Sinh viên Đại học Chosun Hàn Quốc thực tập tại Comic Media Academy

Ngày 8/1 vừa qua, các bạn sinh viên Đại học Chosun, Hàn Quốc đã có buổi giao lưu cùng học viên Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để chuẩn bị cho chuyến thực tập sắp tới. >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 2D Animation Artist Theo đó, chương trình thực tập, giao lưu chuyên môn giữa sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA nằm trong hoạt động hợp tác của cả 2 trường từ năm 2018. Đồng thời, đây cũng là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên mà CMA hướng đến trong năm 2018. Trong chương trình lần này, các bạn đại diện sinh viên Đại học Chosun sẽ tham quan cũng như đi thực tế quan sát đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm kiếm tư liệu sáng tác cho tác phẩm thu hoạch và thực hiện báo cáo. Xuyên suốt quá trình, đại diện học viên CMA sẽ đồng hành cùng hành trình khám phá TPHCM của các bạn sinh viên Đại học Chosun. Hỗ trợ trong việc giao tiếp với người địa phương, đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về các địa điểm nổi bật của thành phố, giúp các bạn sinh viên Đại học Chosun có nguồn tư liệu đa dạng và đặc sắc nhất. Cụ thể, sinh viên Đại học Chosun và học viên CMA sẽ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ gồm 1 hoặc 2 học viên CMA hỗ trợ, đồng hành. Kết quả của chương trình sẽ là những tác phẩm truyện tranh và hoạt hình mà mỗi nhóm thực hiện. Các bạn nhóm truyện tranh sẽ làm một tác phẩm truyện tranh ngắn có độ dài 24 trang. Trong khi đó, các bạn nhóm hoạt hình sẽ thực hiện một đoạn animatic có độ dài 90s. Chủ đề cho tác phẩm của các bạn sẽ được lấy từ cuộc sống của con người TPHCM, về nét đẹp văn hóa Việt Nam hay rộng hơn là sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài sự đồng hành của học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình cũng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ phòng máy cho các sinh viên thực hiện tác phẩm bằng phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, các thiết bị liên quan cũng như cơ sở vật chất sẽ được chuẩn bị để phục vụ các bạn trong suốt chương trình. Thời gian của chương trình thực tập và giao lưu giữa sinh viên Đại học Chosun (Hàn Quốc) và học viên CMA sẽ kéo dài từ ngày 8-31/01/2018. Ban giám khảo trong buổi báo cáo và trình bày tác phẩm sẽ sớm được thông báo trên fanpage Comic Media Academy và website cmavn.org Hành trình tìm hiểu về văn hóa người dân Sài Gòn nói riêng và con người Việt Nam của các bạn sinh viên Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu. Liệu những nét đẹp, khung cảnh hay hình ảnh lao động nào sẽ thu hút sự chú ý và xuất hiện trong những tác phẩm của các bạn sinh viên Đại học Chosun? Cùng chờ xem nhé!

các tác giả có thu nhập cao nhất năm 2015

Nguồn: authorhouse.co.uk Thời gian gần đây, lực lượng các tác giả trẻ xuất hiện ngày càng đông và chiếm được lòng yêu mến từ phía khán giả ngày càng nhiều, lấn át sang cả đối tượng yêu thích dòng sách lãng mạn, tội phạm và trinh thám. Cụ thể, cây viết James Patterson gần đây đã dẫn đầu bảng xếp hạng Những Tác giả có thu nhập cao nhất trong hai năm liên tiếp, cụ thể trong 12 tháng (từ 2014-2015) anh đã kiếm được vỏn vẹn 89 triệu đô-la cho mình. Trong danh sách này, gương mặt mới xuất hiện chính là hai cây viết dòng văn học cho thiếu niên John Green và Veronica Roth, người giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng. Nguồn: indiewire.com Là 1 trong 4 tác giả văn học cho thanh thiếu niên (Young Adult – YA). John Green, tác giả cuốn “The Fault in Our Stars” – cuốn sách kể về câu chuyện tình lãng mạn và đầy nước mắt này đã bán được hơn 3.5 triệu bản in trong nước vào năm 2014. Trong khi bộ phim chuyển thể của nó thu về hơn 307 triệu đô-la trên toàn thế giới chỉ với 12 triệu đô cho kinh phí làm phim. 17 triệu đô là con số Green kiếm được vào cuối năm 2014. Và nhờ vào nỗ lực không ngừng từ phía nhà sản xuất Hollywood, tác phẩm khác của anh – Paper Towns – tiếp tục được mang lên màn ảnh và ra mắt trong mùa hè năm 2015. Nguồn: people.com  Cây viết khác của dòng văn học cho thanh thiếu niên – Veronica Roth – kiếm được 25 triệu đô vào năm 2015, so với cùng kỳ năm 2014 con số này đã tăng lên 8 triệu đô. Giúp cô chiếm được vị trí thứ ba đồng hạng với gương mặt quen thuộc của bảng xếp hạng: Danielle Steel. Bộ ba tiểu thuyết đình đám của Roth: Divergent đã bán được đến 3.9 triệu bản in vào năm 2014, con số bán hàng của bộ sáng năm nay cũng tăng nhờ vào sự ra mắt của phần hai bộ phim chuyển thể: Insurgent; kiếm được 295 triệu đô trên toàn cầu. Ellie Berger, chủ tịch của tập đoàn xuất bản Scholatic (nơi đã mang Harry Potter và Hunger Game đến với bạn đọc) cho biết “Khi một quyển sách được chuyển thể lên màn ảnh rộng. Thì bộ phim chính là cây cầu nhanh nhất đưa khán giản đến với nguyên tác, thúc đẩy họ khám phá những tình tiết trong quyển sách gốc”. Cũng theo Berger, tất cả các nhà xuất bản đều thấy rằng doanh số bán ra của các đầu sách tăng từ 10% trở lên sau khi bộ phim của chúng được ra mắt. Nguồn: latimes.com  Riêng Petterson, ông không cần đến lực hút từ các phòng vé. Số tiền cây viết tài ba này kiếm được còn cao hơn cả Roth và Green gộp lại. Tất cả nhờ vào lượng xuất bản khổng lồ của ông, Petterson cho ra 16 đầu sách khác nhau, trở thành người nắm giữ vị trí đầu bảng các tác giả kiếm tiền khủng nhất năm và đồng thời cũng là người bận rộn nhất thời gian này. Với tác phẩm trinh thám lãng mạng nổi tiếng Alex Cross, Patterson được biết đến như nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất Hoa Kỳ, hơn bất cứ nhà văn dòng văn học thiếu nhi nào từng được tờ New York Time nhắc đến. Petterson có một mối quan tâm đặc biệt đến việc học tập của trẻ em, năm 2015 ông thông báo việc xuất bản những đầu sách dành cho lứa tuổi từ 8 đến 12. Ông nói rằng “bất cứ điều gì tôi làm, đều vì mục đích cuối cùng là để hoàn thành sứ mạng của mình”. Năm 2014, ông dành tặng 1 triệu đô để quyên góp cho các nhà sách độc lập và năm 2015, ông quyên góp thêm 1.5 triệu đô cho các thư viện của trường học trên khắp các tiểu bang.  Những khoản từ thiện của ông gửi vào rất chính xác và chúng đã thực hiện đúng mục đích của mình. Từ 2004, Patterson kiếm được hơn 770 triệu đô mỗi năm, chưa bao gồm thuế và phí từ nhà xuất bản, nhưng điều này cũng đủ cho thấy rằng Patterson đang tiến gần hơn trên con đường trở thành Tỷ phú Sách trong tương lai. Tuy vậy, điều ông quan tâm hơn chính là trẻ em vẫn có thể và tiếp tục được đọc sách mỗi ngày. Nguồn: wimpykid.com Nằm trong Top 5 các nhà văn cho trẻ em xuất sắc nhất, Jeff Kinney kiếm được 23 triệu đô nhờ vào bộ truyện “Diary of a Wimpy Kid” của mình. Riêng quyển “The Long Haul” của bộ sách đã bán được 1.5 triệu bản vào năm 2014. Cùng với nhà văn Rick Riordan (13 triệu đô-la), Kinney là cái tên được đề cử nhiều nhất cho vị trí nhà văn cho trẻ em của bảng xếp hạng.   Rất nhiều tác giả nổi tiếng của thế giới kiếm được hàng triệu đô trong nhiều năm liền, trong đó phải kể đến Janet Evanovich (22 triệu đô) Steven King (19 triệu đô) – dựa theo thống kê từ tạp chí Forbes từ 2007 đến 1999. Ngoài ra cũng phải nhắc đến tượng đài J.K Rowling, người đã sáng tạo nên thế giới phù thủy nổi tiếng nhất thế giới: Harry Potter. Rowling gần đây đã tự tạo nên chiếc áo choàng tàng hình của riêng mình khi cô dùng bút danh khác là: Robert Galbraith để viết truyện trinh thám và bỏ túi được 19 triệu đô-la trong năm nay. Nguồn: saidadeemergencia.com Tương tự, Nora Roberts từ lâu cũng đã xuất bản các tác phẩm của mình với bút danh J.D Robb. Và giống như Steven King và Danielle Steel