Khi bạn sáng tác câu chuyện, trong câu chuyện luôn có nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ tới bạn. Nhân vật này ắt hẳn là nhân vật chính phải không nào? Người mà bạn sẽ theo chân anh ta đi suốt chiều dài câu chuyện và có ý nghĩa đối với bạn nhất? Không, người đó chính là nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện không chỉ truyền cảm hứng, mà còn cho phép bạn đi sâu khám phá những góc khuất đen tối trong tâm hồn con người để từ đó cho ra đời những nhân vật xấu xa, độc ác đến khó tưởng. Sau đây là 9 yếu tố giúp bạn xây dựng nhân vật như vậy:   1. CÁI BÓNG CỦA NHÂN VẬT CHÍNH Mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện đóng vai trò chủ đạo trong câu chuyện, vì nó là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn. Nhân vật chính sẽ không có cơ hội tỏa sáng nếu như không có nhân vật phản diện gây rắc rối cho anh ta. Không vướng vào rắc rối, nhân vật chính sẽ khó lòng nhận ra điểm yếu của bản thân và tìm cách khắc phục. Nhân vật phản diện là hiện thân cho điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính. Nhân vật phản diện là CÁI BÓNG của nhân vật chính – tấm gương phản ánh chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật chính lầm đường lạc lối. Cả hai nhân vật cùng đối mặt với một vấn đề, nhưng theo cách khác nhau. Ví dụ, nhân vật phản diện Darth Vader là cái bóng của người hùng Luke.   2. THỦ ĐOẠN TẤN CÔNG Trong nỗ lực ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu, nhân vật phản diện sẽ ra sức tấn công nhân vật chính trên ba cấp độ: 1) quan hệ cá nhân 2) quan hệ xã hội và 3) tinh thần. Ở cấp độ quan hệ cá nhân, nhân vật phản diện sẽ tấn công bạn bè, người thân,… của nhân vật chính. Ở cấp độ quan hệ xã hội, nhân vật phản diện sẽ tấn công cộng đồng của nhân vật chính. Ở cấp độ tinh thần, nhân vật phản diện sẽ bạo hành tinh thần nhân vật chính. Vì là người chuyên tấn công điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính, nhân vật phản diện phải có thủ đoạn tấn công trên ít nhất hai cấp độ.   3. ĐIỂM YẾU Nhân vật phản diện tất nhiên cũng phải có điểm yếu, nhưng điểm yếu ở đây không đại loại là “Anh ta khoái hành hạ rùa trước mỗi bữa ăn sáng,” “Anh ta có sở thích ướp bướm khô,” hoặc “Anh ta thích giết người.” Đây là những hành động độc ác, CHỨ KHÔNG PHẢI điểm yếu. Lấy ví dụ trong phim, nhiều nhân vật phản diện làm việc xấu mà không cần lời giải thích lý do TẠI SAO. Họ làm vậy vì lý do khá đơn giản: điểm yếu của con người! Những hành động độc ác của họ – từ nhỏ nhặt như trộm cắp đến kinh thiên động địa như tàn sát cả hành tinh – đều bắt nguồn từ ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI. Cùng như nhân vật chính, nhân vật phản diện cần có những khiếm khuyết trong tâm hồn. Ví dụ, tiên hắc ám Maleficent tuy thuộc chủng tộc rồng, nhưng vẫn có điểm yếu như con người.   4. MỤC TIÊU Cũng như vật vật chính trong câu chuyện, nhân vật phản diện cần có những mục tiêu cho riêng mình: ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu hoặc cố đạt mục tiêu khác với nhân vật chính. Nhân vật phải là trở lực lớn nhất đối với nhân vật chính, khiến nhân vật chính phải vất vả, khó khăn lắm mới đạt được điều mình muốn.   5. ĐỘNG CƠ BÊN NGOÀI Nhân vật phản diện sở dĩ được nhiều người ủng hộ là vì anh ta chẳng bao giờ nói ra động cơ thật sự của mình. Anh ta luôn tạo bức bình phong che đậy con người thật của mình. Anh ta muốn tỏ vẻ như mình là người tốt. Anh ta bóp méo khái niệm thiện ác để bao biện cho động cơ xấu xa của mình. Anh ta không coi những việc làm xấu xa của mình là trái luân thường đạo lý. Anh ta khiến khiến mọi người lầm tưởng là người tốt. Ví dụ, Gothel là bà mẹ yêu thương, bảo bọc con gái, nhưng như bạn biết đấy, bà chính là hung thủ đâm trọng thương Flynn. Động cơ bên ngoài tuy không đứng vững dưới góc độ lôgic và đạo đức, nhưng nó cho nhân vật phản diện cái lý để làm những việc trái luân thường đạo lý  – và điều này góp phần tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.   6. CÁI LÝ CỦA KẺ XẤU Nhân vật chính cần nghiệm ra chân lý nào đó để giúp anh ta điều chỉnh cuộc sống, khắc phục điểm yếu, và xua tan bóng ma quá khứ. Đó là chân lý về “cách sống tốt” – điều bạn muốn chứng minh qua câu chuyện của mình. Nhân vật phản diện có suy nghĩ khác hẳn. Anh ta không đồng tình với chân lý đó và đưa ra cái lý của mình, “sống là phải biết hưởng thụ.” Ví dụ, Voldmort nói, “Không có thiện ác, chỉ có quyền lực, và những kẻ quá nhu nhược mới không mưu cầu quyền lực.” Mặc dù cái lý của Voldmort không mang tính thuyết phục cho lắm, nhưng nó phản ánh đúng suy nghĩ trong đầu kẻ xấu.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật phản diện được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử, địa vị và quyền lực. Nhân

    Nhân vật chính hoàn thiện là nhân vật hội tụ đầy đủ 10 yếu tố như trình bày dưới đây, và bạn sẽ xây dựng nhân vật chính dễ dàng một khi đã nắm vững 10 yếu tố đó.   1. ĐIỂM YẾU Nhân vật chính cần có điểm yếu, không phải vì nó làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, mà là vì nếu thiếu nó, nhân vật chính sẽ không còn là nhân vật chính nữa trong câu chuyện kể về sự thay đổi và trưởng thành của nhân vật có tâm hồn và trái tim. Ở đầu câu chuyện, nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, chẳng hạn như vốn hiểu biết về bản thân và cuộc sống, và điểm yếu này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống anh ta. Để hướng tới cuộc sống trọn vẹn, anh ta phải khắc phục điểm yếu trên. Điểm yếu có hai loại: điểm yếu tâm lý (psychological weakness) và điểm yếu đạo đức (moral weakness). Điểm yếu tâm lý chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân vật chính; tuy nhiên, điểm yếu đạo đức sẽ khiến nhân vật chính làm tổn thương người khác.   2. MỤC TIÊU Nhân vật chính mong muốn điều gì đó và phải trải qua biết bao khó khăn, trở ngại mới đạt được nó. Vì nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện, nên mong muốn của anh ta cũng góp phần thổi sức sống vào câu chuyện làm lay động lòng người. Sự mong muốn về điều gì đó giúp xây dựng mối liên kết giữa nhân vật và người đọc. Nó khiến độc giả nghĩ rằng, “Ồ, giờ mình phải tìm hiểu xem anh ta có đạt được điều mình muốn hay không.” Đây là mối liên kết vững chắc. (Có nhiều bộ phim dài lê thê, nhưng chúng ta vẫn ráng xem đến hết, vì cứ lăn tăn mãi với câu hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”) Nếu mối liên kết này đủ sức giữ chân người xem trong bộ phim tẻ nhạt, thử tưởng tượng nó sẽ mạnh mẽ như thế nào trong câu chuyện hay.   3. MONG MUỐN Nếu nhân vật chính mong muốn điều gì đó, hẳn anh ta mong muốn nó với lý do chính đáng. Nhân vật chính thường nghĩ rằng việc đạt được mục tiêu sẽ giúp anh ta lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống, nhưng không biết cách thực hiện như thế nào, và thường lầm đường lạc lối, khiến việc đạt được mục tiêu trở nên vô nghĩa. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật chính cần đi sâu khám phá nhu cầu của mình để mong đạt kết quả như ý muốn.   4. NHU CẦU Nhân vật chính có khiếm khuyết nghiêm trọng về điều gì đó, và điểm yếu này khiến anh ta tận hưởng cuộc sống không trọn vẹn. Một khi phát hiện ra điểm yếu của mình, nhân vật chính sẽ học cách chấp nhận thực tế này và cố gắng thay đổi nó trong suốt câu chuyện. Mục đích của câu chuyện là kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế của nhân vật chính. Nhìn bề ngoài, chúng ta tưởng câu chuyện kể về quá trình theo đuổi mục tiêu hữu hình của nhân vật chính, nhưng kỳ thực nó kể về quá trình học cách chấp nhận thực tế vô hình của anh ta để cuối cùng đi đến kết quả viên mãn. Nhân vật thường rất sợ nhu cầu học cách chấp nhận thực tế.   5. BÓNG MA QUÁ KHỨ Bóng ma quá khứ là những chuyện xảy ra trong quá khứ của nhân vật. Nó là nguồn gốc của những điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật. Nhân vật chính trở thành con người như thế nào là do bóng ma quá khứ quyết định. Chúng ta quan tâm đến con người thật của nhân vật, nên muốn biết bóng ma quá khứ của anh ta. Qua bóng ma quá khứ, chúng ta sẽ biết được nguồn gốc điểm yếu tâm lý và đạo đức của anh ta. Chuyện xảy ra trong quá khứ làm đảo lộn cuộc sống của nhân vật, và từ đó trở đi, nó cứ ám ảnh tâm trí anh ta. Nó cản trở nhu cầu tìm kiếm giải pháp khắc phục điểm yếu của anh ta. Ví dụ, sau cái chết của Ellie, Carl bị mắc kẹt trong quá khứ và không thể yêu người mới.   6. CON NGƯỜI THẬT Điểm mạnh, điểm yếu, đức tin, quan niệm, thế giới quan, triết lý sống,… là những yếu tố tạo nên con người thật của nhân vật chính.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật chính được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử,… Tất cả đều bắt nguồn từ điểm mạnh, điểm yếu, bóng ma quá khứ,… Đây thường được coi là bức bình phong để giúp nhân vật che giấu sự thật về mình, cùng như gây ấn tượng với người xung quanh. Câu chuyện và nhân vật khác sẽ dần đi sâu khám phá những ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài của nhân vật chính.   8. STORY ART Để thay đổi từ “con người đầy thiếu sót” thành “con người hoàn thiện,” nhân vật chính sẽ dấn thân vào chuyến hành trình biến điều đó thành khả thi. Bề ngoài, câu chuyện kể về chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhưng kỳ thực là kể về chuyến hành trình nội tâm. Trong chuyến hành trình theo đuổi mục tiêu, nhân vật cần nỗ lực khắc phục điểm yếu, và nỗ lực này dẫn đến sự thay đổi. Quá trình diễn ra trong 7 bước, nhưng nếu viết ra hết ở đây thì nó sẽ khá dài. Vì vậy, bạn hãy tìm đọc bài viết

  Đây là bài viết tiếp theo của phần 1 và cũng là bài viết cuối cùng trong seri bài “Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian”. Qua loạt bài này, Nhân vật hoạt hình không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng yêu thích. Đó là lý do vì sao có những nhân vật hoạt hình không bao giờ “chết” trong lòng công chúng. Các bạn có thể xem lại Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – Phần 1 tại đây   26. Josie Josie chính là Beyoncé trong thời đại của cô. Khoác trên mình bộ trang phục mèo bó sát, cô dẫn ban nhạc nữ đi lưu diễn khắp thế giới. Ngoài Josie and the Pussycats của Hanna Barbera, cô còn góp mặt trong Scooby-Doo và The Monkees. Tạo hình nhân vật Foxxy Love trong Drawn Together cũng được lấy cảm hứng từ cô. Josie khởi đầu chỉ là nhân vật phụ trong series truyện tranh Archie (1962) trước khi có TV series (1967) và phim live-action (2001) riêng của mình.     27. Heckle và Jeckle Đi theo mô típ “Crosby và Hope,” Heckle và Jeckle đánh bại đối thủ bằng trí thông minh của mình. Việc hai chú chim ác mỏ vàng kết bạn với nhau trong hoàn cảnh nào vẫn còn là một điều bí ẩn lớn: một chú nói giọng Brooklyn, chú kia nói giọng Anh. Bộ đôi do Paul Terry tạo ra xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh rộng vào năm 1946. Sau khi phim bị ngừng sản xuất năm 1966, bộ đôi chuyển sang “định cư” trên màn ảnh nhỏ.   28. Top Cat Top Cat là nhân vật hoạt hình của Hana-Barbera trong những năm 1960. Chú là thủ lĩnh băng nhóm mèo đường phố, chuyên kiếm ăn bằng những chiêu trò bịp bợm, nhưng đều bất thành nhờ Dibble ra tay ngăn chặn kịp thời. Lũ mèo nổi loạn mấy lần tính lật đổ Top Cat, nhưng chú vẫn giữ vững địa vị thủ lĩnh của mình.     29. Ren và Stimpy Phát sóng từ năm 1991 trên Nickelodeon, The Ren and Stimpy Show của tác giả John Kricfalusi làm khán giả thế hệ X mê mẩn bằng những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của chó Ren và mèo Stimpy. Đến năm 1995, chương trình bị hủy bỏ do đề cập quá nhiều chủ đề cấm kỵ, cùng nội dung hài hước thô tục, không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như bao nhân vật hoạt hình khác, Ren và Stimpy để lại dấu ấn khó phai trong lòng người xem suốt nhiều năm sau đó.   30. Winnie the Pooh Ban đầu được vẽ nguệch ngoạc trong truyện thiếu nhi, chú gấu nhỏ Winnie the Pooh trở thành thương hiệu nhượng quyền của Disney kể từ khi hãng này mua bản quyền nhân vật. Chú đóng vai chính trong nhiều phim truyện, chương trình đặc biệt, và phim hoạt hình đáng nhớ như Winnie the Pooh and the Blustery Day (1970), Winnie the Pooh and the Honey Tree (1970), và Winnie the Pooh and Tigger Too (1975). Năm 2011, Disney ra mắt phim Winnie the Pooh dựa trên nguyên tác của A.A. Milne, và bộ phim gặt hái rất nhiều thành công.   31. Arthur Arthur là nhân vật trong series truyện thiếu nhi của Marc Brown (1976). Năm 1996, chú góp mặt trong một bộ phim hoạt hình trên PBS, và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Kể từ đó, Arthur trở thành linh vật trong các chương trình đọc truyện, và vẫn đóng vai chính trong chương trình thiếu nhi của PBS.     32. Bill from ‘Schoolhouse Rock’ Phát sóng từ năm 1973 đến 1985, Schoolhouse Rock là series hoạt hình ngắn mang tính giáo dục trẻ em, được khán giả nhớ đến nhiều nhất nhờ câu nói của Bill, “I’m Just a Bill” (Tôi chỉ là Bill.) Bộ phim đoạt giải thưởng này là thành quả của sự hợp tác giữa tổng giám đốc điều hành công ty Walt Disney, Michael Eisner và nhà làm phim hoạt hình thiên tài Chuck Jones.   33. Space Ghost Bản thân Space Ghost là người dẫn chương trình talkshow đêm khuya trên Cartoon Network (1994), cùng hai đồng nghiệp Moltar và Zorak phỏng vấn khách mời qua màn ảnh nhỏ. Anh được liệt vào hàng ngũ ngôi sao hoạt hình được ưa thích từ khi trở thành siêu anh hùng chống lại kẻ xấu ngoài hành tinh trong phim hoạt hình thập niên 60 của Hanna-Barbera.   34. Gấu Yogi và Boo Boo Bộ đôi nhân vật “con cưng” của Hanna-Barbera, Yogi và Boo Boo xuất hiện lần đầu tiên trong The Huckleberry Hound Show (1958), rồi có hẳn phim hoạt hình riêng mang tên The Yogi Bear Show (1961). Yogi thông minh là thế nhưng vẫn gặp rắc rối liên tiếp, và Boo Boo thường đứng ra giúp cậu gỡ rối. Yogi và Boo đóng vai chính trong rất nhiều chương trình truyền hình, thậm chí cả phim truyện (2010).   35. Mighty Mouse Bước ra từ chương trình hài kịch tạp kỹ Saturday Night Live, Mighty Mouse trải qua nhiều lần “lột xác” để trở thành chuột siêu anh hùng, gánh vác trọng trách bảo vệ ngôi làng Mouseville khỏi tay lũ chuột gian ác. Ban đầu, Mighty Mouse được đặt tên là Super Mouse trong phim Mouse of Tomorrow 1942).   36. Vịt Donald Là bạn đồng hành của chuột Mickey, vịt Donald khiến khán giả thích thú bằng tính nết nóng nảy bất tận của chú. Chú xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney (1934), và nhanh chóng trở thành ngôi sao theo cách riêng. Phim hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar Donald in Mathmagic Land (1959) là một trong những phim giáo dục

33 bước để sáng tác nhân vật hay 7

Thiết kế nhân vật hấp dẫn và sở hữu một kịch bản sắc sảo là chìa khóa thành công của bất kỳ tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, game hoặc điện ảnh. Nhân vật trước tiên phải thu hút ngay từ khi còn nằm trên bảng mô tả của nhà biên kịch. 33 bước thiết kế nhân vật sau đây là không-thể-thiếu để xây dựng nhân vật thành công. 1. Đề ra mục tiêu: đề ra một mục tiêu/ước mơ/khát vọng cho nhân vật không chỉ làm nhân vật trở nên có ý nghĩa hơn, mà còn giúp bạn triển khai câu chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. 2. Đề ra động cơ: đề ra động cơ thúc đẩy nhân vật hành động hướng đến mục đích, thực hiện ước mơ của mình. Động cơ đó có thể xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, ăn năn, hối hận, hoặc từ những tính cách xấu như kiêu hãnh, tự phụ, hoặc tham lam, hoặc cũng có khi từ những cảm xúc tích cực như yêu thương, quyết tâm, nhiệt huyết… Nhưng dù là vì lý do nào đi nữa, chính động cơ đó sẽ làm cho hành động của nhân vật trở nên thực hơn, đáng tin hơn, dễ đồng cảm hơn. 3. Đề ra vai trò: hãy nghĩ đến vai trò của nhân vật trong câu chuyện. Liệu bạn tạo ra nhân vật để xây dựng xung đột cho cốt truyện, hay là để nhân vật trải qua quá trình trưởng thành hơn về mặt cảm xúc? Nếu nhân vật của bạn không đảm nhận vai trò hợp lý nào, sự tồn tại của họ sẽ trở nên vô nghĩa. 4. Đề ra nỗi sợ: sợ hãi là cảm xúc mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Nỗi sợ là chất xúc tác tạo ra sự thiếu tự tin, bốc đồng hoặc xung đột, nhờ vậy mà câu chuyện của bạn sẽ thu hút hơn, cốt truyện sẽ triển khai thuận lợi hơn. Nhưng nhớ đừng để nhân vật của bạn lúc nào cũng chìm đắm trong nỗi sợ, hãy để họ hành động để vượt qua nó nữa nhé. 5. Đề ra khiếm khuyết: trên đời, cái gì quá hoàn hảo, quá hoàn thiện thì rất nhàm chán. Chính sự không hoàn thiện mới khiến chúng ta trở nên “con người” hơn. Do đó, hãy để cho nhân vật của bạn có một hoặc nhiều khuyết điểm, không chỉ là về thể chất hay vẻ bề ngoài, mà còn có thể là một tính cách xấu, một địa vị thấp kém trong xã hội, hay phải sinh sống trong những điều kiện khắc nghiệt nào đấy. 6. Đề ra tiểu sử: hãy viết về tiểu sử nhân vật của bạn. Chính hoàn cảnh trong quá khứ sẽ làm nên tính cách của nhân vật, cũng như ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ trong câu chuyện. 7. Đề ra bối cảnh hiện tại: đừng chỉ toàn viết những câu chuyện hồi tưởng trong quá khứ, hãy để nhân vật của bạn sống trong hoàn cảnh hiện tại. Đề ra cho nhân vật của bạn một mục tiêu, một sứ mệnh, hay một chuyến du hành, để từ đó họ có cơ hội phát triển, trưởng thành lên. 8. Đề ra tính cách: đừng để nhân vật của bạn trở nên vô hồn, nhạt nhẽo. Hãy tạo cho họ một tính cách thật phức tạp bằng cách thêm thắt nhiều tính cách trái ngược, nội tâm mâu thuẫn… và quan trọng nhất là tránh để cho nhân vật trở nên rập khuôn, sáo rỗng nhé.   9. Đề ra sở thích: một nhân vật chẳng yêu thích hay hào hứng với bất cứ điều gì thì sẽ rất nhàm chán. Hãy để nhân vật của bạn phát cuồng vì một điều gì đó, dù cho đó là điều mà độc giả ghét đi chăng nữa. Sự nhiệt huyết sẽ làm nhân vật bạn hấp dẫn hơn, dù cho sở thích đó là gì đi nữa. 10. Đề ra tật xấu: hầu hết mọi người ai cũng có một cái tật khó bỏ nào đấy. Mà tật càng lạ thì càng thú vị. Hãy cho nhân vật của bạn một vài tật xấu để giúp họ nổi bật hơn so với đám đông. 11. Đề ra tên họ: hãy đặt cho nhân vật bạn cái tên với ẩn ý. Cái tên đó có thể là ngầm chỉ về một thời kỳ, ám chỉ một sở thích, hay trở thành điềm báo cho những hành động của nhân vật trong tương lai. 12. Đề ra ham muốn: lòng ham muốn chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân vật phát triển. Nó có thể khiến nhân vật của bạn tiến bước đến mục đích, hoặc khiến họ trở nên sa ngã. 13. Đề ra tình yêu: nếu nhân vật của bạn không hề biết yêu thương thì làm sao bạn có thể khiến độc giả đồng cảm hay yêu thích nhân vật đó được? Nhân vật của bạn không nhất thiết phải suốt ngày tươi cười, ôm ấp, nắm tay nắm chân tình tứ, họ chỉ cần có lòng yêu thương một người nào đó thôi cũng đủ để độc giả bồi hồi cảm thông rồi. 14. Phức tạp hóa nhân vật: một nhân vật luôn khiến độc giả phải luôn ngạc nhiên vì hành động của mình. Hãy làm cho nhân vật của bạn có nhiều tầng sâu tính cách và động cơ phức tạp, sau đó từ từ lộ ra cho độc giả biết. 15. Làm nhân vật trở nên độc nhất vô nhị: đừng để nhân vật của bạn trở nên tầm thường giống hệt như bao nhiêu nhân vật trong những câu chuyện khác. Hãy khiến họ trở nên độc nhất vô nhị bằng cách đề ra mục tiêu, động lực, tính cách thật khác thường, thật mới lạ, có một

Hẳn trong 2 năm trở lại đây, cái tên Nguyễn Thành Phong không còn xa lạ với cộng đồng người hâm mộ truyện tranh Việt Nam. Nam họa sĩ trẻ sinh năm 1986 này đã in dấu vân tay của mình vào ngành công nghiệp truyện tranh còn khá mới mẻ ở nước ta bằng thành công với rất nhiều bộ truyện cũng như nhiều giải thưởng lớn. Tôi không phải là người am hiểu nhiều về nghệ thuật truyện tranh, nhưng khi sách tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” (hay “Phê như con tê tê”) được phát hành, tôi đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu và cảm phục chàng họa sĩ trẻ đầy tài năng này. >>> Người phụ nữ truyền lửa của tôi