Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Unity Pro 4

Trong phần cuối này, hãy cùng tìm hiểu 5 phần mềm dẫn đầu trong Top 20 phần mềm chuyên dụng cho các họa sĩ và nhà thiết kế.[spacer] 5. Premium Pro CC Theo quan điểm của tôi Premium Pro là một trong số những “quái vật” phần mềm có thể khiến PC của bạn chạy hết được công suất bộ vi xử lý. Nếu bạn muốn trở thành biên tập viên video, có rất nhiều chương trình cho bạn lựa chọn. Thế nhưng để nêu ra sự lựa chọn tốt nhất, khi mà bạn chấp nhận giá cả không phải là vấn đề, khó có thể đưa ra sự lựa chọn nào tốt hơn Premium Pro. Cùng với chương trình “chị em” Adobe After Effects CC, chúng hợp thành một bộ đôi hoàn hảo bậc nhất trong việc biên tập video mà tôi từng biết.[spacer] 4. Unity Pro 4 Thập kỉ vừa qua chứng kiến một sự thay đổi lớn khi ngành công nghiệp game đã từng bước hạ bệ điện ảnh trong mảng doanh thu. Gần đây, ngành game còn tiêp tục mở rộng với tốc độ chóng mặt với việc các thế hệ smartphone và tablet đã sinh ra phân khúc thị trường màu mỡ mới. Từ những game đơn giản nhất chạy trên iOS hay Android cho đến những game với đồ họa 3D và kỹ xảo phức tạp trên PS3, Xbox 360 hoặc Wii, chương trình Unity đều nhúng tay vào quá trình sản xuất của từng phân khúc nhỏ của thị trường game. Đó là chưa kể Unity đã một tay tạo nên thị trường game tự làm (indie game), nơi mà người ta dễ dàng tiếp cận và tốn ít thời gian hơn rất nhiều so với việc học lấy tấm bằng chính quy ở các trường dạy ngành này. Không còn là một game engine nhỏ lẻ mang tính thú vị thông thường, Unity hiện đã trở thành kẻ thống trị ngành công nghiệp với những tính năng độc nhất khiến nó trở thành phần mềm các nhà phát triển game đều phải thành thạo. Không cần biết bạn là ai, làm việc ở công ty lớn hay nhỏ nào trong ngành, một khi bạn đã tham gia ngành công nghiệp game thì sớm hay muộn bạn cũng phải đụng đến Unity.[spacer] 3. Mari 2.0v2 Mari là chương trình vẽ đồ họa 3D đã được sử dụng trong phim Avatar và vô số các phim khác trong kỷ nguyên VFX mới bắt đầu gần đây. Dẫn lời từ Art Director của Weta Digittal: “Mari được tối ưu theo hướng dễ sử dụng cho người dùng, điều này giúp các họa sĩ có nhiều thời gian vẽ hơn và ít phải gặp các rắc rối về kỹ thuật hơn” Khi ngành công nghiệp đồ họa đi đến ngưỡng 1080p và mỗi chi tiết nhỏ nhặt nhất đều được soi xét kỹ và không có lỗi nào dễ dàng bỏ qua, không có gì ngạc nhiên khi các studio hàng đầu ưa chuộng những phần mềm cho phép họa sĩ làm được nhiều hơn là là những lựa chọn có sẵn ít ỏi trước đó, cụ thể là phá vỡ giới hạn đa giác có thể dựng trong vật thể. Mari nổi lên như một ứng viên lý tưởng đáp ứng được những đòi hỏi cao này. Khi một chương trình được sử dụng thường xuyên trong những dự án lớn nhất ngành điện ảnh, sẽ không hề quá để nói nó chính là một trong những chương trình đồ họa tốt nhất bạn có thể mua được.[spacer] 2. 3ds Max Hãy chỉ cho tôi một điều mà 3ds Max không làm được trong ngành đồ họa 3D, tôi sẽ nêu tên cho bạn một chương trình cực kỳ có giá rất đắt mà chỉ có thể làm được điều bạn nói mà không làm được gì khác, và nếu bạn đợi thêm vài năm, Autodesk có lẽ sẽ mua luôn công ty làm ra chương trình đó. Đây không phải là vấn đề độc quyền mà là sự phát triển cực mạnh của Autodesk cũng như chương trình con cưng 3ds Max của hãng này. Thông thường khi phần cứng máy tính phát triển, các phần mềm mới có tài nguyên để phát triển theo. Tuy nhiên trong gần 2 thập kỷ qua, 3ds Max lại là phần mềm tiên phong trong việc thách thức các giới hạn phần cứng của bất kỳ máy tính mạnh nhất nào con người từng làm ra. Khi bạn có một chương trình đồ họa thách thức ngược lại những phần cứng xịn nhất trong nền công nghiệp, bạn biết rằng đó là chương trình bạn cần phải biết và thành thạo trong suốt sự nghiệp làm đồ họa 3D của bạn.[spacer] 1. Photoshop CS6 Đúng vậy đấy, tôi chọn Photoshop CS6 không phải Photoshop Active Cloud. Ra đời vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Adobe Photoshop hiện đã là cây đại thụ và thậm chí có tuổi còn lớn hơn phần lớn những người đang dùng nó hằng ngày. Và trong khi chúng ta bận lớn lên và tốn nhiều thời gian lẩn quẩn quẩn với những hướng đi vô định trong đời, Photoshop đã dành 1 phần tư thế kỷ để đi lên. Chương trình này đã phát triển và tự hoàn thiện mình để trở thành câu trả lời cho toàn bộ các vấn đề có thể phát sinh về đồ họa. Cho đến thời điểm này, có thể nói tất cả những nhà thiết kế/họa sĩ đều phải biết sử dụng Photoshop. Thế nhưng xin hãy nhớ rằng các bài viết liệt kê danh sách, bao gồm cả bài này chỉ mang tính chất tham khảo, thể hiện kinh nghiệm của cá nhân tôi. Đừng để nó áp đặt sự lựa chọn của bạn trong sự nghiệp. Cụ thể như Photoshop là cần thiết nhưng sử dụng phiên bản nào là

20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Maya

Trong phần 3 này, hãy cùng tìm hiểu 5 phần mềm ở vị trí 10 đến 6 trong Top 20 phần mềm chuyên dụng cho các họa sĩ và nhà thiết kế.[spacer] 10. ZBrush ZBrush đã tạo được tiếng vang lớn trong ngành đồ họa 3D những năm 2000. Tầm nhìn chiến lược của hãng Pixologic cho ra kết quả là một chương trình đồ họa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu phức tạp của một ngành đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong thời gian ngắn, ta đã thấy ZBrush được sử dụng rộng rãi ngay cả trong quá trình sản xuất các bộ phim bom tấn, bao gồm quy trình VFX cho các phim The Lord of the Rings. Quay lại thời điểm mà giới hạn của các hình đa giác vẫn còn là trở ngại lớn trong ngành thiết kế đồ họa, ZBrush đã sớm từ bỏ khái niệm “làm mẫu sẵn” trong việc dựng các tượng vật thể và hướng đến nhiều cách khác nhau giúp người dùng tự mình dựng các hình thể phức tạp. Và trong lúc các chương trình khác mở rộng chạy theo nhu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng của các họa sĩ, Zbrush vẫn trung thành với hướng đi tập trung vào xây dựng đồ họa 3D chất lượng cao mà không quan tâm đến hoạt họa và các yêu cầu nhỏ lẻ khác. Đó cũng chính là lý do mà chương trình này giữ vững vị thế là bước đệm quan trọng cho các họa sĩ dựng hình mẫu 3D mà họ muốn để áp dụng vào dự án chứ không phải ngược lại.[spacer] 9. Cinema 4D Prime Đây là chương trình do hãng Maxon phát triển, với chức năng dựng mẫu 3D, dựng chuyển động hoạt hình và kết xuất đồ họa (rendering). Cinema 4D xây dựng đầy đủ các tính năng để cạnh tranh ngang hàng với những chương trình cùng loại thuộc hàng đỉnh trong ngành công nghiệp 3D. Trong các phim gần đây mà bạn xem, bạn sẽ không chỉ thấy ứng dụng của Cinema 4D trong phim mà còn trong cả các trailer được tung ra để hút khán giả trước đó nữa. Một trong các thế mạnh của chương trình là khả năng đọc được các file nhập từ nhiều chương trình khác (ví dụ như Element 3D). Vì tính năng này mà một người dùng thành thạo Cinema 4D sẽ không bao giờ bị giới hạn ở một mảng nào về VFX khi thực hiện dự án; họ hoàn toàn tự do khám phá mọi con đường sáng tạo có thể để làm nên tác phẩm ưng ý nhất. Lời khuyên của tôi dành cho bạn rất đơn giản: Nếu bạn muốn dựng bất kì đoạn phim nào có hình ảnh chuyển động, bạn nên tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo Cinema 4D.[spacer] 8. Maya Chương trình này ban đầu được làm ra để tập trung vào làm hoạt hình 3D, tuy vậy sau nhiều năm cạnh tranh với 3ds Max, Maya đã mở rộng tính năng không ngừng, đặc biệt là sau khi được Autodesk mua lại năm 2005. Trong một thập kỷ qua, chương trình này đã là một trong những lá cờ đầu về những tính năng mới áp dụng trong ngành và hầu như mỗi năm chúng ta đều thấy các bộ phim đoạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác nhau có sử dụng Maya trong quá trình sản xuất. Nếu bạn có mong muốn trở thành họa sĩ hoạt hình 3D hàng đầu, bạn sẵn sàng học tất cả mọi thức về modeling, skinning, rigging, cloth (tạo hình trang phục), fur (tạo hình lông vũ của các loài vật trong phim hoạt hình), fluids (tạo hình chất lỏng), physics (hiệu ứng vật lý)… thì chắc chắn bạn cần phải biết đến Maya, đây cũng là một trong những phần mềm được dạy trong khóa học làm phim hoạt hình 3D tại Comic Media Academy.[spacer] 7. Toon Boom Studio Bạn nào muốn trở thành họa sĩ hoạt hình 2D chuyên nghiệp? Một con đường dễ dàng dành cho bạn là hãy tìm hiểu phần mềm nào những người chuyên nghiệp thường dùng, học hỏi và rèn luyện sử dụng chương trình đó cho thật thành thạo đến mức trở thành chuyên gia, vậy là bạn sẽ thành công. Vậy vấn đề còn lại chỉ là nên chọn phần mềm nào để học. Đối với mảng hoạt hình 2D, Toon Boom Studio chính là phần mềm nổi tiếng nhất. Đã có hàng trăm phim hoạt hình và các chương trình truyền hình ứng dụng hoạt hình 2D danh tiếng áp dụng Toon Boom Studio trong quá trình thực hiện. Và bạn cũng đừng nghĩ là hoạt hình 2D đã chết, mỗi năm lại có thêm vô số những cái tên gia nhập danh sách những phim hoặc chương trình truyền hình, chương trình kỹ thuật số ứng dụng hoạt hình 2D và nhu cầu tuyển dụng họa sĩ hoạt hình 2D giỏi, thành thạo các phần mềm như Toon Boom Studio chưa bao giờ ít đi. Vậy bạn còn chờ đợi gì nữa?[spacer] 6. Illustrator CC Nếu có 1 phần mềm nào có thể đi đến sát vị thế độc quyền trong ngành đồ họa thì đó chính là Adobe Illustrator. Toàn bộ “nền kinh tế” thiết kế đồ họa đều tồn tại dựa trên các đoạn mã của chương trình cho phép các họa sĩ tạo ra các vector đồ họa như ý muốn của các khách hàng. Và thật sự nó quá tốt đến nỗi hầu như không có sự lựa chọn thay thế nào khác một khi bạn đã làm trong ngành này. Một điểm cần lưu ý là hiện nay Adobe đã chuyển sang hình thức thu phí hàng tháng và tính phí các bản nâng cấp thay gì trả tiền mua bản quyền 1

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Painter X3

Tiếp theo phần 1, hãy cùng tìm hiểu 5 phần mềm kế tiếp trong Top 20 phần mềm chuyên dụng cho các họa sĩ và nhà thiết kế.[spacer] 15. FlipBook 6.86 Khi bạn click vào link trên, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ hẳn là tôi đã lú lẫn rồi, một trang trông như từ thời đồ đá thế này thì làm sao có thể có sản phẩm bắt kịp với sự phát triển công nghiệp mỹ thuật hiện đại? Xin đừng để giao diện cũ kỹ của website DigiCel đánh lừa bạn. Những nhà quản trị ở đó là những người thật sự tin rằng nếu thứ gì đang hoạt động rất tốt thi không việc gì phải sửa nó cả. Trong khi các phần mềm thì liên tục cập nhật đến từng phân đoạn nhỏ trong giao diện, FlipBook trông vẫn không khác gì so với chính nó hơn 1 thập kỷ trước. Nếu bạn là người hoạt động trong lĩnh vực phim hoạt hình 2D, bạn sẽ tự hạn chế rất nhiều khả năng thăng tiến của chính mình nếu bạn không tìm hiểu về FlipBook.[spacer] 14. Paint Tool SAI Vài năm trước, khi được hỏi đánh giá của bản thân tôi về Paint SAI, tôi thường bảo với bạn bè trong ngành là chương trình này lạc hậu và sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Cuối cùng hóa ra tôi đã sai lầm. Vậy đâu là điểm đặc biệt của Paint Tool SAI? Trong 1 biển ngợp trời những chương trình vẽ có vô số các phân đoạn giao diện và lựa chọn cọ vẽ, SAI có còn nhiều hơn và các lựa chọn tốt hơn so với các đối thủ. Các project của một họa sĩ hay một nhà thiết kế thường phải khác nhau rất nhiều để tranh trùng lặp ý tưởng, vậy nên sự đa dạng và linh hoạt là vô cùng cần thiết, về mảng này, Paint Tool SAI chính là con tắc kè hoa về các nét cọ. Paint Tool SAI cũng là một trong những phần mềm chuyên dùng cho các lớp học vẽ ở Comic Media Academy.[spacer] 13. FL Studio 12 Lần cuối cùng bạn xem một bộ phim hay chương trình TV mà không có âm thanh là khi nào? Các nhạc sĩ, chuyên gia âm thanh cũng đóng vai trò quan trọng không kém các nghệ sĩ hình ảnh trong ngành công nghiệp giải trí và FL Studio 12 chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ. Ban đầu được biết đến với cái tên Fruity Loops, phần mềm này khởi điểm không hơn gì 1 chương trình MIDI thông thường, sau một loạt cập nhật thay đổi lớn, nó dần trở thành một chương trình đủ sức cạnh tranh với các tên tuổi đầu ngành. Điểm hay nhất của FL Studio là gì? Trong khi những nhà phát hành chương trình khác như Adobe thu tiền người dùng gần như không bao giờ dứt, bạn luôn phải trả phí khi nào bạn còn sử dụng các phần mềm của họ trong suốt sự nghiệp của mình. Trong khi đó FL Studio cho phép bạn nâng cấp miễn phí suốt đời. Đúng vậy, những người dùng FL Studio 10 có thể nâng cấp lên các phiên bản đầy đủ FL Studio 11 ,12… hoàn toàn miễn phí. FL Studio không những là một chương trình nên tìm hiểu và sử dụng, nó còn là một trong những chương trình ít tốn kém nhất mà bạn có thể sử dụng trong suốt sự nghiệp của mình.[spacer] 12. Flash Professional CC Phần mềm này trước đây được sở hữu bởi Macromedia ở thời điểm nó vừa bắt đầu trở nên cực kỳ thông dụng ngay từ những ngày đầu của kỷ nguyên Internet, đó cũng chính là lý do mà Adobe rất nóng lòng mua lại Macromedia. Trong khi hoạt hình 3D tiếp tục thống trị hàng loạt phân khúc thị trường, Flash vẫn tìm cho mình những con đường phát triển riêng, dù đó là những đoạn hoạt họa Youtube có sức lan tỏa nhanh hay những mẫu quảng cáo đơn giản. Các họa sĩ/nhà thiết kế có kinh nghiệm làm việc bằng Flash vẫn được trọng dụng và được tìm kiếm mỏi mòn ở khắp nơi. Vẫn chưa hề muộn để tìm kiếm thành công bằng cách học hỏi và nắm vững về Flash.[spacer] 11. Painter X3 Cách tốt nhất để miêu tả các chương trình vẽ của Corel là để người ta tự mình khám phá chúng. Các chương trình này quá dễ để các họa sĩ vẽ kỹ thuật số làm quen và nắm vững giao diện cùng các menu và bắt đầu thực hiện tác phẩm. Khi dùng Corel’s Painter, bạn có cảm giác như đang vẽ với cọ và bảng màu thật ngoài đời vậy! Dường như không có một đoạn mã hay thuật toán nào có thể tạo ra từng nét vẽ chân thật đến như thế, vậy mà Corel’s Painter có thể làm được Chương trình này cung cấp mọi thứ để họa sĩ này có thể tạo ra các tác phẩm với style riêng của mình, không lẫn lộn với một ai khác. Nếu bạn cần chọn ra 2 phần mềm vẽ để sử dụng trong danh sách này, hãy đảm bảo cho Corel’s Painter có 1 suất trong đó.[spacer] Đọc Phần 3 bài viết Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp tại đây.

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp phần 1

Bài viết gốc của tác giả Tom Fronczak Tôi (Tom Fronczak) đã nghiên cứu và chuyên viết đánh giá về các ngành đồ họa cho game, phim ảnh và kỹ thuật trong 7 năm. Với bằng cử nhân đồ họa 3D ứng dụng trong game và thiết kế, tôi đã thấy tường tận, nghiên cứu và trải nghiệm mọi khía cạnh của đồ họa 2D và 3D trong ngành hoạt hình và game. Qua nhiều năm, tôi rút ra được một nhận xét là không có một phần mềm chuyên dụng nào có thể thay thế được tài năng cá nhân người họa sĩ/thiết kế. Tuy vậy trong một thế giới số mà mỗi cá nhân phải làm hết sức mình để vươn đến đẳng cấp cao nhất, việc sử dụng bất kì lợi thế nhỏ nào về công nghệ và thử nghiệm các phần mềm chuyên dụng và kỹ thuật dựng hình mới nhất cũng không thể xem nhẹ. Sau đây là bảng xếp hạng Top 20 phần mềm chuyên dụng mà các họa sĩ nên xem xét làm quen và luyện tập sử dụng thành thạo để có thể trở thành những người giỏi nhất trong ngành.[spacer] 20. Poser Pro Về cơ bản, chương trình Poser được làm ra để giải quyết vấn đề sau: “Tôi có mọi nguồn tài nguyên để làm hoạt hình nhưng tôi không thể làm được chuyển động!” Hơn thế nữa, nếu bạn có ý định làm hoạt hình 3D, bạn biết rằng các bước từ 1 đến 99 bao gồm các công đoạn cực kì phức tạp và khó nhằn bao gồm dựng hình nhân vật 3D, dự cảnh, đạo cụ, họa tiết nền, ánh sáng và hàng lô lốc những vấn đề khác trước khi nói đến việc làm chuyển động! Poser Pro sẽ cung cấp cho bạn mọi tài nguyên 3D bạn cần và phần còn lại tùy thuộc vào bạn. Mặc dù chương trình này có thể không quá phổ biến trong ngành công nghiệp hoạt hình, bạn vẫn sẽ thấy chương trình này vô cùng hữu ích, đặc biệt với những người mới chập chững vào nghề, đang cố xác định xem hoạt hình 3D có phải là ngành phù hợp nhưng không muốn mất hàng nghìn dollar cho các khóa học và mất hàng trăm giờ xem các video hướng dẫn mới có thể xác định có muốn theo đuổi con đường học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp.[spacer] 19. GoAnimate Phần mềm chạy trên nền Web này là một chương trình dạng giúp bạn tự làm phim hoạt hình với hơn 5 triệu người dùng. Bản thân tôi nghĩ hơn 1 nửa số này sẽ chẳng tự nhận mình là họa sĩ vì chương trình này quá dễ để thao tác.Chỉ việc đăng ký và bạn sẽ được tiếp cận hàng ngàn thiết kế mẫu nhân vật, phông nền, bản thu âm, chức năng khớp lời nói nhân vật và các đạo cụ hoạt hình. Nhiều người dùng GoAnimate trờ nên nổi tiếng trong cộng đồng đến mức họ có thể kiếm được thu nhập khá bằng việc bán những đạo cụ và hình mẫu cho cộng đồng cùng sử dụng. Với GoAnimate bạn có thể dễ dàng làm hoạt hình đăng Youtube, Vine (phim hài 6s) hoặc clip quảng cáo, clip hoạt hình có nội dung tùy ý để thu hút tương tác trên Internet. Bản thân GoAnimate cũng hy vọng những người dùng bình thường – không chỉ các “họa sĩ/nhà thiết kế” – ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng niềm vui làm phim hoạt hình của riêng mình.[spacer] 18. SketchBook Pro Đúng vậy đấy! Autodesk giờ đây không chỉ thống trị ngành công nghiệp 3D mà thôi, với các phiên bản SketchBook Pro thường xuyên ra mắt, hãng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các họa sĩ/nhà thiết kế 2D và các hình thức vẽ kỹ thuật số khác.Thật sự thì cũng cần phải đến vài phiên bản nâng cấp nữa SketchBook Pro mới leo lên những vị trí đầu bảng xếp hạng các chương trình cùng loại, tuy vậy nó vẫn đang đi đúng hướng. Những gì không thể sánh bằng số lượng, chương trình này bù lại bằng tốc độ. Thật vậy, SketchBook Pro là 1 trong số ít những phần mềm hiểu rõ rằng người họa sĩ tài năng sẽ không cần đến 50 nét cọ khác nhau và một lô lốc những menu rối rắm để vẽ, hơn thế nữa điều tối quan trọng đối với concept art là họa sĩ phải bắt tay vào vẽ càng nhanh càng tốt. Với thế mạnh là bộ cọ setup đơn giản, công cụ vẽ nét ổn định tuyệt vời và trình hướng dẫn tạo dáng cực kỳ hữu ích, bạn sẽ thấy bất ngờ với những gì làm được chỉ với chút thời gian ít ỏi. Bạn tha hồ vẽ đủ thứ trên màn hình mà không một lần bị khựng lại. Bạn có thể phóng to, thu nhỏ, xoay màn hình tùy ý trong lúc vẽ mà không hề có chút khó khăn nào. Trong tương lai, nếu SketchBook Pro có thể giữ được thế mạnh về tốc độ và sự mượt mà đồng thời thêm được nhiều công cụ và tùy chỉnh trước, chắc chắn nó sẽ là một trong những phần mềm số một trong ngành.[spacer] 17. Mudbox Cùng với sự nở rộ của công nghiệp ứng dụng 3D trong thập kỷ trước, các công ty phần mềm cũng phải thích ứng với những đòi hỏi dồn dập, mới mẻ từ các studio dựng hình 3D. Tiêu biểu là việc giới hạn số góc hình lưới sử dụng trong làm hoạt hình dần bị loại bỏ khi công nghệ máy tính dần loại bỏ các hạn chế hiện tại trong kết xuất đồ họa. Phần mềm Mudbox của hãng Weta Digital được dùng trong quá trình sản xuất loạt phim 3 phần Lord