10 bản concept art của phim hoạt hình Disney Genie

Bài viết này dành cho tất cả những ai yêu phim hoạt hình của Disney nói riêng và đam mê ngành hoạt hình và truyện tranh nói chung. Hầu hết các nhân vật công chúa, hoàng tử của Disney đều để lại trong ta hình ảnh đầy quyến rũ, đáng yêu và ngọt ngào. Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng những hình hài đó của họ trước khi được đưa lên phim, họ như thế nào? Cùng điểm qua Concept Art của những bộ phim nổi tiếng của Disney, xem việc thiết kế nhân vật hoàng tử, công chúa phiên bản “gốc” đã biến hóa khôn lường đến mức nào nhé. 1. Genie (thần đèn) – Aladdin >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Nhìn xem anh trai thần đèn nhà ta biến hình thế nào này? Bản thiết kế nguyên gốc của thần đèn trông không có vẻ gì là thân thiện, vui tính cả. Genie này trông giống một “chú hề sát nhân hoàng loạt” mà ta hay thấy  trong mấy bộ phim kinh dọ hơn. Tưởng tượng xem nếu thiết kế này được chấp nhận đưa lên phim… điều gì sẽ xảy ra cho tuổi thơ của biết bao đứa trẻ (trong đó có ta). Phiên bản “ám ảnh kinh hoàng” dành cho trẻ em. 2. Ariel và Flounder (The Little Mermaid) Ariel trông không khác mấy với phiên bản trên phim – nhìn con nít hơn một tý, tuy nhiên chú cá càng vây xanh vui nhộn Founder thì trước khi trở nên mũm mĩm, chú từng có một thân hình chuẩn siêu mẫu và một gương mặt không mấy đáng yêu nhỉ? Disney biết rằng các hình dạng thật hay việc vẽ cá đúng anatomy (phẫu thuật học) sẽ không mang lại hiệu ứng mong muốn từ phía khán giả bộ phim. Đó là lý do vì sao ta lại có một chú cá vàng ở giữa biển và một đàn tôm cua biết hát và nhảy múa. 3. Belle và Quái Vật (Beauty and the Beast) So với bản điện ảnh, chàng hoàng từ quái vật của chúng ta trông giống một con dã thú hơn trên bản thiết kế. Thật đó, nhìn anh đi, có giống người sói không? Không phải người sói thì chắc sẽ là một thứ gì đó sẵn sàng xé xác bạn ra khi màn đêm buông xuống. 4. La Fou (Beauty and the Beast) Như các bạn thấy, anh chàng người hầu của Gaston không có vẻ gì là một  người hầu cả nhỉ. Anh chàng thậm chí còn nhìn không-giống-người cho lắm. Không biết các bạn nghĩ so chứ riêng tôi thấy bản thiết kế này của La fou giống như vẽ một con bọ cánh cứng bị nhồi trong một bộ quần áo con người vậy thôi. Nhưng cũng an ủi phần nào cho anh chàng tội nghiệp này khi có một vẻ ngoài hào nhoáng thế này trên thiết kế 5.Yzma (The Emperor’s New Groove) Yzma trông giống một mụ phù thủy già người Inca hơn là một nhà khoa học điên. Thay đổi kích thước và cho bà một thân hình gầy nhom, ốm nhách chính là chìa khóa đã góp phần tăng tính “phản diện” và  hoạt hình hình hơn cho Yzma. 6.Quasimodo và Esmeralda (The Hunchback of Notre Dame) Hình minh họa cho thiết kế của Thằng Gù trông giống một bìa sách minh họa cho cuốn tiểu thuyết đen tối và rùng rợn. Disney đã rất tinh ý khi chuyển tác phẩm tăm tối này thành một bộ phim hoạt hình gia đình đúng nghĩa, thêm vào đó chính là giọng nói của diễn viên vài tài năng Jason Alexander lồng tiếng cho con thú bằng đá vui nhộn trong phim. 7.Timon, Pumbaa và Simba (The Lion King) Bộ ba Hakuna Matata vẫn trông rất giống với nguyên bản của mình. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhìn ra nét vẽ đặc thù của họa sĩ Carl Barks – người đã từng làm việc cho Disney trước khi phim được công chiếu. 8.Shensi, Banzai và Ed (The Lion King) Băng đản linh cẩu của Scar lúc còn nằm trên thiết kế chẳng có gì để nhận diện chúng cả. Có phải đứa đang cười kia là Ed không? Không thể nào phân biệt được ba nhân vật. Chúng giống hệt nhau cứ như được đúc cùng 1 khuôn, như những hình ảnh từ các phim tài liệu của kênh Animal Planet ra vậy. Disney đã cho anh chàng một đôi mắt ngờ nghệch và một cái lưỡi luôn thè ra khỏi mõm.  9.Hoa Mộc Lan (Mulan) Mộc Lan trên thiết kế giống nam nhi nhiều hơn trên bản điện ảnh. Đôi mắt một mí được cảm biến lại hiền hòa hơn và cho thêm tóc mái khiến cô bớt hoang dã đi rất nhiều so với bản thiết kế của mình. Bản thiết kế nhân vật này cho cảm giác như Mộc Lan là nhân vật phản diện . 10.Pocahontas (Pocahontas) Lại 1 phiên bản ác nữa, lần này là công chúa da đỏ. Nhìn bản gốc của Pocahontas giống như là chị em sinh đôi quỷ quyệt của Tiger Ly hơn là nàng công chúa quả cảm và thướt tha của chúng ta. Thêm nữa, có vẻ cô được trẻ hóa, bản thiết kế cứ như đang vẽ một cô nhóc 12 tuổi nào đó và chắc chưa đủ tuổi để yêu John Smith. Disney không muốn gây ra một hiệu ứng tiêu cực nào về điều này và cho cô trở thành một thiếu nữ đầy sức sống, mạnh mẽ như ta thấy trên phim. Người dịch: Minh Phương Nguồn: http://thefw.com/disney-concept-art/

19 bản thiết kế nhân vật của DIsney

Dưới đây là 19 bản thiết kế của nhân vật Disney đã được thiết kế lại rất nhiều lần trước khi đưa lên bản phim chính thức nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người xem. Qua những hình ảnh này, các bạn sẽ phần nào cảm nhận được việc thiết kế ngoại hình cho các nhân vật làm các họa sĩ đau đầu như thế nào. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 1. Bạch Tuyết Bản thiết kế gốc của Bach Tuyết (bản chính giữa) cho thấy cô có một đôi mắt rất lớn và đầy mơ mộng. Đây là đặc trưng của các nhân vật hoạt hình nữ cùng thời. 2. Công chúa Aurora Trang phục của công chúa Aurora phản ánh thời trang của thời kỳ xảy ra câu chuyện trong phim (1950) 3. Maleficent Để chọn được tạo hình cuối cùng trên bản phim chính. Ngoại hình của bà tiên độc ác này đã trải một quá trình thay đổi rất nhiều lần. Chỉ 1 chi tiết nhỏ là các nhà thiết kế đã nghĩ gì khi cho bà ta hai cây “thu phát sóng” trên đầu vậy nhỉ? 4. Cruella de Vil Hình ảnh trẻ trung và có phần sexy của mụ nhà giàu mê lông thú đã được già hóa trên bản phim chính thức. 5. Ursula Thiết kế của Ursula trước khi bà trở thành Phù Thủy Bạch Tuộc như trên phim. Có vẻ khả năng biến hình của bà cũng muôn hình vạn trạng nhỉ. 6. Hoàng tử hóa thú trong Người đẹp và quái vật Quái vật của Belle gợi đến hình ảnh người sói nhiều hơn so với bản phim. 7. Belle Một Blelle rất quyết rũ. 8. Gaston Bản thiết kế của Gaston ngoài cùng bên phải được thiết kế dựa trên ngoại hình của các nhân vật hoàng tộc của Pháp – thế kỷ 18 9. Aladdin Bản gốc này cho ra một Aladdin khá trẻ con. 10. Jasmine Bản thiết kế thứ hai của Jasmine có lẽ được lấy cảm hứng từ công chúa sao hỏa của nhà văn Edgar Rice Burroughs hơn là nền văn hóa Ả rập. 11. Genie Tạo hình của thần đèn bên phải trông thật dễ sợ và ám ảnh 12. Pocahontas Một Pocahontas quyến rũ hơn chăng. 13. John Smith 14. Mufasa và Simba Nhìn simba ngố đáo để còn Mufasa có vẻ trầm ngâm, suy tư. 15. Pumbaa và Timon Một Pumba buồn bã và một Timon ngông nghênh. 16. Hoàng tử Naveen Naveen trên bản phác trông lịch lãm và phong độ quá. 17. Tatiana Tatiana trông quyến rũ chưa này. 18. Rapunzel Rapunael trông bí ẩn và hấp dẫn hơn hẳn bản sắc ngây thơ trên phim. 19. Flynn Rider Thiết kế của Flynn cũng trải qua khá nhiều thay đổi, bản thiết kế thứ 2 là dựa trên hình ảnh nam diễn viên Johnny Depp. Người dịch: Minh Phương Nguồn:https://www.buzzfeed.com/briangalindo/19-disney-characters-that-could-have-looked-completely-diffe?utm_term=.ad6jYlwOe#.jq6rYpkR7

họa sĩ thiết kế nhân vật

Công việc của họa sĩ thiết kế nhân vật (Character animators) là tạo ra các nhân vật cho phim hoạt hình, game, video, quảng cáo ứng dụng di động bằng các phần mềm đồ họa máy tính. Họ có thể sử dụng phần mềm là phim 3D, 2D, hay cả phần mềm điều khiển rối. Nguồn: helpx.adobe.com Công việc của Character Animator, họ làm những gì? Sau khi đã có bản thiết kế nhân vật, các họa sĩ đưa chúng vào hệ thống và lập trình các hoạt động cho chúng bằng các phần mềm chuyên dụng như: MotionBuilder 3D, Flash Professional, LightWave, Maya… Công việc của họ cũng bao gồm cả vẽ storyboard (phiên bản hình ảnh của một bộ phim hoạt hình), dựng mô hình, thiết kế các môi trường vật chất, bối cảnh xã hội trong phim… Các họa sĩ thiết kế nhân vật thường xuyên làm việc phối hợp với các kỹ thuật viên âm thanh (Sound engineer) để đảm bảo cử chỉ của nhân vật ăn khớp với âm thanh của chúng và họ cũng phải làm việc với khách hàng để bàn luận các ý tưởng cho phim, chọn lựa chủ đề phù hợp với nó.   Các Character Animator hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tại các xưởng sản xuất phim, 2D, 3D; các công ty quảng cáo, các nhà xuất bản, công ty thiết kế phần mềm, công ty thiết kế hệ thống máy tính, công ty thiết kế đồ họa, công ty thiết kế game, công ty thiết kế website, và một số trường đại học và cao đẳng có chương trình giảng dạy liên quan. Các báo cáo chỉ ra rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Nguồn: mocak.am Thu nhập cho một Character Animator là bao nhiêu? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/1 năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hàng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/1 năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/1 năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76.110 USD/năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm gì để trở thành một Character Animatior? Cạnh trạnh tại thị trường phim hoạt hình thường diễn ra rất căng thẳng, cho nên các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất cao. Các nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những họa sĩ có văn bằng Cử nhân (4 năm đào tạo) hoặc cao hơn để hợp tác lâu dài với họ. Nguồn: all3dp.com Các khóa học liên quan đến đào tạo 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối: Stop Motion cũng hỗ trợ rất nhiều cho con đường của các bạn. Các Animator cũng phải học các khóa Anatomy, để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một animator. Vì nhiệm vụ chính của chúng ta chính là tạo những nhân vật thật sống động, chân thật mà phải không. Ngoài bằng cấp của các khóa học đào tạo, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành và kỹ năng máy tính tốt. Ngoài ra, các vị trí công việc Entry-level  (các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm) chỉ yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm qua các đợt thực tập hay các công việc mang tính hỗ trợ đơn giản. Các công việc cấp cao (Senior-level) sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm hơn (ít nhất từ  5 – 7 năm kinh nghiệm) và có thể yêu cầu một bằng cấp cao hơn.  Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở