Weboon từ lâu đã trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà làm phim trên thế giới. Bởi tính dễ dàng chuyển thể (Webtoon vốn đã sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trong lối kể chuyện) và nội dung đã được kiểm chứng thông qua lượng độc giả trung thành. Hãy cùng CMA điểm qua những phim được chuyển thể từ Webtoon trong năm 2020 nhé! 1. Itaewon Class Được chuyển thể từ Webtoon cùng tên, Itaewon Class (Tầng lớp Itaewon) là 1 trong 10 phim Hàn được tìm kiếm nhiều nhất trong tháng 2/2020 tại Hàn Quốc. Lấy đề tài từ những người trẻ với lý tưởng của riêng mình, Itaewon Class là được ví là một cú nhảy độc đáo vượt ra ngoài những giới hạn thông thường. Chính vì vậy, cho đến nay, cả phim và Webtoon vẫn đang gây sốt khắp toàn châu Á. 2. Sát thủ vô cùng cực Bỏ nghề làm mật vụ, chuyển sang làm hoạ sĩ vẽ Webtoon, đối mặt với cuộc sống ngập tràn deadline và thu nhập không đủ sống. Hành trình “hoàn lương” dở khóc dở cười của một cựu mật vụ với niềm đam mê vẽ Webtoon đã đem đến tiếng cười giòn giã cho khán giả đến rạp. 3. The True Beauty Liên tục đứng top trong những bộ Webtoon được xem nhiều nhất trên toàn thế giới, The True Beauty đã khiến cộng đồng fans siêu phấn khích kể từ lúc có thông tin được công ty BonFactory chuyển thể thành phim. Câu chuyện về nàng hot girl có hai khuôn mặt nhờ sự thần kì của công nghệ make up hứa hẹn sẽ tạo nên kỉ lục mới về rating. 4. A Bitch And A Punk A Bitch and A Punk có nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ của hai người bạn vốn là thanh mai trúc mã sau 3 năm bặt vô âm tín. Với nét vẽ dễ thương cùng cách kể chuyện nhẹ nhàng, hài hước, A Bitch and A Punk dễ dàng chinh phục các khán giả tuổi teen và trở thành bộ Webtoon làm mưa làm gió tại Hàn từ năm 2015. Truyện đang được chuyển thể thành phim và dự định lên sóng trong năm nay. 5. Favorite Part Lấy concept là câu chuyện ngang trái về một nữ sinh mập ú suốt ngày chỉ mê những anh chàng siêu cấp đẹp trai, Feavorite Part là bộ Webtoon hài hước và ăn khách bậc nhất tại Hàn Quốc. Dù chưa hứa hẹn ngày phát sóng chính thức, nhưng thông tin chuyển thể của tác phẩm Webtoon đình đám này cũng đủ làm cộng đồng fans sướng muốn phát điên! 6. A Good Day To Be a Dog Nếu bạn là một cô nàng bị nguyền, hàng đêm phải biến thành chú cún trắng, và lại còn thương thầm một anh chàng sợ chó, thì điều gì sẽ xảy ra? A Good Day To Be A Dog là một bộ webtoon lãng mạn kì ảo và không kém phần hài hước sẽ được chuyển thể thành phim trong năm 2020 này! Hãy cùng đón xem các nhân vật của chúng ta bước từ Webtoon lên màn ảnh sẽ như thế nào nhé! 7. Horror And Romance Lãng mạn và kinh dị, đó chính là chuyện tình oái oăm giữa một người chuyên sáng tác truyện kinh dị và một người thích viết truyện tình cảm lãng mạn. Với nét vẽ đơn giản, dễ thương và lối kể chuyện hài hước, Horror And Romance là một trong những Webtoon được chờ đón phiên bản chuyển thể nhất năm 2020. 8. In Your Dream Đối diện với việc mình yêu đơn phương bị tai nạn, Junsu – nhân chứng duy nhất trong vụ tai nạn quyết định tham gia vào dự án y tế bí mật mang tên In Your Drem nhằm đánh thức người mình yêu khỏi cơn hôn mê sâu. Yếu tố lãng mạn kì ảo cùng cốt truyện cảm động đã khiến In Your Dream trở thành bộ Webtoon khiến nhiều độc giả mất ăn mất ngủ và hứa hẹn tạo nên nhiều kì tích khi chuyển thể. 9. Tomorrow 27 tuổi – thất nghiệp và có một cuộc sống tồi tệ, Choi Joon Woong bất ngờ được nhận vào công ty chuyên giải quyết khủng hoảng và bắt đầu giúp đỡ những người đang gặp nguy hiểm. Với chủ đề thú vị, nét vẽ đẹp và hài hước, Tomorrow đã làm dân cư mạng “rần rần” kể từ khi có thông tin chuyển thể. 10. Backstreet Rookie Bên ngoài ngây thơ, bên trong “vô số tội” – đó chính là cô nàng robot bán thời gian có ngoại hình nóng bỏng tại một cửa hàng tiện lợi. Điều gì sẽ xảy ra khi cô dần nảy sinh tình cảm với anh chủ siêu đẹp trai nhưng vụng về? Bằng cách kể chuyện hài hước và pha chút “đen tối”, Webtoon Backstreet Rookie đã thu về 5 triệu lượt đọc chỉ trong vòng 1 tháng. Con số biết nói này đủ để khẳng định thành công khi bộ truyện được chuyển thể thành phim. Lạc An ********* Xem thêm về Truyện Tranh Webtoon : Tại đây

I. Thông tin chung  ■  Điều kiện tham gia -Độ tuổi tham gia: từ 16 tuổi trở lên (bao gồm cả những thí sinh đã là tác giả hoặc thí sinh mới sáng tác lần đầu) -Không giới hạn về thể loại, chủ đề (trừ tác phẩm 18+) -Có thể đăng ký nhiều tác phẩm (không thể đăng ký một tác phẩm nhiều lần) -Có thể tham gia cá nhân hoặc một nhóm ■  Bài dự thi Bài thi của thí sinh chỉ được coi là hợp lệ khi đạt đủ các yêu cầu sau: 1. Phiếu đăng ký dự thi: Tại đây 2. Bản tóm tắt:  -Thông tin tác phẩm -Bản miêu tả nhân vật (bắt buộc) -Tóm tắt nội dung truyện: 3. Bản thảo tác phẩm: 3 chương đầu tiên của tác phẩm đã hoàn thành (mỗi chương trên 60 cut hình) Theo hình thức: + ScrollView + Không giới hạn đoạn cut mỗi chương + Định dạng file : PSD/JPG (chiều ngang 720/chiều dọc dưới 10,000) + Tất cả các file phải được nén lại và gửi bằng file ZIP. + Tên file: Tên tác phẩm_Tên tác giả 4. Văn bản cam kết trước cuộc thi Gửi mail với chủ đề: Bài Dự Thi Cuộc Thi Tìm Kiếm Tác Giả Webtoon Mùa 1 _Tên tác giả_Tên tác phẩm_[ngày tháng năm]. Ví dụ: Bài Dự Thi Cuộc Thi Tìm Kiếm Tác Giả Webtoon Mùa 1 _Lê Thị Hồng_Vệ Thần_10012020.  ■ Tiêu chí đánh giá Cuộc thi tập trung vào những tiêu chí sau: -Độ hoàn thiện của tranh -Mức độ hoàn thành của câu chuyện -Có thể sử dụng trên OSMU ■  Ban giám khảo 1/Kim Nam Chul – CEO của People&Story 2/Hong Duck Hwa – Tác giả truyện tranh Hàn Quốc 3/A – Tác giả truyện tranh Việt Nam ■  Lịch trình và hình thức thực hiện -Thời gian đăng ký và nộp bài dự thi: 12.02.2020 ~12.04.2020 -Hạn chót nộp bài dự thi: 12:00 ngày 04.2020 -Thời gian đánh giá: 13.04.2020 ~19.04.2020 -Lễ trao giải: 20.04.2020 ※ Lịch trình và nội dung chi tiết có thể thay đổi vui lòng tham khảo trên Facebook Kstorybank. ■  Giải thưởng -1 Giải đặc biệt : 10,000,000 vnd /người -4 Giải phụ: 5,000,000 vnd /người -Du lịch 5 ngày 4 đêm tại Hàn Quốc. ■  Đặc quyền của người chiến thắng -Giải đặc biệt: Hoạt động dưới sự quản lý của công ty Kstorybank và phát hành truyện dài kỳ trên app Comictoon -Giải phụ: Phát hành truyện dài kỳ trên app -Các thí sinh đạt giải có cơ hội tham quan du lịch 5 ngày 4 đêm tại Hàn Quốc. ■  Hình thức thực hiện: Tác giả đăng ký >Giám khảo đánh giá> Phỏng vấn tác giả > Thông báo kết quả -Lịch trình chi tiết có thể thay đổi tuỳ vào tình hình của cuộc thi. -Việc quản lý và phát hành sau này sẽ được thảo luận tuỳ theo tình hình của Kstorybank. -Việc đánh giá tác phẩm sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nội bộ của Kstorybank. -Phỏng vấn tác giả sẽ được thực hiện trước khi có kết quả người chiến thắng cuối cùng. -Giải thưởng chung kết sẽ được quyết định sau khi kiểm tra xem truyện đó có thể phát hành dài kỳ hay không và tham khảo ý kiến của ứng viên trong buổi phỏng vấn về việc phát hành dài kỳ. -Kết quả sẽ được công bố chính thức trên trang Facebook của công ty Kstorybank, và gửi mail riêng cho các ứng viên. II. Yêu cầu ■  Cam kết của thí sinh 1/Thí sinh tham gia cuộc thi đồng ý cho tiết lộ danh tính, cung cấp các giấy tờ tuỳ thân (CMND, Hộ chiếu), đồng ý tham gia các hoạt động truyền thông, quảng cáo của Kstorybank có liên quan đến cuộc thi và lễ trao giải. 2/Thí sinh cam kết sáng tác webtoon 3 chương. Thí sinh sẽ chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình sáng tác. 3/Tác phẩm đăng kí tham gia là tác phẩm mới, chưa từng được khai thác, công bố, sử dụng vào mục đích thương mại dưới bất kỳ hình thức nào và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai. 4/Tác giả phải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền liên quan đến tác phẩm của mình. ■  Cam kết bảo mật thông tin 1/Thí sinh cam kết không tiết lộ thông tin mà mình biết được về tất cả tác phẩm tham gia cuộc thi truyện tranh do Kstorybank tổ chức. 2/Thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ vẫn có hiệu lực trong và sau khi kết thúc cuộc thi. ■  Ủy quyền sử dụng hình ảnh đối với người chiến thắng 1/Thí sinh ủy quyền cho Kstorybank tiết lộ nội dung thị giác (ảnh chụp, hình ảnh của webtoon,…),  đăng tải việc mình tham gia cuộc thi trên mọi phương tiện truyền thông. Và Kstorybank có quyền sử dụng hình ảnh của tác giả và hình ảnh webtoon làm truyền thông Marketing 2/Nếu như chiến thắng cuộc thi, thí sinh ủy quyền cho Kstorybank làm video tường thuật chuyến đi  Hàn Quốc của mình. ■  Địa chỉ nhận bài dự thi Các thí sinh nộp bản thảo tác phẩm, phiếu đăng ký, bản tóm tắt nội dung truyện, bản miêu tả nhân vật, bảng cam kết về email: kstorybank@gmail.com. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: +SĐT: 0862 040 299 +Mail: Kstorybank@gmail.com +Facebook: Tại đây

Webtoon Thư ký Kim chuyển thể thành phim.

Truyện tranh là loại hình văn hóa phổ biến trên khắp thế giới. Nhìn chung, trên thế giới có ba nền truyện tranh lớn: truyện tranh Mỹ, truyện tranh Nhật, và truyện tranh Pháp-Bỉ. Truyện tranh (được gọi là manga trong tiếng Nhật) đặc biệt được ưa chuộng tại Nhật Bản, ước tính chiếm đến 40% ngành công nghiệp xuất bản; trong khi đó, tại Mỹ, con số này chỉ là 3% mà thôi. Truyện tranh đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật, nhất là sau năm 1945. Truyện tranh Pháp-Bỉ nổi tiếng là mang tính nghệ thuật cao, xứng đáng được xếp vào “nghệ thuật thứ chín”, đứng sau điện ảnh và truyền hình. Và riêng Hàn Quốc, trước khi webtoon ra đời, có thị trường truyện tranh khá nghèo nàn. Lớp Truyện tranh Webtoon tại Comic Media Academy đón đầu xu hướng truyện tranh hiện đại.  Đăng ký tại đây. Cũng như từ manga trong tiếng Nhật, truyện tranh được gọi là manhwa (漫畫) trong tiếng Hàn. Ngành công nghiệp truyện tranh Hàn Quốc chỉ thật sự “cất cánh” trong những năm gần đây nhờ sự bùng nổ của webtoon. Năm 2014 có khoảng 17 triệu người Hàn Quốc (chiếm 1/3 dân số) đọc webtoon trên Cổng thông tin Naver, website truyện tranh lớn nhất Hàn Quốc. Nếu tính cả số lượng người đọc webtoon trên những website nhỏ, con số này sẽ trên 20 triệu. Tiếp sau sự thành công của webtoon tại Hàn Quốc trong những năm qua, cơ quan chủ quản của các cổng thông tin lớn bắt đầu nuôi tham vọng quảng bá webtoon ra khắp thế giới. Năm 2013, cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Naver tổ chức triển lãm webtoon lần thứ nhất tại hội chợ sách Frankfurt với mục đích đưa truyện tranh Hàn Quốc đến với các nước Châu Âu. Năm 2012, cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Daum khai trương website truyện tranh mạng đầu tiên Tapastic tại thị trường Bắc Mỹ. Năm 2014, Naver khai trương website truyện tranh mạng LINE Webtoon tại Mỹ. LINE Webtoon cung cấp những dịch vụ như cập nhật miễn phí nội dung mỗi ngày, download về để đọc offline, thông báo đẩy (push notification), chia sẻ, bình luận,… Tapastic và LINE Webtoon là nền tảng mở (open platform) tại thị trường Mỹ, cho phép bất cứ ai cũng có thể đăng tải webtoon lên mạng giống như ở Hàn Quốc. LINE Webtoon có nhiều webtoon được dịch sang tiếng Anh, và cả truyện tranh mạng của các nước nói tiếng Anh. Nó cho độc giả Mỹ cơ hội làm quen với bố cục và lối kể chuyện đặc trưng của webtoon. Tại Mỹ, Scott McCloud, tác giả của cuốn sách viết về truyện tranh kỹ thuật số, ủng hộ sự thay đổi từ loại hình truyện tranh giấy sang truyện tranh kỹ thuật số. Tuy nhiên, ông nhận thấy hầu hết truyện tranh mạng ở Mỹ vẫn theo bố cục giống như comic strip và truyện tranh giấy. Robert S. Petersen cũng nhận thấy như vậy, và ông giải thích nguyên nhân là do việc áp dụng bố cục comic strip sẽ cho phép truyện tranh mạng nằm gọn trong màn hình vi tính. Lý giải tại sao truyện tranh mạng cần nằm gọn trong màn hình máy tính, ông cho rằng cuộn chuột là công việc chán ngắt khi đọc tài liệu dài, và độc giả thường ngại đọc truyện tranh dài bất tận, thấy đầu không thấy đuôi ở đâu. Bố cục dọc gặt hái thành công vang dội tại Hàn Quốc, nhưng lại lận đận tại Mỹ, vì bố cục dù ngang hay dọc, nếu quá dài sẽ đòi hỏi phải cuộn liên tục để đọc. Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ việc Hàn Quốc có tốc độ Internet tương đối nhanh, nhưng điều đó không giúp giải thích được tất cả. Truyện tranh Mỹ trên các website như theoatmeal.com và Tapastic được bố cục theo chiều dọc. Năm 2012, Marvel Comics ra mắt dòng truyện tranh Infinite Comics, được thiết kế để đọc theo chiều ngang trên màn hình. Dẫu vậy, các tác giả và nhà cung cấp truyện tranh ở Mỹ vẫn thường trung thành với bố cục comic strip và truyện tranh giấy.   Tương tự, tại Nhật Bản, truyện tranh mạng thường sử dụng hình ảnh trắng đen và vẫn theo bố cục giống như truyện tranh giấy. Thị trường truyện tranh giấy tuy co cụm, song vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Tại Hàn Quốc, webtoon chủ yếu được cung cấp qua Cổng thông tin điện tử; còn ở Nhật Bản, các nhà xuất bản hiện tại vẫn là nhà cung cấp truyện tranh kỹ thuật số. Truyện tranh giấy vẫn giữ vai trò chủ đạo mặc cho sự phát triển không ngừng của truyện tranh mạng.   Comico là một trong những website truyện tranh mạng hàng đầu của Nhật Bản. Điều thú vị là website này được xây dựng theo mô hình của Cổng thông tin Naver (Hàn Quốc). Nó mang đậm phong cách Hàn Quốc và áp dụng cơ chế quản lý giống như Naver. Nó là nền tảng mở, cập nhật nội dung mỗi ngày, có tính năng bình luận và giao tiếp chủ động. Comico cũng áp dụng cơ chế tìm kiếm tác giả mới và truyền bá văn hóa truyện tranh như Naver. Nó có hai hạng mục dành cho tác giả nghiệp dư, “Challenge League” và “Best Challenge League.” Trên Cổng thông tin Naver, những tác phẩm được đọc nhiều nhất và đạt thứ hạng cao trong “Challenge League” sẽ được xét thăng hạng lên “Best Challenge League.” Khi tác phẩm được thăng hạng lên “Best Challenge League,” nó sẽ có nhiều cơ may được đăng tải chính thức trên Cổng thông tin. Trên website Comico, tác phẩm phải đáp ứng những yêu cầu sau mới được

người hàn quốc phát cuồn với webtoon

LINE Webtoon LINE Webtoon là ứng dụng đọc truyện tranh online đang dần làm thay đổi thói quen đọc truyện của giới trẻ Hàn Quốc suốt hơn một thập kỷ qua; và cuối cùng, nó bắt đầu lan rộng khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Tham gia khóa học vẽ webtoon tại CMA: đăng ký. Khác với truyện tranh truyền thống đọc theo chiều ngang từ khung hình này sang khung hình kia, LINE Webtoon cho phép độc giả cuộn lên/xuống theo chiều dọc để đọc truyện. Trong LINE Webtoon không tồn tại khái niệm “sưu tầm ảnh bìa” và “lật trang.” Vì thực chất nó có ảnh bìa đâu mà sưu tầm, trang truyện đâu mà lật. Và còn gì nữa? Không như truyện tranh truyền thống, LINE Webtoon cung cấp nội dung miễn phí 100%, nghĩa là độc giả không phải trả bất kỳ khoản phí nào để đọc truyện. Hiện tại, LINE Webtoon có hơn 500 webtoon đến từ Hàn Quốc, 50 webtoon đến từ Mỹ cho độc giả tha hồ đọc miễn phí. Được phát hành định kỳ trên GIPHY, webtoon Star Wars mang diện mạo như minh họa dưới đây, kể câu chuyện qua góc nhìn của Luke Skywalker. Truyện tranh vốn nhiều hình ảnh, ít lời thoại, không cần mất nhiều thời gian để đọc hết câu chuyện, nên chẳng có gì khó hiểu khi chúng ta thấy hàng triệu người Hàn Quốc đọc truyện tranh mỗi ngày. Hơn nữa, nhân vật cũng khá thú vị, đáng yêu. Tranh biếm họa nhân vật Luke là một minh chứng tiêu biểu. Webtoon FX Toons là công cụ tạo hiệu ứng mang tính cách mạng. Nó bắt đầu được ứng dụng vào truyện tranh trong thời gian gần đây nhằm đem lại sức sống cho câu chuyện. Hiệu ứng âm thanh và chuyển động được kích hoạt khi cuộn xuống, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho độc giả. Sau đây là đoạn trích từ truyện tranh kinh dị Chiller. Bạn không nghe tiếng, nhưng sẽ thấy như thế này khi cuộn xuống: LINE Webtoon có nguồn gốc từ đâu? Năm 2004, LINE Webtoon, còn gọi ngắn gọn là Webtoon, được khai trương trên Cổng thông tin điện tử Naver của Hàn Quốc trong nỗ lực vực dậy ngành công nghiệp truyện tranh nước này. Vào cuối thập niên 90, đầu những năm 2000, nền kinh tế Hàn Quốc rơi vào suy thoái, dẫn đến sự đóng cửa của hàng loạt nhà xuất bản truyện tranh. Theo tờ báo Korea Times, Hàn Quốc thắt chặt kiểm duyệt truyện tranh trong suốt thập niên 90 vì lo ngại nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nhà sáng lập LINE Webtoon, JunKoo Kim tự nhận mình đã lớn lên cùng với manga và truyện tranh siêu anh hùng Hàn Quốc. Ông tạo ra hình thức truyện tranh mới lạ, độc đáo, và tìm cách đưa miễn phí đến tay độc giả. Ban đầu, ông muốn tiếp cận độc giả tuổi teen bằng cách tập trung vào nội dung mà theo ông là “giản dị, nhẹ nhàng.” Tuy nhiên, sau này, ông thấy nhiêu đây sẽ chưa đủ sức hấp dẫn fan truyện tranh truyền thống. Vì vậy, ông bèn nghĩ ra ý tưởng về truyện tranh cuộn online (scroll comics online) dựa trên quan sát hành vi con người. JunKoo Kim bên hai nhân vật truyện tranh Webtoon. Kim nói, “Nhà sáng tạo và cung cấp nội dung luôn cân nhắc người đọc sẽ tiếp thu nội dung như thế nào. Vào đầu những năm 2000, khi hầu hết nhà sáng tạo nội dung vẫn còn làm việc trên PC, bạn thường đọc nội dung kỹ thuật số bằng cách cuộn xuống. Và khi đọc tin tức, bạn cũng cuộn xuống thay vì lật trang. Truyện tranh là sự kết hợp giữa hình và chữ, nhưng theo tôi nghĩ, chữ là yếu tố chi phối câu chuyện, nên đọc truyện tranh bằng cách cuộn xuống sẽ mang tính trực quan hơn.” Kim cho biết vào thuở sơ khai của LINE Webtoon rất khó tìm tác giả nào chịu làm việc trên nền tảng này. Ông giải thích, “Nhưng do ngành công nghiệp truyện tranh sa sút trong giai đoạn này, các tác giả mới cởi mở hơn, dám mạnh dạn làm điều khác biệt.” Kyusam Kim là một trong số đó. Trong thời gian học lấy chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, ông cùng JunKoo tạo ra ứng dụng LINE Webtoon. Hiện nay, ông là một trong những tác giả Webtoon được yêu thích nhất, cha đẻ của series truyện tranh Hive, kể về cuộc chiến sinh tồn của con người giữa đại dịch côn trùng. Cảnh côn trùng xâm lược trong Hive. Để thu hút nhân tài, Kim phát triển nền tảng mở “Challenge League”, cho phép bất cứ ai cũng có thể đăng ký, đăng tải và chia sẻ tác phẩm thông qua LINE Webtoon. Và nó vẫn được giữ lại suốt nhiều năm sau đó với mục đích tìm kiếm tài năng mới. Theo tiết lộ của Tom Akel, trưởng nhóm phụ trách nội dung cho LINE Webtoon, mỗi tháng một lần, họ đều tuyển chọn tác phẩm từ khắp nơi gởi về để đăng lên LINE Webtoon, và trả tiền cho tác giả. Kim săn lùng tài năng mới nổi và tác giả giàu tâm huyết qua Challenge League. Akel cũng thực hiện công việc này, nhưng qua mạng và qua các buổi hội nghị, luôn hỏi tác giả câu này khi gặp gỡ họ, “Anh đang theo đuổi đam mê nào của đời mình nhưng chưa đạt được?” LINE Webtoon mang đến cho tác giả cơ hội thỏa mãn đam mê. Hành trình webtoon chinh phục thế giới sẽ đến với khán giả trong kỳ sau.  CMAVN dịch và biên tập.

Webtoon Thư ký Kim chuyển thể thành phim.

Do webtoon dựa trên nền tảng mạng, nó trở thành nơi kết hợp nhiều phương tiện với nhau để tạo hiệu ứng và thể loại mới đặc sắc. Thuật ngữ “đa phương tiện, đa nền tảng” thường được dùng để miêu tả quy trình sản xuất webtoon tại Hàn Quốc và phương pháp kiến tạo thế giới hư cấu trong câu chuyện. Phần này đề cập hai khía cạnh của sáng tác đa phương tiện, đa nền tảng. Thứ nhất là tính khả thi của việc kết hợp nhiều phương tiện trong sáng tác truyện tranh và phát hành nó trên nhiều nền tảng khác nhau. Thứ hai là kể chuyện qua nhiều phương tiện, nhiều nền tảng khác nhau (transmedia storytelling). Khác với truyện tranh giấy, webtoon là nền tảng cho sự kết hợp các phương tiện, chẳng hạn như nhạc nền (background music) để giúp truyền tải cảm xúc và nhấn mạnh bầu không khí trong câu chuyện. Ví dụ, webtoon A song of Clouds (Bài hát của những đám mây) của Horang có đoạn miêu tả những thành viên trong ban nhạc, được lồng nhạc nền để giúp nhấn mạnh cốt truyện. Các ca khúc trong webtoon sau này được phát hành dưới dạng album riêng. (http://comic.naver.com/webtoon/detail.nhn?titleId=63454&no=7&weekday=mon)   Những video clip ngắn đôi khi được lồng ghép vào webtoon. Năm 2009, Yun T’ae-ho phát hành webtoon SETI, khai thác tối đa tiềm năng đa phương tiện của loại hình truyện tranh này để lồng ghép TV drama vào webtoon, và cho ra đời thể loại mới mang tên “Webtoon drama.” Yun thiết kế nhân vật dựa trên ảnh chụp diễn viên, thỉnh thoảng chuyển bản vẽ cho nhà sản xuất phim truyền hình để nhờ họ điều chỉnh cho giống với nhân vật trong TV drama. Trong quá trình hợp tác sản xuất, hai bên cắt video clip từ TV series để chèn vào cuối mỗi tập webtoon. Webtoon lồng ghép video clip này nằm trong chiến lược quảng cáo của hãng Canon nhằm chứng minh máy ảnh giá rẻ có những tính năng không thua kém gì máy ảnh chuyên dụng đắt tiền. Ngoài ra, webtoon trên nền tảng kỹ thuật số cũng cho phép khai thác công nghệ 3D để tạo nhân vật và background chân thực hơn, màu sắc tinh tế hơn, không gian và thời gian giống như trong phim. Webtoon dễ chuyển thể thành phim và TV drama nhờ có tính lồng ghép. Ngay cả webtoon phiên bản giấy cũng tích hợp tính năng xem trên nhiều nền tảng. Webtoon phiên bản giấy đa phần được nhà xuất bản phát hành sau khi chúng được đăng thử nghiệm trên Cổng thông tin điện tử hoặc blog cá nhân. Tuy nhiên, nếu tác giả của loại hình truyện tranh mới nổi này là họa sĩ nổi tiếng, được đông đảo độc giả yêu thích, thì trong một số trường hợp, nhà xuất bản sẽ chủ động đề nghị tác giả hợp tác sản xuất và phát hành webtoon phiên bản giấy. Khi ấy, webtoon phiên bản giấy thường được phát hành song song với phiên bản web trên Cổng thông tin điện tử. Webtoon phiên bản giấy vẫn giữ nguyên bố cục như phiên bản web, ngoại trừ trang kỹ thuật số được định dạng thành trang in. Một số webtoon phiên bản giấy có phiên bản kỹ thuật số đi kèm, cho phép xem trên nền tảng khác thông qua truy cập QR Code. Chomyŏng kage của Kang P’ul là một ví dụ điển hình. Nếu chụp ảnh/quét mã QR Code trên webtoon phiên bản giấy bằng điện thoại di động, độc giả có thể xem truyện (thường dưới dạng video clip không lồng tiếng, dài khoảng 20 – 40 giây) thoải mái trên nền tảng di động. Những webtoon đa phương tiện, được nhiều độc giả yêu thích thường được chuyển thể thành phim, TV drama, và nhạc kịch. Ví dụ, What’s wrong Ms. Kim?; Goong; Boys over flower. Các nhà sản xuất phim thường tìm kiếm nguồn kịch bản mới qua webtoon, và nhanh tay ký hợp đồng với tác giả ngay cả khi webtoon chưa đăng hết trên mạng. Khi thấy webtoon được đăng tải liên tục trên mạng, độc giả thường kỳ vọng trong nay mai nó cũng sẽ có mặt trên nền tảng khác. Ví dụ, sau khi thấy webtoon P’ain của Yun T’aeho được đăng tải liên tục từ ngày 29/6/2014 đến 14/8/2015 trên Cổng thông tin Daum, độc giả bắt đầu đoán già đoán non rằng nó sớm muộn gì cũng được chuyển thể thành phim. Một số độc giả thậm chí còn hào hứng lập hẳn danh sách phân vai và chia sẻ nó qua mục bình luận ở cuối mỗi tập webtoon. Misaeng (Cuộc sống không trọn vẹn) của Yun T’aeho – một trong những webtoon được yêu thích nhất tại xứ sở kim chi – là minh chứng tiêu biểu cho sáng tác và phát hành đa phương tiện, đa nền tảng, đa thể loại. Hình 11. Webtoon Misaeng của Yun T’aeho (2012 – 2013) Được phát hành định kỳ trên Cổng thông tin Daum từ tháng 1/2012 đến 7/2013, Misaeng miêu tả cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của chàng trai trẻ Chang Kŭrae. Anh là tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp, nhưng do còn trẻ người non dạ, nên cuối cùng anh đành đi làm công nhân thời vụ cho công ty thương mại tổng hợp. Webtoon cho thấy nỗ lực tìm hiểu con người, cuộc sống, và xã hội của anh; thâm nhập thế giới của người làm công ăn lương, tệ nạn tham nhũng, đấu đá tranh giành quyền lực trong công ty. Nhiều người làm việc cho công ty Hàn Quốc đồng tình với nội dung webtoon. Bên cạnh đó, webtoon cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả tuổi trung niên, thậm chí cả độc giả tuổi teen. Trong và sau thời gian

bố cục của webtoon

Tiếp nối phần bài viết về bố cục trong webtoon trong “Series: WEBTOON vào Việt Nam”, CMA xin cung cấp thêm một số kiến thức về bố cục dọc của hình thức truyện tranh mới này. 2.2. Bố cục dọc trong webtoon ( phần tiếp theo) Khoảng trắng giữa các khung không còn đơn thuần đóng vai trò ngắt dòng tưởng tượng của độc giả như trước nữa. Ngày nay, nó được các tác giả webtoon tích cực khai thác vào mục đích kể chuyện. Nó cung cấp cho câu chuyện những thành phần như bầu không khí, thời gian, bối cảnh, lời thoại, và lời kể – những thành phần vốn chỉ được cung cấp qua khung hình trong truyện tranh giấy. Ví dụ, trong webtoon Changma (Mùa mưa) của Ko Younghun, ranh giới giữa khoảng trắng và khung hình bị xóa nhòa để chúng biến thành hai thành phần không thể tách rời, bổ sung cho nhau để mang tới cho độc giả câu chuyện hay.   Bố cục dọc của webtoon không chỉ làm thay đổi diện mạo và chức năng của khoảng trắng giữa các khung, mà còn cả cách độc giả cảm nhận thời gian và không gian. Theo lời của Art Spiegelman, truyện tranh là phương tiện biểu thị thời gian thông qua cách sắp xếp không gian trên trang truyện, do thời gian không phải là thành phần hữu hình trong truyện tranh. Ví dụ, khung hình dài biểu thị quãng thời gian dài trôi qua; còn khung hình hẹp biểu thị khoảng thời gian ngắn, thường dành cho những cảnh hành động gay cấn, dồn dập. Biểu thị thời gian thông qua cách sắp xếp không gian là một trong những nét đặc trưng nổi bật của truyện tranh, và nét đặc trưng này trở nên đa dạng trong truyện tranh mạng.   Độc giả có thể cảm nhận thời gian và không gian thông qua khung hình trải dài bất tận theo chiều dọc – điều bất khả thi trong truyện tranh giấy, do khung hình sẽ phải trải dài qua nhiều trang truyện. Tập 53 trong webtoon T’aeho’s P’ain của Yun có cảnh nhóm thợ lặn lặn xuống đáy biển để trục vớt cổ vật bị chôn vùi dưới cát hàng trăm năm qua. (http://webtoon.daum.net/webtoon/viewer/30249) Khung hình trên quá dài (tỷ lệ chiều rộng và chiều dài xấp xỉ 1:8) đến mức độc giả phải cuộn xuống liên tiếp mới thấy hết khung hình trên màn hình máy tính. Khung hình mở đầu bằng cảnh nhóm thợ lặn nhảy xuống nước, rồi lặn tới chỗ xác tàu đắm dưới đáy biển. Khi cuộn xuống, độc giả thấy làn nước sâu thăm thẳm chuyển dần sang màu tối đen, và cuối cùng là xác tàu đắm bị vùi trong cát. Trong webtoon, độ sâu của biển được phản ánh chân thật hơn so với truyện tranh giấy, khiến độc giả rùng mình sợ hãi chẳng kém gì nhóm thợ lặn kia. Độc giả cảm nhận thời gian qua lời miêu tả của nhân vật về độ sâu của biển, qua chiều dài bất tận của khung hình (hình ảnh cho thấy nhóm thợ lặn sẽ mất nhiều thời gian để xuống tới đáy biển), qua số lần cuộn xuống liên tiếp để xem toàn bộ khung hình. Khác với khung hình bình thường, nằm vừa vặn trên màn hình máy tính, và không cần cuộn xuống, khung hình này tạo hiệu ứng như trong phim. 2.3. Một số hạn chế trong bố cục của webtoon Mặc dù bố cục dọc đem lại cho webtoon nhiều hiệu ứng đặc sắc mà truyện tranh giấy không có được, song nó cũng bộc lộ mặt hạn chế: Nó không cho độc giả tự do “dạo chơi” giữa các khung hình. Với truyện tranh giấy, độc giả có thể đọc lướt từ trang này qua trang kia, rồi quay ngược trở về trang đầu để đọc kỹ hơn theo đúng trình tự. Vì lý do khó kiểm soát thói quen đọc truyện của độc giả, tác giả không có nhiều sự lựa chọn trong sáng tác câu chuyện, nên đành phải “tùy cơ ứng biến” mà thôi. Với webtoon, độc giả không được thoái mái “dạo chơi” theo ý mình. (Truyện tranh Nhật Mangapolo tự động phát trên Youtube thậm chí còn “trói tay” độc giả hơn cả webtoon.) Bất chấp hạn chế trên, bố cục dọc vẫn tối ưu cho thể loại cartoon kinh dị hồi hộp. Ví dụ, tập đầu webtoon Iut saram (Người hàng xóm) của Kang P’ul có cảnh một phụ nữ trung niên đang đứng xắt rau. Cô hoảng sợ khi nghe có tiếng mở cửa. (http://webtoon.daum.net/webtoon/viewer/3131) Ở webtoon phiên bản giấy (phát hành sau thành công của phiên bản web), độc giả thấy trong những khung hình tiếp theo đứa con gái đã khuất của cô từ ngoài cửa bước vào Thông tin trên đập vào mắt độc giả khi họ lật sang trang mới. Trong webtoon, độc giả phải cuộn xuống mới biết nguyên nhân khiến cô hoảng sợ. Bố cục dọc tỏ ra hiệu quả trong thể loại webtoon kinh dị, vì nó có khả năng đẩy căng thẳng lên cao thông qua kiểm soát thói quen đọc truyện của độc giả và thứ tự khung hình. 2.4. Tiểu kết Truyện tranh mạng hiện vẫn phát triển, dù chúng ta không biết sau này nó sẽ thế nào, có góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử truyện tranh hay không. Tuy nhiên, trước mắt, chúng ta thấy nó đã tạo sự khác biệt về mặt bố cục (tuy chưa phải tối ưu) với truyện tranh giấy và nổi lên như là loại hình truyện tranh hot hiện nay. Ngày nay, ngành công nghiệp webtoon phát triển nhanh hơn bao giờ hết, nhờ dịch vụ webtoon trên nền tảng di động: bố cục dọc của webtoon phù hợp với màn hình dọc của điện thoại di động, nên không cần

pape popo webtoon cps bố cục dọc

2.1. Bố cục dọc của webtoon Theo định nghĩa của Will Eisner, truyện tranh là phương tiện liên kết hình và chữ; vì vậy, nó đòi hỏi độc giả phải nắm vững kỹ năng diễn giải hình và chữ. Ngoài ra, ông còn định nghĩa truyện tranh là loại hình “nghệ thuật tiếp diễn” (sequential art), sau này được Scott McCloud củng cố thêm bằng định nghĩa “hình ảnh được xâu chuỗi với nhau một cách có chủ ý.” Truyện tranh có từ vựng và ngữ pháp riêng. Những thành phần cơ bản nhất của truyện tranh là: khung hình, khung thoại, khung chữ, và khoảng trắng giữa các khung. Cách phân khung, dựng hình, và chèn chữ quyết định cách truyền tải câu chuyện trong truyện tranh.   Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất của bố cục dọc là khoảng trắng giữa các khung (gutter). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu truyện tranh, khoảng trắng giữa các khung là nơi thu hút nhiều sự chú ý nhất của độc giả, bởi nó cho phép họ nắm bắt nội dung và ý nghĩa câu chuyện thông qua xâu chuỗi các khung hình lại với nhau. Ví dụ, nếu độc giả thấy khung hình đầu tiên là cảnh một người đàn ông vừa xem TV vừa ngáp ngắn ngáp dài, khung hình tiếp theo là cảnh anh ta mặc đồ pijama nằm ngủ trên giường, họ liền lấp đầy thông tin còn thiếu vào giữa hai khung hình: anh ta đứng dậy tắt TV, thay đồ pijama, rồi đi ngủ. Khoảng trắng giữa các khung là yếu tố làm nên nét đặc trưng của truyện tranh. Nhờ nó, những hình ảnh tĩnh sẽ trở nên sống động, giàu ý nghĩa trong mắt độc giả.   Khoảng trắng giữa các khung tuy quan trọng là vậy, song nó thường khá đơn điệu, tẻ nhạt trong truyện tranh giấy. Tuy nhiên, với webtoon thì khác hẳn, nó phong phú, đa dạng vô cùng, thậm chí còn chứa đựng cả hình và chữ. Nó đôi khi chiếm nhiều “đất” hơn cả khung hình và đóng góp tích cực vào câu chuyện. Trong một số trường hợp, khoảng trắng được sử dụng để ám chỉ quãng thời gian trôi qua và/hoặc chuyển cảnh. Khoảng trắng cũng có khi mang thiết kế hoặc màu sắc phản ánh bầu không khí của câu chuyện. Ví dụ, trong webtoon Pape Popo của Sim Sŭnghyŏn, khoảng trắng dài bao trùm tất cả các khung hình, cộng với gam màu vàng/hồng nhạt giúp đem lại bầu không khí lãng mạn cho câu chuyện tình dễ thương của đôi bạn trẻ.   Đi liền với khoảng trắng trải dài theo chiều dọc là hình ảnh lặp đi lặp lại một vật đang rơi xuống, khiến người xem có cảm tưởng những khoảng trắng này được nối liền với nhau; nhờ vậy, làm nổi bật bố cục dọc của hình ảnh. Ví dụ, trong webtoon Changma (Mùa mưa) của Ko Yŏnghun, độc giả thấy vô số đường thẳng – hình ảnh tượng trưng cho cơn mưa – chạy dài qua những khoảng trắng giữa các khung hình. Hình ảnh cơn mưa trong khoảng trắng nối liền với hình ảnh cơn mưa trong khung hình bất chấp sự phân cách rõ nét giữa khoảng trắng và khung hình. Hình ảnh cơn mưa lặp đi lặp lại trong khoảng trắng nhuộm màu u ám làm dấy lên trong lòng độc giả cảm giác sợ hãi, bất an khi đọc câu chuyện về một vụ án giết người.   Do khoảng trắng giữa các khung trong webtoon có tính co giãn linh hoạt, tác giả truyện tranh thường di dời một phần hoặc toàn bộ văn bản (lời thoại, độc thoại, thuyết minh, từ tượng thanh,…) ra khỏi khung hình. Việc dời văn bản sang khoảng trắng bên cạnh sẽ giúp khung hình trở nên thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho độc giả tập trung vào phần hình ảnh. Tùy theo ngữ cảnh cụ thể, văn bản viết trong khoảng trắng còn mang lại ý nghĩa khác cho câu chuyện. Ví dụ, trong phần đầu webtoon Widaehan K’aetch’ŭbi (K’aetch’ŭbi vĩ đại) của Kang Toha, đoạn độc thoại của nhân vật chính được đặt ngoài khung hình với hàm ý rằng người kể chuyện và nhân vật là hai cá thể riêng biệt, đôi khi xung đột với nhau. Còn nhiều vấn đề để bàn về bố cục của Webtoon, mời bạn đón đọc trong phần 2.2: Bố cục dọc trong webtoon ( phần 2). CMAVN dịch- XVI- biên tập.

webtoon vào Việt Nam

Một cái nhìn tổng quan về webtoon– Phần 1 của “Series: Webtoon- hình thức truyện tranh mới” đã giúp độc giả hiểu được khái quát về webtoon. Trong bài viết này, Comic Media Academy hân hạnh được cùng quí vị tiếp tục tìm hiểu về webtoon. 1.2. Giải thích khái niệm Webtoon. Webtoon – từ ghép của “web” (mạng) và “cartoon” (truyện tranh) – là thuật ngữ do người Hàn Quốc nghĩ ra để chỉ truyện tranh mạng. Ban đầu, họ sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ truyện tranh đăng trên các website ở Hàn Quốc. Webcomic – từ ghép của “web” và “comic” – là một ví dụ, nhưng nó sớm bị thay thế bởi webtoon. Năm 2000, Ch’ŏllian khai trương website mới mang tên “Webtoon” trên Cổng thông tin điện tử Hàn Quốc – Naver. Tuy nhiên, hầu hết truyện tranh đăng trên website này đều theo định dạng truyền thống, nghĩa là chúng vẫn giữ nguyên layout như trên trang in. Webtoon có thời được dùng để chỉ flash animation nhưng sau không còn mang nghĩa đó nữa. Ngày nay, người ta hiểu webtoon như là một thuật ngữ chỉ những truyện tranh có quy chuẩn chung và có nguồn gốc từ Hàn Quốc.   Khác với truyện tranh giấy, truyện tranh mạng được bố cục theo chiều dọc (vertical layout). Trước khi webtoon xuất hiện, các tác giả quen bố cục trang truyện theo chiều ngang do màn hình máy tính có thiết kế nằm ngang mỗi lần chỉ cho phép hiển thị 1/2 trang truyện, rồi đăng tác phẩm lên các website như N4 và Comics Today. Webtoon vừa ra đời đã được nhiều họa sĩ học tập cách bố cục mới lạ của nó và tạo nên trào lưu hot nhất hiện nay.   Được phát hành định kỳ trên Cổng thông tin Daum của Hàn Quốc (2002), Pape and Popo’s Memories của Sim Sŭnghyŏn là webtoon đầu tiên áp dụng bố cục dọc, độc giả có thể xoay nút cuộn chuột để đọc truyện. Cũng được phát hành định kỳ trên Daum (2003), webtoon Sunjŏng manhwa (Truyện tranh lãng mạn) của họa sĩ nổi tiếng Kang P’ul khơi mào trào lưu bố cục trang truyện theo chiều dọc. Nhằm mục đích cải thiện lưu lượng truy cập, các tác giả truyện tranh khác cũng chạy theo trào lưu trên, áp dụng bố cục dọc vào tác phẩm của mình trên Cổng thông tin điện tử như Daum và Naver. Bên cạnh bố cục dọc, webtoon còn đóng vai trò quan trọng trong sáng tác và phát hành đa phương tiện, đa nền tảng. Bản thân webtoon cũng là nền tảng cho sự kết hợp nhiều phương tiện với nhau để tạo hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo và thể loại mới. Thông qua đề cập khía cạnh đa phương tiện, đa nền tảng của webtoon, bài viết hé lộ những nét đặc trưng, riêng biệt của ngành công nghiệp webtoon ở Hàn Quốc. Bố cục dọc đầy màu sắc tuy thống trị thị trường truyện tranh mạng Hàn Quốc, nhưng nó không phải là trào lưu tại những thị trường khác. Ví dụ, tại Nhật Bản, truyện tranh mạnga thường là trắng đen và vẫn giữ nguyên bố cục như trên trang in. Tương tự, tại Mỹ, truyện tranh mạng thường được bố cục giống như comic strip hoặc truyện tranh giấy. Nói cách khác, tại Nhật Bản và Mỹ (phần sau sẽ trình bày chi tiết hơn), truyện tranh mạng không tạo nên trào lưu hot từ khi chuyển sang nền tảng kỹ thuật số, mặc dù các tác giả và họa sĩ đã có nhiều đổi mới trong sáng tác của mình. Webtoon ở Hàn Quốc có vẻ đoạn tuyệt với bố cục truyền thống nhanh hơn truyện tranh mạng ở những nơi khác. Qua so sánh trào lưu truyện tranh mạng tại Hàn Quốc với Nhật Bản và Mỹ, chúng ta thấy webtoon là phương tiện truyền thông mới làm thay đổi diện mạo truyện tranh và nó khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường văn hóa đại chúng Hàn Quốc. Dự đoán, xu hướng lan rộng của webtoon sẽ không ngừng lại. Đón đọc: Phần 2- “Bố cục dọc trong webtoon”. CMAVN dịch, XVI- biên tập.                    

  Phần I.I: Một cái nhìn tổng quan về webtoon Webtoon tuy tương đối mới lạ với giới truyện tranh Việt Nam, nhưng trên thế giới, thể loại truyện này đã dần có “tiếng nói”. Xuất thân từ Hàn Quốc, vương quốc của ngành công nghiệp giải trí, webtoon còn biểu hiện nhiều hơn khái niệm “truyện tranh” đơn thuần. Bài viết dành cho những ai chuyên nghiên cứu văn hóa phương Đông và truyện tranh HànQuốc, cung cấp cái nhìn khái quát về loại hình truyện tranh mới webtoon; so sánh webtoon với truyện tranh giấy ở Hàn Quốc, truyện tranh mạng ở Mỹ và Nhật Bản. Rất khó để định nghĩa thuật ngữ, đặc biệt là trong lĩnh vực truyện tranh .Việc phân loại truyện tranh chỉ mang tính tạm thời do sự phong phú, đa dạng về nội dung, và cách sử dụng thuật ngữ cũng thay đổi theo thời gian. Thuật ngữ “truyện trang mạng” (webcomics) thường có nghĩa là truyện tranh đăng trên mạng. Tuy nhiên, nó phải được định nghĩa là truyện tranh được sáng tác với mục đích phát hành/đăng tải trên nền tảng PC thì mới chính xác hơn cả. “Truyện tranh mạng” thường được dùng để thay thế cho các thuật ngữ như “truyện tranh kỹ thuật số,” “truyện tranh online,” và “truyện tranh internet,” mặc dù nó thỉnh thoảng còn là thuật ngữ chung cho mọi loại hình truyện tranh kỹ thuật số, bao gồm cả truyện tranh trên nền tảng di động và CD-ROM. “Cha đẻ” của truyện tranh mạng Scott McCloud nhấn mạnh việc sáng tác, phát hành và phân phối tác phẩm trên nền tảng kỹ thuật số đã góp phần làm thay đổi mọi thứ ra sao. Ông sử dụng thuật ngữ “trang vô hạn định” (infinite canvas) để phân biệt truyện tranh mạng với truyện tranh giấy.   Khái niệm “trang vô hạn định” có thể khiến một số người nghi ngờ, vì thực tế cho thấy trang truyện tranh mạng không hề vô hạn định như tuyên bố của McCloud. Bằng chứng là cách phân khung và truy cập trang truyện bị phụ thuộc nhiều vào hình dáng và kích thước màn hình. Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế cố hữu, truyện tranh mạng vẫn phát triển không ngừng (sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần sau), sản sinh ra loại hình nghệ thuật mới, phương thức mới trong sáng tác, phân phối và phát hành tác phẩm văn hóa, cũng như trong tương tác giữa tác giả với độc giả. Bài viết dưới đây đề cập những điểm khác biệt giữa truyện tranh giấy và webtoon (truyện tranh mạng Hàn Quốc), chỉ ra những cái hay của truyện tranh mạng, thảo luận về vị thế của webtoon dưới góc nhìn so sánh.   Webtoon có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, “webtoon” không phải là thuật ngữ chung, tương đương với “truyện tranh mạng,” và nó cũng không phải là một thể loại truyện tranh. Webtoon thực chất là sản phẩm của sự kết hợp giữa truyện tranh với phương tiện kỹ thuật số – nhân tố góp phần làm thay đổi diện mạo truyện tranh, quy trình sản xuất, thói quen đọc truyện, cũng như quan niệm về ranh giới giữa tác giả và độc giả, phân phối và phát hành tác phẩm văn hóa. Thứ hai, webtoon là hình thức kể chuyện mới lạ bằng hình ảnh kỹ thuật số trên mạng, có xuất xứ từ Hàn Quốc, được phát triển dựa trên cơ sở khái thác tiềm năng của công nghệ đa phương tiện và phương tiện truyền thông hiện đại. Đón xem Series: Webtoon vào Việt Nam- Một hình thức truyện tranh mới trên cmavn.org  Phần tiếp theo: Định nghĩa về khái niệm ” Webtoon”.

Khi Truyện tranh chuyên nghiệp siêu anh hùng Mỹ Batman Ninja và Samurai về chung một nhà Warner Bros. đã chia sẻ một đoạn trailer của Anime Batman Ninja được lồng Tiếng Anh với những cảnh Batman một nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp của hãng DC, nơi sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp Mỹ bị lạc vào thời chiến quốc tại Nhật Bản cùng với Joker và những người đồng đội của mình. Những kẻ xấu đội lốt lãnh chúa phong kết để tung hoành ngang dọc và Joker chính là tên cầm đầu những kẻ xấu thống trị vùng đất này. Khi đến Nhật Bản, những món vũ khí công nghệ cao của Batman đã mất tác dụng, anh chỉ còn có thể trông cậy vào tài trí của mình và những người đồng đội để có thể đem hi vọng mang lại yên bình cho vùng đất này và tìm mọi cách để có thể trở về thế giới hiện tại. Bên cạnh đó thì một đoạn clip ngắn về quá trình Batman bị cuốn vào vòng xoáy thời gian khi đang chiến đấu với Gorilla Grodd khi cỗ máy thời gian được gã “khỉ đột” này kích hoạt cũng đã được Playstation đăng tải. BATMAN NINJA VS SAMURAI sẽ là một làn gió mới dành cho những người hâm mộ của công ty sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp DC nói chung và của nhân vật truyện tranh chuyên nghiệp Batman nói riêng Theo Lag .vn và takoyaki.asia Tìm hiểu khóa học dài hạn Truyện Tranh chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/truyen-tranh/khoa-hoc-ve-truyen-tranh-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han Tìm hiểu khóa học cấp tốc vẽ Truyện Tranh Webtoon tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/services-view/lop-hoc-ve-truyen-tranh-ngan-han [spacer] Comic Media Academy Việt Nam (Viện truyện tranh và hoạt hình CMA) CS 1: 147 Pasteur, Phường 6, Q. 3, TP.HCM – TEL: (028) 3820 9066 CS 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – TEL: (028) 3997 7271 Hotline: 0902 738 806 Website : http://cmavn.org

Comic Media Academy giới thiệu trào lưu vẽ truyện tranh Webtoon Nếu ở Mỹ có superhero comics, ở Nhật có manga thì ở Hàn Quốc có webtoon. [spacer] [spacer] Webtoon có nghĩa là truyện tranh, được sáng tác với mục đích để đăng tải trên các trang web của thiết bị di động. [spacer]   [spacer] Nghệ thuật phân khung của nghệ thuật vẽ truyện tranh được phát minh ở thế kỷ 20, tùy theo mỗi quốc gia có thể thấy được sự khác biệt lớn về thể loại đại diện, phong cách vẽ, mạch câu chuyện và cách thức xuất bản. Trong đó nổi bật nhất là cách đọc và bố cục trình bày khung tranh trên trang giấy. Nếu phân biệt theo hướng đọc truyện thì truyện tranh Mỹ theo bố cục chữ Z, trong khi truyện tranh Nhật Bản hoàn toàn ngược lại theo bố cục chữ S. Vào thế kỷ 21, một thể loại vẽ truyện tranh Hàn Quốc mới được phát minh, gọi là webtoon theo bố cục chữ T. Thể loại truyện này giống với truyện tranh Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, tuy nhiên bố cục này lại tạo cho người đọc có cảm giác tốc độ đọc nhanh hơn. [spacer] [spacer] Kể từ năm 2000, vẽ truyện tranh webtoon Hàn Quốc được chuẩn hóa theo bố cục dạng dọc, khác với bố cục dạng ngang truyền thống của vẽ truyện tranh theo chuẩn thế giới, nên được nhiều độc giả quan tâm. Hơn nữa mức độ tập trung vào màn hình để đọc truyện cũng cao hơn, do đó việc trình bày dạng dọc nhận được những phản ứng tích cực từ các thể loại, từ thể loại hài kịch giả tưởng đến thể loại truyền hình miêu tả tâm lý. [spacer] Trên các trang web truyện tranh webtoon Hàn Quốc, mỗi tuần có khoảng 1.000 tập được đăng tải lên (webtoon được đăng tải hằng tuần) và con số truy cập trang web mỗi ngày ước tính khoảng 10 triệu lượt.  Nếu như bạn đang tò mò để vẽ truyện tranh hay đọc về thể loại mới này  thì hãy thử truy cập­ đọc truyện tranh webtoon. [spacer] Theo Korea Foundation Comic Media Academy giới thiệu