Họa sĩ tái tạo hiện trường

Họa sĩ tái tạo hiện trường – Forensic Animation là một trong những ngành nghề độc đáo nhất của lĩnh vực hoạt hình. Thay vì tạo ra các hình ảnh mang tính giải trí cho phim ảnh, hoạt hình hay quảng cáo… thể loại này tạo ra những sản phẩm tái tạo lại các hiện trường gây án; các cảnh gây tai nạn nhằm phục vụ cho việc điều tra, giải quyết các vụ án diễn ra trong thực tế. Công việc của một Forensic Animator, họ làm những gì? Công việc của họ là sử dụng các công nghệ máy tính tân tiến để dựng lại các sự kiện có thật như: tai nạn, hành hung, cướp giật, bạo động, giết người… và nhiều hình thức phạm tội khác. Họ sử dụng những phần mềm đồ họa máy tính chuyên biệt để tổng hợp những thông tin từ phía điều tra cung cấp như: ánh sáng, hình ảnh (hoặc thông tin) mô phỏng kẻ gây án, các mô hình nhân vật (giới tính, quần áo), các video ghi lại quá trình gây án, các thông tin ghi nhận từ các thiết bị theo dõi bằng vệ tinh… tất cả những thông tin trên đều được họ xử lý và chuyển hóa thành định dạng phim hoặc hình ảnh ba chiều. Nhằm cung cấp cho các cơ quan liên quan cái nhìn tổng quát nhất về hiện trường vụ án, phục vụ cho quá trình điều tra, truyền thông đại chúng. Các animator trong lĩnh vực này thường làm việc với các nhân chứng (những người chứng kiến vụ án lúc nó xảy ra), cảnh sát, các chuyên gia pháp y và tất cả những người có liên quan khác, nhằm thu thập đầy đủ thông tin để dựng lại chính xác các sự việc đã xảy ra. Các công cụ họ sử dụng thường xuyên là: Adobe Illustrator, 3DS Max, AutoCAD, Photoshop, Adobe Flash Professional CC, After Effects, Adobe Premiere, Anark Core và Eos Systems PhotoModeler. Các Forensic Animator làm việc chủ yếu cho các cơ quan hành pháp, cụ thể họ làm việc tại: các cơ quan điều tra, các cơ quan chính phủ, các cơ quan thực thi pháp luật, các phòng thí nghiệm khoa học và pháp y. Rất nhiều các họa sĩ tái tạo hiện trường làm việc độc lập (self-employed) và phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau. Theo một số trang web về việc làm cho biết, các họa sĩ tái tạo hiện trường mới vào nghề thường kiếm được khoảng 14-25 USD/tiếng cho những dự án quy mô từ nhỏ đến trung bình. Mức phí dành để chi trả cho một họa sĩ thường không dưới 100 USD/giờ làm việc, trung bình con số này dao động từ 125-180USD. Làm thế nào để trở thành một Foerensic Animator? Trình độ đại học (cử nhân đại học) là yêu cầu tối thiểu mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng khác cũng yêu cầu các họa sĩ có ít nhất từ 2-3 năm kinh nghiệm trở lên và có thể là một bằng cấp cao hơn (như Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Các văn bằng phải đào tạo chuyên sâu những lĩnh vực như: hoạt hình máy tính (computer animation), hoạt hình (animation), tranh minh họa bằng vec-tơ (illustration) hoặc họat hình + luật hình sự (criminal justice), minh họa + luật hình sự (criminal justice); hoạt hình máy tính + luật hình sự (criminal justice).  Ngoài ra, kỹ năng lập trình và chuyên môn về vật lý, toán học cũng cần thiết cho việc dựng mô hình 3 chiều của công việc này. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, trong quá trình học, bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế dành cho ngành nghề này thế nào? Trong những năm qua, ngành nghề này đã trở nên khá phổ biến và được công nhận tại khắp các toàn án của Mỹ. Các cục cảnh sát, cơ quan chính phủ, cơ quan điều tra và thậm chí cả những kênh tin tức hiện nay đều tìm kiếm những họa sĩ tái tạo hiện trường. Cục thống kê lao động cho biết, mức tăng trưởng cho ngành nghề này không có chỉ số cụ thể tuy nhiên, tăng trưởng của lĩnh vực nghệ sĩ và họa sĩ được dự đoán tăng 6% vào các năm tới cho đến 2022 cũng phản ánh được phần nào tiềm năng cho ngành nghề này. Những thông tin thú vị về ngành hoạt hình: Bộ phim Toy Story (1995) của hãng Pixar là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên được làm bằng máy tính và đã trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất lúc bấy giờ khi mang về 192 triệu USD trong nước và 362 triệu USD trên toàn cầu, doanh thu cao nhất dành cho phim điện ảnh ra rạp năm 1995 – theo Pixar. >>> Có thể bạn muốn xem: [Hậu trường hoạt hình] Để trở thành một họa sĩ thiết kế nhân vật Tác giả:  Michelle Burton Người dịch: Minh Phương Nguồn:http://www.animationcareerreview.com/articles/forensic-animator-career-profile

Hậu trường hoạt hình Nghệ sĩ phát triển hình ảnh trong làm phim hoạt hình 1

Nghệ sĩ phát triển hình ảnh (Visual development artists) là những người tham gia thiết kế và phát triển “diện mạo” và “cảm xúc” cho các thể loại phim chiếu rạp, phim hoạt hình, video, và các lĩnh vực sản xuất. Các nghệ sĩ này còn làm việc cho các lĩnh vực khác như quảng cáo, xuất bản, marketing hoặc quan hệ công chúng. Trong ngành công nghiệp hoạt hình, các nghệ sĩ phát triển hình ảnh có nhiệm vụ hình dung và đề xuất cho các hình ảnh của nhân vật, câu chuyện… về cách chúng nên xuất hiện thế nào; trông ra sao; hành động những gì và như thế nào. Các nghệ sĩ hình ảnh cũng làm việc với “cảm xúc” của nhân vật và tham gia hỗ trợ việc “kể chuyện” trong quá trình làm phim hoạt hình. Nguồn: animationinsider.com Công việc của Visual Developmet Artist, họ làm những gì? Các nghệ sĩ phát triển hình ảnh sẽ làm việc cùng với bộ phận sáng tạo để phát tiển cho các hình ảnh của các chi tiết như: phông nền, màu sắc, ánh sáng, môi trường và các vật thể và những thứ liên quan khác. Họ sẽ vận dụng các kỹ năng về hình họa, minh họa, kỹ năng vẽ và thiết kế của mình để tạo nên những hình ảnh mà họ tin rằng chúng có thể “diễn đạt” được hoàn chỉnh một nội dung cho một phân cảnh hay biểu cảm cho một nhân vật nào đó theo cách riêng của họ. Các nghệ sĩ phát triển hình ảnh làm việc với cả định dạng 2D và 3D, họ thường sử dụng những phần mềm đồ họa như Photoshop và Maya. Các nghệ sĩ phát trển hình ảnh làm việc trong rất nhiều lĩnh vực và công ty khác nhau, như: các xưởng làm phim hoạt hình, các studio sản xuất phim và video, các công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế website, thiết kế đồ họa, quảng cáo, các công ty xuất bản liên quan đến phim ảnh và cả lĩnh vực điện thoại di động rộng lớn. Thu nhập cho một Visual Development Artist là bao nhiêu? Thu nhập cho từng cá nhân nghệ sĩ phát triển hình ảnh lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ giáo dục, kinh nghiệm, địa phương (nơi họ làm việc và tính chất địa phương đó); quy chế và quy mô của công ty, ngành và tính chất ngành, hình thức việc làm (theo hợp đồng tạm thời hay làm công ăn lương),… Theo như những báo cáo từ các trang thống kê như Glassdoor đến SimplyHired cho biết, thu nhập bình quân của các nghệ sĩ phát triển hình ảnh có thể dao động từ 44.020 USD/năm đến 109.724 USD/năm. Còn các nghệ sĩ làm việc cho các hãng lớn như Dreamworks, Disney hay Blue Sky sẽ có mức lương cao hơn các nghể sĩ khác.   Nguồn: blog.sketchup.com Có một lưu ý rằng các nghệ sĩ phát triển hình ảnh thường làm việc dưới hình thức tự làm chủ (Self-employed) cho nên mức lương bình quân mỗi năm của họ có thể sẽ thấp hơn hoặc cao hơn lương của những nghệ sĩ làm cho hãng, tùy thuộc vào các yếu tố đã nên bên trên. Làm thế nào để trở thành một Visual Development Artist? Thị thường việc làm cho lĩnh vực nghệ thuật và ngành công nghiệp giải trí là một trong những thị trường cạnh tranh nhất thế giới. Chính vì lẽ đó, hầu hết tất cả những họa sĩ torng ngành đều được đào tạo qua trường lớp và nắm trong tay ít nhất một bằng cấp cử nhân hoặc thạc sĩ về một trong những ngành sau: mỹ thuật (fine art); tranh minh họa bằng vector (illutrastion); phối màu (painting); hình họa (animation); nghệ thuật thị giác (visual art) và truyền thông (communication). Các sinh viên lúc còn đi học cũng sẽ cố gắng tham gia các thực tập càng nhiều càng tốt, hoặc sẽ ghi danh vào những vị trí hỗ trợ tại các studio lớn nhỏ, cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân trước khi ra trường. Điều này cũng là một yêu cầu của tất cả các nhà tuyển dụng lĩnh vực này. Một tấm bằng cử nhân và kinh nghiệm qua các vị trí thực tập sinh hay vị trí hỗ trợ sẽ giúp bạn khi xin được việc ở những vị trí sơ cấp (entry-level). Ở các vị trí trung cấp trở lên, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên phải tích lũy ít nhất từ 2 năm kinh nghiệm trở lên; cộng với một bằng cấp Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ. Còn những vị trí cao cấp, họ sẽ yêu cầu bạn phải có từ 3-5 năm kinh nghiệm, và một bằng cấp cao tương đương với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn là điều cơ bản nhất cho tất cả các vị trí. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp cho ngành phát triển hình ảnh thay đổi tùy theo lĩnh vực và khối ngành của

Hậu trường hoạt hình bạn biết gì về Texture Artist

Trong ngành đồ họa máy tính, thuật ngữ “texture” là từ chỉ các lớp hiệu ứng màu nhân tạo, dùng để phủ lên một khu vực của các sản phẩm đồ họa. Các “texture” được tạo ra để thể hiện tính chất vật lý hoặc hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm đồ họa. Nguồn: 3dtotal.com Các kỹ thuật viên Texture (Texture Artist) là những người thiết kế, phát triển và làm việc cùng những textures này. Họ sẽ sử dụng chúng như những lớp da trên cơ thể một nhân vật, bề mặt môi trường hoặc đồ vật… và số lượng các họa sĩ Texture cho một sản phẩm hoàn chỉnh là rất lớn, bao gồm những người tạo ra các lớp da, lớp lông, các nếp nhăn, lớp vẩy, mồ hôi hay các lớp bùn đất trên một cơ thể nhân vật. Trong một số trường hợp, yêu cầu đặt ra cho một lớp texture quá đặc biệt và không thể tìm thấy trong thực tế (ví dụ như da, máu thịt hay màu mắt của người ngoài hành tinh) thì các kỹ thuật viên sẽ tự thiết kế và tạo ra một texture hoàn toàn mới bằng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình. Công việc của một kỹ thuật viên Texture, họ làm những việc gì? Các kỹ thuật viên Texture sử dụng rất nhiều những phần mềm đồ họa, các hệ thống platform và những chương trình thu nạp và tổng hợp dữ liệu tân tiến… Một trong số các phần mềm mà họ sử dụng là: Photoshop, 3D Paint, UV Layout/Editing, RenderMan, Mental Ray, Maya, Shaders và  Houdini. Các họa sĩ cũng sử dụng những kỹ thuật tô màu bằng kỹ thuật số để tạo nên những texture nhiều tầng lớp và đa kết cấu hơn, chúng có thể bao gồm những lớp phản xạ ánh sáng, lớp tán xạ, khúc xạ hay những hình thức phức tạp hơn của các vật chất khác nhau. Nguồn: moddb.com Các Texture artist làm việc trong nhiều lĩnh vực và môi trường làm việc khác nhau, như: các hãng phim, xưởng phim hoạt hình, phim truyện, phim truyền hình, các công ty game, công ty thiết kế website, thiết kế đồ họa, công ty quảng cáo, và ngay cả lĩnh vực điện thoại di động. Các sản phẩm của họ thường phục vụ cho phim hoạt hình, video game, phim truyền hình, quảng cáo… Thu nhập của một Texture artist là bao nhiêu? Theo như Cục Thống Kê Lao Động cho biết, thu nhập trung bình cho ngành nghệ sĩ mỹ thuật và Animator là 44.850 USD/năm (đã bao gồm cả mức lương của các vị trí sơ cấp, trung cấp và cao cấp trong lĩnh vực này). Trong đó, 10% số nghệ sĩ có mức lương thấp nhất là 19.190 USD/năm và 10% số nghệ sĩ có mức thu nhập cao nhất là 89.720 USD/năm (cập nhập đến 05/2010) Các số liệu cũ hơn (năm 2009) cho thấy rằng mức thu nhập bình quân của các nghệ sĩ là 62.810 USD/năm. Trong đó, nghệ sĩ thu nhập thấp nhất là 32.360 USD/năm và cao nhất là 99.130 USD/năm. Nguồn: medinamatrix.com Làm thế nào để trở thành một Texture Artist? Các nhà tuyển dụng vẫn có xu hướng thuê những họa sĩ được đào tạo bài bản trong các ngành như: hoạt hình (animation); phim (film) và mỹ thuật ( fine art)… để cộng tác lâu dài với họ. Họ cũng yêu cầu các ứng viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của mình. Các nghệ sĩ nào đã tích lũy được cho mình lượng kiến thức về các phần mềm ứng dụng, hệ thống (plarfrom) và chương trình thu nạp và xử lý dự liệu… là một lợi thế rất lớn để ứng tuyển vào các công ty hàng đầu. Tuy nhiên, các kỹ năng hội họa truyền thống vẫn là một yếu tố vô cùng thiết yếu cho tất cả các cộng việc liên quan đến “texture” nói riêng và ngành họa sĩ nói chung. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3820 9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Mức tăng trưởng việc làm cho ngành mỹ thuật (bao gồm họa sĩ lên màu (painter) và người vẽ minh họa (illustrator)) được dự đoán sẽ tăng 9% trong các năm từ 2008 – 2018. Còn đối với lĩnh vực nghệ thuật và các lĩnh vực liên quan đến mỹ thuật nói chung, con số này được dự đoán sẽ lên đến 12 %. Đối với ngành hoạt hình, mức tăng trưởng việc làm của ngành này tăng cao hơn so với các ngành khác trong cùng hạng mục nghệ thuật: 14% – theo Cục Thống Kê Lao Động công bố. Tương tự với ngành sản xuất phim và video, tăng trưởng việc làm cũng được dự đoán sẽ tăng 14% trong các năm từ 2008 – 2018, cao hơn so với 11% của những lĩnh vực khác

họa sĩ vẽ concept 4

Họa sĩ vẽ concept là người chuyển thể các ý tưởng từ kịch bản (hoặc các văn bản, ghi chú) thành những hình ảnh cụ thể. Những hình ảnh (concept art) này miêu tả chi tiết và rõ ràng bằng màu sắc, khung cảnh, nhân vật… nhằm giúp cho người xem thấu hiểu được ý tưởng của câu chuyện và những đặc điểm đặc biệt của chúng. Quá trình này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như phim hoạt hình, truyện tranh, truyện minh họa, các trò chơi, chương trình quảng cáo, in ấn và nhiều ngành nghề khác. Họa sĩ vẽ concept thường phải phối hợp với các họa sĩ khác từ các bộ phận nghệ thuật để bảo đảm rằng các hình ảnh mà họ thể hiện phản ánh chính xác những gì mà dự án hướng đến. Nguồn: howtonotsuckatgamedesign.com  Công việc của một Concept Artist, họ làm những gì? Một họa sĩ vẽ concept cần hội tụ rất nhiều kỹ năng đặc biệt, họ có thể sử dụng thành thạo các công cụ như màu nước, màu sáp, sơn, bút chì, phần mềm đồ họa và tất cả những thứ gì có thể sử dụng để tạo nên các thể loại vũ khí, phương tiện di chuyển, thiên nhiên, vật chất vũ trụ, nhân vật người hoặc thú… bất cứ thứ gì mà dự án đòi hỏi. Các họa sĩ vẽ concept làm việc thường xuyên ở các xưởng phim hoạt hình, các công ty thiết kế quảng cáo, công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế đồ họa, các nhà xuất bản in ấn, thiết kế website, thiết kế trang trí đồ nội thất, thậm chí cho cả các công ty kiến trúc. Nguồn: forum.unity3d.com  Thu nhập cho môt họa sĩ vẽ concept là bao nhiêu? Thu nhập của từng cá nhân họa sĩ vẽ concept phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí địa lý (nơi họ làm việc và tính chất địa phương nơi đó), bề dày kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy chế phụ cấp của công ty họ làm việc, và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy mức lương cho từng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này có sự khác biệt rất lớn và chưa có các thống kê cụ thể cho ngành nghề này. Nhưng theo thư các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết: mức lương bình quân của những nghệ sĩ vẽ minh họa (illustrator) và phối màu (painter) có thể xem là tương tự với ngành họa sĩ vẽ concept. Cụ thể hơn, Cục cho biết mức lương trung bình hằng năm mà một họa sĩ vẽ minh họa và phối màu có thể kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó 10% các nghệ sĩ kiếm được ít hơn 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được trung bình 91.200 USD/năm. Nguồn: glassdoor.com Làm thế nào để trở thành một Concept Artist? Ngoài nhiệt huyết, đam mê và sự bền bỉ, các nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, họ nên nắm một trong các bằng cấp thuộc các ngành liên quan đến mỹ thuật và hoạt hình như: mỹ thuật (fine art); vẽ minh họa bằng vectơ (illustration); phối màu (painting); hoạt hình (animation); nghệ thuật thị giác (visual art); truyền thông (communication) và các lĩnh vực liên quan… Nên nhớ rằng, những nhà tuyển dụng luôn cân nhắc và đòi hỏi cao hơn 1 tấm bằng đại học ở những vị trí trung cấp và cao cấp trong công ty họ. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng năng lực và kinh nghiệm của các ứng viên. Với các vị trí trung cấp hay gián tiếp, các ứng viên nên có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm cho mình. Do đó, các bạn sinh viên nên chủ động đăng ký vào những đợt thực tập của các studio lớn nhỏ ở bất kỳ vị trí nào. Hãy cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để khi ra trường các bạn vừa có kinh nghiệm vừa cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp. Đó là xuất phát điểm hiệu quả và hoàn hảo nhất dành cho các bạn trước khi bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực này. Nguồn: mods.curse.com Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Vai trò của một họa sĩ vẽ concept là một phần không thể thiếu của quá trình sáng tạo và sản xuất phim hoạt hình. Có thể nói công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực hoạt hình hay phim ảnh đầu cần đến ít nhất một họa sĩ vẽ concept. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Thống Kê Lao động thì mức tăng trưởng của ngành nghề này trong tương lai chỉ tăng 4% cho các năm từ 2012-2022. Tuy nhiên, các họa sĩ am hiểu về công nghệ lại sẽ có nhiều cơ hội

kỹ thuật lắp ráp nhân vật

Các character rigger hay những kỹ thuật lắp ráp nhân vật là những chuyên gia trong việc điều khiển cử động cho các nhân vật, giúp chúng tương tác với môi trường xung quanh. Những nghệ sĩ đảm nhận vị trí này phải thấu hiểu về vật lý, kết cấu cơ thể và cách chúng hoạt động (“anatomy”/“giải phẫu học”), hệ điều hành UNIX và các phần mềm đồ họa như Autodesk Maya, Motion Builder, 3D Studio Ma và XSI.   Nguồn: blog.digitaltutors.com Công việc của Character Rigger, họ làm những gì? Công việc của những KTV lắp ráp nhân vật đôi khi rất tẻ nhạt, nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính chính xác và kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Nhiệm vụ của họ là sử dụng các phần mềm máy tính để tạo nên một bộ khung xương kết nối các bộ phận của nhân vật lại với nhau. Quy trình đòi hỏi họ phải thiết lập những cử động khác nhau cho từng bộ phận của nhân vật, ví dụ: cho bộ phận “tay” gồm các cử động: cầm, nắm, chỉ, viết chữ, vẫy chào; còn cho “chân” thì gồm các cử động như: đá, bước đi, chạy, nhảy… Công việc của họ cũng bao gồm hỗ trợ tạo ra phát triển các công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất phim hoạt hình, phối hợp với các bộ phận tạo hình và animator, giúp họ tìm ra các kỹ thuật mới để giải quyết những thách thức của nhân vật đặt ra. Các KTV lắp ráp nhân vật làm việc chủ yếu ở các xưởng làm phim hoạt hình, cho các công ty thiết kế game, thiết kế website, thiết kế phần mềm máy tính và nhiều lĩnh vực khác. Nguồn: cgmeetup.net  Thu nhập của một Character Rigger là bao nhiêu ? Thu nhập cho từng cá nhân Character Rigger phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: ngành/lĩnh vực họ làm việc, nơi họ làm việc (địa phương và tính chất của địa phương này). Cục Thống Kê Lao Động chưa đưa ra thông số nào cụ thể cho ngành nghề này, tuy nhiên những trang mạng thông tin thống kê khác như PayScale và Indeed.com có một số bản báo cáo hữu ích, ta có thể tham khảo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của họ, thì mức lương bình quân hằng năm cho một KTV lắp ráp nhân vật do PayScale đưa ra là 25.585 USD/năm. Còn bên Indeed nói rằng mức lương trung bình cho ngành nghề này là 46.000 USD/năm. Nguồn: bossmountian.tumblr.com Các nguồn thống kê khác đều đưa ra con số từ 48.000 USD/năm cho tới 60.000 USD/năm cho những kỹ thuật viên có từ 3-5 năm kinh nghiệm và mức 84.000 USD cho những KTV có từ 6 năm kinh nghiệm trở lên. Một trưởng nhóm bộ phận kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật (Lead rigger) có thể kiếm được khoảng 108.000 USD/năm. Làm thế nào để trở thành một Character Rigger? Con đường đào tạo phổ biến nhất cho đến nay để trở thành một kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật chính là các chương trình đào tạo cử nhân ngành phim hoạt hình máy tính (“computer animation”) với chương trình chuyên sâu vào lắp ráp nhân vật (“character rigger concentration”). Những ngành học khác cũng bổ trợ cho con đường của bạn đó là: ngành khoa học máy tính (computer sience), đồ họa thương mại (Commercial Graphic) nhưng đào sâu kiến thức về mảng hoạt hình hoặc lắp ráp nhân vật. Các khóa học về giải phẫu học (Anatomy) và hình học (geometry) cũng rất hữu ích cho bạn nếu bạn muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình trong tương lai. Nguồn: cgmeetup.net  Ngoài những khóa học kể trên, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn chỉ mới là sinh viên đại học, hãy cố gắng tìm những vị trí thực tập ở các xưởng phim hay studio cho bất kỳ vị trí nào. Điều này sẽ cho bạn lợi thế hơn khi cọ sát thực tiễn từ trước, tiếp thu kinh nghiệm quý báu cho bản thân và hỗ trợ cho bạn một xuất phát điểm hoàn hảo trong lúc bạn nhận được bằng tốt nghiệp của mình. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Các kỹ thuật viên lắp ráp nhân vật có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như: hoạt hình, game, quảng cáo, dịch vụ thiết kế chuyên biệt, phim ảnh và phim truyền hình, các công ty thiết kế hệ điều hành máy tính và các dịch vụ liên quan, các công ty sản xuất phần mềm… Sau đây là top các tiểu bang tại Mỹ cung cấp nhiều cơ hội làm việc nhất cho những lĩnh vực trên: California, New York, Washington, Texas, Illinois, Florida, North Carolina, Oregon, Massachusetts và Virginia. Nguồn: cgmeetup.net Những thông tin thú

họa sĩ vẽ bối cảnh

Họa sĩ vẽ bối cảnh (background painter) hay còn gọi là “matte painter” có nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh miêu tả bối cảnh xã hội, thế giới cho những cảnh quay trong phim hoạt hình hay live-action (phim ăn theo các sản phẩm sáng tạo khác như truyện tranh, phim hoạt hình…). Một họa sĩ vẽ bối cảnh có thể sẽ phải tạo ra toàn bộ bối cảnh cho phim mình, ví dụ như: bầu trời, làng mạc, nhà cửa, sông ngòi, núi non… trong khi các animator chỉ tạo ra vài chi tiết hay một góc nhỏ cho phim. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phát triển hoạt hình 2D và 3D, kỹ năng sáng tạo, minh họa và sức tưởng tượng phong phú. Nguồn: markusrothkranz.com Công việc của một Background Painter, họ làm những gì? Background Painter sẽ vẽ, phối màu hoặc thiết kế ra các hình ảnh, khung cảnh của thế giới cho phim bằng kỹ thuật vẽ tay, vẽ máy hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Để làm được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thiết kế, tô màu, phối màu thật tốt. Những sản phẩm của họ sẽ là nơi mà các nhân vật sinh sống, chuyển động, trò chuyện với nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ của một Background Painter chính là tạo nên thế giới mà tại đó câu chuyện chính sẽ diễn ra. Một số phần mềm chuyên dụng của các họa sĩ vẽ bối cảnh là: Maya, Photoshop và Illustrator. Background painters làm việc trong những lĩnh vực rất đa dạng như: các xưởng phim hoạt hình, các công ty sản xuất hình ảnh và phim ảnh, các công ty thiết kế và phát triển game… Họ cũng làm việc trong lĩnh vực thiết kế website, thiết kế đồ họa và lĩnh vực quảng cáo. Nguồn: design.tutplus.com Thu nhập của một Background Painter là bao nhiêu? Tùy vào các yếu tố khác nhau, như: nơi họ làm việc, quy chế và quy mô lớn nhỏ của công ty, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn của họa sĩ… mà mức thu nhập của một Background Painter có thể thay đổi. Cụ thể: top 5 các tiểu bang trả lương cao nhất cho các nghệ sĩ tại Mỹ hiện nay là Washington, New York, California, Connecticut và Michigan. Trong đó, mức lương bình quân mỗi năm tại Mỹ của một Background Painter là 44.850 USD/năm. Với mức thấp nhất là 18.450 USD/năm và cao nhất là 91.200 USD/năm. Nhưng bạn cũng nên nhớ là đa số các họa sĩ thường hoạt động theo hình thứ tự làm chủ (self-employed), với những cá nhân này số tiền mà họ kiếm được hằng năm có thể cao hơn rất nhiều so với các họa sĩ làm công ăn lương cho những công ty hay tập đoàn có tên tuổi. Nguồn: nzpetesmatteshot.blogspot.com Làm thế nào để trở thành một Background Painter? Có rất nhiều Background Painter nắm trong tay các tấm bằng đào tạo về hoạt hình (animation); mỹ thuật (fine art); vẽ tranh minh họa bằng vectơ (illustration), phối màu (panting); hoạt hình máy tính (computer animation) , thiết kế game (game design) và những khối ngành liên quan khác… Mặc dù vậy, trong thực tế có khá nhiều các nhà tuyển dụng và các xưởng phim yêu cầu ngoài bằng tốt nghiệp, các bạn phải có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình muốn tham gia. Để đáp ứng được điều này các bạn có thể chọn những công việc ở những studio nhỏ, những công ty hay tập đoàn mới khởi nghiệp để gầy dựng kinh nghiệm cho bản thân mình. Nguồn: digitalpainting.jimdo.com Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Background Painter đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu thiếu họ, các bộ phim hay sản phẩm khác sẽ không thể nào hoàn thành được. Tùy vào ngành và lĩnh vực khác nhau, cơ hội việc làm sẽ thay đổi tùy theo khối ngành mà họ tham gia. Nói chung, các họa sĩ nào có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao luôn chiếm ưu thế hơn và kiếm được nhiều cơ hội hơn trong thị trường việc làm. Nguồn:galeon.com Tăng trưỏng việc làm tổng quan cho ngành nghệ sĩ được dự báo sẽ đạt khoảng 4 % trong các năm từ 2012 đến 2022. Và số lượng nghệ sĩ sẽ tăng từ 28.800 người (2012) đến 29.900 người (2022). Những thông tin thú vị của ngành hoạt hình: Nói về vấn đề bối cảnh của phim, đa phần các hình ảnh cho bối cảnh thường được xây dựng khá đơn điệu, sơ sài. Tuy nhiên, hiện nay các nhà làm phim đã tìm ra một số cách để sử dụng bối cảnh một cách thông minh hơn, hợp lý và tinh tế hơn mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của chúng cho bộ phim. Cụ thể, trong

làm phim hoạt hình cùng stop motion animator 1

Nghề làm hoạt hình bằng kỹ thuật Stop motion (chụp hình chuyển động) là một phạm trù khá đặc biệt của cách làm phim hoạt hình truyền thống. Họ, những họa sĩ sử dụng các mô hình tĩnh vật, các con rối và đất sét để tạo nên các thước phim, thể loại này thường được sử dụng trong quảng cáo, truyền hình, giải trí,… Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như stop frame, model animation (phim hoạt hình mô hình), peppet animation (phim hoạt hình rối) và clay animation (phim hoạt hình đất sét). Cho đến nay, chỉ có vài bộ phim thuộc thể loại này thật sự gây được tiếng vang như: The Nightmare Before Christmas, Wallace & Gromit: The Curse of the Were-Rabbit, Chicken Run, Fantastic Mr. Fox, James and the Giant Peach, and Little Otik, Shaun The Sheep… Nguồn: emdep.vn Công việc của một người làm phim Stop Motion, họ làm những gì? Một người làm phim Stop Motion (Stop Motion Animator) là phải kết hợp nghệ thuật nhiếp ảnh, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng bố trí và điều khiển ánh sáng, khả năng tính toán, lấy góc hình… để taọ ra một thước phim, sau đó họ sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để điều chỉnh chúng. Những nhà làm phim tạo ra rất nhiều các nhân vật, vật thể, cảnh trí khác nhau… Sau khi họ hoàn thành xong công việc lồng ghép, sắp xếp chúng, các hình ảnh nối tiếp nhau tạo nên một cảnh quay mượt mà, khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy được cách nhân vật chuyển động và nội dung của thước phim được hé mở. Đây là một hình thức làm phim vô cùng độc đáo của thế giới, khi nó không những tạo sự tách biệt với hoạt hình bằng tranh vẽ mà nó cũng không đi theo cách làm phim bằng máy tính nhưng vẫn truyền tải được nội dung và  mang lại đầy đủ cảm xúc cho người xem. Nguồn: tiin.vn  Các Stop-Motion Animator làm việc chủ yếu ở các xưởng phim hoạt hình, xưởng phim truyện, các công ty thiết kế game và các công ty dịch vụ quảng cáo. Thu nhập cho một Stop-Motion Animator là bao nhiêu? Stop-Motion Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ hay họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas- mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Nguồn:vnn.online  Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/1 năm); District of Columbia (76110 USD/1 năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào để trở thành một Stop-Motion Animatior? Hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng thuê những họa sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để hợp tác lâu dài với họ. Tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú để trở thành một họa sĩ hoạt hình, các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật đất sét (Stop motion Animator). Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98, Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình gồm có 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối (hoạt hình tĩnh vật – đất sét): Stop Motion cũng hỗ trợ cho con đường của bạn. Các Animator tương lai tại Viện được đào tạo bài bản từ A – Z các kỹ năng từ vẽ tay, nguyên lý thị giác, khoa học màu sắc & ánh sáng, phối cảnh, chất liệu, Chuyển động, Dáng, kịch bản, âm nhạc… cùng các bộ môn khác như Giải phẫu học (Anatomy), để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một Animator khi bạn muốn thể hiện nhân vật của mình thật sống động và chân thật trên màn ảnh. Nguồn: hipencilstudio.com Ngoài bằng cấp, chứng nhận hoàn thành khóa học, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm

hậu trường hoạt hình chuyển động hình ảnh cùng flash animator 2

Flash Animator chỉ những người làm hình ảnh động cho các trang web, các video quảng cáo, maketing, các video game và các đoạn phim phục vụ giáo dục… Công việc của Flash Animator là phối hợp với giám đốc sáng tạo để đảm bảo rằng các hình ảnh kết hợp hài hòa với các thiết kế, thích ứng tốt với công nghệ được sử dụng để cho ra sản phẩm hoàn mỹ nhất. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Nguồn: jobsmadereal.com Công việc của Flash Animator, họ làm những gì? Chức năng của một Flash Animator chính là việc làm nổi bật, phóng đại các thông điệp của các bảng quảng cáo (banner) trên trang web của họ hoặc website của khách hàng. Các phần mềm đồ họa họ sử dụng là: Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max và After Effects. Công việc này đòi hỏi các kỹ năng như: thiết kế, mỹ thuật và kỹ năng bố trí (layout skill), kiểm soát và điều phối các thành tố trong video. Nguồn: Internet Flash Animator làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhà xuất bản, giáo dục, quảng cáo, ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình và video, các công ty viết phần mềm, thiết kế game, các dịch vụ thiết kế chuyên dụng, thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, các công ty Marketing, các công ty thiết kế website, thiết kế đồ họa, công ty thiết bị di động và nhiều lĩnh vực khác… Thu nhập cho một Flash Animator là bao nhiêu? Flash Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator.  Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Nguồn: youtube.com  Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas, mức này chỉ còn 40.890 USD/1 năm, thấp nhấp cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện tại Mỹ: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/1 năm); District of Columbia(76110 USD/1 năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào trở thành một Flash Animator? Một bằng đào tạo cử nhân chính là yếu tố đầu tiên khi bạn muốn trở thành một Flash Animator. Chương trình đào tạo của bạn này phải bao gồm các lớp: animation (hoạt hình); computer animation (hoạt hình máy tính); art (mỹ thuật); fine art; thiết kế đồ họa (graphic design); mô phỏng (illustration); phát triển game (game development). Một số nhà tuyển dụng của các công ty lớn hàng đầu trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi các ứng viên cho các vị trí  cấp cao các văn bằng cao hơn như Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ. Học viên CMA thực hành trên máy  Kinh nghiệm đối với lĩnh vực phần mềm còn yêu cầu kỹ năng vẽ tay tốt, kỹ năng thao tác chuyên nghiệp với các phần mềm chuyên dụng như  Macromedia Flash, Adobe Flash, Creative Suite, and Dreamweaver (tiền thân là Macromedia Dreamweaver), 3DS Max, và After Effects. Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Các báo cáo cho thấy, số lượng việc làm cho nhóm này dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2012 đến năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu là đến từ nhu cầu nhân lực của các ngành video game, sản xuất phim và các ngành dịch vụ giải trí truyền hình. Tuy nhiên, tăng trưởng này có thể bị chậm lại do các công ty có thể thuê nhân lực nước ngoài với các mức lương thấp hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao của ngành đồ họa máy tính cho các thiết bị di động có thể cải thiện tăng trưởng bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành công nghiệp điện thoại di động rộng lớn. Nguồn:sites.google.com Mặc dù đối mặt với tăng trưởng việc làm chậm, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Cục cho biết “Cơ hội sẽ rộng mở nhất dành cho những cá nhân nào đã trang bị một loạt các kỹ năng hoặc chuyên biệt về một lĩnh vực đặc thù cho hình ảnh và hiệu ứng của họ”. Tuy nhiên, vào năm 2014, Mỹ đã trở thành sân chơi rộng lớn dành cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator khi tạo ra 68.900 việc làm, xếp thứ 3 trong top những thị trường việc làm lớn nhất dành cho ngành Nghệ Thuật và Thiết Kế. Song song đó, với con số 259.500 việc làm, thiết kế đồ họa vẫn đang là ngành hot nhất hiện nay. Cơ hội việc làm cho Animator và nghệ sĩ đa phương tiện có thể được tìm thấy khắp các tiểu

hậu trường hoạt hình họa sĩ diễn xuất animator 2

Giống như tên gọi của nó, công việc của một họa sĩ diễn xuất (animator) chính là đưa “hoạt động” vào “hình ảnh”. Animator tạo ra các hình ảnh động và hiệu ứng cho các thể loại phim ảnh khác nhau, như video game, hình ảnh truyền hình phát sóng trên ti-vi, các hình ảnh trên thiết bị di động và những hình thức khác của truyền thông có sử dụng hình ảnh minh họa, các chương trình phần mềm kỹ thuật số… Các công cụ đồ họa dành cho công việc này phổ biến nhất là: Adobe After Effects, Adobe Premiere, Autodesk 3Ds Max và Autodesk Maya… tuy nhiên đó chỉ là số ít các phần mềm đồ họa dành cho công việc của Animator. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm việc xây dựng đồ họa và phát triển storyboard (phiên bản hình của một bộ phim), đòi hỏi kỹ năng vẽ và khả năng minh họa tốt. Ngoài ra, họ còn phải sáng tạo, lên kế hoạch, viết kịch bản và hỗ trợ qua lại với các bộ phận thiết kế cảnh nền hay các bộ cơ quan đồng sản xuất khác của dự án họ thực hiện. Nguồn: designs.vn  Công việc của Animator, họ làm những gì? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Giải thích cho điều này, báo cáo cho rằng “Công việc của các nghệ sĩ đa phương tiện và các Animator có tính chất tương đồng với nhau. Cụ thể, cả hai đều tập trung vào sáng tạo các hình ảnh cho phim hay video game. Thứ hai, họ đều tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cho sản phẩm phim hoặc chương trình truyền hình, các hình ảnh CGI (computer-generated images) của họ còn bao gồm việc mô phỏng lại hình ảnh thật của một diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng vào môi trường không gian ba chiều, tạo ra một nhân vật ba chiều có ngoại hình và hành động như chính phiên bản gốc. Ngoài ra, các animator còn dựng cảnh trí, cảnh nền mô phỏng một khu vực, địa điểm, vị trí cụ thể  cho sản phẩm của mình” Cũng theo báo cáo, Cục cho rằng các nghệ sĩ đa phương tiện và các animator chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: – Motion Picture and Video Industries – ngành sản xuất phim hoạt hình và video – Computer Systems Design and Related Services – ngành thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan – Software Publishers – ngành sản xuất phần mềm ứng dụng – Advertising, Public Relations, and Related Services – ngành quảng cáo,  quan hệ công chúng và các dịch vụ liên quan – Specialized Design Services – ngành dịch vụ thiết kế chuyên ngành Học viên CMA thực hành trên máy Thêm vào đó, các báo cáo cũng cho biết rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Thu nhập cho một Animator là bao nhiêu? Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD/năm, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một Animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76110 USD/năm); New York (72.530 USD) và New Mexico (70.310 USD). Làm thế nào để trở thành một Animator? Có rất nhiều con đường để trở thành một Animator chuyên nghiệp, tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú với nghề này, bạn có thể tìm hiểu chương trình học làm phim hoạt hình của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) – đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu nghề họa sĩ hoạt hình tại Việt Nam.  Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 98, Ngô