Tiếp nối thành công của “Sáng tác mùa xuân” năm 2019, Viện Truyện tranh và Hoạt hình- CMA hay còn gọi là Comic Media Academy “thừa thắng xông lên” để tiếp tục hoạt động này.  “Sáng tác đi các em”, “sáng tác nào các em”, “chúng ta nên thường xuyên sáng tạo”,… Nếu bạn là học viên của Comic Media Academy, chắc chắn bạn sẽ nghe những câu nói quen thuộc này như câu chào buổi sáng đến từ giáo viên. Bạn có thể cho đó là áp lực vô hình cho sinh viên Comic Media Academy. Nhưng ngược lại, đối với sinh viên chọn lựa Comic Media Academy, đây chính là động lực cũng như là bàn đạp để các bạn cố gắng.  Nếu thường xuyên đối diện với áp lực, nó sẽ trở nên bình thường. Sáng tạo cũng vậy, với điều kiện làm việc thường xuyên yêu cầu có trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ tập cho não bộ con người được phản xạ có điều kiện. Hơn nữa, sinh viên Comic Media Academy sẽ học thêm được nhiều cách quản lý thời gian, để tránh trường hợp “chạy đua” với deadline.  Mỗi mùa một thức- mỗi mùa một kỳ sáng tác, teamwork – cá nhân, cá nhân- teamwork; Họa sĩ kể chuyện tại Comic Media Academy đã được tập dượt để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Một số hình ảnh trong ngày khởi động Sáng tác Mùa Hè – 2019 tại Comic Media Academy.    Comic Media Academy. 

33 bước để sáng tác nhân vật hay 7

Thiết kế nhân vật hấp dẫn và sở hữu một kịch bản sắc sảo là chìa khóa thành công của bất kỳ tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, game hoặc điện ảnh. Nhân vật trước tiên phải thu hút ngay từ khi còn nằm trên bảng mô tả của nhà biên kịch. 33 bước thiết kế nhân vật sau đây là không-thể-thiếu để xây dựng nhân vật thành công. 1. Đề ra mục tiêu: đề ra một mục tiêu/ước mơ/khát vọng cho nhân vật không chỉ làm nhân vật trở nên có ý nghĩa hơn, mà còn giúp bạn triển khai câu chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. 2. Đề ra động cơ: đề ra động cơ thúc đẩy nhân vật hành động hướng đến mục đích, thực hiện ước mơ của mình. Động cơ đó có thể xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, ăn năn, hối hận, hoặc từ những tính cách xấu như kiêu hãnh, tự phụ, hoặc tham lam, hoặc cũng có khi từ những cảm xúc tích cực như yêu thương, quyết tâm, nhiệt huyết… Nhưng dù là vì lý do nào đi nữa, chính động cơ đó sẽ làm cho hành động của nhân vật trở nên thực hơn, đáng tin hơn, dễ đồng cảm hơn. 3. Đề ra vai trò: hãy nghĩ đến vai trò của nhân vật trong câu chuyện. Liệu bạn tạo ra nhân vật để xây dựng xung đột cho cốt truyện, hay là để nhân vật trải qua quá trình trưởng thành hơn về mặt cảm xúc? Nếu nhân vật của bạn không đảm nhận vai trò hợp lý nào, sự tồn tại của họ sẽ trở nên vô nghĩa. 4. Đề ra nỗi sợ: sợ hãi là cảm xúc mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Nỗi sợ là chất xúc tác tạo ra sự thiếu tự tin, bốc đồng hoặc xung đột, nhờ vậy mà câu chuyện của bạn sẽ thu hút hơn, cốt truyện sẽ triển khai thuận lợi hơn. Nhưng nhớ đừng để nhân vật của bạn lúc nào cũng chìm đắm trong nỗi sợ, hãy để họ hành động để vượt qua nó nữa nhé. 5. Đề ra khiếm khuyết: trên đời, cái gì quá hoàn hảo, quá hoàn thiện thì rất nhàm chán. Chính sự không hoàn thiện mới khiến chúng ta trở nên “con người” hơn. Do đó, hãy để cho nhân vật của bạn có một hoặc nhiều khuyết điểm, không chỉ là về thể chất hay vẻ bề ngoài, mà còn có thể là một tính cách xấu, một địa vị thấp kém trong xã hội, hay phải sinh sống trong những điều kiện khắc nghiệt nào đấy. 6. Đề ra tiểu sử: hãy viết về tiểu sử nhân vật của bạn. Chính hoàn cảnh trong quá khứ sẽ làm nên tính cách của nhân vật, cũng như ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ trong câu chuyện. 7. Đề ra bối cảnh hiện tại: đừng chỉ toàn viết những câu chuyện hồi tưởng trong quá khứ, hãy để nhân vật của bạn sống trong hoàn cảnh hiện tại. Đề ra cho nhân vật của bạn một mục tiêu, một sứ mệnh, hay một chuyến du hành, để từ đó họ có cơ hội phát triển, trưởng thành lên. 8. Đề ra tính cách: đừng để nhân vật của bạn trở nên vô hồn, nhạt nhẽo. Hãy tạo cho họ một tính cách thật phức tạp bằng cách thêm thắt nhiều tính cách trái ngược, nội tâm mâu thuẫn… và quan trọng nhất là tránh để cho nhân vật trở nên rập khuôn, sáo rỗng nhé.   9. Đề ra sở thích: một nhân vật chẳng yêu thích hay hào hứng với bất cứ điều gì thì sẽ rất nhàm chán. Hãy để nhân vật của bạn phát cuồng vì một điều gì đó, dù cho đó là điều mà độc giả ghét đi chăng nữa. Sự nhiệt huyết sẽ làm nhân vật bạn hấp dẫn hơn, dù cho sở thích đó là gì đi nữa. 10. Đề ra tật xấu: hầu hết mọi người ai cũng có một cái tật khó bỏ nào đấy. Mà tật càng lạ thì càng thú vị. Hãy cho nhân vật của bạn một vài tật xấu để giúp họ nổi bật hơn so với đám đông. 11. Đề ra tên họ: hãy đặt cho nhân vật bạn cái tên với ẩn ý. Cái tên đó có thể là ngầm chỉ về một thời kỳ, ám chỉ một sở thích, hay trở thành điềm báo cho những hành động của nhân vật trong tương lai. 12. Đề ra ham muốn: lòng ham muốn chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân vật phát triển. Nó có thể khiến nhân vật của bạn tiến bước đến mục đích, hoặc khiến họ trở nên sa ngã. 13. Đề ra tình yêu: nếu nhân vật của bạn không hề biết yêu thương thì làm sao bạn có thể khiến độc giả đồng cảm hay yêu thích nhân vật đó được? Nhân vật của bạn không nhất thiết phải suốt ngày tươi cười, ôm ấp, nắm tay nắm chân tình tứ, họ chỉ cần có lòng yêu thương một người nào đó thôi cũng đủ để độc giả bồi hồi cảm thông rồi. 14. Phức tạp hóa nhân vật: một nhân vật luôn khiến độc giả phải luôn ngạc nhiên vì hành động của mình. Hãy làm cho nhân vật của bạn có nhiều tầng sâu tính cách và động cơ phức tạp, sau đó từ từ lộ ra cho độc giả biết. 15. Làm nhân vật trở nên độc nhất vô nhị: đừng để nhân vật của bạn trở nên tầm thường giống hệt như bao nhiêu nhân vật trong những câu chuyện khác. Hãy khiến họ trở nên độc nhất vô nhị bằng cách đề ra mục tiêu, động lực, tính cách thật khác thường, thật mới lạ, có một