Rumiko mangaka nổi tiếng của Nhật Bản

Rumiko Takahashi là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh xuất sắc nhất và giàu có nhất Nhật Bản hiện nay. Mặc dù là nữ giới nhưng bà lại chuyên sáng tác manga thể loại shounen chứ không phải shoujo. Bà được độc giả ưu ái đặt cho biệt danh là “Công chúa manga“. Rumiko Takahashi sinh ngày 10/10/1957, chào đời tại Niigata, Nhật Bản. Theo một bài viết, vào thuở nhỏ niềm yêu thích manga của Rumiko không hơn gì so với những đứa trẻ khác, luôn mê mẩn manga và cô cũng hay vẽ manga nguệch ngoạc vào các trang vở của mình nhưng chưa hề nghĩ gì đến việc sẽ trở thành một mangaka chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong một bài phỏng vấn năm 2000, chính Takahashi Rumiko lại khẳng định: “Tôi luôn muốn trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp, ngay từ khi tôi còn là một đứa con nít.” Rumiko khá kiệm lời, chỉ hay dõi mắt quan sát cuộc sống quanh mình từ dáng vóc, ăn mặc, cử động đến cảm xúc của mọi người… Đó chính là nền tảng cho những series manga chinh phục độc giả sau này. Thời sinh viên bà lấy bút danh là Kemo Kobiru. Con đường sáng tác bắt đầu từ khi bà vào học khoa văn của trường Đại học Nihon Josei (Đại học Phụ nữ Nhật Bản) và tham gia Gekiga Sonjuku, một trường nổi tiếng về manga theo trường phái kịch họa do magaka lừng danh Koike Kazuo sáng lập. Chính nhờ sự hướng dẫn của Koike mà Rumiko đã học được rất nhiều kiến thức quan trọng cũng như nâng cao “tay nghề” của mình lên rất nhiều, đặc biệt là hiểu được tầm quan trọng về tính cách đa dạng của các nhân vật, từ đó hình thành nên phong cách xây dựng nhân vật độc đáo của mình. Và kể từ lúc đó, cô sinh viên Rumiko đã bắt đầu tìm được công việc mà mình thật sự yêu thích. Năm 1976, Rumiko chính thức bước vào con đường của một mangaka chuyên nghiệp, khởi đầu bằng việc xuất bản các truyện ngắn trong tập san của Câu lạc bộ Manga trường Nihon Josei. Các tác phẩm đầu tay của cô lúc đó có thể kể đến như là Thus A Half of Them Are Gone, Bye-Bye Road. Phải nói, sự lựa chọn để trở thành một mangaka chuyên nghiệp của Rumiko là một quyết định hết sức khó khăn. Cô đã gặp không ít trở ngại, từ kinh phí cho đến việc thiếu vắng sự ủng hộ của gia đình. Đồng thời, tính cạnh tranh của công việc này thật sự rất cao, thêm nữa ở Nhật Bản, thất bại trong tìm kiếm việc làm sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tương lai. Cụ thể là, nếu Rumiko không tìm được công việc cho mình, chỉ trong vòng vài năm, cô sẽ không còn có cơ hội đó nữa vì khi đó, Rumiko sẽ bị các mangaka trẻ hơn nhưng năng lực không hề kém cạnh qua mặt. Và ở Nhật Bản các sinh viên chưa ra trường thường đăng ký trước công việc của mình với các công ty, vì vậy họ thường không có đủ chỗ cho những người xin việc khác, dù có bằng cấp đi chăng nữa. Hồi tưởng lại thời gian này, Rumiko nói rằng:       “Khả năng thành công là có, nhưng cũng có nhiều khó khăn sẽ đến với bạn. Đúng là ở Nhật Bản thì bạn có nhiều cơ hội thành công hơn, nhưng khi bạn thất bại thì sẽ mất tất cả. Vì vậy bạn phải quyết định và theo đuổi quyết định đó. Trong trường hợp của tôi, thành công không đến ngay mà nó cần thời gian trước khi mọi việc bắt đầu diễn ra trôi chảy. Tất nhiên, cách tốt nhất để tìm ra giải pháp là cứ theo đuổi nó, chờ một vài năm và luôn hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra với mình.” Phong cách sống và làm việc của nữ họa sĩ truyện tranh Rumiko Trái với nhiều mangaka khác, Rumiko Takahashi trực tiếp giới thiệu manga và anime của mình tới độc giả phương Tây. Rào cản văn hóa và hình thức tiếp thị kém chính là một trở ngại không nhỏ cho các mangaka. Tuy nhiên, Rumiko đã vượt qua những thử thách đó bằng khá nhiều hoạt động mở rộng và chủ động hợp tác với các nhà sản xuất cả bên trong lẫn bên ngoài Nhật Bản (như Shonen Sunday, TMS Entertainment, Viz Media, Sunrise…). Chỉ sau một thời gian ngắn, manga của Rumiko đã nhanh chóng lên ngôi và chiếm được nhiều cảm tình của độc giả nước ngoài, bằng chứng là Giải thưởng Inkpot tại Hội nghị Truyện tranh San Diego đã trao cho bà vào năm 1994. Trái hẳn với tiếng tăm vang dội của những “đứa con tinh thần”, Rumiko ngoài đời khá lặng lẽ, đơn giản, e dè nhưng thân thiện và rất có sức thu hút. “Công chúa manga” thích xem truyện tranh, sách, kịch Takarazuka, đội bóng chày Hanshin Tigers, nhấm nhi cafe bằng ngón tay út, mì yakisoba, một vật nuôi như P-chan (con heo đen do Hibiki biến thân trong Một nửa Ranma) và được bay! Hâm mộ văn hóa Trung Hoa và Đông Nam Á, du lịch cũng là một sở thích lớn của bà. Tuy nhiên, lịch làm việc căng thẳng không cho phép bà tự do tự tại quá lâu. Về phong cách sáng tác, Rumiko là một trong số ít những mangaka có thể xây dựng mạch truyện với lượng nhân vật cực kỳ đông đảo nhưng luôn đem lại tươi mới và phong phú cho cuốn truyện. Dù là nam hay nữ, hầu hết các nhân vật của Rumiko Takahashi đều có tính cách đa dạng mà đặc trưng, vui nhộn, hấp dẫn, trẻ mãi không già và thiếu hoàn thiện. Họ chưa hẳn là người tốt, nhưng cũng không phải kẻ xấu, mà đơn giản chỉ là những nhân vật rất

Hiro Mashima

Đối với Hiro Mashima, được làm truyện tranh là tất cả đối với ông. Ông từng nói rằng ký ức cuối cùng mà ông có thể nhớ được khi nhỏ là vẽ truyện tranh. Cha ông cũng là một họa sĩ khao khát được trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, nhưng cha ông đã phải bỏ lỡ ước mơ mà qua đời khi Hiro Mashima còn rất nhỏ. Và mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi người ông đã mang về cho Hiro một cuốn tạp chí manga mà người ông lấy được ở một nơi nào đó. Và từ đây, niềm đam mê của Hiro được nhen nhóm và ông bắt đầu sao chép lại thử cuốn tạp chí đó, cho đến khi ông nhận ra được rằng mình yêu thích vẽ đến dường nào. Khi ông tốt nghiệp cấp 2, ông theo học một trường chuyên dạy vẽ truyện tranh cho các họa sĩ. Tuy nhiên sau đó, ông đã bỏ ngang việc học của mình để tự sáng tác nên tác phẩm và mang đến cho các nhà biên tập truyện tranh. Tác phẩm đó đã giành được một vé vào một cuộc thi và đem lại cho ông sự chiến thắng. Tên tuổi của Hiro Mashima bắt đầu được khẳng định mạnh mẽ qua series manga vô cùng thành công Rave Master, được phát hành từ năm 1999 đến 2005. Và đến năm 2006, tên của ông lại được xướng lên trong rất nhiều lễ trao giải với “big hit” thứ 2 của mình: Fairy Tail – bộ manga hiện giờ vẫn đang làm bao độc giả chết mê chết mệt. Fairy Tail của Mashima đã truyền nguồn cảm hứng cho rất nhiều họa sĩ khác. Đầu tiên là từ mùa hè tháng 7/2014, Fairy Tail đã sở hữu riêng cho mình một cuốn tạp chí phát hành hàng tháng mang tên Monthly Fairy Tail, trong đó bao gồm cả một bộ truyện ăn theo khác của Mashima mang tên Fairy Tail Zerø. Vào năm 2014, 3 ngoại truyện khác của Fairy Tail liên tục được ra mắt: Tale of Fairy Tail: Ice Trail được vẽ bởi Yuusuke Shirato; Fairy Tail: Blue Mistral được vẽ bởi Rui Watanabe; và Fairy Girls được vẽ bởi BOKU. Mashima còn hợp tác với Miu Kawasaki để viết hai cuốn tiểu thuyết dòng light novels: The Color Residing Within The Heart (2012) và Fairy Tail 2: Each Single Day After the Grand Magic Games (2014)…. Phong cách và nguồn cảm hứng của Mashima Phòng làm việc của Mashima có 6 người trợ lý tính đến năm 2008, với 7 cái bàn, ghế sofa và Tv cũng như các trò chơi video khác (Ông đặc biệt khá thích chơi game). Mashima tiết lộ lịch làm việc của mình trong quá trình sáng tác nên bộ Fairy Tail là lên kịch bản và cốt truyện vào thứ hai, bản phác thảo thô ngày hôm sau, đi nét và lên mực vào thứ tư đến thứ sáu. Những ngày cuối tuần là cho Monster Hunter, cứ như vậy mỗi tuần được ¼ và sẽ hoàn thành vào ngày cuối tháng. Vào năm 2011, ông cũng tiết lộ rằng ông đã làm việc đến 6 ngày một tuần, 17 giờ một ngày. Hầu hết manga của Mashima đều là vẽ bằng tay. Hoặc đôi khi Mashima cũng thử sử dụng công cụ vẽ như Photoshop và ComicStudio. Dù là vậy thì ông luôn cố làm cho chúng cảm tưởng như là được vẽ và tô màu bằng tay. Mashima cố tránh việc phải dùng bất kì hiệu ứng nào mà chỉ có thể thực hiện bằng công cụ kỹ thuật số. Dụng cụ ưa thích của Mashima chính là bút Copic. Nhưng theo Mashima thì nó khá  khó để có thể sử dụng bình thường khi làm việc, và ông luôn thể hiện sự khiêm tốn của minh khi cho rằng biết giới hạn trong khả năng của mình và chỉ cố gắng để có thể tạo nên điều tốt nhất. Có một điều chúng ta chưa từng biết về hai bộ truyện nổi tiếng nhất của Mashima đó chính là ông đặt tên các các nhân vật của mình theo tên mùa. Trong Rave, nhân vật chính được đặt tên là Haru mà theo tiếng Nhật đó chính là mùa Xuân. Trong Fairy Tail, nhân vật chính là Natsu theo tiếng Nhật đó là mùa Hè. Trong Monster Soul, nhân vật chính của ông là Aki (mùa Thu), và trong Monster Hunter Orage, có một nhân vật tên là Shiki, theo tiếng Nhật đó là Mùa. Ông cũng đặt tên một nhân vật là Fuyu và theo tiếng Nhật đó là mùa Đông. Mashima cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông làm điều này bởi vì độc giả Nhật Bản có thể không quen thuộc với những cái tên phong cách phương Tây. Một đặc điểm nữa đó là các nhân vật chính của cả Rave và Fairy Tail đều không có cha, một phần là lấy từ chính kinh nghiệm riêng của Mashima khi cha ông qua đời khi ông còn trẻ. Ông luôn muốn để một vài điểm gì đó từ chính cá nhân mình vào từng nhân vật và luôn đặt những độc giả lên trên hết! Mashima từng tâm sự làm sao để có thể duy trì động lực để làm việc khi phải đối mặt với nhiều áp lực về thời gian đến thế: “Tôi cố gắng có được niềm vui hết sức có thể cả bây giờ và sau này nữa. Tôi đã dừng lại nhiều lần và làm những thứ khác biệt để tạo sự thay đổi. Đồng thời tôi chắc chắn các tác giả khác cũng đều cảm thấy điều này, nhưng tiếng nói của độc giả từ những lá thư mà người hâm mộ gửi tới đã khích lệ tôi. Nó khiến tôi muốn tiếp tục tạo nên một manga mà mọi người đều có thể yêu thích.”

Andre Franquin

Đối với các thế hệ cuối 8x, đầu 9x chắc đã không ai còn lạ gì nhân vật Marsupilami trong bộ phim hoạt hình cùng tên, nội dung về một con vật giả tưởng trông rất giống loài vượn với bộ lông vàng đốm cùng chiếc đuôi thật dài. Nhưng ít ai biết bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên nằm trong loạt truyện Spirou và Fantasio rất nổi tiếng của Bỉ. Và André Franquin chính là người họa sĩ đã mang lại thời kỳ hoàng kim rực rỡ cho loạt truyện tranh này. André Franquin sinh ngày 03/01/1924 tại Etterbeek. Mặc dù bắt đầu vẽ truyện tranh từ rất sớm, nhưng lớp học vẽ truyện tranh thực sự đầu tiên của Franquin là ở École Saint-Luc (trường Saint-Luc) bắt đầu vào năm 1943. Tuy nhiên, một năm sau đó, trường học buộc phải đóng cửa do chiến tranh và Franquin chuyển sang làm việc cho CBA.  Tại CBA, ông đã gặp những đồng nghiệp tương lai của mình là Maurice de Bevere (Morris, tác giả của bộ truyện Lucky Luke), Pierre Culliford (Peyo, tác giả của Smurfs), và Eddy Paape. Ba người (trừ Peyo) được Dupuis mướn vào năm 1945 sau sự tan rã của CBA. Franquin bắt đầu vẽ bìa và hình cho Le Moustique, một tạp chí tuần về radio và văn hóa. Ông cũng làm việc cho Plein Jeu, một tạp chí hướng đạo số ra hàng tháng. Trong khoảng thời gian này, Morris và Franquin đã được Joseph Gillain (Jijé) huấn luyện, và sau đó chuyển một phần căn nhà của mình làm xưởng sáng tác cho hai họa sĩ trẻ và Will. Jijé khi đó đang sáng tác nhiều truyện tranh được xuất bản trong tạp chí truyện tranh Le Journal de Spirou, trong đó có loạt truyện nòng cốt Spirou và Fantasio. Nhóm làm việc của ông có tên là La bande des quatre (dịch là “Nhóm Bộ tứ”), họ cùng làm việc với nhau, cùng phát triển một phong cách vẽ mà sau này được gọi là trường phái Marcinelle (Marcinelle là một thị trấn nhỏ ở phía nam Brussels nơi đặt nhà xuất bản Spirou.) Những tác phẩm gắn liền cùng tên tuổi Bước ngoặc đầu tiên của André Franquin chính là được Jijé chuyển lại Spirou và Fantasio, và từ Spirou số 427 phát hành ngày 20/06/1946, chàng trai trẻ Franquin bắt đầu giữ trách nhiệm sáng tác bộ truyện này. Trong suốt 20 năm, Franquin đã sáng tạo lại phần lớn bộ truyện, tạo ra những kịch bản dài hơn, công phu hơn với một loạt các nhân vật hài hước mới. Và một lần nữa phải kể đến nhân vật Marsupilami, được xuất bản lần đầu vào ngày 31/01/1952 trong tạp chí Spirou. con vật này đã trở thành một phần của văn hóa bình dân Bỉ và Pháp, và xuất hiện trên các ấn phẩm truyện tranh, đồ chơi, và từ năm 1989 là một bộ truyện tranh về riêng nó. Nhưng thành tựu lớn nhất của Andre Franquin lại không phải là nhân vật Marsupilami, mà lại đến từ một nhân vật mà ngay từ những giây phút định hướng ban đầu, chỉ dùng để lấp đầy chỗ trống trong tạp chí Spirou. Đó chính là nhân vật Gaston Lagaffe (từ tiếng Pháp gaffe, nghĩa là “ngớ ngẩn”). Vào năm 1957, tổng biên tập Spirou Yvan Delporte gợi ý cho Franquin ý tưởng về một nhân vật mới, Gaston Lagaffe. Ban đầu câu chuyện hài chỉ được sáng tác không nhằm mục đích gì ngoài việc bổ sung cho đầy quyển tạp chí, câu chuyện mô tả những tai nạn xui xẻo và những ý tưởng ngớ ngẩn của một cậu bé văn phòng rảnh rỗi làm việc tại văn phòng tạp chí Spirou, đã thành công ngoài sức tưởng tượng và trở thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Franquin. Nhân vật Gaston thường được chào đón như một nhân vật phi anh hùng đầu tiên (một vai chính thiếu tất cả phẩm chất của một anh hùng, nhưng không phải là vai phản diện) trong lịch sử truyện tranh. Căn bệnh trầm cảm tác động đến phong cách của André Franquin  Có thể nói André Franquin là một tượng đài sống cho nhiều thế hệ họa sĩ truyện tranh mới noi theo. Nhưng ít ai ngờ rằng ông đã từng trải qua nhiều thời kỳ trầm cảm nặng nề, đến mức ông phải ngừng vẽ Spirou một thời gian. Nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị mai một, chính vì những lần trầm cảm này đã tác động mạnh mẽ đến phong cách của ông. Ông bắt đầu chú trọng vào những quan niệm mới hơn là những câu chuyện hài, như chủ nghĩa hòa bình hay bảo vệ môi trường. Thập niên 1960 là giai đoạn minh chứng cho sự thay đổi rõ ràng trong phong cách của Franquin, với những câu chuyện dài và ngày càng khó hiểu hơn. Mặc dù vậy, chẳng mấy chốc Franquin được xem là bậc thầy không phải bàn cãi của lĩnh vực này, và ảnh hưởng của ông có thể nhận ra trong hầu hết các họa sĩ truyện tranh được Spirou mướn cho đến cuối thập niên 1990. Sự thay đổi cuối cùng, và căn bản nhất trong các tác phẩm của Franquin diễn ra vào năm 1977, khi ông tiếp tục chịu đựng một sự trầm cảm khác và bắt đầu sáng tác bộ truyện Idées Noires (“Những suy nghĩ đen tối”), đầu tiên để cung cấp cho Spirou, Le Trombone Illustré (với những tác giả khác như René Follet) và sau này là Fluide Glacial. Với Idées Noires, Franquin cho thấy khía cạnh u ám, bi quan hơn trong chính bản chất con người ông. Cùng với sự nổi tiếng và chú ý đến từ các nhà phê bình, Andre Franquin đã nhận giải thưởng Grand Prix de la ville d’Angoulême đầu tiên vào năm 1974. Nhiều sách của Franquin đã được xuất bản và được đánh giá là những tác phẩm kinh điển nhất thời đại. Cái chết của Franquin vào năm 1997 ở Saint-Laurent-du-Var đã không nhận được nhiều sự chú ý như Hergé. Tuy nhiên, vào năm 2004, người ta đã

Gosho Aoyama

Ra đời sau comic của châu Âu nhưng manga của Nhật Bản ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng những người yêu thích truyện tranh. Điều gì đã làm cho manga phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Thành công của manga chính là nhờ vào những họa sĩ truyện tranh, những tác giả đã tạo ra các bộ manga thu hút và đặc sắc. Cùng tìm hiểu top 20 họa sĩ truyện tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản nhé!  1. Eiichiro Oda – One Piece Oda Eiichiro hay còn gọi là Odacchi, là một họa sĩ vẽ truyện tranh người Nhật Bản, hiện đang sáng tác cho nhà xuất bản Shueisha. Là manga bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 300 triệu bản in tại Nhật và có doanh thu ăn khách nhất tại Châu Âu, One Piece là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Oda đến gần hơn với bạn đọc. Trên số kỷ niệm 30 năm của tạp chí Jump, ông đã nói tác phẩm của Jump mà ông yêu thích nhất đó là Kinniku Man, kế đến là Dragon Ball. Ông cũng là một fan của series Gundam. Oda cũng đang cộng tác thực hiện dòng truyện tranh “DRILL GUNDAM”. 7/11/2004, Oda kết hôn cùng cựu diễn viên Inaba Chiaki. Năm 2015 tác giả Eiichiro Oda và bộ manga One Piece được ghi nhận vào Sách Kỷ Lục Guinness khi là bộ truyện tranh do một tác giả sáng tác có số bản in nhiều nhất thế giới. 2. Akira Toriyama – Dragonball Toriyama Akira sinh ngày 05/04/1955 tại Nagoya, Aichi, Nhật Bản. Ông nổi tiếng với bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng (Dragon Ball). Nét vẽ của ông có ảnh hưởng từ hai bộ Astro Boy (Osamu Tezuka) và 101 con chó đốm (Walt Disney)   Ông khởi đầu với tác phẩm Wonder Island (1979) được đăng trên Weekly Shonen Jump. Sự nghiệp của ông bắt đầu tỏa sáng với bộ Dr. Slump. Năm 1982, ông giành giải thưởng Shogakukan Manga Award cho bộ truyện này với Giải Manga cho thể loại shounen và shoujo hay nhất năm. Năm 1984, ông cho ra mắt bộ Dragon Ball và tạo nên một cú hích lớn với 35 triệu bản được tiêu thụ tính riêng ở Nhật Bản. Hơn thế nữa, tác phẩm còn lọt vào top truyện bán chạy nhất với trên 500 triệu bản trên toàn thế giới. Ngay cả ở Mỹ và các nước Mỹ Latinh, bộ truyện cũng rất thành công. Trong sự nghiệp của mình, Toriyama có thiết kế cho nhân vật trong series game RPG nổi tiếng Dragon Quest. Trước đó cũng có một game là Chrono Trigger’s cũng đạt được thành công lớn. Một số game khác mà ông có tham gia như Tobal No.1-2, Blue Dragon. 3.Fujiko Fujio – Doraemon Fujiko Fujio là bút danh chung của hai nghệ sĩ manga Nhật Bản. Năm 1987, họ chia tay để theo đuổi con đường sáng tác riêng rẽ và trở thành “Fujiko F. Fujio” v”Fujiko Fujio (A)”. Trong số các tác phẩm của cả hai, tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là Doraemon. Ban đầu, khi bắt đầu sáng tác truyện tranh, cả hai ông đều vẽ cùng nhau dưới bút danh Ashizuka Fujio. Truyện tranh sáng tác của hai ông rất thành công, và đến năm 1960 thì giành được giải thưởng Shogakukan cho 2 manga Susume Robot và Tebukuro Tecchan. Tác phẩm đem lại thành công vang dội nhất cho cả hai ông chính là chú mèo máy Doraemon – một sản phẩm tưởng tượng của thế kỷ 22. Tuy nhiên trên thực tế manga này không hề gây được tiếng tăm gì suốt 3 năm trời cho đến khi anime của nó được phát trên truyền hình. Đến năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em. 4.Masashi Kishimoto – Naruto Kishimoto Masashi sinh ngày 8/11/1974 ở Okayama, Nhật Bản. Ông là một họa sĩ truyện tranh được biết đến qua bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới Naruto. Người em song sinh của Masashi, Kishimoto Seishi, cũng là một họa sĩ truyện tranh, tác giả của 666 Satan và Blazer Drive. Tác phẩm đầu tay của Masashi là Karakuri được ông gửi cho nhà xuất bản Shueisha vào năm 1995. Bộ truyện này đã đem về cho ông giải thưởng Hop Step Award hàng tháng của tập san Weekly Shonen Jump và mở ra con đường đầy triển vọng cho ông. Tháng 11/1999, Naruto bắt đầu được đăng trên Weekly Shonen Jump. Naruto vẫn còn được tiếp tục với hơn 45 tập, bán được hơn 71 triệu bản ở Nhật Bản, tập 36 đã bán được hơn 93 triệu bản trên thế giới. Bộ truyện cũng đã được chuyển thể thành hai bộ anime thành công. 5.Naoki Urasawa – 20th Century Boys, Pluto Urasawa Naoki sinh ngày 02/01/1960, là một mangaka của Nhật Bản. Urasawa được biết tới nhiều nhất như là tác giả của nhiều bộ manga trinh thám ly kì nổi tiếng như Master Keaton, Monster, Pluto và 20th Century Boys. Các tác phẩm của Urasawa Naoki đã từng giành được ba giải manga Shogakukan, hai giải thưởng Văn hóa Tezuka Osamu và một giải Manga Kodansha. Năm 2008, nhà văn từng giành giải Pulitzer, Junot Diaz trong bài viết ca ngợi loạt truyện Monster đã đánh giá Urasawa là một “quốc bảo” của Nhật Bản. Dự án manga mới nhất của Urasawa là Pluto, một loạt manga lấy cốt truyện từ tác phẩm nổi tiếng của Tezuka Osamu, Astro Boy. Bộ truyện đã được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản 2005 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu cùng năm. 6.Takeshi Obata – Death Note Obata Takeshi là một mangaka người Nhật Bản. Ông là đồng tác giả của bộ manga nổi tiếng Hikaru – Kì thủ cờ vây với Hotta Yumi. Ông sáng tác Death

Dave Gibbons

Sau sự thành công vang dội của bộ phim The Lego Movie, nền văn hoá truyện tranh đối với nền văn hoá của quần chúng cũng bắt đầu có sức ảnh hưởng. “Đặt bút lên giấy là cách để toàn bộ câu chuyện này bắt đầu.” Kể từ khi bắt đầu xuất hiện từ năm 1938, truyện tranh Superman bắt đầu cho loạt truyện tranh hành động mới xuất hiện, những người minh hoạ và vẽ truyện tranh đã có một niềm khao khát mãnh liệt muốn tạo ra những nhân vật siêu anh hùng. Sau đây là danh sách 10 tác giả truyện tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. 1.John Romita Jr Đứng đầu danh sách, đó là John Romita Jr. Ông sinh ra vào ngày 17/08/1956 ở thành phố New York. John Romita Jr nổi tiếng với việc sáng tác ra hai bộ truyện về Người Nhện trong những năm 60 và 70. John Romita Jr đã hợp tác cùng với Roger Stem, và sáng tạo ra nhân vật Hobgoblin và cho nhân vật ấy gặp người nhện trong một trận đánh nhau với Juggernaut. Gần đây, John Romita Jr tiếp tục bắt tay hợp tác với Mark Millar – người đã sáng tác bộ truyện Kick Ass để tiếp tục làm phần tiếp theo của serie truyện tranh Spider Man. Tài năng của Romita Jr thật sự toả sáng, khi ông sáng tạo ra nhân vật IronMan trong loạt truyện “Demon in a bottle”. Nhân vật chính – Tony Stark là một siêu anh hùng – là một nhà tỉ phú về công nghệ thích ăn chơi và đồng thời cũng là một nhà từ thiện. John Romita Jr đã được đề cử cho giải thưởng Will Eisner Comic Industry vào năm 1989 cho nhân vật Daredevil. Ông cùng với Mark Millar – tác giả của Wolverine đã vẽ nhân vật Wolverine trong  lễ kỷ niệm 30 năm của nhân vật này. Ngày 04/05/2012, John kí kết việc phát thảo nhân vật và 50 giờ làm việc để quyên tiền cho Quỹ Ung thư Trẻ em Candleighters của Nevada. 2.Brian Bolland Brian Bolland được sinh ra ở Butterwick, Lincolnshire, vào ngày 26/03/1951. Mặc dù trong thời gian này, truyện tranh của Mỹ đã không xuất hiện ở Anh cho đến năm 1959. Bolland là một sinh viên nghiên cứu về thiết kế đồ họa và Lịch sử Nghệ thuật trước khi tìm được việc làm đầu tiên của ông vào năm 1972 trong một bộ truyện tranh Nigeria gọi là “POWERMAN”. Sau đó, ông bắt đầu làm việc bằng việc vẽ minh họa cho tạp chí Oz và sau đó tạp chí Time Out, ông đã tìm được một công việc khác vào năm 1977 đó là công việc thiết kế cho 2000AD và Judge Dredd. Sự hợp tác giữa huyền thoại Brian Bolland và Alan Moore dẫn đến sự ra đời của một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng – The Joker. Bolland luôn nhận được những nhận được lời khen từ đồng nghiệp, khi ông làm bất kỳ nhân vật DC Comics nào. Một trong những sự lựa chọn của ông dẫn đến việc sản xuất ra tác phẩm truyện tranh “Batman: The Killing Joke”. Cuốn sách xuất bản năm 1988, sáng tác của nhà văn huyền thoại Alan Moore. Cuốn sách khám phá nguồn gốc của Joker và được xem như là câu chuyện gây tranh cãi nhất trong Batman.  Tác phẩm nghệ thuật của ông có ảnh hưởng lâu dài. “The Killing Joke” có ảnh hưởng nhiều đến vai diễn của Heath Ledger khi được đề cử giải Oscar trong vai Joker của bộ phim “The Dark Knight” sau khi nghiên cứu một bản sao của cuốn tiểu thuyết đồ họa như là tài liệu tham khảo. Brian Bolland đã đạt được giải thưởng đầu tiên của mình là giải “Best Newcomer” của Hiệp hội Strip vào năm 1977. Ông tiếp tục đạt tổng cộng ba giải thưởng Eisner và ba giải thưởng Harvey. Ông gần đây đang làm làm việc trong “Dial H for Hero” của Comic DC. 3.Will Eisner Will Eisner được sinh ra ở Brooklyn vào năm 1917 và qua đời vào 03/01/2005. Ông nổi tiếng là một trong những người có nhiều đóng góp quan trọng  và được yêu thích trong thế giới truyện tranh. Ông được ca ngợi là “cha đẻ của tiểu thuyết đồ họa”. Được sử dụng như một loại hình tiếp thị đầu tiên cho Eisner  “A Contract with God” trong sự nghiệp thiết kế năm 1978. Ông bắt đầu là một họa sĩ truyện tranh cho báo New York của Mỹ. Eisner sau đó chuyển sang làm bên “Wow, What A Magazine!”. Vào năm 1935, ông bắt đầu viết và vẽ truyện tranh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Sprite” đã được xuất bản lần đầu vào năm 1940 và đã trở thành bộ phim hành động trực tiếp trong năm 2008. Will Eisner từng dạy vẽ truyện tranh tại trường “Visual Arts” ở New York. Nhiều người trong số các nhà thiết kế hàng đầu hiện nay thực sự là những sinh viên của ông.Giải thưởng “Eisner Awards” mang tên ông đã được thành lập vào năm 1988 và được tổ chức mỗi năm tại Comic-Con ở San Diego. 4.Jim Steranko Jim Steranko được sinh ra vào ngày 11/05/1938 tại Reading, Pennsylvania, Mỹ. Ông quan tâm đến nghệ thuật từ khi còn rất sớm. Thời niên thiếu, ông đã thu thập các lon và chai để quyên tiền cho việc sáng tác truyện. Tác phẩm truyện tranh đầu tiên của ông là Harvey Comics, sau đó ông có cơ hội gặp gỡ với Stan Lee, và Stan Lee đã cho ông công việc đầu tiên hết sức quan trọng tại Marvel.  Steranko đã thành lập nhà xuất bản của riêng mình “SuperGraphics” vào năm 1969. Hiện nay, ông đang làm công việc xuất bản, thiết kế nhân vật cho truyện tranh và làm đồ chơi về các nhân vật đó. Steranko đã