Họa sĩ Linh Phạm hướng dẫn các bạn học viên CMA vẽ Gesture Drawing 1

Sáng 19/04, các bạn học viên CMA đã có một buổi workshop thú vị về Gesture Drawing do họa sĩ Linh Phạm hướng dẫn. Trong buổi workshop, họa sĩ Linh Phạm đã yêu cầu các bạn học viên CMA vẽ một loạt động tác tĩnh do người mẫu thực hiện. Song, thời gian để các bạn học viên hoàn thành 1 động tác tĩnh chỉ trong 30s. Với thời gian ngắn, các bạn học viên phải đảm bảo vẽ dáng đúng và bắt kịp tất cả các động tác của mẫu. Sau thử thách 30s, các bạn tiếp tục vẽ các động tác khác nhau với thời lượng 1 phút, 2 phút. Qua đó, các bạn sẽ tự đánh giá được sự thay đổi của bản thân trong các bài vẽ ở những khoảng thời gian khác nhau  Sau buổi workshop, các bạn học viên CMA sẽ học vẽ và tiếp tục rèn luyện kỹ năng về Gesture Drawing do họa sĩ Linh Phạm trực tiếp hướng dẫn.  Họa sĩ Linh Phạm từng tốt nghiệp chuyên ngành hoạt hình 3D tại truờng Vancouver Film School, British Columbia, Canada. VFS là một trong 3 trường dạy làm phim lớn nhất thế giới (tính đến năm 2013). Sau một thời gian tìm hiểu, họa sĩ Linh Phạm quyết định lựa chọn phát triển chuyên sâu vào nghệ thuật vẽ hoạt hình kết hợp 2D lẫn 3D, stop motion và hoạt hình làm bằng tay.  Về Gesture Drawing, có thể bạn chưa biết đây là bộ môn vẽ chuyển động, tư thế hay tạo dáng của người mẫu. Người vẽ sẽ phải vẽ một loạt các động tác tĩnh do người mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, từ 10s cho đến 5 phút. Gesture drawing thường được sử dụng như một bài vẽ “làm nóng” trước khi người vẽ thực hiện một bài hình họa nghiên cứu, tuy nhiên đây cũng là một kỹ năng chuyên biệt cần được chuyên tâm rèn luyện. Gesture drawing cũng có trường hợp mà người vẽ có thể quan sát người hay vật mẫu trong một số động tác thường gặp mà không cần phải cho đối tượng quan sát “đứng im”. Ví dụ như ký họa dáng người trên đường, người biểu diễn, vận động viên hay ký họa động vật trong sở thú. >>> Theo dõi toàn bộ hình ảnh của buổi Workshop TẠI ĐÂY

workshop character design and storytelling

Nhân vật & Câu chuyện là hai thành phần quan trọng để tạo ra một tác phẩm thành công. Một câu chuyện hay thường được truyền tải bởi những nhân vật mang đặc điểm tạo hình ấn tượng, cá tính thú vị; ngược lại, nhân vật tạo được cảm tình với độc giả là chìa khóa quan trọng để phát triển các câu chuyện tiếp theo. Là một họa sĩ đến từ Pháp, một trong những quốc gia có nền tảng mỹ thuật, văn học hàng đầu châu Âu, họa sĩ Maxime Peroz sẽ mang đến cho các bạn học viên Comic Media Academy một góc nhìn khác đầy mới lạ về Thiết kế nhân vật & Kể chuyện. [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH Workshop CHARACTER DESIGN & STORYTELLING (*) Thời gian: 9:00 – 11:00 ngày thứ ba, 13/09/2016 Địa điểm: Cơ sở 3, Comic Media Academy, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Họa sĩ Maxime Peroz tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình [spacer] NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: Workshop do họa sĩ Maxime Peroz chia sẻ tập trung vào các chủ đề chính sau đây: [spacer] 9:00 – 9:10 – Warm-up 9:10 – 9:30 – Introduce & Showcase 9:30 – 10:00 – Types of Character Excersise #1: Draw character in two different versions – A glorious, gorgeous, impressive character – A funny, stupid, laughable character 10:00 – 10:30 – Quick Sketch Excersise #2: Draw character without many details in three different versions: – Herge (Adventure of Tintin) – Dave Cooper (Pip and Norton) – Nicolas De Crécy (La république du catch) 10:30 – 11:00 – Storytelling [spacer] Mọi thông tin về Workshop, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 090.273.8806 (Mr. Hải Đăng) hoặc đến trực tiếp văn phòng của CMA tại 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM.   Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình   (*) Chương trình dành riêng cho học viên tại CMA.

workshop ve truyen tranh 18

Nhân vật có trước hay cấu trúc nhân vật có trước? Nhân vật truyện tranh có chút khác biệt với nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca. Nhân vật trong truyện tranh là nhân vật “hữu hình”, nhân vật trong tiểu thuyết và thơ ca là nhân vật “vô hình” theo đúng nghĩa đen của nó. Dù vậy, điểm chung của các loại hình nhân vật này là đều có xuất phát điểm từ cấu trúc nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật có thể ví như xây một tòa tháp cao tầng, nếu như có được “nền móng” là kết cấu vững chắc thì nhân vật đó có thể ngự trị trong tâm thức của độc giả, và ngược lại nếu như nhân vật không có cấu trúc nền tảng, hình tượng nhân vật có thể “sụp đổ” bất cứ lúc nào. Vậy mới thấy được tầm quan trong của cấu trúc nhân vật. Tuy nhiên, không có cấu trúc nhân vật là lỗi phổ biến mà các họa sĩ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về truyện tranh thường mắc phải. Để giúp các bạn trẻ, những người yêu thích truyện tranh và sáng tác truyện tranh hiểu hơn về cách tạo một nhân vật thu hút với 03 chiều: vật lý – xã hội – tâm lý, Comic Media Academy đã tổ chức buổi workshop: Hướng dẫn vẽ nhân vật truyên tranh vào ngày 14/11 vừa qua tại không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố, địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q1, TpHCM. Các bạn trẻ đã có cơ hội giao lưu cũng như nhận được sự hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh nhiệt tình từ hai họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Buổi workshop với đông đảo sự góp mặt của các bạn trẻ yêu thích vẽ truyện tranh Qua buổi workshop, người tham dự đã có cái nhìn tổng quan hơn và cách phân biệt giữa hai trường phái truyện tranh chính trên thế giới là Manga và Comic. [spacer] Sáng tạo nhân vật truyện tranh nên bắt đầu từ đâu? Quy trình vẽ nhân vật truyện tranh cần trải qua nhiều giai đoạn và phải đi theo từng bước để hình thành nên cấu trúc chặt chẽ cho truyện tranh: Đầu tiên là phải thông qua kịch bản. Thứ hai là vẽ phân khung, sau đó tiến hành vẽ cấu trúc nhân vật, thể hiện các cảm xúc nhân vật, vẽ tính động cho nhân vật, rồi đến quá trình lọc nét và cuối cùng là đồ họa. Họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt và họa sĩ Đặng Kim Chi hướng dẫn vẽ theo phong cách Manga và Comic Tất cả các hình thức vẽ (truyện tranh, minh họa, hội họa truyền thống…) đều cần có một nền tảng căn bản về kỹ thuật vẽ cơ bản, phối cảnh, khối, giải phẫu học… Trong công việc tạo hình nhân vật, nếu như cứ chăm chăm vẽ đến cái kết quả cuối cùng mà không xây dựng nền tảng cấu trúc ban đầu cho nhân vật thì hình tượng nhân vật dễ bị “sa đà”, lạc lối và mất đi nét riêng biệt. Một lỗi nữa mà đa phần các họa sĩ mới vào nghề do chưa có sự nghiên cứu bài bản về truyện tranh nên thường mắc phải đó là lỗi sao chép do: “Họa sĩ thường vẽ từ những gì mà họ nhìn thấy”. Tác giả bộ truyện Naruto lừng danh, họa sĩ Masashi Kishimoto đã từng là một trường hợp như vậy. Thuở thiếu thời do ông từng đọc qua nhiều thể loại truyện tranh nên nét vẽ của ông mang hơi hướng góp nhặt từ các tác phẩm ông từng đọc qua. Do đó mà các tác phẩm truyện tranh của Kishimoto như Gundam chỉ nhận được sự lắc đầu của bạn bè và gia đình – những người từng được xem qua bản vẽ truyện tranh của Kishimoto thuở nhỏ. Và rồi Kishimoto bắt đầu nghĩ rằng một bức tranh cần nhất là sự sáng tạo độc đáo, và sao chép của hoạ sĩ khác là vô nghĩa. Vấn đề đáng lưu tâm là các bạn lần đầu tiên bước vào con đường truyện tranh chưa có sự nghiên cứu kỹ về cách tạo hình nhân vật, bên cạnh đó, tuổi trẻ là tuổi hay vội vàng, các bạn cứ vẽ, vẽ cho thỏa niềm đam mê. Điều này không có gì sai, nhưng để đi theo con đường vẽ truyện tranh, Họa sĩ Kim Chi và Họa sĩ Tiến Đạt khuyên rằng: “Các bạn trẻ khi bắt đầu con đường họa sĩ vẽ truyện tranh thì hãy tập vẽ cấu trúc nhân vật nhiều hơn nữa, vì cấu trúc như bộ khung linh hồn của nhân vật, linh hồn mất đi thì nhân vật còn tồn tại chỉ là một nhân vật trống rỗng”. Thật vậy, khi xây dựng nhân vật, nếu như bạn đã có cấu trúc cho từng nhân vật của mình thì việc phải làm thế nào để thể hiện cử chỉ, tính cách, trang phục cho nhân vật sao cho thật sinh động chỉ còn là chuyện nhỏ. Bởi khi đó, bạn đã nắm bắt quá rõ về nhân vật của mình, điều mà chỉ những người tạo ra nhân vật mới là người hiểu rõ nhất về nhân vật. Bằng những nét vẽ cơ bản, họa sĩ Đặng Kim Chi đã giúp người tham dự hình dung ra nhân vật Buổi workshop thêm phần thú vị hơn với sự nhiệt tình tham gia chia sẻ và biểu diễn vẽ truyện tranh từ các bạn học viên đang theo học tại Viên Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Bạn Lê Hoàng Gia – học viên khóa 1 ngành truyện tranh chia sẻ về hành trình theo đuổi nghề họa sĩ

họa sĩ hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh

“Painting is easy when you don’t know how, but very difficult when you do.” Edgar Degas Vẽ thật đơn giản khi bạn chẳng biết gì, nhưng sẽ không còn đơn giản một khi bạn đã có hiểu biết [spacer] Vẽ một nhân vật truyện tranh không hề khó, nhưng cái khó là làm sao toát lên được sức sống, toát lên cái thần thái riêng cho nhân vật để hấp dẫn cuốn hút người đọc đi từ trang truyện đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Để vẽ được một nhân vật như vậy đòi hỏi người họa sĩ phải dày công rèn luyện tay nghề, có nền tảng kiến thức tạo hình nhân vật vững chắc, vốn sống phong phú cùng với chút cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. Để tạo điều kiện giúp các bạn khơi gợi hứng thú với truyện tranh thông qua các nhân vật yêu thích, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) trân trọng tổ chức buổi workshop “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh”. [spacer] Đến với buổi Workshop này, các bạn sẽ được: – Cung cấp kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để vẽ những nhân vật yêu thích. – Hướng dẫn cách vẽ nhân vật truyện tranh theo hai phong cách đang thịnh hành là Manga và Comic. – Hướng dẫn sáng tạo nhân vật dựa trên ba chiều tác động: chiều vật lí, chiều tâm lí và chiều xã hội. – Voucher giảm giá 500.000đ các khóa học bất kỳ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. – Học bổng 50% lớp học viết kịch bản truyện tranh; [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” Thời gian: 9:30 – 11:00, Thứ bảy, ngày 14/11/2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. Số lượng chỗ ngồi có hạn, để tham dự, bạn vui lòng đăng ký đặt chỗ tại: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/hieu-dung-ve-nghe-ve-truyen-tranh [spacer] KHÁCH MỜI: [spacer] Buổi workshop với sự hướng dẫn của những họa sĩ – giảng viên đến từ Viện Truyện tranh và Hoạt Hình Việt Nam với tuổi đời, tuổi nghề dày dặn cùng kiến thức sâu rộng về tạo hình nhân vật. Thêm vào đó, các bạn còn được trực tiếp chứng kiến phần biểu diễn vẽ nhân vật truyện tranh tại chỗ của các khách mời trên bảng Wacom – loại bảng vẽ cảm ứng thông dụng trong các xưởng vẽ, thiết kế, studio mỹ thuật chuyên nghiệp. [spacer] [spacer] Hãy nắm bắt cơ hội của bạn ngay hôm nay bằng cách đăng kí tham dự vào đường link chính thức của chương trình để có được chỗ ngồi đẹp nhất và nhận được các thông tin bổ ích, thú vị về các chương trình do CMA tổ chức. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình