ArtStation Community Challenge mới đây phá kỷ lục với hơn 1300 người tham gia thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản. Ba người chiến thắng thử thách Melan Barba, Juan Novelletto, và Ilya Gagarin chia sẻ bí quyết thiết kế concept art, trở ngại và lời khuyên cho những ai có ý định tham gia trong tương lai.   Anh lấy cảm hứng sáng tạo nhân vật game từ đâu? Melan: Thật may mắn, ArtStation Shogunate phát động thử thách sáng tạo nhân vật game thời phong kiến Nhật Bản đúng vào thời điểm tôi vẽ nhân vật samurai cho porfolio tiếp theo của mình, nên tôi đã có trong tay nhiều concept art nhân vật cực đẹp và hào hứng tham gia. Concept nhân vật Samurai Cua được tôi lấy cảm hứng từ từ Koh LJ. Sở dĩ tôi chọn vẽ theo phong cách tả thực của Koh LJ là vì nó mang nét pha trộn độc đáo giữa loài giáp xác và samurai. Juan: Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm đăng ký tham gia thử thách của Andrew Mironov, tôi bị hút hồn bởi vẻ bí ẩn toát ra từ nhân vật. Tôi nghĩ mình có thể tạo bản sắc riêng cho concept art của mình, vì nó là điều tôi luôn theo đuổi. Tôi không muốn concept của mình là bản sao của người khác. Ilya: Ngay từ đầu, tôi biết sẽ không có đủ thời gian để tự tay thiết kế concept art. Vì vậy, tôi chọn lấy cảm hứng từ concept có sẵn. Cuối cùng, tôi quyết định chọn concept art về Shinobi của Giorgio Baroni, bởi thấy phù hợp hơn cả. (Đây là lần thứ hai tôi sử dụng concept này để tham gia thử thách.) Tôi thích Shinobi, vì nhân vật này không chỉ có thật mà còn rất ngầu. Shinobi không phải là siêu nhân hay quái vật gì cả, mà chỉ là một chiến binh can trường nên dễ khơi dậy sự đồng cảm, dễ hình dung trong game hoặc phim ảnh. Ngoài ra, tôi cũng thích kiểu trang phục cầu kỳ, phức tạp của nhân vật. Concept art của tôi hội đủ mọi thứ tôi cần để rèn luyện kỹ năng vẽ giải phẫu học, khuôn mặt, và những chi tiết phức tạp. Đây là thử thách thật sự đối với tôi, nhưng lại cho tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xin anh tiết lộ bí quyết hoàn thành tác phẩm đúng hạn Melan: Tôi thường phân bổ công việc hợp lý khi thiết kế nhân vật 3D. Đầu tiên, tôi tham khảo tài liệu về loài giáp xác, hoa văn trên cơ thể loài cua, và nhân vật samurai. Kế đến, tôi bắt tay vào dựng hình và miêu tả chi tiết bằng Zbrush. Phần trang phục hoàn toàn được tôi vẽ bằng tay và điểm xuyết chi tiết bề mặt bằng Substance Designer. Tôi thực hiện công đoạn retopology/UV map bằng 3Ds Max, vẽ texture bằng Substance Painter, và diễn họa lần cuối bằng Marmoset Toolbag. Juan: Tôi phân chia lịch làm việc ra làm bốn giai đoạn thực hiện trong 50 ngày: 14 ngày cho giai đoạn High res, 14 ngày cho giai đoạn Low res, 7 ngày cho giai đoạn Texture, 7 ngày cho giai đoạn Pose và Presentation, chừa thêm mấy ngày để đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Tôi có lần mất toi 2 ngày làm việc chỉ vì sự cố hỏng đĩa cứng. Ilya: Tôi lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết nhằm bảo đảm hoàn thành tác phẩm đúng hạn – 2 tuần cho công đoạn retopology, 1 tuần cho công đoạn texture và 1 tuần cho công đoạn chỉnh sửa hoàn thiện. Lần thử thách này, tuy tôi chạy đua với thời gian, nhưng không vất vả đến nỗi phải thức trắng 2 đêm liền để kịp hoàn thành tác phẩm đúng kỳ hạn như lần trước. Lần đó, 2 giờ trước khi hết hạn, tôi vẫn còn loay hoay dựng cảnh cuối trong Marmoset, xử lý ánh sáng và diễn họa. Tôi cuống cuồng upload tác phẩm vừa làm xong, rồi tá họa ra rằng mình upload hình trùng lặp. Lần tham gia thứ hai, mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn, tôi còn nguyên một ngày để xử lý ánh sáng và diễn họa, và nộp tác phẩm khi còn đúng năm phút nữa là hết hạn. Theo anh, cái khó nhất của thử thách này là gì? Melan: Theo tôi nghĩ, cái khó nhất là quản lý thời gian. Là họa sĩ tự do, tôi luôn bận rộn với công việc, khó tìm được thời gian rảnh rỗi để tham gia thử thách. Vì vậy, tôi quyết định bớt ngủ lại…! Juan: Cái khó nhất là công đoạn sử dụng Marvelous Designer để mô phỏng trang phục nhân vật vì hai lý do. Thứ nhất, nhân vật có số đo cơ thể khác với chuẩn mực thông thường, cực khó mô phỏng. Thứ hai, cấu trúc phức tạp của thanh kiếm Nhật. Tôi có lúc quá mệt mỏi, chán nản đến nỗi muốn bỏ cuộc. Ilya: Công đoạn retopology khá gian nan, vất vả. Tôi phải retopology nhiều dây dợ lòng thòng trên thắt lưng, thậm chí cả những đinh tán nhỏ trên giáp bảo vệ tay chân. Ngoài ra, tôi còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ, tôi cần quyết định chi tiết nào độc nhất vô nhị, chi tiết nào mang tính đối xứng, cách khai thác texture hiệu quả,… Đưa ra những quyết định loại này quả là khó đối với tôi. Anh có lời khuyên nào cho những người có ý định tham gia thử thách hay không? Melan: Hãy làm hết sức mình. Luôn tạo động lực cho bản thân. Mạnh mẽ lên, đừng e ngại. Thực hành, thực hành, và thực hành. Cuối cùng, bạn

ấn phẩm truyện tranh và hoạt hình tôi đã quên thật rồi

Trước sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình, Bên cạnh việc phát hành audio và quay MV ca nhạc, nhiều nhà sản xuất- ca sĩ lựa chọn các phổ biến sản phẩm âm nhạc của họ bằng hình thức hoàn toàn mới này. Ngoài việc tạo cái nhìn mới mẻ cho những ý tưởng quay MV, với việc sử dụng truyện tranh và hoạt hình để phát hành video clip còn giúp tiết kiệm chi phí. Để thực hiện một mv ca nhạc, họ cần phải tốn nhiều thời gian và kinh phí cho việc tìm địa điểm, diễn viên, đạo cụ,… Nhưng với truyện tranh và hoạt hình, họ chỉ cần họa sĩ kể chuyện, bảng vẽ và những chiếc máy tính chuyên dụng. Từ thế giới… MV hoạt hình hàng đầu phải kể đến đất nước “Mặt Trời Mọc” – Nhật Bản. Được biết như là một trong những thị trường truyện tranh và hoạt hình lớn nhất thế giới, mv ca nhạc tại Nhật Bản được phát hành dưới hình thức hoạt hình nhiều đến nỗi kể không xuể. Cho tới nay, làn sóng này lan truyền đến nền âm nhạc US-UK, được các ca sĩ lớn áp dụng như LSD ( bài hát Genius), Marshmello-Anne Marie ( Friends), Ed Sheeran (Happier),… …đến Việt Nam. Việt Nam cũng có không ít các ca sĩ lựa chọn truyện tranh và hoạt hình làm hình thức phát hành single. Điển hình như Mỹ Tâm với bài hát “Muộn màng là từ lúc”, Vũ Cát Tường kể chuyện bằng ca khúc “Buổi sáng bình thường”. Đội ngũ họa sĩ kể chuyện đã làm nên những MV có motion “mượt”, thiết kế nhân vật đẹp, background phong phú,…cùng kết hợp với giọng hát điêu luyện của ca sĩ đã tạo nên sản phẩm âm nhạc tuyệt vời. Cơ hội “dụng võ” cho họa sĩ kể chuyện không hề ít. Song hành với những MV gốc, họa sĩ kể chuyện còn có thể đảm nhiệm các sản phầm kèm theo. Như nhóm họa sĩ team Lạc An ( gồm các bạn trẻ đang học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình – CMA) đã thực hiện manga version cho music video “Tôi đã quên thật rồi” của ca sĩ Isaac. Với hình ảnh bắt mắt và câu chuyện cảm động, tác phẩm truyện tranh đã phần nào giúp khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Isaac muốn truyền tải trong sản phẩm âm nhạc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện một tác truyện tranh theo phong cách manga cho sản phẩm MV ca nhạc ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có phiên bản truyện tranh Cho em gần anh thêm chút nữa. Ấn phẩm này cũng được đông đảo fan hâm mộ đón nhận. Manga chuyển thể từ mv ” Tôi đã quên thật rồi” được thực hiện bởi team Lạc An- học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Kết Sử dụng truyện tranh – hoạt hình làm chất liệu để sản xuất MV đang trở thành xu hướng mới trong công nghiệp giải trí tại Việt Nam.  Từ đó có thể thấy được, ngành công nghiệp truyện tranh-hoạt hình tại Việt Nam vẫn luôn không ngừng phát triển và là một thị trường với vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn cho những họa sĩ kể chuyện tại CMA nói riêng và họa sĩ kể chuyện ở Việt Nam nói chung. Lê Vi.

talkshow Understanding Animation

Giới hội họa nói chung và họa sĩ truyện tranh, hoạt hình nói riêng đã không còn là những khái niệm xa lạ trong tư tưởng của người Việt. Vài năm trở lại đây, hoạt động sôi nổi của những người trẻ thuộc lĩnh vực này đã và đang tự tạo ra một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp sáng tạo. “Mảnh đất” dành cho các họa sĩ không chỉ bó hẹp trong những trường phái trừu tượng, cổ điển mà đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn và phổ biến hơn. Có thể kể đến một số nghề mà giới trẻ yêu thích hội họa đang theo đuổi hiện nay như họa sĩ vẽ truyện tranh, họa sĩ làm phim hoạt hình 2D, 3D, họa sĩ digital painting,… Bên cạnh đó, xu hướng gần đây còn xuất hiện thêm một lĩnh vực mới về nghề họa sĩ kể chuyện. Thực chất, họa sĩ kể chuyện chỉ mới lạ trong cách gọi tên, nhưng đã quá quen thuộc trong các hoạt động chính của ngành nghề này. Hiểu đơn giản, họa sĩ kể chuyện cũng tương tự như họa sĩ truyện tranh, hoạt hình đều cùng sử dụng các khung tranh để diễn đạt câu chuyện mà họ muốn kể cho độc giả. Song, phạm vi hoạt động của nghề nghiệp này có phần khác. Họ sẽ tham gia vào các dự án video ca nhạc, phim ảnh hay các clip quảng cáo… Tại đây, họa sĩ kể chuyện sẽ nhận ý tưởng và phác họa kịch bản sơ bộ cho phía khách hàng. Đặc biệt, kịch bản của những họa sĩ kể chuyện không phải là những con chữ khô cứng mà sẽ là những chuỗi hình ảnh storyboard đơn giản để mô tả các hành động, diễn biến câu chuyện trong phim. Qua đó giúp các chuyên gia quảng cáo, nhà sản xuất,… cơ bản nắm được ý tưởng ban đầu sẽ diễn tiến ra sao trước khi khởi động dự án.   Cơ hội làm việc của nghề họa sĩ kể chuyện cũng hấp dẫn như công việc của họ. Trong giới quảng cáo, phương thức video animation là một lựa chọn mới, đang khá phát triển và là cơ hội cho các họa sĩ kể chuyện thể hiện kỹ năng. Sở dĩ các công ty quảng cáo lựa chọn cách này bắt nguồn chính từ chi phí sản xuất. Để thực hiện một đoạn quảng cáo giới thiệu sản phẩm, họ cần phải cân nhắc nhiều khoản phí cho diễn viên, quay phim, tổ chức sản xuất hay nhiều công cụ, máy móc phức tạp,… Với video animation thì đơn giản hơn nhiều, mọi thao tác hình ảnh đồ họa của họa sĩ kể chuyện đều được thực hiện trên máy tính chuyên dụng. Trong khi đó, họa sĩ kể chuyện trong phim ảnh hay video ca nhạc có thể đảm nhiệm dự án truyện tranh kèm theo cho tác phẩm chính hoặc cũng có thể xây dựng storyboard cho ekip làm phim, MV ca nhạc,… Nhìn chung, cơ hội để các họa sĩ kể chuyện “dụng võ” hoàn toàn rộng mở. Theo đó, các học viên hoàn thành khóa học họa sĩ truyện tranh và hoạt hình tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) hội tụ đầy đủ kỹ năng chuyên ngành để có thể tự tin bước vào lĩnh vực này mà không cần lo ngại gì. Khai giảng khóa 08, hệ Kỹ Thuật Viên tại CMA Mặt khác, CMA cũng đang đón nhận khá nhiều lời mời tham gia các dự án của những công ty đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh sự đầu tư vào các công ty trong nước, những công ty này cũng đã liên hệ trực tiếp đến CMA để chiêu sinh và tìm kiếm nguồn nhân lực mới tại Việt Nam. Được biết, văn phòng đại diện của những công ty này đã được đặt tại Việt Nam để đẩy mạnh, xúc tiến công cuộc tìm kiếm nhân lực tài năng cho các dự án của họ. Học viên CMA đến tham quan công ty Ambition Việt Nam Về các công ty trong nước, mới đây nhất, nhóm họa sĩ Lạc An của CMA cũng đã tham gia thực hiện dự án truyện tranh cho MV Tôi đã quên thật rồi của ca sĩ Issac. Với hình ảnh bắt mắt và câu chuyện cảm động, tác phẩm truyện tranh đã phần nào giúp khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Issac muốn truyền tải trong sản phẩm âm nhạc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện một tác truyện tranh theo phong cách manga cho sản phẩm MV ca nhạc ở Việt Nam. Từ đó có thể thấy cơ hội dành cho các học viên CMA trong nghề họa sĩ kể chuyện khá đa dạng và rộng mở. CMAVN.  

Game online là một thị trường rộn ràng. Sự chuyển dịch nhân lực từ các nước lớn của ông lớn game online nư Nhật Bản, Trung Quốc,…đến các nước đang phát triển ngày càng thấy rõ rệt. Điển hình là thành lập các chi nhánh của các công ty game nổi tiếng tại Việt Nam hay các nước khác. Với yêu cầu khổng lồ về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khu biệt. Họa sĩ thiết kế gia diện game, background, mỹ thuật, nhân vật,…đang được săn đón nhiệt tình hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các họa sĩ chưa bao giờ tụt giảm. Chính thời điểm này, Ambition Viet Nam đã đến gặp gỡ với học viên CMA. Trong buổi gặp, các bạn học viên CMA được Ambition chia sẻ thông tin về thị trường game, thị trường tuyển dụng. Học viên CMA cũng nhận biết được nhiều kiến thức mới về ngành họa sĩ trong thời đại công nghệ 4.0 Sau thời gian nghe Ngài Sujuki chia sẻ, học viên CMA hân hạnh có dịp đến tham quan công ty Ambition Việt Nam. Chuyến đi này giúp cho các bạn học viên CMA có thể trải nghiệm mội trường thực tế, được hiểu về chu trình thiết kế của công ty. Đây là cũng là một cơ hội nghề nghiệp để các bạn học viên CMA đam mê manga, anime được tiếp thêm động lực học tập, rèn luyện. Lê Vi.

Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D tại Nhật Bản Từ năm 2016, Hiệp hội tác giả hoạt hình Nhật Bản (Japanese Animation Creators Association) mở cuộc khảo sát về mức lương và độ tuổi trung bình của người đảm nhận những công việc khác nhau trong ngành công nghiệp hoạt hình 2D và 3D (có cập nhật hằng năm).   Có hơn 750 người tham gia cuộc khảo sát (60% nam, 40% nữ). Sau đây là kết quả cuộc khảo sát: Tìm hiểu khóa học dài hạn Hoạt hình 2D chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc Hoạt hình 2D/cartoon/Anime tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-Anime-cartoon-cap-toc Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Series Director (đạo diễn series phim) – Độ tuổi trung bình: 42 – Mức lương trung bình hàng tháng: 540.833 yên Nhật (5.036 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 6,490,000 yên Nhật (60.437 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Chief Animation Director (đạo diễn hình ảnh chính) – Độ tuổi trung bình: 43 – Mức lương trung bình hàng tháng: 470.000 yên Nhật (4.378 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.640.000 yên Nhật (52.521 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Producer (nhà sản xuất) – Độ tuổi trung bình: 39 – Mức lương trung bình hàng tháng: 451.667 yên Nhật (4,206 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.420.000 yên Nhật (50.471 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Character Designer (họa sĩ thiết kế nhân vật) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 425.000 yên Nhật (3.958 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 5.100.000 yên Nhật (47,491 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Animation Director (đạo diễn hình ảnh) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 327.500 yên Nhật (3.045 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.930,000 yên Nhật (36.602 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí 3DCG Animator (họa sĩ 3D) – Độ tuổi trung bình: 34 – Mức lương trung bình hàng tháng: 320.000 yên Nhật (2.980 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.840.000 yên Nhật (35.764 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Episode Director (đạo diễn tập phim) – Độ tuổi trung bình: 41 – Mức lương trung bình hàng tháng: 316,667 yên Nhật (2,949 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3,800,000 yên Nhật (35.391 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Storyboarder (họa sĩ vẽ storyboard) – Độ tuổi trung bình: 49 – Mức lương trung bình hàng tháng: 310.000 yên Nhật (2.887 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.720.000 yên Nhật (34.647 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Art Director (giám đốc nghệ thuật) – Độ tuổi trung bình: 35 – Mức lương trung bình hàng tháng: 285.000 yên Nhật (2.655 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.420.000 yên Nhật (31.864 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Color Designer (họa sĩ thiết kế màu sắc) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 278.333 yên Nhật (2.593 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.340.000 yên Nhật (31.120 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Cinematographer (đạo diễn hình ảnh kiêm quay phim) – Độ tuổi trung bình: 34 – Mức lương trung bình hàng tháng: 265.833 yên Nhật (2.476 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.190.000 yên Nhật (29.723 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Production Assistant (trợ lý sản xuất) – Độ tuổi trung bình: 30 – Mức lương trung bình hàng tháng: 257.000 yên Nhật (2.394 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 3.090.000 yên Nhật (28.788 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Key Animator (họa sĩ chính) – Độ tuổi trung bình: 36 – Mức lương trung bình hàng tháng: 235,000 yên Nhật (2.189 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.820.000 yên Nhật (26.271 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Inbetween Checker (họa sĩ kiểm tra khung hình trung gian) – Độ tuổi trung bình: 35 – Mức lương trung bình hàng tháng: 217.500 yên Nhật (2.026 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.610.000 yên Nhật (24.314 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Layout Artist (họa sĩ layout) – Độ tuổi trung bình: 38 – Mức lương trung bình hàng tháng: 195.000 yên Nhật (1.817 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 2.340.000 yên Nhật (21.800 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Paint Staff (bộ phận tô màu) – Độ tuổi trung bình: 26 – Mức lương trung bình hàng tháng: 162,000 yên Nhật (1.509 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.950.000 yên Nhật (18.167 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí 2nd Key Animation/Clean-Up (họa sĩ lọc nét) – Độ tuổi trung bình: 27 – Mức lương trung bình hàng tháng: 93.333 yên Nhật (870 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.120.000 yên Nhật (10.434 USD) Thu nhập ngành hoạt hình 2D và 3D vị trí Inbetween Staff (bộ phận chèn khung hình trung gian) – Độ tuổi trung bình: 24 – Mức lương trung bình hàng tháng: 92.500 yên Nhật (862 USD) – Mức lương trung bình hàng năm: 1.110.000 yên Nhật (10.340 USD) Theo kotaku.com/ [spacer] Tìm hiểu khóa học dài hạn Hoạt hình 2D chuyên nghiệp tại Comic Media Academy Việt Nam ở đây : http://cmavn.org/lop-hoat-hinh-2D-chuyen-nghiep Tìm hiểu khóa học cấp tốc Hoạt hình 2D/cartoon/Anime tại Comic Media Academy Việt Nam

việc làm biên kịch

Không ai biết đến nghề biên kịch, tôi có nên chọn nó không? Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình chưa? Nếu đã từng làm thế, thì câu trả lời của bạn là gì? Có làm bạn thất vọng không? Nếu câu trả lời làm bạn bỏ đi ước mơ trở thành một nhà biên kịch chuyên nghiệp thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây vì nó có thể thay đổi cuộc đời bạn. 1. Biên kịch, tôi là ai? Người làm nghề biên kịch trước hết phải là người sáng tạo và thể hiện cảm xúc bằng chất liệu ngôn từ. Từ kịch bản điện ảnh, kịch bản phim quyền hình cho đến kịch bản chương trình, kịch bản sự kiện…tất cả đều được tạo ra từ bàn tay và trí óc tài hoa của các nhà biên kịch. Người biên kịch là người hiểu rõ nhất kịch bản của một bộ phim, một chương trình nên đôi khi họ tham gia cả vào quá trình truyển chọn diễn viên, dàn dựng và trở thành “cánh tay phải” đắc lực của đạo diễn. 2. Đâu là nơi tôi thuộc về? Chắc hẳn các bạn đã biết, biên kịch là từ gọi chung cho những người viết kịch bản phim, kịch bản chương trình. Họ có thể thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau như biên kịch phim truyền hình, biên kịch điện ảnh, biên kịch truyện tranh, phim hoạt hình, phim tài liệu, biên kịch phim quảng cáo… Thật ra, mọi thể loại kịch bản đòi hỏi ở những người biên kịch các yếu tố, kỹ năng khác nhau nhưng môi trường làm việc lại có phần nào giống nhau. Làm biên kịch cho các đơn vị sản xuất truyện tranh, hoạt hình, phim: Chạy đua với sự phát triển của xã hội, hàng loạt các đơn vị sản xuất đang cố gắng tăng nhanh số lượng sản phẩm. Và một điều dĩ nhiên là họ bắt đầu cạnh tranh với nhau. Bí quyết duy nhất để “thắng trận” đó là đầu tư vào chất lượng kịch bản họ có. Nếu bạn đã có một kịch bản cho riêng mình, đừng ngại ngùng mà lựa chọn một đơn vị sản xuất mình tin cậy. Làm việc với đơn vị sản xuất ngay từ những “bước đi đầu tiên” trong nghề sẽ là một khởi đầu vô cùng tốt đẹp cho một biên kịch trẻ tuổi. Viết kịch bản cho các chương trình giải trí: Sự phát triển chóng mặt của ngành truyền thông và giải trí đã mở ra cánh cửa làm việc đầy hấp dẫn cho ngành biên kịch. Sự tái bản các chương trình mua bản quyền từ nước ngoài đã không còn được ưa chuộng. Vì thế nhu cầu tìm kiếm các nhân tố tài năng trong sáng tạo kịch bản ngày càng tăng cao. Làm việc tại các đơn vị giáo dục, đào tạo: Một số những nhà biên kịch với tuổi nghề dày dặn chọn cách phát triển khả năng của mình tại các đơn vị giáo dục, đào tạo. Một số người chọn đi theo hướng giáo dục như một nghề chính, một số khác lại xem đây là nghề tay trái nhưng nhìn chung họ đều có mong muốn truyền đi ngọn lửa đam mê của nghề biên kịch cho các thế hệ sau. Làm việc tự do: Bên cạnh những lựa chọn trên, một số biên kịch lại thích làm việc một cách độc lập. Họ sẽ liên kết với các đơn vị theo dự án, hoặc theo thời gian nhất định. Làm việc tự do giúp chúng ta chủ động hơn về thời gian cá nhân của mình. Đồng thời nó cũng giúp người biên kịch tiếp xúc với nhiều lĩnh vực hơn. Từ đó tích lũy kinh nhiệm cho bản thân. Nghề biên kịch hay rộng hơn là nghệ thuật sáng tạo kịch bản là ngành nghề có tính áp dụng cao. Những kỹ năng của người học biên kịch có thể đáp ứng được đa dạng công việc. Điều quan trọng là hãy chăm chỉ và rèn luyện thật nhiều. Tiếp đến, cân nhắc và lựa chọn nơi làm việc thích hợp với bạn nhất. Cuối cùng, hãy phát huy tất cả năng lực của bạn và tỏa sáng. Quỳnh Như tổng hợp