top 12 nhà văn có thu nhập cao nhất thế giới

Có một vài người nghĩ rằng với sự ra đời của e-book (sách điện tử), con người sẽ bỏ dần thói quen đọc sách giấy. Nhưng, nếu bạn biết được số thu nhập mà các nhà văn kiếm được từ những quyển sách của họ, bạn sẽ thấy rằng quan niệm trên hoàn toàn không đúng. Sách chính là người bạn đồng hành thân thiết của chúng ta. Đó là câu châm ngôn được truyền tai nhau nhiều nhất về sự ảnh hưởng tích cực của sách đến với người đọc. Sách không những phục vụ cho mục đích giáo dục mà còn là phương thức để người đọc tìm thấy lại mục tiêu của chính mình. Nguồn: londonbookfair.co.uk Sách từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa loài người. Với hàng trăm bộ phim bắt nguồn từ cảm hứng của những tác phẩm văn hoc, sách sẽ vẫn mãi duy trì, tồn tại và khắc sâu vào trong mỗi thế hệ bằng phép màu của mình. Những cái tên sau đây chính là 10 trong những tác giả hàng đầu thế giới, góp phần ảnh hưởng không nhỏ cho tài nguyên sách quốc gia và cả người đọc bao thế hệ. 1. L.James E.L Nguồn: listal.com Sau thành công rực rỡ từ bộ ba tiểu thuyết Fifty Shades của mình, không có gì ngạc nhiên khi nữ tác giả 50 tuổi người Anh này bỏ túi 95 triêu đô-la và đứng đầu trong bảng xếp hạng. Cuốn đầu tiên đã được biên kịch Kelly Marcel chuyển thể thành phim điện ảnh vào tháng 8/2014 đã thu về những thành công nhất định và cả sự chú ý đặc biệt từ công chúng cho bà. Điều này là đòn bẩy cho việc phát hành bộ phim thứ hai của bộ sách “Fifty Shades of Grey” sẽ sớm được tiếp cận với khán giả màn ảnh rộng trong một thời gian ngắn sắp đến. 2. James Patterson Nguồn: adweek.com Đứng vị trí thứ hai trong danh sách chính là nhà văn Jame Patterson. Người đàn ông 66 tuổi này đã chấm bút thành công cho cuốn tiểu thuyết “Maximum Ride and Witch and Wizard”, mang về cho ông hơn 91 triệu đô và giúp ông giữ vững vị trí của mình trong danh sách Best Seller suốt 37 năm qua. Ông cũng được biết đến qua tác phẩm “Cross”, một trong những nhân vật của sách, “Alex Cross” cũng được lấy cảm hứng đế chuyển thể bộ phim điện ảnh lấy chủ đề trinh thám hình sự. 3. Suzanne Collins Nguồn: hungergamesdwtc.net Mẹ đẻ của thương hiệu đình đám “The Huger Game” đã nhận được cú đúp về cả tiền tài và danh tiếng. Suzanne tự hào ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng với con số 55 triệu đô thu về trong năm qua. Bà cũng được biết đến với quyển “The Underland Chronicles”. Các phần tiếp theo của bộ phim chuyển thể cũng mang về thành công vang dội về mặt thương mại, đồng thời đẩy tên tuổi của nữ tác giả 51 tuổi này lên đỉnh cao của sự nghiệp. 4. Bill O’Reilly Nguồn: lifenews.com Người dẫn chương trình nổi tiếng của đài Fox News chính là gương mặt tiếp theo của danh sách. Đươc biết đến như một cây viết đa tài, cuốn tiểu thuyết  “Killing Lincoln’ and ‘Killing Kennedy” đã khẳng định tên tuổi của ông  trong sự nghiệp viết lách của mình. Ông kiếm được 28 triệu đô trong năm vừa rồi, cùng sự đón chờ trong háo hức tác phẩm mới của ông: ‘Killing Jesus’. 5. Danielle Steel Nguồn: forbes.com Người phụ nữ này là một phần cuộc sống của hàng ngàn cô gái trẻ. Cuốn sách đầu tiên mà họ đọc có thể là bất kỳ tác phẩm nào của nữ nhà văn 66 tuổi này, bà nổi tiếng với những mẫu chuyện tình cảm ấm áp như: Zoya’, ‘Mixed Blessings’, ‘Full Circle’, ‘Daddy’ và nhiều đầu sách khác bạn có thể tìm thấy bất cứ đâu trong thư viện. Qua nhiều năm những đầu sách này của bà vẫn là thuộc những tên sách bán chạy nhất, giúp Danielle bán được hơn 600 triệu bản mỗi năm và thu về hơn 26 triệu đô. 6. Jeff Kinney Nguồn: news.com.au Nổi tiếng với bộ sách ‘The Diary of a Wimpy Kid’. Nhà văn 42 tuổi Jeff Kinney và nữ nhà văn Janet Evanovic cùng giữ chung một vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. 7. Janet Evanovich Nguồn: forbes.com  Nữ nhà văn được biết đến với bộ sách “Stephanie Plum” – cả hai Jeff và Janet đều kiếm được 24 triệu đô trong năm vừa qua và giữ vị trí đồng hạng trong bảng danh sách này. 8. Nora Roberts Nguồn: famousauthors.org Được biết đến qua bộ ‘In Death’, nữ tác giả e-book 62 tuổi này là đối thủ đáng gờm của Jeff Kinney và Janet Evanovich khi số tiền bà thu về trong năm vừa qua ngang ngửa với họ: 23 triệu đô. 9. Dan Brown Nguồn: join-adams.nl Không một ai thực sự đam mê văn học lại không biết đến Dan Brow, tác giả của ‘The Da Vinci Code’. Ngừơi tạo nên những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn đến ngộp thở về cuộc phiêu lưu của giáo sư  Robert Langdon. Dan Brown mê hoặc cả thế giới và lập tức trở thành nhà văn thành công nhất từ trước đến nay. Tuy nhận không ít gạch đá từ những con chiên ngoan đạo của nhà thờ nhưng điều đó cũng không ngăn được ông bỏ túi 22 triệu đô và đứng vững tại vị trí thứ 8 của bảng xếp hạng. 10. Stephen King Nguồn: rue-morgue.com Đồng hạng ở vị trí thứ 9, ông vua truyện kinh dị Stephen King thư thái mang về 20 triệu đô nhờ hai tác phẩm kinh điển nhất của mình là ‘Under the Dome’ và ‘The Shining’. Cùng hạng với ông là nhà văn Dean

Hành trình trở thành nhà văn - Hãy kể câu chuyện của bạn

Mọi người ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Vậy hãy viết về câu chuyện của bạn. Đây chính là lời khuyên tốt nhất cho tất cả những ai muốn trở thành một nhà văn, nhà biên kịch hay một cây viết chân chính. Trên hành trình trở thành một nhà văn, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên. Tuy nhiên một số chúng sẽ rất mơ hồ, bạn sẽ nghe về những điều rất hoa mỹ nhưng thật sự thì chúng chỉ là những ảo tưởng mơ mộng mà thôi. Thật ra điều này không có gì lạ, đó là đặc điểm của nghề này, bản chất của ngành công nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo của một hội đồng các nhóm hay phòng ban như biên tập viên hay các nhà thiết kế… họ chỉ làm việc của mình và cố gắng động viên bạn để bạn hoàn thành việc của mình một cách hiệu quả nhất. Nhưng tất cả những điều trên chỉ là một phần nhỏ, trong khi điều thật sự quan trọng trong cảm hứng của một người nghệ sĩ, chỉ là một động lực cực kỳ đơn giản: được kể câu chuyện cuộc đời mình. Trên hành trình trở thành một nhà văn, bạn thường xuyên phải lắng nghe những lời bình luận tiêu cực kiểu như: bạn không đủ trình độ, thiếu kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn; không đủ trình ngôn ngữ hay những điều tương tự… Nhưng bạn đừng để chúng ngăn cản bạn. Đừng bao giờ để mục tiêu của mình bị lu mờ trước những khó khăn, chông gai trước mắt. Vì ta biết chúng luôn ở đó, dù sớm dù muộn ta sẽ đương đầu với chúng, từng chút một. Nên hãy cứ viết những ý tưởng của chính mình, bằng thứ ngôn ngữ của chính chúng ta. Tuy rằng, để có thể hiểu được lời khuyên này, điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu được chức năng và mục đích của ngôn ngữ và nhiệm vụ của mỗi nhà văn chính là tiếp tục phát triển chúng. Ngôn ngữ chính là chiếc cầu nối được tạo nên bằng những quy luật, những thuật ngữ, dấu câu… Mục đích của ngôn ngữ chính là để chia sẻ và truyền tải thông điệp, ý tưởng của ai đó đến người đọc. Ngôn ngữ chính là sự pha trộn giữa sự phát triển của công nghệ, tính chất địa phương và tính cách con người ở xã hội hiện đại. Được tạo ra dưới sự quản lý, kiểm soát của các tổ chức giáo dục ở khắp nơi trên toàn địa cầu. Tuy nhiên, việc nắm bắt toàn bộ một ngôn ngữ nào đó là điều không thể. Cụ thể tiếng Anh được sử dụng ở vùng Bắc Phi hầu như hoàn toàn khác biệt với thứ tiếng Anh mà bạn biết. Việc sử dụng tiếng anh ở đây hầu như không có một tiêu chuẩn nào. Trong khi có khá nhiều các hệ thống tiếng Anh theo tiêu chuẩn như M.L.A- hệ thống trích dẫn và sử dụng văn bản của hiệp hội ngôn ngữ hiện đại được áp dụng cho cấp sơ đẳng, trung đẳng, các trường cao đẳng; A.P.A- hệ thống trích dẫn văn bản của hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ được áp dụng rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng… Hệ thống trên đưa ra cụ thể các hướng dẫn chống đạo văn, ăn cắp sản phẩm trí tuệ khác. Ngoài ra, các phương pháp viết văn AP sử dụng cho phương tiện truyền thống như tạp chí, báo điện tử hoặc đài truyền hình cũng rất phổ biến. Ngay cả những trường đại học hay trung tâm đào tạo nhỏ cũng đã bắt đầu soạn thảo ra những hệ thống, quy định riêng biệt về phong cách viết và sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn nguồn khác nhau và hợp pháp hóa chúng. Cụ thể như cao đẳng Ivy League, trường đại học Harvard, trường đại học Oxford là những trường tiên phong trong công tác này. Những quy tắc này của họ  thậm chí còn được cập nhập hằng năm, nâng cấp, cải tiến và đến nay vẫn được xem như những quy tắc chuẩn mực cho việc viết văn. Là một cây viết đầy sáng tao, những điều trên đây có ý nghĩa như thế nào? Câu trả lời là: Chúng không mang một ý nghĩa gì cả. Những điều luật trên đặt ra chỉ để cho các bạn biết ta nên bắt đầu từ đâu, chỉ vậy thôi. Không có gì là sai trái khi bạn thích nghi với những quy tắc này, dần dần thay đổi và chuyển hóa chúng cho văn phong của riêng mình. Điều quan trọng hơn, đó chính là bạn phải nhận ra được những lợi ích mà chúng mang lại, sử dụng và biến chúng thành lợi thế cho mình. Và hơn hết, bạn phải nhận ra rằng độc giả của bạn đòi hỏi những gì, đã biết được những gì và họ đang tiếp nhận thông tin theo cách nào? Có như thế thì bạn mới có thể phát triển lối viết, cách kể chuyện và cách dùng từ ngữ của mình một cách ổn định, đúng đắn, bắt kịp xu hướng mà không lạc lối. Cho nên  hãy luôn ghi nhớ và cố gắng thấu hiểu những quy luật trên khi kể chuyện của mình. Một khi bạn đã đặt bút lên trên giấy và bắt đầu viết, điều tiếp theo bạn cần làm đó là hãy tin tưởng vào biên tập của mình. Một biên tập giỏi sẽ có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm để hỗ trợ cho bạn, giúp ý tưởng, thông điệp được truyền tải tới người đọc một cách tốt nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy luật được đặt ra. Đừng