đã xem nó hàng trăm lần bởi vì quá đỗi yêu thích nhân vật chú voi biết bay. Cô chia sẻ, mặc dù không thể hiểu được bộ phim bằng tiếng Anh, nhưng những hình ảnh hấp dẫn của Dumbo đã nhen nhóm ngọn lửa đầu tiên cho niềm yêu thích hoạt hình của cô. Là một họa sĩ kể chuyện của Walt Disney Animation Studios trong suốt 5 năm qua, Prasansook hay ‘Fawn’ – tên mà đồng nghiệp gọi cô, đã tạo nên những bộ phim thành công rực rỡ như Zootopia và Frozen, và hiện tại đang thực hiện bộ phim Moana. Tin hay không tùy bạn, nhưng việc trở thành một họa sĩ kể chuyện chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của cô ấy. “Lớn lên ở Thái Lan, nơi mà nghề này thậm chí không hề tồn tại, nên khi tôi nói với bố mẹ về mong muốn theo học trường nghệ thuật, bố mẹ tôi đã rất hoang mang không biết con đường sự nghiệp của tôi rồi sẽ ra sao”, Fawn nói. Mặc dù vậy, cô vẫn theo đuổi ước mơ trở thành một nhà sản xuất hoạt hình và năm 19 tuổi, cô chuyển đến Mỹ để bắt đầu học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Columbus tại Ohio. Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu sự nghiệp nhà sản xuất hoạt hình cho Animation Collective ở New York. Một vài năm sau đó, cô ấy làm việc ổn định trong vai trò một nhà sản xuất hoạt hình 2D và thậm chí tiến lên vị trí Đạo diễn Hình ảnh. Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực kinh doanh, đó là lần đầu tiên cô trải nghiệm việc thiết kế kịch bản phân cảnh. “Các đồng nghiệp hỏi tôi liệu tôi có thể thiết kế kịch bản phân cảnh, và tôi đã trả lời chắc chắn có, mặc dù tôi chưa biết nhiều về quá trình này, nhưng tôi sẽ theo đuổi nó. Tôi đã học được nhiều điều từ công việc thời điểm ấy và đó là cách tôi mà bắt đầu”. Những bộ phim hoạt hình của Disney mất từ 3 đến 5 năm để hoàn thiện, và rất nhiều họa sĩ kể chuyện, bao gồm cả Fawn, thực hiện những bước đầu tiên để định hình bộ phim bằng việc tạo ra những bảng vẽ phân cảnh dựa trên những trang kịch bản. Sau khi Fawn được giao phân cảnh, đạo diễn và biên kịch sẽ truyền đạt những cảm xúc họ muốn đạt được cùng với đạo diễn hình ảnh cung cấp những yếu tố thiết kế nhân vật và môi trường. Ngoài những điều đó ra, còn lại cô ấy được mặc sức sáng tạo và khám phá. Là một họa sĩ làm việc với những nhân vật hoạt hình, những nhân vật dẫn dắt sợi dây cảm xúc theo một cách rất riêng của Disney, Fawn cho biết nguồn cảm hứng cho những nhân vật và cảnh vật mà cô tạo ra đến từ cuộc sống và kinh nghiệm của chính cô. Ví dụ, cô đã liên hệ nhân vật Judy trong Zootopia với cá nhân mình – một người con gốc Thái chuyển đến Mỹ sinh sống và nó đã ảnh hướng đáng kể đến tác phẩm của cô ấy. “Zootopia giống như thành phố New York vậy, nơi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về, và tôi nghĩ về Zootopia như việc tôi sống ở Mỹ nói chung”. “Ở Thái Lan, mọi người đều đến từ Thái Lan, bạn không thể thấy được nhiều sự đa dạng. Vì vậy, việc chuyển đến đây thật sự là một cú sốc văn hóa, nên tôi hiểu cảm giác của Judy khi đến thành phố”, Fawn tiết lộ. Có một cảnh trong phim khi Judy nhảy lên tàu đến Zootopia và kinh ngạc nhìn ra cửa sổ khi ngang qua Quảng trường Sahara và Thị trấn Tudra trên đường đi trước khi đến ga tàu. Khi cô đến nhà ga, những chú chuột bắt đầu tuột xuống từ những đường ống trong suốt và những chú hà mã trong bộ comle trồi lên khỏi mặt nước sẽ tự động được chào đón bằng những chiếc máy sấy. Những cảnh như thế đòi một sự kết hợp giữa việc động não và liên tưởng, Fawn chia sẻ. Trên thực tế, cô và những người đồng nghiệp đến những nơi khác nhau cùng đóng góp vào nội dung của tác phẩm – những chi tiết như thế không bao giờ được viết sẵn trong kịch bản. Tuy nhiên, việc tạo ra các cảnh và nhân vật chưa bao giờ là một công việc dễ dàng cả. Fawn cho biết quá trình này đòi hỏi việc chỉnh sửa và chọn lọc vô số lần. Tuy nhiên, bắt đầu từ một tờ giấy trắng luôn là phần yêu thích của cô ấy. “Khởi đầu thật đáng sợ nhưng cũng thật thú vị! Bắt đầu với một con số 0 tròn trĩnh, sau đó dần định hình nó và hòa mình vào nó là một thử thách rất thú vị đối với tôi. Bạn có thể mơ về những viễn cảnh khác nhau và thật thú vị khi lần đầu tiên được dệt nên chúng”. Ngoài ra, cô còn đề cập đến việc được làm chung nhóm với những con

Họa sĩ vẽ storyboard

“Storybroad” là thuật ngữ chỉ phiên bản truyện tranh của một thước phim hay bộ phim trước khi chúng được sản xuất. Các họa sĩ vẽ storyboard có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình hay những chiến dịch quảng cáo bạn hay thấy trên ti-vi, các video âm nhạc của ca sĩ tên tuổi hay thậm chí các đoạn phim video game… Các họa sĩ sẽ bắt đầu vẽ storyboard sau khi đã nhận được kịch bản hoặc các hình ảnh mô tả ý tưởng chính (concept art). Chuỗi hình ảnh storyboard này sẽ trình bày các hành động, diễn biến diễn ra trong phim, giúp cho các nhà làm phim, các chuyên gia quảng cáo và nhà sản xuất đánh giá được bộ phim trước khi dự án bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, storyboard còn được sử dụng như một công cụ để định hướng trong quá trình sản xuất. Nguồn: mamamaryshow.com  Công việc của storyboard artist, học làm những gì? Các họa sĩ vẽ storyboard có thể vẽ tay hoặc vẽ máy, các sản phẩm của họ có thể là tranh trắng đen hoặc là tranh màu tùy theo nhu cầu của khách hàng. Các họa sĩ vẽ storyboard (hay còn được gọi là “storyboarder”) sẽ làm việc cùng với đạo diễn và đội ngũ làm phim từ khâu bắt đầu hình thành ý tưởng cho đến lúc sản phẩm được hoàn thành. Cộng việc của họ là sẽ tiếp tục chỉnh sửa, thêm thắt hoặc loại bỏ những cảnh không cần thiết n cho đến khi hoàn toàn ưng ý, thậm chí họ sẽ vẽ lại từ đầu và tạo ra một storyboard hoàn toàn mới nếu được nhà sản xuất yêu cầu. Các lĩnh vực của họ thường là ngành sản xuất phim hoặc những lĩnh vực sản xuất video khác (âm nhạc, quảng cáo), các công ty văn phòng hoặc xưởng làm phim tại gia… Thu nhập dành cho một Storybroad artist là bao nhiêu? Thu nhập dành cho một cá nhân họa sĩ vẽ storyboard thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ đào tạo, các quy chế lợi ích của công ty, quy mô và lĩnh vực của công ty họ làm việc, ngành, địa phương (nơi họ làm việc và tính chất địa phương đó) và các yếu tố khác… Cụ thể, dựa theo các thống kê của trang Indeed, một họa sĩ vẽ storyboard làm việc tại thành phố Burbank, California (Trung tâm giải trí truyền thông của Thế Giới) có thể kiếm được trung bình 86.000 USD/năm. Tiến qua bên bờ tây New York (được xem là Thủ đô hoa lệ của Thế Giới) các nghệ sĩ tại đây có thể kiếm được trung bình 105.000 USD/năm. Nguồn: thehollywoodart.blogspot.com Ngoài ra Cục Thống Kê Lao động cũng cho biết, đối với ngành nghề vẽ storyboard hiện nay tuy đã khá phổ biến nhưng vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể nào cho nó. Cho nên, cách tốt hơn để có cái nhìn tổng quan về thu nhập của ngành này, ta có thể xem các dữ liệu về ngành vẽ tranh minh họa (illustration), theo đó, mức lương cao nhất dành cho ngành nghề này là khoảng 91.200 USD/năm và thấp nhất vào mức 18.450 USD/năm. Ngoài ra các họa sĩ đa phần làm việc theo hình thức tự làm chủ (self-employed) nên thu nhập của họ có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn các con số trên. Làm thế nào để trở thành một họa sĩ vẽ storybroad? Tuy các bằng cấp chính quy không phải là yêu cầu thiết yếu của ngành nghề này, tuy nhiên các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng những họa sĩ được đào tạo bài bản để làm việc lâu dài với họ. Các văn bằng của các bạn có thể là cử nhân hoặc thạc sĩ về các lĩnh vực như: mỹ thuật (fine art); nghệ thuật (art); vẽ tranh minh họa bằng vec-tơ (illustration); nghệ thuật điện tử (digital art) hoặc những lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, yếu tố kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Các họa sĩ vẽ storyboard thành công thường tích lũy rất nhiều kinh nghiệm từ khi còn là những thực tập sinh hay những vị trí sơ cấp không đòi hỏi kinh nghiệm (entry-level). Một vài họa sĩ có sẵn năng khiếu sẽ có hướng đi khác biệt hơn, tuy để đi được đường dài thì việc rèn luyện và đào tạo vẫn là con đường phù hợp nhất. Giờ học Digital Painting của học viên CMA Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3820 9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế ngành nghề này thế nào? Tăng trưởng việc làm cho nghệ sĩ và họa sĩ trong lĩnh vực vẽ tranh minh họa được dự  đóan sẽ tăng 4% trong các năm từ 2012-2022. Điều này cũng có nghĩa, số lượng nghệ sĩ trong tương lai sẽ tăng từ 28.800 đến