Concept Art cho phim Người đẹp và Quái vật. Trong lĩnh vực điện ảnh, Hoạ sỹ concept art là người sẽ giúp chúng ta hình dung và biến những ý tưởng đội ngũ thiết kế cũng như đạo diễn thành hiện thực. Chúng tôi có cơ hội để phỏng vấn hoạ sỹ concept kỳ cựu Karl Simon để tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về công việc sau màn ảnh, cách tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như quá trình tạo ra sản phẩm minh hoạ cho một concept điện ảnh. Karl là một họa sỹ người Thụy Điển có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hiện đang sinh sống tại Anh. Trong sự nghiệp của mình, anh đã tham gia vô số phim Hollywood, trong đó có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như Những người cùng khổ, Harry Potter và bảo bối tử thần, Hoàng tử Ba Tư, Truy Tìm Ký Ức…, và bộ phim remake gần đây nhất của Disney: Người đẹp và Quái vật. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh học ngành Mỹ thuật truyền thống và tự học thêm về mỹ thật kỹ thuật số (Digital painting) với vai trò là thực tập sinh trong nhiều năm.  Anh bắt đầu làm texture, vẽ concept và thiết kế level trong ngành trò chơi điện tử trong 5 năm trước khi chuyển sang ngành kỹ xảo điện ảnh và lên concept art và matte paint (matte paint là một công đoạn hậu kỳ trong ngành kỹ xảo điện ảnh, vẽ lại những cảnh nền viễn tưởng không dựng được ngoài đời thật) cho các bộ phim. Anh hiện đang làm freelance với công việc vẽ tiền kỳ cho phim, game, VFX (kỹ xảo), xuất bản sách,v..v. Trong bài hướng dẫn này, Karl sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Concept Art for Les Miserables    Yêu cầu và Kinh nghiệm Không có một yêu cầu cụ thể nào đối với công việc này. Như tất cả những nghề nghiệp liên quan về nghệ thuật, thứ đầu tiên và quan trọng nhất mà người ta nhìn vào, là portfolio của bạn. Một portfolio thể hiện được kỹ năng vẽ và tạo được sự hấp dẫn với người xem luôn tạo được ấn tượng tốt hơn một cái CV liệt kê ra bạn học được những kỹ năng này ở đâu. Thứ hai, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt thì mới làm hoạ sỹ concept được, đây là điều tôi nghĩ rằng rất nhiều hoạ sỹ đã bỏ qua. Suy cho cùng bạn được thuê để vẽ ý tưởng của người khác, không phải của bạn.   Các yếu tố cần cân nhắc: mối quan hệ, danh tiếng và vị trí địa lý. Mối quan hệ và may mắn tất nhiên sẽ chiếm một phần quan trọng nhưng những yếu tố này không dễ để kiểm soát. Tuy nhiên danh tiếng là thứ mà bạn có thể quyết định. Lời khuyên của tôi là hãy làm với thái độ nghiêm túc và cố gắng hết mình nếu bạn nhận một công việc, dù nó có vẻ nhỏ và không quan trọng. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn đang làm việc với ai, họ có những mối quan hệ như thế nào và đôi khi điều đó có thể giúp giới thiệu bạn đến với công việc mơ ước của mình. Một điều cần lưu ý nữa là vị trí địa lý. Tôi không nghĩ rằng tôi có cơ hội tham gia vào nhiều dự án phim đến thế nếu tôi không sống ở Luân Đôn. Có rất nhiều phim được làm ở đây và ở LA, Mỹ. Concept art cho Harry Potter và Bảo bối tử thần: phần 1.   Cần phải bỏ gì vào Portfolio của bạn. Bao gồm những hình ảnh thể hiện được rằng bạn hiểu rõ về cách vẽ. Trong đó, quan trọng là cách bạn thiết kế để tạo nên hình dáng và chủ thể trong hình, bất kể là bạn làm như thế nào. Chúng không nhất thiết phải là một bức hình vẽ tay, bằng bút chì mà có thể là một hình cắt dán hoặc hình 3D hoặc bất kỳ thứ gì bạn thích. Concept art được tạo ra để giải thích và giao tiếp một ý tưởng, và điều này đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật vẽ. Film là một phương tiện nhiếp ảnh và nếu bạn có thể cho thấy được kiến thức về nhiếp ảnh cơ bản cũng là một lợi thế. Một bức ảnh góc rộng nhìn sẽ rất khác với một cảnh được chụp với một ống kính dài. Một cảnh được phơi đủ sáng sẽ rất khác với một cảnh bị thiếu sáng. Concept Art cho Người đẹp và Quái vật.   Bạn phải làm việc với những tài liệu gì. Lúc bắt đầu mỗi dự án tôi thường phác hoạ với kịch bản. Rất nhanh sau đó tôi sẽ được nhận một số hình ảnh để tham khảo làm điểm bắt đầu. Nó có thể là một bức phác thảo nguệch ngoạc trên một miếng giấy ăn từ đạo diễn, phác thảo kế hoạch và bản cắt mặt chiếu từ đội ngũ thiết kế hoặc một mẫu 3D từ một hoạ sỹ khác. Nếu bộ phim được quay ngoại cảnh thay vì quay trong set, tôi sẽ vẽ chồng lên hình chụp của những địa điểm này. Concept art cho Truy Tìm Ký Ức   Thời gian và yêu cầu của công việc Thời gian tôi dành cho một concept không cố định. Thường thì cách hữu dụng nhất là vẽ thật nhiều bản phác hoạ trắng đen. Ví dụ, để tìm bố cục cho một cảnh, bao gồm thật nhiều góc của thiết kế không gian, hoặc để tìm ra một dáng, thái độ và bóng dáng cho một nhân

Lĩnh vực concept art là nơi quy tụ của nhiều nhân tài trên khắp thế giới. Mech robot concept art by David Revoy Những họa sĩ vẽ concept tài năng đã mở ra kỷ nguyên mới của digital art, truyền cảm hứng sáng tạo cho thế hệ họa sĩ tương lai. Họa sĩ vẽ concept tài năng nhiều không sao kể xiết, nhưng do không đủ chỗ để kể ra hết, bài viết dưới đây chỉ giới thiệu 25+ gương mặt đáng chú ý nhất mà thôi.   1. Shaddy Safadi Shaddy Safadi là họa sĩ vẽ concept cho nhiều game, chẳng hạn như Uncharted 2 của Naughty Dog. Hiện nay, ông hành nghề tự do, thuê gì làm đó. Nét độc đáo nhất trong tác phẩm của ông chính là tính đa dạng. Shaddy có khả năng thiết kế concept nhân vật, môi trường,… Ngoài ra, ông còn có khả năng vẽ cách điệu hóa. Ông là họa sĩ vẽ concept đa tài với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Tác phẩm của ông có mặt trong nhiều game đình đám.   2. Feng Zhu Feng Zhu là giảng viên kiêm họa sĩ vẽ concept nổi tiếng. Những năm 1990, ông khởi nghiệp từ nghề làm game trên PC và PS1. Hiện nay, ông điều hành trường FZD School of Design. Trường của ông chuyên dạy vẽ minh họa/concept art cho phim ảnh/video game. Feng có phong cách sáng tác chặt chẽ, chi tiết; và phong cách giảng dạy cũng vậy. Website của ông chuyên đăng tranh ảnh về môi trường, sinh vật, nhân vật, thậm chí cả tác phẩm 3D. Ngoài ra, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều bài giảng và quảng cáo cho ngôi trường của mình. Tất cả video đều miễn phí, cung cấp nhiều lời khuyên bổ ích cho họa sĩ vẽ concept.   3. Noah Bradley Họa sĩ vẽ concept nổi tiếng thế giới Noah Bradley là nhà sáng lập Art Camp. Ông được nhiều người biết đến qua những tác phẩm được chia sẻ trong cộng đồng mạng. Tranh của Noah có sức hút rất lớn trên những Website như Reddit, nơi ông thường xuyên giải đáp thắc mắc cho các họa sĩ và fan hâm mộ. Hiện nay, Noah không còn đăng nhiều bài trên mạng xã hội, nên bạn sẽ hiếm khi tìm thấy tác phẩm mới. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập trang ArtStation, rồi lần theo đường link đến các Website của ông. Hãy tìm đến Art Camp nếu bạn là họa sĩ giàu khát vọng. Art Camp tuy không mở rộng cửa cho mọi người, nhưng nó sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến nghề vẽ concept art.   4. Cam Sykes Cam Skyes là giám đốc nghệ thuật kiêm họa sĩ thiết kế nhân vật kỹ thuật số. Các tác phẩm của ông đa dạng về phong cách và tính cường điệu. Hiện nay, ông là họa sĩ vẽ minh họa/concept art tự do. Bên cạnh đó, ông còn điều hành kênh YouTube riêng với nhiều tranh chân dung, tranh kỹ thuật số, và tài liệu hướng dẫn cho họa sĩ chuyên nghiệp. Tác phẩm của Cam trở thành một hiện tượng và truyền cảm hứng cho những họa sĩ khác.   5. Jason Chan Jason Chan là họa sĩ vẽ concept hàng đầu cho Riot Game. Bạn có thể tìm thấy các tác phẩm của ông trên ArtStation. Ông chủ yếu đảm nhận công việc vẽ minh họa và thiết kế nhân vật game. Ngoài ra, ông còn đi dạy tư và tham gia thuyết trình tại nhiều hội thảo quốc tế. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề họa sĩ tự do, ông hỗ trợ dự án cho hơn 100 công ty khác nhau. Ông là họa sĩ có nhiều tác phẩm đáng kinh ngạc.   6. Tyler Edlin   Nếu đã từng ghé thăm trang Gumroad, bạn hẳn sẽ biết đến cái tên Tyler Edlin, vì đây là nơi ông chia sẻ video hướng dẫn cho họa sĩ, kèm theo vô số ví dụ minh họa tuyệt vời. Ông vẽ minh họa/concept art theo nhiều phong cách khác nhau, từ fantasy cho đến sci-fi. Ông thường xuyên mở nhiều lớp dạy vẽ kỹ thuật số giá rẻ cho người mới bắt đầu và làm việc trực tiếp với học viên để giúp họ nâng cao trình độ vẽ. Ông được xem là vốn quý của ngành công nghiệp giải trí.                                                  7. James Paick James Paick là họa sĩ vẽ concept lão luyện trong ngành công nghiệp giải trí. Ông làm việc cho nhiều studio có tên tuổi như Naughty Dog, EA, Sony, Activision,… Hiện nay, ông chuyên làm game cho các studio từ nhỏ đến chuyên nghiệp. Hơn nữa, ông còn làm giảng viên cho các trường như Art Center, Concept Design Academy, và CGMA. Trên Gumroad có nhiều tác phẩm đáng xem của ông.   8. John J. Park Nói đến tác phẩm của John, chúng ta không có gì để nói ngoài hai chữ CHUYÊN NGHIỆP! Ông tham gia thực hiện nhiều dự án phim và video game như Transformers 4, Godzilla, Halo, Uncharted 4,… Ông có khả năng vẽ tranh 2D bằng kỹ thuật số, làm hoạt hình 3D bằng công nghệ CG. Ông am hiểu về concept art và biết sử dụng hầu hết phần mềm diễn họa. ArtStation là nơi bạn có thể tìm thấy tác phẩm của ông. 9. Maciej Kuciara Maciej Kuciara là họa sĩ vẽ concept người Los Angeles, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghệp giải trí. Tác phẩm của ông chủ yếu dựa trên những bộ phim có tên trên IMDb. Tác phẩm của Maciej không chỉ đa dạng về phong cách, mà còn mang thiết kế phù hợp cho phim hành động, kinh dị, và hoạt hình. Ông là một trong những nhà sáng lập/giảng viên chính của Learn Squared. Ông dạy vẽ online cho

  Ralph McQuarrie (Star Wars), H. R. Giger (Alien), Mary Blair (Alice in Wonderland), và Eyvind Earle (Sleeping Beauty) đều là họa sĩ concept art, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí hiện đại. Bắt đầu từ tháng chín này sẽ có giải thưởng mới ra đời nhằm tôn vinh vai trò của họ trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, video game,… Cụ thể, vào ngày 7/9, Hiệp hội Concept Art (Concept Art Association) sẽ tổ chức giải thưởng thường niên lần thứ nhất: Lễ trao giải Concept Art Awards sẽ diễn ra tại Lightbox Expo, Pasadena, California, Mỹ.     Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI – Computer-generated imagery) ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào phim hoạt hình và live-action trong những năm gần đây. Họa sĩ concept art trở thành vốn quý nhờ biệt tài diễn họa và khả năng hoàn thành artwork với thời gian siêu tốc, nhưng những người hùng thầm lặng này hiếm khi được ghi nhận công lao. Trong thời gian diễn ra sự kiện, những họa sĩ xuất sắc trong lĩnh vực live action (điện ảnh – truyền hình), phim hoạt hình (điện ảnh – truyền hình), và game (cả mobile lẫn PC/console) sẽ được vinh danh, cũng như nhận giải thưởng Original Concepts/Independent, Student Work, Fan Art, Lifetime Achievement, và LightBox Community Icon.   Artwork by Vitaly Bulgarov Artwork by Jerad Marantz Lễ hội nghệ thuật thị giác Lightbox Expo sẽ diễn ra tại Pasadena, California, miễn phí tham dự Concept Art Awards trong 03 ngày hoặc vào thứ bảy. LightBox Expo (LBX) lấy animation, illustration và concept art làm trọng tâm, hứa hẹn đem lại trải nghiệm đa chiều cho mọi đối tượng tham gia, từ họa sĩ chuyên nghiệp đến học sinh sinh viên và fan hâm mộ. Nhà tổ chức LightBox Expo, Bobby Chiu nói, “Sứ mệnh của LightBox Expo là vinh danh người họa sĩ thầm lặng phía sau những bộ phim, những game, những artwork yêu thích của chúng ta; vì vậy, chúng ta cần có giải thưởng tôn vinh nhân tài trong ngành công nghiệp giải trí. Concept Art Awards là một trong những sự kiện mà sau 10 năm nữa chúng ta mới thật sự hiểu hết tầm quan trọng của nó, nhưng trước mắt, nó sẽ là sự kiện đặc biệt nhất.” Artwork by Donglu Yu Artwork by Anthony Francsico Hiệp hội Concept Art được thành lập với sứ mệnh tôn vinh tên tuổi, tài năng, và công lao đóng góp của họa sĩ concept art trong ngành công nghiệp giải trí. Tham gia thành lập hiệp hội có họa sĩ concept art kiêm trưởng phòng phát triển hình ảnh của Marvel, Ryan Meinerding; giám đốc quản lý nhân tài Rachel Meinerding, nhà sản xuất kiêm đồng sáng lập BRIC Foundation, Nicole Hendrix. Ryan Meinerding cho biết, “Tôi thật lòng muốn vinh danh những cá nhân xuất sắc, những người xứng đáng được tôi gọi là đồng nghiệp, và những gì họ đóng góp cho ngành công nghiệp giải trí. Tôi nghĩ sự kiện này sẽ làm được điều đó. Từ trước đến nay chưa có sự kiện nào đại loại như vậy cho họa sĩ concept art, và tôi vui mừng thông báo rằng cuối cùng nó đã diễn ra, không chỉ dành cho giới họa sĩ mà còn cả khán giả.”   Họa sĩ muốn đến với lễ trao giải Concept Art Awards 2019 tại LightBox Expo sẽ gởi bài dự thi. Tác phẩm xuất sắc vượt qua vòng bình chọn của đồng nghiệp sẽ lọt vào vòng chung kết – vòng bình chọn, đánh giá của ban giám khảo. Thành phần ban giám khảo gồm có Ryan Meinerding; nhà sáng lập Gnomon + Genomon Workshop, Alex Alvarez; Krystal Sae Eue của Weta Workshop; Vitaly Bulgarov và Donglu Yu của Ubisoft. Những giám khảo còn lại sẽ được công bố sau. Thời hạn nộp bài dự thi từ 3/6 đến 8/7. Miễn phí dự thi. Không thu phí dự thi đối với thí sinh vào vòng chung kết. Những họa sĩ xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp hoạt hình, live-action, và game sẽ tề tựu tại lễ hội nghệ thuật LightBox Expo. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức từ ngày 6/9 đến 8/9 tại trung tâm hội nghị Pasadena với sự góp mặt của hàng trăm họa sĩ như giám đốc nghệ thuật Patrick O’Keefe (Spider-Man: Into the Spider-Verse), họa sĩ Alvin Lee (League of Legends), Kei Acedera (Alice in Wonderland, Mike Mignola (Hellboy), đạo diễn/biên kịch Chris Sanders (How to Train Your Dragon), họa sĩ phát triển hình ảnh của Marvel Jana Schirmer,… Vé đã chính thức được mở bán, và bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến sự kiện này trên website Lightbox Expo   *Nguồn: Magazine Artstation. *Biên Dịch: Comic Media Academy

ArtStation Community Challenge mới đây phá kỷ lục với hơn 1300 người tham gia thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản. Ba người chiến thắng thử thách Melan Barba, Juan Novelletto, và Ilya Gagarin chia sẻ bí quyết thiết kế concept art, trở ngại và lời khuyên cho những ai có ý định tham gia trong tương lai.   Anh lấy cảm hứng sáng tạo nhân vật game từ đâu? Melan: Thật may mắn, ArtStation Shogunate phát động thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản đúng vào thời điểm tôi vẽ nhân vật samurai cho porfolio tiếp theo của mình, nên tôi đã có trong tay nhiều concept art nhân vật cực đẹp và hào hứng tham gia. Concept nhân vật Samurai Cua được tôi lấy cảm hứng từ từ Koh LJ. Sở dĩ tôi chọn vẽ theo phong cách tả thực của Koh LJ là vì nó mang nét pha trộn độc đáo giữa loài giáp xác và samurai. Juan: Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm đăng ký tham gia thử thách của Andrew Mironov, tôi bị hút hồn bởi vẻ bí ẩn toát ra từ nhân vật. Tôi nghĩ mình có thể tạo bản sắc riêng cho concept art của mình, vì nó là điều tôi luôn theo đuổi. Tôi không muốn concept của mình là bản sao của người khác. Ilya: Ngay từ đầu, tôi biết sẽ không có đủ thời gian để tự tay thiết kế concept art. Vì vậy, tôi chọn lấy cảm hứng từ concept có sẵn. Cuối cùng, tôi quyết định chọn concept art về Shinobi của Giorgio Baroni, bởi thấy phù hợp hơn cả. (Đây là lần thứ hai tôi sử dụng concept này để tham gia thử thách.) Tôi thích Shinobi, vì nhân vật này không chỉ có thật mà còn rất ngầu. Shinobi không phải là siêu nhân hay quái vật gì cả, mà chỉ là một chiến binh can trường nên dễ khơi dậy sự đồng cảm, dễ hình dung trong game hoặc phim ảnh. Ngoài ra, tôi cũng thích kiểu trang phục cầu kỳ, phức tạp của nhân vật. Concept art của tôi hội đủ mọi thứ tôi cần để rèn luyện kỹ năng vẽ giải phẫu học, khuôn mặt, và những chi tiết phức tạp. Đây là thử thách thật sự đối với tôi, nhưng lại cho tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xin anh tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn Melan: Tôi thường phân bổ công việc hợp lý khi thiết kế nhân vật 3D. Đầu tiên, tôi tham khảo tài liệu về loài giáp xác, hoa văn trên cơ thể loài cua, và nhân vật samurai. Kế đến, tôi bắt tay vào dựng hình và miêu tả chi tiết bằng Zbrush. Phần trang phục hoàn toàn được tôi vẽ bằng tay và điểm xuyết chi tiết bề mặt bằng Substance Designer. Tôi thực hiện công đoạn retopology/UV map bằng 3Ds Max, vẽ texture bằng Substance Painter, và diễn họa lần cuối bằng Marmoset Toolbag. Juan: Tôi phân chia lịch làm việc ra làm bốn giai đoạn thực hiện trong 50 ngày: 14 ngày cho giai đoạn High res, 14 ngày cho giai đoạn Low res, 7 ngày cho giai đoạn Texture, 7 ngày cho giai đoạn Pose và Presentation, chừa thêm mấy ngày để đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Tôi có lần mất toi 2 ngày làm việc chỉ vì sự cố hỏng đĩa cứng. Ilya: Tôi lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết nhằm bảo đảm hoàn thành tác phẩm đúng hạn – 2 tuần cho công đoạn retopology, 1 tuần cho công đoạn texture và 1 tuần cho công đoạn chỉnh sửa hoàn thiện. Lần thử thách này, tuy tôi chạy đua với thời gian, nhưng không vất vả đến nỗi phải thức trắng 2 đêm liền để kịp hoàn thành tác phẩm đúng kỳ hạn như lần trước. Lần đó, 2 giờ trước khi hết hạn, tôi vẫn còn loay hoay dựng cảnh cuối trong Marmoset, xử lý ánh sáng và diễn họa. Tôi cuống cuồng upload tác phẩm vừa làm xong, rồi tá họa ra rằng mình upload hình trùng lặp. Lần tham gia thứ hai, mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn, tôi còn nguyên một ngày để xử lý ánh sáng và diễn họa, và nộp tác phẩm khi còn đúng năm phút nữa là hết hạn. Theo anh, cái khó nhất của thử thách này là gì? Melan: Theo tôi nghĩ, cái khó nhất là quản lý thời gian. Là họa sĩ tự do, tôi luôn bận rộn với công việc, khó tìm được thời gian rảnh rỗi để tham gia thử thách. Vì vậy, tôi quyết định bớt ngủ lại…! Juan: Cái khó nhất là công đoạn sử dụng Marvelous Designer để mô phỏng trang phục nhân vật vì hai lý do. Thứ nhất, nhân vật có số đo cơ thể khác với chuẩn mực thông thường, cực khó mô phỏng. Thứ hai, cấu trúc phức tạp của thanh kiếm Nhật. Tôi có lúc quá mệt mỏi, chán nản đến nỗi muốn bỏ cuộc. Ilya: Công đoạn retopology khá gian nan, vất vả. Tôi phải retopology nhiều dây dợ lòng thòng trên thắt lưng, thậm chí cả những đinh tán nhỏ trên giáp bảo vệ tay chân. Ngoài ra, tôi còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ, tôi cần quyết định chi tiết nào độc nhất vô nhị, chi tiết nào mang tính đối xứng, cách khai thác texture hiệu quả,… Đưa ra những quyết định loại này quả là khó đối với tôi. Anh có lời khuyên nào cho những người có ý định tham gia thử thách hay không? Melan: Hãy làm hết sức mình. Luôn tạo động lực cho bản thân. Mạnh mẽ lên, đừng e ngại. Thực hành, thực hành, và thực hành. Cuối cùng, bạn

10 bản concept art của phim hoạt hình Disney Genie

Bài viết này dành cho tất cả những ai yêu phim hoạt hình của Disney nói riêng và đam mê ngành hoạt hình và truyện tranh nói chung. Hầu hết các nhân vật công chúa, hoàng tử của Disney đều để lại trong ta hình ảnh đầy quyến rũ, đáng yêu và ngọt ngào. Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng những hình hài đó của họ trước khi được đưa lên phim, họ như thế nào? Cùng điểm qua Concept Art của những bộ phim nổi tiếng của Disney, xem việc thiết kế nhân vật hoàng tử, công chúa phiên bản “gốc” đã biến hóa khôn lường đến mức nào nhé. 1. Genie (thần đèn) – Aladdin >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Nhìn xem anh trai thần đèn nhà ta biến hình thế nào này? Bản thiết kế nguyên gốc của thần đèn trông không có vẻ gì là thân thiện, vui tính cả. Genie này trông giống một “chú hề sát nhân hoàng loạt” mà ta hay thấy  trong mấy bộ phim kinh dọ hơn. Tưởng tượng xem nếu thiết kế này được chấp nhận đưa lên phim… điều gì sẽ xảy ra cho tuổi thơ của biết bao đứa trẻ (trong đó có ta). Phiên bản “ám ảnh kinh hoàng” dành cho trẻ em. 2. Ariel và Flounder (The Little Mermaid) Ariel trông không khác mấy với phiên bản trên phim – nhìn con nít hơn một tý, tuy nhiên chú cá càng vây xanh vui nhộn Founder thì trước khi trở nên mũm mĩm, chú từng có một thân hình chuẩn siêu mẫu và một gương mặt không mấy đáng yêu nhỉ? Disney biết rằng các hình dạng thật hay việc vẽ cá đúng anatomy (phẫu thuật học) sẽ không mang lại hiệu ứng mong muốn từ phía khán giả bộ phim. Đó là lý do vì sao ta lại có một chú cá vàng ở giữa biển và một đàn tôm cua biết hát và nhảy múa. 3. Belle và Quái Vật (Beauty and the Beast) So với bản điện ảnh, chàng hoàng từ quái vật của chúng ta trông giống một con dã thú hơn trên bản thiết kế. Thật đó, nhìn anh đi, có giống người sói không? Không phải người sói thì chắc sẽ là một thứ gì đó sẵn sàng xé xác bạn ra khi màn đêm buông xuống. 4. La Fou (Beauty and the Beast) Như các bạn thấy, anh chàng người hầu của Gaston không có vẻ gì là một  người hầu cả nhỉ. Anh chàng thậm chí còn nhìn không-giống-người cho lắm. Không biết các bạn nghĩ so chứ riêng tôi thấy bản thiết kế này của La fou giống như vẽ một con bọ cánh cứng bị nhồi trong một bộ quần áo con người vậy thôi. Nhưng cũng an ủi phần nào cho anh chàng tội nghiệp này khi có một vẻ ngoài hào nhoáng thế này trên thiết kế 5.Yzma (The Emperor’s New Groove) Yzma trông giống một mụ phù thủy già người Inca hơn là một nhà khoa học điên. Thay đổi kích thước và cho bà một thân hình gầy nhom, ốm nhách chính là chìa khóa đã góp phần tăng tính “phản diện” và  hoạt hình hình hơn cho Yzma. 6.Quasimodo và Esmeralda (The Hunchback of Notre Dame) Hình minh họa cho thiết kế của Thằng Gù trông giống một bìa sách minh họa cho cuốn tiểu thuyết đen tối và rùng rợn. Disney đã rất tinh ý khi chuyển tác phẩm tăm tối này thành một bộ phim hoạt hình gia đình đúng nghĩa, thêm vào đó chính là giọng nói của diễn viên vài tài năng Jason Alexander lồng tiếng cho con thú bằng đá vui nhộn trong phim. 7.Timon, Pumbaa và Simba (The Lion King) Bộ ba Hakuna Matata vẫn trông rất giống với nguyên bản của mình. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhìn ra nét vẽ đặc thù của họa sĩ Carl Barks – người đã từng làm việc cho Disney trước khi phim được công chiếu. 8.Shensi, Banzai và Ed (The Lion King) Băng đản linh cẩu của Scar lúc còn nằm trên thiết kế chẳng có gì để nhận diện chúng cả. Có phải đứa đang cười kia là Ed không? Không thể nào phân biệt được ba nhân vật. Chúng giống hệt nhau cứ như được đúc cùng 1 khuôn, như những hình ảnh từ các phim tài liệu của kênh Animal Planet ra vậy. Disney đã cho anh chàng một đôi mắt ngờ nghệch và một cái lưỡi luôn thè ra khỏi mõm.  9.Hoa Mộc Lan (Mulan) Mộc Lan trên thiết kế giống nam nhi nhiều hơn trên bản điện ảnh. Đôi mắt một mí được cảm biến lại hiền hòa hơn và cho thêm tóc mái khiến cô bớt hoang dã đi rất nhiều so với bản thiết kế của mình. Bản thiết kế nhân vật này cho cảm giác như Mộc Lan là nhân vật phản diện . 10.Pocahontas (Pocahontas) Lại 1 phiên bản ác nữa, lần này là công chúa da đỏ. Nhìn bản gốc của Pocahontas giống như là chị em sinh đôi quỷ quyệt của Tiger Ly hơn là nàng công chúa quả cảm và thướt tha của chúng ta. Thêm nữa, có vẻ cô được trẻ hóa, bản thiết kế cứ như đang vẽ một cô nhóc 12 tuổi nào đó và chắc chưa đủ tuổi để yêu John Smith. Disney không muốn gây ra một hiệu ứng tiêu cực nào về điều này và cho cô trở thành một thiếu nữ đầy sức sống, mạnh mẽ như ta thấy trên phim. Người dịch: Minh Phương Nguồn: http://thefw.com/disney-concept-art/

họa sĩ vẽ concept 4

Họa sĩ vẽ concept là người chuyển thể các ý tưởng từ kịch bản (hoặc các văn bản, ghi chú) thành những hình ảnh cụ thể. Những hình ảnh (concept art) này miêu tả chi tiết và rõ ràng bằng màu sắc, khung cảnh, nhân vật… nhằm giúp cho người xem thấu hiểu được ý tưởng của câu chuyện và những đặc điểm đặc biệt của chúng. Quá trình này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như phim hoạt hình, truyện tranh, truyện minh họa, các trò chơi, chương trình quảng cáo, in ấn và nhiều ngành nghề khác. Họa sĩ vẽ concept thường phải phối hợp với các họa sĩ khác từ các bộ phận nghệ thuật để bảo đảm rằng các hình ảnh mà họ thể hiện phản ánh chính xác những gì mà dự án hướng đến. Nguồn: howtonotsuckatgamedesign.com  Công việc của một Concept Artist, họ làm những gì? Một họa sĩ vẽ concept cần hội tụ rất nhiều kỹ năng đặc biệt, họ có thể sử dụng thành thạo các công cụ như màu nước, màu sáp, sơn, bút chì, phần mềm đồ họa và tất cả những thứ gì có thể sử dụng để tạo nên các thể loại vũ khí, phương tiện di chuyển, thiên nhiên, vật chất vũ trụ, nhân vật người hoặc thú… bất cứ thứ gì mà dự án đòi hỏi. Các họa sĩ vẽ concept làm việc thường xuyên ở các xưởng phim hoạt hình, các công ty thiết kế quảng cáo, công ty thiết kế và phát triển game, thiết kế đồ họa, các nhà xuất bản in ấn, thiết kế website, thiết kế trang trí đồ nội thất, thậm chí cho cả các công ty kiến trúc. Nguồn: forum.unity3d.com  Thu nhập cho môt họa sĩ vẽ concept là bao nhiêu? Thu nhập của từng cá nhân họa sĩ vẽ concept phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí địa lý (nơi họ làm việc và tính chất địa phương nơi đó), bề dày kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy chế phụ cấp của công ty họ làm việc, và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy mức lương cho từng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này có sự khác biệt rất lớn và chưa có các thống kê cụ thể cho ngành nghề này. Nhưng theo thư các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết: mức lương bình quân của những nghệ sĩ vẽ minh họa (illustrator) và phối màu (painter) có thể xem là tương tự với ngành họa sĩ vẽ concept. Cụ thể hơn, Cục cho biết mức lương trung bình hằng năm mà một họa sĩ vẽ minh họa và phối màu có thể kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó 10% các nghệ sĩ kiếm được ít hơn 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được trung bình 91.200 USD/năm. Nguồn: glassdoor.com Làm thế nào để trở thành một Concept Artist? Ngoài nhiệt huyết, đam mê và sự bền bỉ, các nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, họ nên nắm một trong các bằng cấp thuộc các ngành liên quan đến mỹ thuật và hoạt hình như: mỹ thuật (fine art); vẽ minh họa bằng vectơ (illustration); phối màu (painting); hoạt hình (animation); nghệ thuật thị giác (visual art); truyền thông (communication) và các lĩnh vực liên quan… Nên nhớ rằng, những nhà tuyển dụng luôn cân nhắc và đòi hỏi cao hơn 1 tấm bằng đại học ở những vị trí trung cấp và cao cấp trong công ty họ. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng năng lực và kinh nghiệm của các ứng viên. Với các vị trí trung cấp hay gián tiếp, các ứng viên nên có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm cho mình. Do đó, các bạn sinh viên nên chủ động đăng ký vào những đợt thực tập của các studio lớn nhỏ ở bất kỳ vị trí nào. Hãy cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để khi ra trường các bạn vừa có kinh nghiệm vừa cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp. Đó là xuất phát điểm hiệu quả và hoàn hảo nhất dành cho các bạn trước khi bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực này. Nguồn: mods.curse.com Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Telephone: (08) 3514 4365 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Vai trò của một họa sĩ vẽ concept là một phần không thể thiếu của quá trình sáng tạo và sản xuất phim hoạt hình. Có thể nói công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực hoạt hình hay phim ảnh đầu cần đến ít nhất một họa sĩ vẽ concept. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Thống Kê Lao động thì mức tăng trưởng của ngành nghề này trong tương lai chỉ tăng 4% cho các năm từ 2012-2022. Tuy nhiên, các họa sĩ am hiểu về công nghệ lại sẽ có nhiều cơ hội