Phim hoạt hình Paperman 19

Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer. Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và phát hành tại Mỹ vào ngày 2/11/2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Bộ phim là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra, bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Trailer Paperman Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia làm phim hoạt hình đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Phác thảo của Scott Watanabe. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy gửi đến bạn đọc và các học viên đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp  

Poster phim. Nguồn: online-freebee.ru The Lost Thing là một cuốn sách tranh được viết và minh hoạ bởi Shaun Tan. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim hoạt hình ngắn cùng tên có độ dài 15 phút, được thực hiện bởi hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann. The Lost Thing được sản xuất bởi nhà sản xuất Sophie Byrne hợp tác với Passion Pictures, ra mắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Australia. Bộ phim đã đoạt giải thưởng hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải danh giá Oscar năm 2011. The Lost Thing có bối cảnh diễn ra tại một thế giới mà mọi người luôn tất bật công việc, để rồi những con người đó vô tình đánh rơi những thứ quý giá mà bản thân không hay biết. Cho dù biết mình đánh rơi, con người sống trong thế giới ấy quá bận rộn để đi tìm lại những điều đó. Vô tình, những giá trị thực sự cứ mất dần đi. Tuy nhiên giữa dòng người vô cảm tấp nập, có một chàng thanh niên vẫn hăng say tìm lại những món đồ bị vứt bỏ và truy lùng nguồn gốc của chúng. Một ngày, anh chàng tìm thấy một sinh vật kỳ lạ trên bãi biển, sau đó anh ta quyết định tìm cho sinh vật tội nghiệp ấy một căn nhà trú thân. Đội ngũ làm phim ngoài hai đạo diễn Shaun Tan và Andrew Ruhemann, còn có Tom Bryant – thực hiện mảng CGI và phụ trách sản xuất cùng với biên tập Leo Baker. Tuy bộ phim đã được phát triển trong một vài năm, nhưng đã mất ba năm để hoàn thành trong khoảng thời gian 2007 – 2010. “Bộ phim của chúng tôi mất quá nhiều thời gian để hoàn thành.” – Đạo diễn Shaun Tan chia sẻ. Đạo diễn Shaun Tan Nguồn: education.burnsfilmcenter.org Anh cũng cho biết bản thân đã tham gia khá nhiều trong việc viết kịch bản, thiết kế đồ họa, thiết kế mọi vật trong phim và vẽ tay tất cả các họa tiết – những họa tiết này sẽ được Tom Bryant làm theo định dạng 3D. Shaun Tan cũng đã sản xuất các bản nhạc thô và làm việc với nhà làm phim Leo Baker để hoàn thiện bố cục cảnh và hình ảnh động cũng như giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện The Lost Thing. “Tôi không được huấn luyện về mặt kỹ thuật, nhưng tôi có thể nghiên cứu trước thông qua các phác thảo bút chì và phấn màu. Tôi thường chụp màn hình làm việc, in ra và vẽ lên trên nó để tìm hiểu xem bản vẽ còn có thể được cải thiện thêm như thế nào.” – Shaun Tan cho biết. Một số hình ảnh quá trình thực hiện tác phẩm cực kỳ hữu ích cho các bạn yêu thích học vẽ và làm phim hoạt hình. Nguồn: acmi.net.au / shauntan.net Bộ phim đã gây ấn tượng cho người xem với nét vẽ khác lạ, đôi lúc kì quái. Những nhân vật trong phim được thiết kế với khuôn mặt chảy dài, đôi mắt vô hồn lúc nào cũng nhìn xuống, miệng họ thì không bao giờ cười – những điều đó tạo ra một xã hội sống vô cảm và không yêu thương. Ngoài con người, những sinh vật khác sống tại đây được cấu tạo từ con vật với máy móc, một ý tưởng kỳ lạ từ nhà thiết kế, đã khiến khán gỉa không khỏi thích thú với sức sáng tạo đặc sắc từ đoàn làm phim. Có thể thấy đội ngũ làm phim đã tạo ra một thành phố trong The Lost Thing mang đầy màu sắc fantasy, có phần siêu thực. Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D hai đoạn clip phỏng vấn đạo diễn Shaun Tan về tác phẩm The Lost Thing. Shaun Tan draws The Lost Thing Shaun Tan: Tell us about ‘The Lost Thing’   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

Nguồn: imdb.com The Longest Daycare với thời lượng 5 phút là một sản phẩm theo định dạng 3D dựa theo chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ – The Simpsons (một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ). Bộ phim hoạt hình ngắn này có kịch bản gốc từ nhà sản xuất lâu đời cho The Simpsons, James L.Brooks và đạo diễn thực hiện là David Silverman. Các công ty sản xuất bộ phim bao gồm: Gracie Films, Film Roman và 20th Century Fox Animation. Ngoài ra, bên phía nhà sản xuất ngoài James L. Brooks còn có bốn thành viên khác gồm: Matt Groening, Al Jean, Richard Raynis, Richard Sakai. Đội ngũ biên kịch gồm sáu người: James L. Brooks, Matt Groening, Al Jean, David Mirkin, Michael Price, Joel H. Cohen. The Longest Daycare được chiếu rạp cùng với Ice Age: Continental Drift, ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2012. Ngay sau đó, bộ tiếp nhận được những lời khen tích cực, ca ngợi về nội dung và hình ảnh từ các chuyên gia và khán giả khắp mọi nơi. The Longest Daycare đã có tên trong danh sách năm ứng cử viên đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar tổ chức năm 2013, tuy nhiên đã để vuột mất vị trí danh giá cho bộ phim Paperman. Nhân vật chính trong The Longest Daycare là Maggie Simpson, cô bé được mẹ ghi danh vào một cơ sở chăm sóc, ở đấy cô bé Maggie quen biết cậu nhóc dữ dằn tên Gerald – có sở thích hành hạ côn trùng. Vô tình, cô nhóc Maggie bắt gặp được một con sâu bướm và tìm mọi cách giúp chú bướm thoát khỏi cánh tay tàn nhẫn của Gerald. Nội dung bộ phim đầy kịch tính, lôi cuốn sẽ khiến bạn không thể dời mắt được trước hành trình rượt đuổi gay cấn giữa Maggie và cậu nhóc Gerald. Nguồn gốc của The Longest Daycare xuất hiện khi nhà sản xuất James L. Brooks của The Simpsons đề xuất ý tưởng làm một bộ phim ngắn và phát hành nó trong các rạp chiếu phim. Ông muốn bộ phim hoạt hình ngắn về cô bé Maggie này như một món quà từ nhà sản xuất cho các khán giả hâm mộ bộ phim The Simpsons. Al Jean chia sẻ bộ phim này như một lời cảm ơn từ đội ngũ đoàn làm phim với những người hâm mộ chương trình trong suốt 25 năm qua. David Silverman chia sẻ lý do ông thực hiện bộ phim này với định dạng 3D vì theo ý kiến đóng góp của Richard Sakai cùng một vài người khác trong tổ sản xuất, họ muốn thử nghiệm 3D lên bộ phim và muốn nhìn xem The Simpson sẽ như thế nào khi được làm 3D? “Không có lý do cụ thể gì cả, đây chỉ là một kiểu thử nghiệm ý tưởng. Chúng tôi đã thử nó và chúng tôi thích thú với điều này và bộ phim trở nên mới mẻ hơn.” Đạo diễn David Silverman Nguồn: awn.com Đạo diễn cũng chia sẻ thêm về quá trình sản xuất The Longest Daycare: “Giai đoạn sản xuất bộ phim là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy tôi không có có một đội ngũ khổng lồ nhưng có những anh em rất nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là tôi có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về 3D, nhóm đó do Eric Kurland đứng đầu, người đã thực hiện khá nhiều dự án về 3D.” Ông cũng nói rằng không thay đổi hình ảnh mà vẫn giữa nguyên rồi chia ra các bộ phận tách biệt tại phòng thu ở Hàn Quốc. Tùy theo mỗi cảnh mà họ ghép các bộ phận cơ thể cho phù hợp. “Eric nói việc đó đó không cần thiết. Chúng ta có thể thao tác trong After Effects nếu chúng ta muốn tách cụ thể hơn nữa.” – Đạo diễn David Silverman chia sẻ thêm “Tôi đang rất e ngại về thời gian sản xuất của chúng tôi bởi vì bộ phim đã được thực hiện khá nhanh và tôi không muốn mọi người nghĩ rằng, “Ồ, chúng ta chỉ cần loại ra nó” Chúng tôi không muốn nghe thấy điều đó.” Đối với các bạn học viên đang theo học vẽ truyện tranh hay học làm phim hoạt hình, The Simpsons và The Longest Daycare là một trong những tác phẩm hấp dẫn để tìm hiểu thêm về tạo hình, Art-style và cách kể chuyện.   Nguồn: awn.com Comic Media Academy chia sẻ đến học viên các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn phim The Longest Daycare đầy đủ được đăng trên Animation on FOX tại Youtube. Xem thêm: Phỏng vấn David Silverman ‘The Simpsons’ về ‘The Longest Daycare’ http://www.hollywoodreporter.com/race/david-silverman-guiding-simpsons-oscars-422067   Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)

poster-phim-hoat-hinh-paperman

Poster phim. Nguồn: artofdisney.canalblog.com Trailer Paperman: Paperman là bộ phim hoạt hình ngắn hài hước, lãng mạn, được thực hiện bởi đạo diễn John Kahrs cùng hai biên kịch gồm Clio Chiang, Kendelle Hoyer.  Walt Disney Animation Studios là studio sản xuất bộ phim dưới sự cho phép của nhà sản xuất Kristina Reed và nó được phát hành tại rạp ở Mỹ vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 cùng với Wreck-It-Ralph. Paperman là sự pha trộn giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính, chính sự kết hợp ấy đã giúp bộ phim được đánh giá cao và nhận giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, năm 2013. Ngoài ra bộ phim còn đạt giải Best Animated Short Subject tại buổi lễ lần thứ 40 của Annie Awards. Đây là lần đầu tiên sau 43 năm kể từ chiến thắng của It’s Tough to be a Bird, Disney mới lại giành được giải thưởng ở hạng mục này tại Oscar lần nữa. Nội dung của Paperman khởi đầu bằng cảnh ở ga tàu điện vào thời điểm của thập niên 1940 tại thành phố New York, một chàng trai nhân viên văn phòng bất ngờ gặp một cô gái xinh đẹp tại đây và cô khiến anh ta bối rối và quyến luyến. Khi anh chàng chưa kịp bắt chuyện làm quen vì còn ngại ngùng thì cô nàng không may đi mất, chỉ để lại một vết son môi vô tình in trên một tờ giấy của chàng như lời tạm biệt. Bộ phim gợi lên những nỗi tiếc nuối từ những cuộc gặp gỡ tình cờ mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải giữa dòng đời để rồi vì sự e ngại mà vuột mất cơ hội. Đạo diễn John Kahrs – một cựu họa sĩ của hãng Pixar và hiện đang là chuyên gia hoạt hình của Disney – chia sẻ cảm hứng để anh thực hiện bộ phim hoạt hình ngắn đầu tay của mình chính là những kỷ niệm của ngày tháng tuổi trẻ khi anh sống cô đơn lẻ loi giữa thành phố New York tấp nập người qua lại. Đạo diễn John Kahrs Nguồn: artofdisney.canalblog.com Paperman với hình ảnh đen trắng đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và nên thơ, còn là sự kết hợp thử nghiệm lần đầu tiên giữa kỹ thuật vẽ tranh bằng tay và đồ họa vi tính trong cùng một nhân vật tại studio Disney. Theo các nhân viên khâu hoạt hình nhận xét, kỹ thuật này giúp hình ảnh vừa giữ được vẻ uyển chuyển của 2D truyền thống, vừa có chiều sâu được tạo ra từ các hình khối của công nghệ 3D tiên tiến. Nhà sản xuất Kristina Reed trả lời phỏng vấn cho biết các thành viên tham gia dự án bộ phim đã cùng nhau thảo luận rất nghiêm túc và làm việc chăm chỉ hết sức vất vả. Ngoài ra trong lúc làm Paperman cũng xảy ra trắc trở vì thiếu nhân công, bởi vì đa số các họa sĩ làm việc tại hãng Disney phải tập trung vào các bộ phim dài và dự án lớn. Cho đến khi các dự án lớn đó hoàn thành thì họ mới có thể trợ giúp cho đoàn làm phim thực hiện bộ phim ngắn như Paperman và chỉ có thể giúp trong vòng một đến hai tháng. Đó là một điều vô cùng khó khăn đối với đoàn làm phim lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ đã làm được và nhận được phần thưởng xứng đáng. Để người xem có thể có một cái nhìn thoáng qua về Paperman, Disney đã chia sẻ một vài hình ảnh phác thảo của bộ phim như sau. Các bạn yêu thích học vẽ và học làm phim hoạt hình tham khảo để lấy thêm tư liệu cho học tập và công việc của mình nhé. Phác thảo của Scott Watanabe Nguồn: artofdisney.canalblog.com Phác thảo của Shiyoon Kim Nguồn: artofdisney.canalblog.com Bối cảnh thiết kế bởi Helen Chen Nguồn: artofdisney.canalblog.com Một vài bản phác thảo nhân vật của các họa sĩ khác Nguồn: artofdisney.canalblog.com Hình ảnh trong quá trình làm Paperman Nguồn: artofdisney.canalblog.com Comic Media Academy chia sẻ đến học viên và các bạn yêu thích học làm phim hoạt hình 2D & 3D đoạn clip Paperman and the Future of 2D Animation để các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nhìn thấy quá trình thực hiện Paperman của đoàn làm phim cùng sự nỗ lực của họ trong việc thay đổi hoạt hình lúc bấy giờ. Phạm Hoàng Ngọc (dịch và tổng hợp)