chinh sua anh thanh manga

Bài viết này sẽ “mách” bạn cách thức “hô biến” những bức ảnh người thật thành những nhân vật manga sinh động và dí dỏm. Điều đầu tiên bạn cần có là phần mềm photoshop đã được cài đặt vào máy. Thứ hai là tấm hình “đắt giá” nhất của bạn, và nhớ là file ảnh phải có chất lượng thật tốt nhé. Còn bây giờ thì chúng ta bắt tay vào thực hiện thôi nào. Bước 1: Mở file ảnh gốc bằng phần mềm photoshop Sau đó, bạn tiến hành nhân đôi layer Background bằng tổ hợp phím Ctrl + J hoặc vào Layer -> Chọn Duplicate Layer Bước 2: Tiếp theo tìm đến bộ lọc Filter – Liquify. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chú ý mình nên làm gì để tạo ra một hình ảnh có phong cách manga. Nếu thường xuyên xem manga, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đặc điểm của một nhân vật là mắt to, mũi nhỏ với một khuôn mặt “bánh bao” và cằm nhọn, thon. Đây chính xác là những gì bạn cần phải thực hiện với bộ lọc Liquify, lời khuyên là bạn nên dùng brush size lớn khi tiến hành, vì hình của bạn có độ phân giải cao, nếu dùng size brush quá nhỏ có thể khiến một số vị trí không đều nhau. Công cụ trong Liquify được sử dụng nhiều tại bài hướng dẫn gồm: Bloat Tool giúp cho mắt to hơn, Pucker Tool làm mũi và miệng nhỏ lại, Forward Warp Tool thay đổi vị trí mũi và làm gọn cằm, Reconstruct Tool cho phép khôi phục hình dạng ban đầu nếu gặp sai sót. Bước 3: Bắt đầu với việc chỉnh sửa đôi mắt Như đã nói ở trên, bạn cần phải dùng kích cỡ brush lớn để chỉnh sửa chính xác hơn. Tuy nhiên bao nhiêu là đủ? Điều đó còn tùy thuộc vào độ phân giải của bức ảnh. Ở đây, tốt nhất bạn nên cho kích cỡ brush lớn hơn mắt của nhân vật trong ảnh. Bên phải cửa sổ làm việc có thiết lập cho Brush (kích thước, mật độ…). Khi sử dụng công cụ Bloat Tool giúp làm to mắt, mỗi lần click chuột trái lên mắt tại cùng một vị trí, bạn sẽ thấy kích thước con mắt tăng dần lên đồng thời tròn đều ra. Ngoài ra, để thuận tiện hơn bạn có thể nhấn phím tắt “]”; giảm kích thước Brush nhấn phím tắt “[”. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp – con đường tốt nhất để thành công với nghề họa sĩ truyện tranh Bước 4: Chỉnh sửa phần miệng. Để miệng của nhân vật trông giống như manga, cần phải khiến cho chúng nhỏ và thanh mảnh. Để thực hiện điều này, bạn sử dụng công cụ Pucker Tool, tăng kích thước sao cho lớn hơn miệng của nhân vật. Thiết lập Brush Rate khoảng 30, Brush Density khoảng 50. Bắt đầu “đánh” vào phần góc môi và phần trung tâm. Tiếp tục, bạn dùng công cụ Forward Warp Tool để click và kéo các góc của miệng, làm chúng hẹp và thanh thoát hơn. Bước 5: Xử lý cho mũi nhỏ hơn (Thực hiện tương tự phần miệng và mắt). Nếu đến bước này, bạn đã hoàn toàn cảm thấy hài lòng về mắt và môi, lời khuyên là bạn nên làm thêm một động tác nữa trước khi bắt tay vào chỉnh sửa phần mũi, đó là Duplicate Layer thêm một lần nữa để phòng trường hợp gặp rắc rối trong chỉnh sửa. Với chiếc mũi, bạn dùng kỹ thuật giống như khi dùng với miệng để làm mũi thanh mảnh hơn. Dùng Forward Warp Tool tùy ý để có thể cân chỉnh vị trí và lúc này bạn cần thêm size brush nhỏ để chỉnh sửa chi tiết ở sát mắt và mũi được chính xác. Bước 6: Tạo hình cho phần đầu nhỏ hơn Các bạn nên dành thời gian trau truốt, giúp phần nửa dưới của đầu nhỏ hơn và tròn, phần cằm thì nhọn hơn. Công cụ gồm Forward Warp Tool, dùng Brush với kích thước lớn để di chuyển các bộ phận trên khuôn mặt. Cố gắng giữ được hình dạng của tóc, không làm chúng quá lớn nếu không muốn lộ khuyết điểm. Muốn tránh điều này, bạn hãy giảm thông số Brush Density xuống thấp cho phù hợp. Tip cho bạn là khi đã ưng ý với kết quả, bạn nên dùng Spot Healing Brush để xóa những khiếm khuyết trên khuôn mặt của nhân vật nếu có. Hãy nhớ rằng, cứ sau mỗi bước làm, bạn nên nhân đôi layer đó lên một lần sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong mỗi bước tiếp theo. Bước 7: Retouch để có một bức hình lung linh hơn Đến đây thì phần chỉnh sửa khuôn mặt căn bản đã hoàn thành, nhưng để hình của bạn trông có vẻ “manga” hơn cần có sự trợ giúp từ hiệu ứng màu sắc. Bạn có thể giảm nhẹ độ đậm của màu sắc bằng cách dùng: Channel Mixer trong Layer > Adjustment Layer với Opacity vào khoảng 45. Sau đó mở Color Balance trong Layer > Adjustment Layer > Color Balance, bạn tăng thêm một chút vàng cho kênh Midtones và Highlights, một chút xanh Cyan cho kênh Shadows. >>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học làm phim hoạt hình 3D theo định hướng điện ảnh Bước 8: “Đánh bóng” đôi mắt Bước này sẽ khiến cho đôi mắt thêm phần long lanh và thu hút sự chú ý của người xem, đồng thời nhằm che khuất những khuyết điểm khác (nếu có). Tạo ra một layer mới nằm trên cùng (phím tắt Ctrl + Shift + N). Vào Edit > Fill, thiết lập thông số tương ứng. Kích hoạt công cụ Dodge Tool và Burn Tool Bạn

Phác họa khối và cơ bắp của cơ thể người rất cần thiết cho tạo hình nhân vật. Để phác họa một cách chính xác và theo ý muốn của mình, người học vẽ bắt buộc phải có một chút kiến thức về y học, cụ thể là giải phẫu học.  Việc phác họa cơ bắp không hề dễ, bởi lẽ từng bộ phận đều chứa hàng chục, hàng trăm chi tiết khác nhau về cấu trúc. Hơn nữa, xương và cơ bắp là những cơ quan chức năng quan trọng của con người, vị trí của chúng thay đổi theo từng cử động của cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc phác họa chúng. Trong quá trình dạy vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, học viên ngành truyện tranh, hoạt hình được học bộ môn Vẽ người – Human Sketch từ học kỳ thứ 3, sau khi đã trải qua các bộ môn vẽ cơ bản khác Xương, cơ bắp là gì? Để phác họa một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi “cơ bắp là gì?”. Cơ bắp được cấu tạo từ “sợi”. Cơ bắp và xương chịu trách nhiệm trong việc giúp con người di chuyển, hành động bằng cách gắn chặt với xương và dây gân hoặc dây chằng. Vì thế, bất cứ một cử động nào của bạn đều là “thành quả lao động’ của cơ bắp và xương. Xác định rõ ràng cấu trúc, chức năng của loại cơ bắp bạn muốn phác họa. Từng vị trí trên cơ thể người sẽ hiện hữu một loại cơ bắp khác biệt. Thậm chí nếu cùng một loại cơ bắp thì khi “giúp sức” cho cơ thể hoạt động, chúng sẽ thay đổi những cách khác nhau.  Quan sát hai bức ảnh trên bạn sẽ dễ dàng thấy được, cùng một loại cơ bắp, cùng một vị trí, nhưng khi thay đổi góc nhìn thì nó trở thành ba bức phác họa khác nhau hoàn toàn. Cách tốt nhất để phác họa một cách chính xác đó là vẽ từ mô hình hoặc hình ảnh của người thật. Song song đó là nghiên cứu các cuốn sách thiên về giải phẫu học. Khi bắt đầu vẽ, hãy quan sát chức năng cơ bản của hầu hết các cơ bắp trên cơ thể con người. Khi nói đến cánh tay và chân, và ngay cả những động tác sử dụng cả cơ thể. Có rất nhiều loại cơ bắp trên cơ thể của bạn. Chúng không hoạt động độc lập, thậm chí sẽ “phối hợp” một cách “đối nghịch” với nhau. Ví dụ: Các cơ bắp ở phía ngoài bàn tay ( mu bàn tay) giúp ngón tay căng ra, còn các cơ bắp phía bên trong thì giúp ngón tay cong lại. Tiến hành nào ! Bước 1: Đầu tiên hãy vẽ một hình tròn làm ngực nhân vật. Vẽ một hình oval nối vào phía trên hình tròn và một hình tam giác ở phía dưới hình tròn, hai hình mới vẽ phải nối liền với ngực bằng một đường thẳng ngắn. Chúng là đầu và vùng xương chậu của nhận vật. Tiếp theo vẽ hai đường thẳng dọc xuống bắt đầu từ vùng xương chậu, dùng hai đường thẳng nhỏ đánh dấu xương đầu gối của nhân vật. Vẽ một đường vòng cung cho để làm cánh tay, sau đó vẽ vào đó hai hình tròn tương ứng với bàn tay. Bước 2: Làm nhạt bớt một số đường vẽ ở bước 1, như trong hình dưới đây. Sau đó, vẽ một hình ngũ giác cho phần đầu. Nối ngực và phần xương chậu bằng 4 nét vẽ, đồng thời tạo cho phần ngực dạng khối lục giác. Bước 3: Đầu tiên hãy vẽ cơ bắp ở hai bắp tay, bắp chân của nhân vật. Chú ý nối phần cơ bắp vừa vẽ vào các phần còn lại. Bắp tay nối vào phần đầu. Bắp chân thì nối vào vùng xương chậu. Có một điều bạn thật sự phải cẩn thận khi vẽ cơ bắp ở tay, đó là phần cơ bắp phía trên vai cần chia làm hai phần. Một đại diện cho bắp tay, một là phần cơ bắp ở vai. Cơ bắp ở chân thì dễ dàng hơn, hãy phác họa chúng như một ngôi nhà, nhưng nhớ chú ý đến vị trí và kích thước của chúng. Bước 4: Giờ thì bắt đầu hơi phức tạp rồi nhé, hãy bắt đầu với cơ bắp ở chân trước, vẽ cẳng chân bằng hai đường gấp khúc, sau đó vẽ một hình tam giác cho bàn chân. Đến cơ bắp ở tay, lần này sẽ có khá nhiều nét khác nhau, hãy cẩn thận nhé. Bật mí một mẹo nhỏ cho bạn, đó là hãy vẽ bàn tay trước. Như thế bạn sẽ không phải lo lắng về sự tương ứng về kích thước của các cơ bắp. Tiếp đó vẽ một đường gợn sóng thể hiện mặt trong cẳng tay, vẽ một góc rộng cho phần ngoài cẳng tay và cùi chỏ. Bước 5: Phù !!! Phần bên ngoài cơ bản đã xong rồi, giờ chúng ta bắt đầu vẽ vào bên trong nhé. Hãy bắt đầu từ phần ngực của nhân vật. Hãy vẽ một đường thẳng từ cổ xuống phần xương chậu. Sau đó thêm vào các đường vẽ có dạng giống chữ “w”. Cuối cùng hãy dùng hai đường gấp khúc và một đường tròn cho ổ bụng. Bước 6: Tập trung nhé, sắp hoàn thành rồi này. Bắt đầu với những đường cong phía dưới cánh tay, sau đó đến bắp tay. Hãy chú ý liên kết các đường cong vừa vẽ với những đường vẽ ở ngực, cẳng tay trước đó. Phần chân thì đơn giản hơn nhé, chỉ cần vẽ hai đường thẳng dạng chữ “x” lớn. Bước 7: Đây là đoạn “tiền kết thúc”

Sau khi đã tìm hiểu cấu trúc cơ bản của người que ở bài dạy vẽ trước, chúng ta tiến hành học vẽ cột sống, đầu và chi dưới của người que qua các bước như sau: 1. Cột sống Vẽ một đường thẳng đứng với chiều dài vừa phải, đây sẽ là cột sống của người que. Tất nhiên, mỗi người que có một loại cột sống khác nhau, và cột sống không nhất thiết phải là một đường quá thẳng. 2. Đầu Vẽ đầu hình tròn Cũng như cột sống, đầu không bắt buộc phải có dạng hình tròn tuyệt đối. Nó có thể hơi méo mó như dưới đây: Người que không chân chuyển động bằng cách lướt trong không gian. Thực hành những tư thế đơn giản này trước khi làm cho chúng trở nên phức tạp hơn. 3. Chi dưới Người que không chân trông giống cá hơn là người. Hãy điều chỉnh lại. Bước 1: Vẽ một chân. Bước 2: Vẽ tiếp chân thứ hai ở bên kia. Bước 3: Vẽ bàn chân Tuy nhiên, người que này sẽ khó đứng vững nếu chân không chạm đất. Vì vậy, chúng ta cần vẽ thêm bàn chân. 3.1. Ngón chân 3.2. Gót chân 3.3. Mắt cá Mặt trước (2) và mặt sau (3) cấu trúc bàn chân. Vẽ bàn chân cho người que. Bước 4: Chân vẫn chưa vẽ xong. Chúng quá thẳng! Làm sao mà di chuyển được với đôi chân như thế? Để người que có khả năng chuyển động, chúng ta cần vẽ thêm khớp xương vào các chi dưới. 4.1.Hông 4.2.Đầu gối 4.3.Mắt cá chân và ngón chân Mỗi khớp xương có phạm vi chuyển động riêng. Trên thực tế, phạm vi chuyển động của khớp còn tùy thuộc vào độ mềm dẻo của mỗi người. Cột sống cũng có thể sử dụng khớp hông: Vấn đề là một khớp xương không thể xử lý ba chuyển động khác nhau cùng một lúc. Làm thế nào tạo ra tư thế như trong hình dưới đây? Chúng ta cần sử dụng hai khớp hông. Nhờ vậy, hai chân và cột sống sẽ có đủ phạm vi cử động cần thiết, và tư thế cũng trở nên vững vàng hơn. Lưu ý cả ba khớp xương chỉ còn một khi nhìn từ mặt bên. Bước 5: Tiếp tục tập luyện. Việc vẽ sẽ trở nên khó hơn rất nhiều ở các bước sau, nên tốt nhất là hãy tập luyện với các hình đơn giản ở các bước đầu để không bị rối. Đón xem kì sau với bài hướng dẫn dạy vẽ người que – Vẽ chi trên. BẬT MÍ BÍ MẬT cho bạn: Những môn học thú vị này đang được giảng dạy trong khóa học vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. Quà tặng mùa hè dành cho các bạn ở TPHCM: Viện Truyện tranh và Hoạt hình chân thành cảm ơn sự ủng hộ, quan tâm của bạn đến các lớp học vẽ do Viện tổ chức. Viện trân trọng gửi đến bạn quà tặng đặc biệt khi đăng ký Lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics căn bản, chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn từ 9 – 14 tuổi. [spacer] Quà tặng: Phiếu giảm giá 500.000đ Lớp học vẽ truyện tranh manga/comics căn bản Thời lượng học: 3 tháng Lịch học: 9:00 – 11:00 và 14:00 – 16:00 ngày thứ 7 – Chủ nhật hàng tuần (Khi đăng ký bạn chọn một trong hai giờ học này nhé) Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Thời gian áp dụng: Từ 18/07 – 31/07/2016 Hotline liên hệ: 090.273.8806 [spacer] Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam Cơ sở 1: số 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 3514 4365 – 0902 738 806 Email: daotao@cmavn.org – Website: www.cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org Pinterest: www.pinterest.com/cmavnorg