Gần 30 năm đã trôi qua, từ những giai đoạn đỉnh cao từ năm 1986 – 1990 của truyện tranh nội Việt Nam. Cho đến giai đoạn 1990, khi truyện tranh của nước ngoài bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Thì truyện tranh luôn giữ được phần lớn vị trí trong tiềm thức của người trẻ thời bấy giờ. Truyện tranh dành trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hoá thời hiện tại. Người viết bài này, sẽ đưa bạn về lại những quãng thời gian tuổi thơ, thời mà truyện tranh bắt đầu dần trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. 1. Dũng sĩ Hesman: Các bạn trẻ giai đoạn cuối 8x, đầu 9x chắc ai cũng biết bộ truyện tranh quen thuộc này. Là một bộ truyện của Hoạ sĩ Hùng Lân làm từ năm 1992 đến năm 1996. Bốn tập ban đầu, Hoạ sĩ Hùng Lân phóng tác từ phim hoạt hình Voltron – Defender of the Universe của Nhật. Những tập truyện sau, hoạ sĩ tự sáng tác dựa trên tuyến nhân vật có sẵn và sáng tạo thêm một số nhân vật khác. Bộ truyện cũng giữ kỷ lục “Bộ truyện tranh dài tập nhất của Việt Nam” trong suốt 16 năm cho tới khi kỷ lục bị phá bởi bộ truyện Thần đồng Đất Việt. Bộ truyện cũng đã được đón nhận qua nhiều thế hệ độc giả trẻ tại Việt Nam, con số phát hành có lúc lên đến 160.000 bản một tập. Đây là bộ truyện rất thành công của Họa sĩ Hùng Lân. [spacer] 2. Cô Tiên Xanh: Cùng thời với Dũng sĩ Hesman, cũng có một bộ truyện tranh không thể không nhắc tới, đó là truyện tranh Cô Tiên Xanh (1991) của tác giả Kim Khánh. Mỗi tập truyện là một câu chuyện xoay quanh về cuộc sống bình dị, kèm trong đó những bài học về làm người. Thông qua bộ truyện, tác giả Kim Khánh truyển tải những thông điệp về giá trị đạo đức, giá trị sống và các kỹ năng ứng xử trong xã hội tới các độc giả nhỏ tuổi. [spacer] 3. Thần đồng Đất Việt: Mặc dù đây là bộ truyện “sinh sau đẻ muộn” nhưng mình vẫn xếp ở vị trí thứ ba. Bởi đây cũng là một câu chuyện nổi tiếng do chính người Việt tạo ra. Qua đây, mình muốn tôn vinh về nghề làm truyện tranh, một nghề dần dần được mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn. Bộ truyện được phát triển bởi Công ty Phan Thị – đối tác chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm đào tạo cho Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Ra đời sau, nhưng sức hút của bộ truyện không thể không phủ nhận. Cho tới thời điểm người viết bài này, bộ truyện đã lên tới con số 196 tập, nhưng đọc giả dẫn dành rất nhiều tình cảm cho bộ truyện. Không chỉ vậy, Thần Đồng Đất Việt còn có thêm những phiên bản khác như Thần Đồng Toán Học, Thần Đồng Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Hoàng Sa Trường Sa. [spacer] 4. Doraemon: Doraemon, cái tên từng quen thuộc với hầu hết mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Không chỉ trẻ em mới mê Doraemon mà ngay cả người lớn cũng mê mẩn bộ truyện này. Doraemon là bộ manga và anime của tác giả Fujiko F. Fujio sáng tác năm 1969. Nhưng mãi đến năm 1992, độc giả Việt Nam mới được tiếp cận bộ truyện. Bộ sách lập tức thành sự kiện của ngành xuất bản Việt Nam năm 1992 khi chỉ sau một tuần, bốn tập truyện Doraemon (mỗi tập 108 trang) đã bán hết 40.000 bản. Bộ truyện được coi là một trong những bộ truyện xuất sắc nhất của manga thập niên 1970 và 1980. Ở Nhật Bản, Doraemon cùng với Pokémon đều là những biểu tượng văn hóa được đông đảo người Nhật yêu thích. [spacer] 5. Thám tử lừng danh Conan: Nếu nói Doraemon là bộ truyện dành cho thiếu nhi, Meitantei Conan (Thám tử lừng danh Conan) là bộ truyện dành cho người lớn, đặc biệt là những ai thích tiểu thuyết trinh thám, phá án. Bộ truyện xuất hiện vào tháng 1/1994 trên tuần san Shōnen Sunday của Shogakukan, thời điểm lên ngôi của manga trinh thám sau khi loạt truyện Thám tử Kindaichi ra mắt. Tác giả Gosho Aoyama đã lấy cảm hứng cho câu truyện của mình từ Arsène Lupin, Sherlock Holmes, và loạt phim về samurai của Akira Kurosawa. Trong số những bộ manga dài nhất Nhật Bản, Thám tử lừng danh Conan đứng ở vị trí thứ 22 với gần 900 chương đã được phát hành. Tập đầu tiên bộ truyện từng ba lần xuất hiện trong danh sách top 10 bán chạy ngay sau khi ra mắt. [spacer] 6. Nữ hoàng Ai Cập: Tiếp nối sự thành công của manga những năm đầu, cũng không thể không kể đến bộ truyện Nữ hoàng Ai Cập. Mặc dù ra đời cũng rất lâu, từ năm 1976 nhưng cho đến nay, bộ truyện vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng đọc giả. Cho đến nay, bộ truyện đã ra hơn 72 tập và chưa có ý định dừng lại. Tính tới năm 2006, bộ truyện đã bán được 36 triệu bản tại Nhật, trở thành truyện tranh shōjo bán chạy thứ 3 kể từ trước tới nay. Hiện tại bộ truyện ở Việt Nam dừng lại tại con số 71, tập 72 trở đi chỉ có bản tiếng Nhật. Mặc dù đã ngưng xuất bản hơn 10 năm nhưng đọc giả Việt Nam vẫn háo hức được biết kết quả câu chuyện của vị Nữ hoàng Ai Cập. [spacer] 7. Dragon Ball – Bảy Viên Ngọc Rồng: Mặc dù không rầm rộ như những tựa truyện ở trên, những Dragon Ball vẫn có một chỗ đứng lớn trong tâm trí đọc giả Việt

Tuổi thơ tôi ngập tràn kỉ niệm với truyện tranh, từ truyện trong nước cho đến truyện nước ngoài… Với tôi, được đọc những tập truyện không đơn thuần chỉ giải trí mà còn học được nhiều bài học sâu sắc chứa đựng trong từng hình ảnh. >>> Truyện tranh những năm 60 qua chia sẻ của họa sĩ Tu Mi – Nguyễn Trọng Khôi