Siêu phối cảnh

Là phần nối tiếp của cuốn sách Phối cảnh dành cho họa sĩ truyện tranh, Siêu phối cảnh – Bí quyết dành cho các họa sĩ sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng với cấp bậc khó hơn trong phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá những bí mật về đường cong phi tuyến, hình khối trụ, ống kính mắt cá, phương pháp dựng cảnh ba chiều và các thủ thuật hội họa khác, giúp cho nét vẽ của bạn vươn ra bên ngoài trang giấy.  Điều đặc biệt, đây không phải là một cuốn sách chỉ toàn chữ và những lý thuyết khó nhằn. Cuốn sách này được trình bày như một cuốn truyện tranh với những khung truyện và cốt truyện gắn kết. Tác giả sẽ vào vai người hướng dẫn, giải đáp cho anh bạn Mugg về những kiến thức của phối cảnh. Qua đó, cuốn sách sẽ giúp bạn như được trao đổi với tác giả, cùng tác giả bước vào thế giới của phối cảnh. Tài liệu lưu hành nội bộ dành cho học viên ngành Họa sĩ vẽ truyện tranh, Họa sĩ hoạt hình khi bước vào các học kỳ nâng cao tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Bên cạnh đó, cuốn sách này còn có thể mang đến những kỹ năng bổ ích cho các học viên chuyên ngành Digital Painting.  THÔNG TIN CHUNG SIÊU PHỐI CẢNH – BÍ QUYẾT DÀNH CHO CÁC HỌA SĨ Tác giả: David Chelsea Dịch giả: Phan Hoàng Số trang: 172 Nội dung: Chương 1: Những điểm hội tụ đặc biệt Chương 2: Phối cảnh biến dạng: Nghệ thuật phối cảnh kỳ ảo Chương 3: Bóng đổ và ánh sáng Chương 4: Phân chia vùng không gian Chương 5: Các góc siêu rộng Chương 6: Phối cảnh mắt cá Chương 7: Phối cảnh khối trụ Chương 8: Phép vẽ song song Chương 9: Hình phản chiếu Chương 10:  Phối cảnh trên máy tính Thuật ngữ được sử dụng trong tài liệu >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Dạy vẽ phối cảnh truyện tranh, hoạt hình 

sách dạy vẽ phối cảnh

Vẽ phối cảnh là một môn học mà cơ sở của nó là hình học. Nó diễn tả hình dáng đối tượng như chúng ta nhìn thấy chúng trong không gian, trong khi hình học lại diễn tả kích thước chính xác như nó vốn có. Xét về phương diện hình học, vẽ phối cảnh là ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm, với tâm chiếu là mắt, đối tượng là hiện thực trước mắt, mặt phẳng chiếu là một tấm kính tưởng tượng đặt thẳng đứng ở khoảng giữa mắt và đối tượng, còn hình chiếu là những gì quan sát được qua tấm kính và được vẽ lại trên một mặt phẳng gọi là mặt tranh hay bản vẽ. Môn học Vẽ phối cảnh là kiến thức nền tảng quan trọng không thể thiếu đối với các bạn đang học vẽ truyện tranh, hoạt hình, kiến trúc sư và các nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Nó giúp họ nhìn đúng, vẽ đúng và có điều kiện xây dựng những tác phẩm có quy mô lớn. Lịch sử mỹ thuật đã minh chứng cho ta thấy rằng tất cả các bậc thầy về hội họa đều tinh thông các quy luật vẽ phối cảnh. Ngay cả khi các họa sĩ vẽ thuộc lòng như là một thói quen hay theo một lĩnh vực sở trường nào đó thì kiến thức vững chắc về luật phối cảnh sẽ cho tác phẩm của họ hoàn hảo hơn. Một điều dễ nhận thấy là trong tự nhiên, tất cả các vật thể đều có thể quy về trong một khối hình học cơ bản, chẳng hạn như một khối lập phương hay khối hộp chữ nhật. Mỗi họa sĩ cần có sự cảm nhận cần thiết về mối quan hệ giữa hình ảnh vật thể cần thể hiện với khối hộp bao quanh nó, dù họ không thực sự muốn vẽ khối hộp này. Đặc biệt khi vẽ tranh về phong cảnh, công trình kiến trúc thì kiến thức về phối cảnh là điều không thể thiếu. Vì thế, việc nắm vững phối cảnh các khối hình học cơ bản đối với một người họa sĩ là điều tối quan trọng Nếu một nhạc sĩ muốn sáng tác giỏi cần phải có kiến thức về nền tảng nhạc lý thì tương tự như vậy, người họa sĩ phải có kiến thức vững vàng về luật phối cảnh. Cuốn sách này sẽ giúp cho sinh viên các ngành nghệ thuật, các họa sĩ nắm bắt vấn đề này một cách căn bản, thấu đáo. THÔNG TIN CHUNG: VẼ PHỐI CẢNH (Tài liệu học tập, lưu hành nội bộ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình) Tác giả: Phil Metzger Biên dịch: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Số trang: 105 Nội dung: – Một số nguyên tắc cơ bản trong phối cảnh như nguyên tắc thu nhỏ, nguyên tắc hội tụ, nguyên tắc chồng lấp, nguyên tắc thể hiện sắc độ. Chương này sẽ đề cập đến các nguyên tắc mà các họa sĩ cần chú ý khi vẽ phối cảnh. – Một số sai lầm thường gặp khi không nắm vững luật phối cảnh trong quá trình vẽ. – Khái quát về trường nhìn trong phối cảnh – Vận dụng nguyên tắc thu nhỏ vào phối cảnh. Sự khác biệt khi nhìn 2 vật ở 2 vị trí khác nhau. – Khái quát về điểm tụ, điểm nhìn và đường tầm mắt trong phối cảnh – Tia nhìn trung tâm trong hình nón thị giác. – Phối cảnh vật thể chính diện và lệch diện – Mối quan hệ giữa mắt nhìn và đối tượng – Phương pháp đường chéo trong vẽ phối cảnh >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] 22 Nguyên tắc kể chuyện của Pixar