Disney mua lại hãng Fox The Simpson

Hình ảnh Donald Trump trong ngày đắc cử Tổng thống, Disney thu mua 21st Century Fox, Google thống trị toàn cầu,… đều trùng lắp với mọi khung hình trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons. The Simpsons (Gia đình Simpson) là bộ phim hoạt hình được nhiều người yêu thích, không phân biệt lứa tuổi. Thực chất, đây là chương trình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, được trình chiếu lâu nhất. Mặc dù là phim hoạt hình có những yếu tố hài hước, nhưng The Simpsons còn ẩn chứa sự châm biếm tinh tế, sâu sắc về nhiều khía cạnh đặc biệt của cuộc sống, nhất là lối sống của tầng lớp lao động, trung lưu Mỹ, cùng văn hóa và xã hội Mỹ. Không chỉ được yêu thích, The Simpsons còn khiến công chúng kinh sợ với những lần tiên đoán tương lai. Có rất nhiều phân cảnh trong phim cực kỳ trùng khớp với thực tế hiện tại, mặc cho nó đã công chiếu từ năm 1989. Ekip làm phim hoạt hình The Simpsons như những nhà tiên tri tài năng. Hãy điểm qua 11 lần tiên đoán thú vị của The Simpsons nhé! 1. Đồng hồ thông minh – Smart watch Nguồn: cheatsheet.com Trong tập Lisa’s Wedding phát hành năm 1995, chắc hẳn mọi người còn nhớ đến phân cảnh vị hôn phu của Lisa đã ra ngoài và gọi một cuộc điện bằng thiết khá lạ so với thời điểm lúc bấy giờ. Đó chính là hiện thân đơn giản của chiếc đồng thông minh ra đời 19 năm sau đó. 2. Camera hành trình Nguồn: reddit.com Tập phim Homer and Apu năm 1994 có cảnh Homer được yêu cầu đội một chiếc mũ cồng kềnh với một chiếc camera ẩn ở bên trong với mục đích theo dõi hành vi bí mật cần ghi lại. 20 năm sau, thế giới đón chào sự xuất hiện của GoPro, khởi đầu của camera hành trình nhỏ gọn tiện lợi. 3. Sự thống trị của Google Nguồn: pinterest.com Lisa từng nói: “Google, dù mi đã thâu tóm tâm trí của nửa phần dân số thế giới, nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng mi rất toàn diện trong vai trò của một bộ máy tìm kiếm.”. Thời điểm tập phim có tình huống đề cập đến sự phát triển của Google thì ông lớn công nghệ vẫn chưa đủ sức mạnh như hiện tại. Lúc ấy, Google chưa thể chắc chắn về thành công của mình chứ chưa nói đến vị thế to lớn như bây giờ. 4. Gọi video Nguồn: twitter.com Cách thức gọi video có vẻ như đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Thế nhưng, The Simpsons đã sớm đoán ra việc này khi có cảnh Lisa liên lạc với mẹ qua một chiếc điện thoại quay số cổ điển và có thêm màn hình để hiển thị hình ảnh trực tiếp với nhau. 5. Những vấn đề của Hy Lạp tại châu Âu Nguồn: pinterest.com Năm 2015, Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến cả châu Âu. Đối mặt với tình trạng này, toàn bộ khối EU dường như đều đồng nhất với ý định “loại Hy Lạp ra khỏi cuộc chơi”. Lục lại những tập phim của The Simpsons, khán giả bàng hoàng nhận ra nhà sản xuất của phim đã nhìn thấy tương lai ảm đạm của quốc gia này tại cộng đồng chung EU. Theo đó, một tập phim vào năm 2013 với hình ảnh Homer Simpson được lên sóng truyền hình và đoạn tin chạy tít ở chân màn hình lại có dòng “Châu Âu đang rao bán Hy Lạp trên eBay”. 6. Cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ Nguồn: simpsons.wikia.com Bart Simpson từng bắt được một con cá có 3 mắt do ảnh hưởng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Springfield trong một tập phim năm 1990. Đến năm 2011, một anh chàng ở Argentina cũng đã bắt được một con cá 3 mắt không khác con cá đã xuất hiện trong The Simpsons. 7. Những vụ trộm mỡ Một trong những tập phim hài hước nhất của The Simpsons phải kể đến phân cảnh bố con nhà Simpson ăn trộm mỡ vào năm 1998. Cảnh gây cười này đã trở thành sự thật khi 10 năm sau đó, có đến 7 vụ trộm mỡ đã diễn ra trong năm 2011 và 2012. 8. Những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử Nguồn: pinterest.co.uk Tập phim năm 2008 đã xuất hiện những chiếc máy bỏ phiếu bầu cử trong sự kiện tranh cử tổng thống Mỹ. Những chiếc máy cũng đã xuất hiện ở đời thực vào năm 2012. Và đặc biệt hơn nữa, The Simpsons đã tiên đoán đúng kết quả khi số phiếu bầu cử nghiêng về đảng Dân chủ cũng như việc ông Obama tái đắc cử trong cùng năm. 9. Bê bối thịt ngựa vào năm 2013 Nguồn: googlenews.vn Sự kiện trường tiểu học Springfield bị tố đem ngựa ra làm thức ăn cho học sinh đã xuất hiện từ một tập phim năm 1994 của The Simpsons. 20 năm sau, câu chuyện về việc sử dụng thịt ngựa làm thức ăn đã thành thực tế khi nó xảy ra ở Ai-Len và Anh Quốc. 10. Tổng thống Donald Trump đắc cử Nguồn: twitter.com Cả thế giới năm 2017 bàng hoàng khi Donald Trump, một người vốn nổi tiếng trong giới giải trí và kinh tế lại trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Chiến thắng của ông Trump khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump được dự đoán từ đầu khó có thể đấu lại những nhà chính trị khác, nhất là Cựu Đệ Nhất phu nhân tổng thống Mỹ, Hillary Clinton. Công chúng càng khiếp sợ hơn khi nhận ra

Phim hoạt hình The Longest Day Care 4

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17/12/1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có 4 thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm 6 người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13/7/2012. Ngay sau đó, bộ phim nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách 5 ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar 2013. Tuy nhiên, cuối cùng bộ phim đã để vuột mất vị trí danh giá cho Paperman. Nguồn: awn.com Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc. Ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald, có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm phim hoạt hình ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn câu chuyện về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ tác phẩm như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman cho biết, ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất. Họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D. “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman. Nguồn: awn.com Về quá trình sản xuất The Longest Daycare, ông nói: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữ nguyên và chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa. Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ ‘Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó’ Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Homer Simpson

Matthew Abram “Matt” Groening sinh ngày 15/02/1954, là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, nhà sản xuất, làm phim hoạt hình và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Ông là tác giả đã tạo ra bộ truyện tranh Life in Hell (1977-2012), loạt phim truyền hình Futurama (1999-2003, 2008-2013) và The Simpsons. Trong đó, The Simpsons đã trở thành bộ phim truyền hình giờ vàng dài nhất trong lịch sử Mỹ. Matt Groening đã giành được 12 giải Emmy, 10 cho The Simpsons và 2 cho Futurama. Năm 2002, ông đoạt giải thưởng của Hội vẽ tranh biếm họa quốc gia Reuben cho Life In Hell. Bên cạnh đó, ông cũng giành được Comedy Award cho “những đóng góp xuất sắc cho bộ phim hài” trong năm 2004. Ông đã nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 14/02/2012. Bắt đầu từ Life In Hell Năm 1977, Matt Groening cho ra bộ truyện Life In Hell. Bộ truyện được lấy cảm hứng từ việc ông chuyển đến thành phố vào năm đó và mô tả về cuộc sống ở Los Angeles cho những người bạn của ông. Bộ truyện kể về những gì xảy ra xung quanh công việc, tình yêu, trường học của những người trẻ lúc đó. Vào năm 1978, Matt Groening đã bán bộ truyện tranh đầu tiên của mình, tác phẩm Life in Hell cho Wet Magazine. Bộ truyện bán được 250 tờ hàng tuần và đã gây chú ý với James L.Brooks, nhà sản xuất phim Hollywood. Năm 1985, Brooks đã liên lạc với Matt Groening để mời ông về làm việc tại đài truyền hình FOX, phát triển một loạt tiểu phẩm hoạt hình ngắn cho chương trình The Tracey Ullman Show. Ban đầu, Brooks muốn Groening phát triển ý tưởng từ bộ truyện Life in Hell. Tuy nhiên, vì lo sợ mất quyền sở hữu nhân vật, Groening đã quyết định tạo ra một cái gì đó mới hơn và ông bắt đầu xây dựng một phim hoạt hình về gia đình, The Simpsons. Thành công với The Simpsons Là một chương trình hoạt hình nhưng The Simpsons đã châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Bộ phim được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, The Simpsons đã có trên 500 tập. Tuy nhiên chương trình cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận vì hình ảnh nghịch ngợm, không chịu học hành của Bart trong phim. Một số nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, đã cho rằng chương trình này là chương trình “ngu xuẩn” nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó. Tuy nhiên, sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình.   9/2/1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones để trở thành chương trình hoạt hình chiếu vào khung giờ có nhiều người xem nhất. Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300 người. The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình nhưng để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học,… Vì thế, chương trình chẳng những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc với người Mỹ. (từ D’oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford) Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong TK20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này. >>> Tìm hiểu thêm: Hanna & Barbera – Cặp đôi tài năng của làng hoạt hình thế giới  Nguồn: wikipedia.org