Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho cộng đồng thích xem phim, đọc sách, bình phim, đặc biệt là cộng đồng muốn thử sức với nghề viết kịch bản; nhằm ghi dấu lại một mùa Oscar hấp dẫn, gay cấn, Comic Media Academy (CMA) tổ chức cuộc thi Viết Cảm Nhận Phim: Mê Cine lần 1. I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA  – Toàn thể công dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.  – Độ tuổi: 13+ II. CHỦ ĐỀ Viết cảm nhận cho những phim được đề cử giải Oscar ở các hạng mục:  – Phim điện ảnh xuất sắc  – Kịch bản gốc xuất sắc  – Kịch bản chuyển thể xuất sắc  – Phim hoạt hình xuất sắc  – Phim hoạt hình ngắn xuất sắc III. YÊU CẦU VỀ BÀI CẢM NHẬN PHIM  – Bài dự thi Mê Cine được gửi online dưới định dạng word hoặc pdf về CMA bằng cách điền thông tin và đính kèm bài dự thi theo form Google Docs: Tại đây  – Người dự thi chọn phim ở mục II, có thể phân tích một phân cảnh, một trường đoạn, một chi tiết, hình tượng/ biểu tượng…  – Ngôn ngữ: Tiếng Việt  – Font chữ Times New Roman, size chữ 13.  – Tối đa: 1000 chữ  – Hình thức dự thi: cá nhân.  – Một cá nhân có thể gửi nhiều bài dự thi. IV. THỜI GIAN DỰ THI & TRAO GIẢI – Thời gian gửi bài: 2/3/2020 – 15/3/2020 – Công bố kết quả: 23/3/2020 V. GIẢI THƯỞNG Giải nhất: Chọn 1 trong 2 gói quà sau 1. Học bổng toàn phần khoá Biên Kịch Cơ Bản tại CMA trị giá 7.200.000 VND 2. Sách dạy biên kịch độc quyền của CMA + 1 cặp vé xem phim. Giải 2: Voucher 300.000 VND mua sách tại Nhà sách trực tuyến Bookbuy + 1 cặp vé xem phim Giải 3: 1 cặp vé xem phim

Bạn là một mọt phim chính hiệu! Bạn mê Cine và có ước mơ trở thành biên kịch! Hãy nằm lòng 5 bí kíp. 1. Tập phân tích cấu trúc phim Cấu trúc chính là kim chỉ nam cho phim, và là bí kíp thành công của các nền điện ảnh lớn trên thế giới. Thói quen phân tích cấu trúc phim giúp bạn hình thành được bản năng khi viết, giúp chuyện phim không bị lan man, truyền tải được chủ đề một cách rành mạch nhất. 2. Trả lời câu hỏi: Điều gì khiến bạn ấn tượng nhất? Hãy luôn đặt câu hỏi: Hình ảnh nào trong phim khiến bạn xúc động nhất? Thoại nào khiến trái tim bạn rung động? Màu sắc phim tạo nên cảm xúc gì trong bạn? Càng trả lời nhiều câu hỏi, bộ phim càng được bóc tách. 3. Tìm đọc thông tin về đạo diễn và biên kịch Đọc đến dòng credit cuối cùng không chỉ là cách mà bạn dành sự trân trọng với những người làm nên bộ phim, mà việc hiểu thông tin về đạo diễn, biên kịch cũng như quá trình làm phim giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về  bộ phim. 4. Tìm đọc kịch bản gốc Từ ngôn ngữ viết thành hình ảnh là một quá trình, vì vậy đừng quên “xem” phim lại một lần nữa bằng cách đọc thật kĩ kịch bản. Ngoài ra, nếu phim bạn xem được chuyển thể từ tiểu thuyết, manga, webtoon hoặc được làm lại từ một phim cũ, hãy dành thời gian nghiên cứu tác phẩm gốc. Chắc chắn bạn sẽ học được nhiều điều thú vị. 5. Viết cảm nhận phim Cuối cùng, đó là hãy tập thói quen viết cảm nhận phim. Điều này không chỉ giúp bạn tổng hợp những đánh giá của mình về phim, mà còn làm tăng kĩ năng viết, lập luận và truyền cảm xúc. Khá nhiều biên kịch có xuất phát điểm là người viết review phim, điều đó cho thấy đây là một bước đệm tuyệt vời nếu bạn muốn chạm đến giấc mơ trở thành nhà biên kịch của mình. Giải Oscar 2020 vừa qua đã chứng kiến một cuộc so tài vô cùng sôi động giữa rất nhiều phim chất lượng. Cuộc thi viết cảm nhận phim Mê Cine do Comic Media Academy (CMA) sắp tổ chức sẽ là sân chơi cho các mọt phim, đồng thời cũng là cơ hội cho các bạn nhìn lại những phim được đề cử trong giải Oscar năm nay! Hãy đợi thông tin chính thức về cuôc thi Viết Cảm Nhận Phim Mê Cine lần 1 từ CMA nhé! ************* Giải thưởng Oscar lần thứ 92 đã gọi tên “Parasite” cho hạng mục “Kịch bản gốc xuất sắc nhất”. Vậy làm sao để tạo ra một kịch bản tuyệt vời? Ngoài việc đam mê, tìm tòi học hỏi thì việc trang bị cho bản thân những kiến thức nền nhằm nâng cao năng lực cũng là một điều cực kì quan trọng. Khoá học biên kịch cơ bản tại Comic Media Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuẩn quốc tế về viết kịch bản, cũng như cho các bạn cơ hội được gặp gỡ và học tập với các giáo viên hiện là biên kịch, đạo diễn,… và có nhiều thành công nhất định trong nghề. 📣📣📣 LỊCH KHAI GIẢNG LỚP BIÊN KỊCH CƠ BẢN – KHÓA 14: Ngày khai giảng: 24/03/2020 (Thứ 3-5-7 hàng tuần) Thời gian học: 18h30 – 21h00 (thời lượng: 3 tháng) Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM ✅✅ ƯU ĐÃI HẤP DẪN: 🎁 Tặng 10% học phí 🎁 Tặng kịch bản phim Hollywood 🎁 Tặng tài liệu biên kịch độc quyền ************* Lạc An

Phim hoạt hình hay The Dam Keeper 13

Poster của phim The Dam Keeper. Nguồn: imdb.com The Dam Keeper là bộ phim hoạt hình ngắn với thời lượng 18 phút được sản xuất bởi hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi, đồng thời cũng là biên kịch của phim. The Dam Keeper được thực hiện tại Tonko House LLC, được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào ngày 11/2/2014 và công chiếu tại Mỹ vào ngày 14/3 cùng năm tại Liên hoan phim trẻ em quốc tế New York. Bộ phim với cốt truyện dễ thương và cảm động đã nhanh chóng làm tan chảy trái tim mỗi người xem và nghiễm nhiên được lọt vào danh sách đề cử Phim hoạt hình ngắn hay nhất của giải thưởng Oscar lần thứ 87, năm 2015. Nội dung của The Dam Keeper kể về chú lợn con sống cô đơn một mình trong một cối xay gió lớn và có nhiệm vụ bảo vệ thị trân nơi cậu sinh sống khỏi đám sương mù đen nguy hiểm. Ngày qua ngày, cậu luôn phải thức dậy sớm và đúng theo giờ quy định để điều khiển cối xay rồi mới được đi học vì thế người chú heo bé nhỏ lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Bạn bè trong trường không ai chơi với cậu, tất cả bọn họ đều tìm cách bắt nạt chú heo nhỏ tội nghiệp cho tới khi cậu gặp bạn cáo – học sinh mới chuyển vào lớp và lúc nào cũng cắm cúi vẽ hí hoáy trong cuốn sổ bí mật. Chú heo con hạnh phúc vì cuối cùng đã có người bạn thân nhưng không may xảy ra sự hiểu nhầm giữa hai người khiến cậu đau đớn vì bị người bạn mới lừa dối. Nỗi đau khổ khiến nhân vật heo con chán nản và bỏ bê luôn công việc quan trọng của mình, làm cho đám sương mù tấn công cả dân làng, khắp nơi đều là tiếng khóc và tiếng la hét sợ hãi. Thật may mắn, heo con nhận ra được mình đã hiểu lầm bạn cáo vì thế cậu đã quyết định dùng hết sức của mình, dũng cảm đi cứu lấy bạn bè cùng thị trấn bằng cách đi đến cối xay gió và thổi đám sương độc ác bay đi. Một câu chuyện nhân văn tươi đẹp, giàu ý nghĩa cùng với hình ảnh nhân vật dễ thương và được tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ. Một điều đáng kinh ngạc là bộ phim được làm từ hơn 8.000 bức tranh của các họa sĩ tài năng hợp tác với hai đạo diễn Robert Kondo và Dice Tsutsumi. The Dam Keeper là sự kết hợp với lối vẽ tay truyền thống với những nét cọ màu sắc tươi sáng mang đến cho người xem phong cách hoạt họa đặc trưng điển hình như những tác phẩm trước đây của bộ đôi Kondo và Tsutsumi. (Cả hai người từng là họa sĩ cho các bộ phim hoạt hình nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như Ice Age, Ratatouille, Monsters University và Toy Story 3). Ngoài ra bộ phim được thực hiện qua việc dựng những bức tượng nhân vật bằng đất sét để cho ra những thước phim thêm sống động. Dưới đây là một vài hình ảnh về quá trình làm phim hoạt hình The Dam Keeper được Comic Media Academy sưu tầm từ trang website chính thức của bộ phim: thedamkeeper.com. Những ảnh phác thảo ban đầu của nhân vật chính – Chú heo con dũng cảm Mọi nhân vật đều được nặn bằng đất sét tỉ mỉ Cối xay gió – nơi chú heo con sinh sống và bảo vệ thị trấn Chiếc xe buýt mà chú heo bé nhỏ dùng để đi học Hình ảnh đoàn làm phim The Damn Keeper Trailer chính thức của The Dam Keeper được đăng trên kênh The Dam Keeper tại website Youtube The Dam Keeper: Official Trailer #1 The Dam Keeper: Official Trailer #2 Ngoài ra, trong kênh của Tonko House trên trang Youtube có chia sẻ rất nhiều những đoạn video ngắn về quá trình thực hiện từng khâu trong phim có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn học viên tại Comic Media Academy và những bạn có đam mê mãnh liệt trong giới làm phim hoạt hình. Making of The Dam Keeper Short Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #1– Tonko House’s New Series by Erick Oh Making Of “PIG: The Dam Keeper Poems” #2 — Tonko House’s New Series by Erick Oh >>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp Phạm Hoàng Ngọc dịch và tổng hợp

Poster Feast 2

Nguồn: disneyanimation.com Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87, phim hoạt hình Big Hero 6 của đạo diễn Don Hall, Chris Williams và Roy Conli đã đoạt giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film). Cũng ngay tại buổi lễ này, Feast – bộ phim hoạt hình ngắn được sản xuất cùng hãng – Walt Disney Animation Studios – đã vinh dự đoạt vị trí cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film). Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về bộ phim hoạt hình ngắn về chú chó đáng yêu của chúng ta. Feast được thực hiện bởi đạo diễn Patrick Osborne cùng biên kịch Raymond S. Persi và Nicole Mitchell. Bộ phim được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/6/2014 tại Annecy International Animated Film Festival và phát hành tại rạp chiếu phim cùng với phim hoạt hình Big Hero 6 vào ngày 7/11/2014 tại Mỹ. Phim hoạt hình ngắn này đã chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87 trước bốn đối thủ nặng kí. Sau đó Feast tiếp tục ẵm trọn giải thưởng tại 42nd Annie Awards cho vị trí Annie Award for Best Animated Short Subject. Nội dung phim kể về một chú chó con giống Boston (tên tiếng anh là Boston Terrier) lang thang giữa đường phố kiếm ăn tại các bãi rác. Thật may mắn, chú chó con ấy được một chàng trai James tốt bụng cưu mang và được đặt tên là Winston. Sau đó, bộ phim xuyên suốt là những bữa ăn mà người chủ chia sẻ cho chú chó con bé bỏng của mình và cuộc sống đơn giản và hạnh phúc của James và Winston. Nhưng ngày qua ngày, anh chàng đã động lòng trước một cô gái tên Kirby đang làm việc tại một nhà hàng địa phương. Cô thuyết phục James ăn kiêng và khuyên anh cần có lối sống lành mạnh hơn, điều đó khiến cho Winston buồn rầu vì bị bắt ăn những loại rau chú không thích thay cho trứng và thịt ba chỉ như trước đây. Không lâu sau đó, James và Kirby chia tay và anh chàng rơi vào trầm cảm, sống buông thả bản thân và không còn chú trọng ăn uống như trước đây nữa. Nhận ra tinh thần khác thường của chủ, chú chó Winston quyết định tìm Kirby bằng việc dựa theo mùi ngò tây mà ngày trước được cô cho ăn và dắt James tới gặp cô gái. Nhờ chú chó bé nhỏ tinh khôn, cả hai đã làm hòa và kết hôn ngay sau đó. Ý tưởng hình thành bộ phim Feast đáng yêu này từ đâu ? Patrick Osborne chia sẻ về ý tưởng cho bộ phim hoạt hình ngắn Feast bắt đầu từ một ứng dụng có tên là 1secondeveryday, ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại đoạn phim dài một giây cho mỗi ngày và chế tác những đoạn phim nhỏ đó thành một bộ phim. Osborne đã sử dụng chúng để tạo ra một đoạn phim ăn tối vào năm 2012, nhờ đó ông bật ra suy nghĩ có thể dựa vào ý tưởng này để thực hiện một bộ phim hoạt hình ngắn thú vị. Đạo diễn Patrick Osborne. Nguồn: wikimedia.org Feast được thực hiện qua hệ thống Meander, từng phát triển cho phim hoạt hình ngắn Paperman. Ngoài ra, phim còn được sử dụng Hyperion, hệ thống dựng hình được xây dựng cho bộ phim hoạt hình Big Hero 6. Nhân vật và bối cảnh trong phim được vẽ bằng những đường nét tự do, kết hợp với những khối màu sắc rực rỡ. Bộ phim bao gồm những phân cảnh ngắn được ghép lại với nhau và máy quay chủ yếu tập trung vào nhân vật chú chó Winston cùng đồ ăn của chú làm điểm trọng tâm cho câu chuyện. Dưới đây là những hình ảnh mà Comic Media Academy sưu tầm được về quá trinh tạo dựng bộ phim Feast trong đoạn clip Making of Disney Feast Ảnh phác thảo về chú chó Winston và hai vị chủ nhân. Nguồn: cgmeetup.net Ngoài ra, người xem có thể tham khảo thêm hai đoạn phim dưới đây do đoàn làm phim Feast cung cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình làm phim hoạt hình của ekip cũng như nghe lời chia sẻ cảm nghĩ của đạo diễn Patrick Osborne. Design Night: Art in motion, talk by Patrick Osborne Making of Disney Feast Trailer của phim Feast Phạm Hoàng Ngọc Dịch và Tổng hợp

La La Land giành nhiều giải thưởng, vụt mất giải Phim xuất sắc nhất Oscars 2017

Tối 26/02 (sáng 27/02 theo giờ Việt Nam), Lễ trao giải Oscars 2017 đã diễn ra tại Nhà hát Dolby ở Hollywood, California. Lễ trao giải danh giá của làng điện ảnh thế giới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý. Một năm hoạt động khá sôi nổi của các diễn viên, đạo diễn, biên kịch thế giới đã khép lại trong đêm trao giải Oscars 2017.  Trước đêm trao giải, La La Land đã xuất hiện ở 13 hạng mục tranh tài và nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới chuyên môn. Tuy nhiên, sau khi vụt mất giải Dựng phim xuất sắc nhất, Biên tập âm thanh xuất sắc nhất và Hòa âm xuất sắc nhất, La La Land đã không thể phá kỷ lục 11 tượng vàng Oscar của Titanic.  Song, La La Land vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong đêm trao giải Oscars 2017. Mở đầu cho các giải thưởng của La La Land chính là hạng mục Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất. Tiếp đó là các giải Nhạc phim xuất sắc nhất, Ca khúc trong phim xuất sắc nhất với bài City of Stars, Quay phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất. Đặc biệt, Emma Stone, người đẹp của phim La La Land đã vinh dự nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.  Giải thưởng Nam Nữ diễn viên chính phụ xuất sắc nhất Oscars 2017 (Nguồn: hindustantimes.com) Tuy giành khá nhiều giải thưởng trong đêm Oscars 2017 nhưng đoàn làm phim La La Land lại đánh rơi giải thưởng quan trọng nhất vào tay của Moonlight. Sau sự cố đọc nhầm tên phim chiến thắng, Moonlight chính là cái tên cuối cùng nhận được giải thưởng danh giá Phim xuất sắc nhất Oscars 2017. Sự cố này làm nhiều người liên tưởng đến sự cố trao nhầm vương miện tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015.  Sự cố đọc nhầm tên chiến thắng hạng mục Phim xuất sắc nhất Oscars 2017 (Nguồn: CNN.com) Moonlight chiến thắng ở hạng mục Phim xuất sắc nhất Oscars 2017 (Nguồn: Stuff.co.nz) Ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, Zootopia, đại diện đến từ nhà Chuột đã xuất sắc vượt qua các đối thủ nặng ký là Kubo and the Two Strings, Moana, My Life As a Zucchini, The Red Turtle để trở thành chủ nhân của tượng vàng Oscar 2017 ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Zootopia do các nhà làm phim hoạt hình Byron Howard, Rich Moore và Jared Bush thực hiện. Đây là phim hoạt hình đánh dấu sự trở lại của Disney với doanh thu cao nhất năm 2016.  Zootopia – Phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscars 2017 (Nguồn: Facebook Zootopia) Danh sách giải thưởng Oscar 2017 Phim truyện xuất sắc Arrival Fences Hacksaw Ridge Hell or High Water Hidden Figures La La Land Lion Manchester By the Sea Moonlight  Đạo diễn xuất sắc Denis Villeneuve với Arrival Mel Gibson với Hacksaw Ridge Damien Chazelle với La La Land  Kenneth Lonergan với Manchester by the Sea Barry Jenkins với Moonlight Nam diễn viên chính xuất sắc Casey Affleck trong Manchester by the Sea  Andrew Garfield trong Hacksaw Ridge Ryan Gosling trong La La Land Viggo Mortensen trong Captain Fantastic Denzel Washington trong Fences Nữ diễn viên chính xuất sắc Isabelle Huppert trong Elle Ruth Negga trong Loving Emma Stone trong La La Land  Natalie Portman trong Jackie Meryl Streep trong Florence Foster Jenkins Nam diễn viên phụ xuất sắc Mahershala Ali trong Moonlight  Jeff Bridges trong Hell or High Water Lucas Hedges trong Manchester by the Sea Dev Patel trong Lion Michael Shannon trong Nocturnal Animals Nữ diễn viên phụ xuất sắc Viola Davis trong Fences  Naomie Harris trong Moonlight Nicole Kidman trong Lion Octavia Spencer trong Hidden Figures Michelle Williams trong Manchester by the Sea Kịch bản gốc xuất sắc Hell or High Water (Taylor Sheridan) La La Land (Damien Chazelle) The Lobster (Yorgos Lanthimos, Efthymis Filippou) Manchester by the Sea (Kenneth Lonergan) 20th Century Women (Mike Mills) Kịch bản chuyển thể xuất sắc Arrival (Eric Heisserer) Fences (August Wilson) Hidden Figures (Allison Schroeder, Theodore Melfi) Lion (Luke Davies) Moonlight (Barry Jenkins, Tarell Alvin McRaney) Phim tài liệu xuất sắc Fire at Sea I Am Not Your Negro Life, Animated O.J.: Made in America  The 13th Phim hoạt hình xuất sắc Kubo and the Two Strings Moana My Life As a Zucchini The Red Turtle Zootopia  Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc Land of Mine (Đan Mạch) A Man Called Ove (Thụy Điển) The Salesman (Iran) Tanna (Australia) Toni Erdmann (Đức) Dựng phim xuất sắc Arrival (Joe Walker) Hacksaw Ridge (John Gilbert) Hell or High Water (Jake Roberts) La La Land (Tom Cross) Moonlight (Joi McMillon, Nat Sanders) Quay phim xuất sắc Arrival (Bradford Young) La La Land (Linus Sandgren) Lion (Grieg Fraser) Moonlight (James Laxton) Silence (Rodrigo Prieto) Thiết kế sản xuất xuất sắc Arrival (Patrice Vermette) Fantastic Beasts and Where to Find Them (Stuart Craig) Hail, Caesar! La La Land (Sandy Reynolds-Wasco, David Wasco) Passengers (Guy Hendrix Dyas) Thiết kế phục trang xuất sắc Allied (Joanna Johnston) Fantastic Beasts and Where to Find Them (Colleen Atwood) Florence Foster Jenkins (Consolata Boyle) Jackie (Madeline Fontaine) La La Land (Mary Zophres) Nhạc nền trong phim xuất sắc Jackie (Micachu) La La Land (Justin Hurwitz) Lion (Dustin O’Halloran, Hauschka) Moonlight (Nicholas Britell) Passengers (Thomas Newman) Ca khúc chủ đề trong phim xuất sắc Audition trong La La Land Can’t Stop the Feeling! trong Trolls City of Stars trong La La Land  The Empty Chair trong Jim: The James Foley Story How Far I’ll Go trong Moana Dàn dựng âm thanh xuất sắc Arrival  Deepwater Horizon Hacksaw Ridge La La Land Sully Hòa âm xuất sắc Arrival Hacksaw Ridge  La La Land Rogue One: A Star Wars Story 13 Hours Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc Deepwater Horizon Doctor Strange The Jungle Book  Kubo and the Two Strings Rogue One: A Star Wars Story Hóa trang và làm tóc xuất sắc A Man Called Ove Star Trek Beyond Suicide Squad  Phim ngắn xuất sắc Ennemis Intérieurs La Femme et le TGV Silent Nights Sing  Timecode Phim tài liệu ngắn xuất sắc 4.1 Miles Extremis Joe’s Violin Watani: My Homeland The White Helmets  Phim hoạt hình ngắn xuất sắc Blind Vaysha Borrowed Time Pear Cider and Cigarettes Pearl Piper 

Paperman của đạo diễn John Kahrs

Ba bộ phim với 3 chủ đề khác nhau mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt Giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao hàng năm như một phần của giải Oscars. Kể từ khi trao giải vào năm 1931 – 1932 cho tới nay, các bộ phim hoạt hình ngắn đến từ hãng sản xuất Walt Disney nhận được nhiều đề cử nhất với 39 đề cử và giành được 12 giải trong số đó. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D  Paperman của đạo diễn John Kahrs. Nguồn: disneyanimation.com Hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất Oscar tập hợp những bộ phim hoạt hình có cốt truyện hấp dẫn, mạch truyện gãy gọn và đa phần không có thoại. Chỉ trong chục phút ngắn ngủi, các nhà làm phim đã thể hiện xuất sắc nội dung và ý nghĩa qua từng hình ảnh, từng đoạn nhạc. Cùng điểm qua ba bộ phim hoạt hình ngắn ý nghĩa từng đoạt giải Oscar sau đây nhé! 1. Father and Daughter (2000) – Đạo diễn Michaël Dudok de Wit Father and Daughter (Cha và con gái) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit đoạt giải Oscar 2000. Bộ phim là câu chuyện không thoại nói về tình cảm cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày. Màu sắc và âm nhạc của đoạn phim gợi cho chúng ta cảm giác về nỗi buồn mà cô con gái phải trải qua trong suốt cuộc đời khi thiếu vắng cha. Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cô con gái vẫn đến bên bờ sông cỏ lau đã mọc đầy và mơ về những năm tháng trong vòng tay yêu thương của cha. Father and Daughter (2000) của đạo diễn Michaël Dudok de Wit  Michaël Dudok de Wit là cái tên không còn xa lạ với khán giả đam mê hoạt hình. Năm 2016, ông trở lại với tác phẩm mới nhất The Red Turtle hợp tác với Studio Ghibli. The Red Turle là bộ phim hoạt hình không thoại hứa hẹn sẽ mang về cho đạo diễn người Hà Lan giải Oscar tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 2. Paperman (2012) – Đạo diễn John Kahrs Paperman là phim hoạt hình ngắn trắng đen do hãng Walt Disney Animation Studios (một bộ phận của The Walt Disney Studios) sản xuất và đạo diễn là John Kahrs. Vào những thập niên 1950, sau khi bị đe dọa bởi nhiều đối thủ ở mảng phim hoạt hình ngắn, thì Paperman chính là phim nhận được giải Oscar đầu tiên sau 44 năm qua của hãng. Peperman được thực hiện bởi một phần mềm cho phép kết hợp các bản vẽ kĩ thuật hoạt hình máy tính và bản vẽ tay trong cùng một nhân vật. Bộ phim với cốt truyện đơn giản về một chàng trẻ là nhân viên kế toán vô tình gặp được cô gái định mệnh của đời mình trước ga tàu điện buổi sáng. Nụ hôn trên giấy của cô gái khiến mọi việc thay đổi, chàng trai tìm cách để thu hút sự chú ý của nàng bằng cách xếp máy bay giấy phóng qua tòa nhà đối diện, hy vọng sẽ đến tay cô gái. Những gì xảy ra tiếp theo là sự kỳ diệu khiến người xem tin vào chuyện cổ tích hiện đại là có thật, những người phải lòng nhau sẽ được đến bên nhau. Paperman của đạo diễn John Kahrs  3. La Maison en Petits Cubes (2008) – Họa sĩ Kunio Kato La Maison en Petits Cubes (tạm dịch Ngôi nhà và những khối lập phương) của họa sĩ người Nhật, Kunio Kato, đã thực sự gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ điện ảnh năm 2008. Ngoài Oscars, La Maison en Petits Cubes còn giành được giải thưởng lớn tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy 2008 (Annecy International Animated Film Festival). Tuy là một bộ phim của Nhật, nhưng tựa phim, màu sắc, hình vẽ, nhạc phim đều mang hơi hướng Pháp. Bộ phim lấy bối cảnh tương lai khi môi trường bị hủy hoại và cả thế giới chìm ngập trong biển nước, để tồn tại con người phải xây nhà cao thêm. Xuyên suốt 12 phút là câu chuyện cảm động về cuộc hành trình tìm về ký ức của một ông lão, qua đó cũng là thông điệp về bảo vệ môi trường. La Maison en Petits Cubes (2008) – họa sĩ Kunio Kato  Minh N tổng hợp

Phim hoạt hình Moana ứng viên sáng giá cho tượng vàng Oscar 2017

“Nàng công chúa bình dân nhất” của Disney đang chứng tỏ được sức hút không giới hạn của mình khi đứng giữa các phim hoạt hình bom tấn khác. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Moana – Ứng viên sáng giá cho tượng vàng Oscar 2017. Nguồn: disneyanimation.com Moana mất 5 năm để hoàn thành với một ekip làm phim chuyên nghiệp và quen thuộc trong giới làm phim hoạt hình. Mỗi người trong số họ đều đã thắng hoặc có ít nhất một đề cử Oscar. Ngoài biên kịch Jared Bush (phim Zootopia), phim còn có sự cộng tác của 4 đạo diễn là Ron Clements, John Musker, Don Hall và Chris Williams. Moana là bộ phim hoạt hình thể loại nhạc kịch, phiêu lưu, xoay quanh hành trình vượt đại dương đi tìm hòn đảo huyền bí, cùng tham gia với cô bé là á thần Maui huyền thoại. Trên chuyến hành trình giữa lòng đại dương để tìm lại linh hồn bị đánh cắp, đã có lần Moana nghi ngờ bản thân mình, Maui thì bị ám ảnh bởi kỳ tích anh hùng trong quá khứ, để rồi cả hai tự hỏi về giới hạn trong khả năng của mình. Sự kết hợp bất đắc dĩ, nhiều lần không ăn ý của cặp đôi khi đương đầu với đại dương cùng những sinh vật huyền diệu khổng lồ mang lại cho khán giả tiếng cười và sự suy ngẫm. Moana ăn điểm với đồ họa phim vô cùng xuất sắc . Nguồn: disneyanimation.com Điểm tuyệt vời nhất của bộ phim chính là khâu hình ảnh. Đồ họa phim vô cùng xuất sắc và tỉ mỉ. Chắc hẳn, những khán giả đã xem Moana cũng sẽ thấy được sự kì công của ekip làm phim trong phần kỹ xảo. Người xem có thể hoàn toàn cảm nhận sự ấm nóng của ánh sáng mặt trời, tiếng sóng rì rầm, những ngọn gió mát rượi thổi qua từng hàng dừa, sự dữ dội của đại dương trong cuộc hành trình mà nhân vật Moana phải trải qua. Nếu như các nàng công chúa của Disney truyền thống luôn là một người có xuất thân hoàng gia, thì Moana chỉ là con của một tù trưởng trên một đảo nhỏ. Moana chính là một công chúa Disney thời đại mới, một biểu tượng cho sự lột xác của Disney sau những lối mòn. Moana cho khán giả thấy được sự khao khát vượt ra khỏi “vị trí” mà người khác sắp đặt. Không dài dòng, không có tình cảm hoàng tử – công chúa, bộ phim chủ yếu tập trung vào cuộc hành trình của Moana cùng á thần Maui. Những gì bộ phim truyền tải đi là thông điệp về ý chí quyết tâm và lòng can đảm. Thỉnh thoảng, bạn sẽ nghi ngờ bản thân như Moana, vẫn sẽ thất bại dù là người có kinh nghiệm như á thần Maui, nhưng đó là điều tất yếu để dẫn đến thành công. Hiểu rõ bản thân muốn gì, mạnh mẽ cố gắng hết sức để đạt được nó và không sợ thất bại mới là chìa khóa của thành công. Moana là nàng công chúa Disney thời đại mới. Nguồn: disneyanimation.com  Sau Zootopia, Moana tiếp tục đưa Disney trở thành đơn vị phát hành không có đối thủ trong năm 2016 với hàng loạt bom tấn như The Jungle Book, Doctor Strange, Star Wars… Tuy mở màn cho chuỗi chiến thắng đầu tiên của nhà Chuột và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả nhưng Zootopia lại không được đánh giá cao tại Oscars 2017. Một trong những ứng viên được người hâm mộ dự đoán sẽ giành chiến thắng là Finding Dory của hãng Pixar. Tuy nhiên, so với phần trước là Finding Nemo thì Fiding Dory khiến nhiều người hụt hẫng về cuộc phiêu lưu giữa đại dương bỗng chốc thu nhỏ chỉ trong lồng kính viện hải dương. Ở chiều ngược lại, Moana của Disney lại như một phép so sánh gợi nhớ về một đại dương xanh thẳm mênh mông. Cùng với những thành tích ấn tượng từ khi ra mắt đến nay: tổng doanh thu hiện tại là 287.5 triệu USD, Rotten Tomatoes đánh giá 95% tươi (fresh), IMDb chấm 8.1, cùng những lời đánh giá tích cực từ hầu hết nhà phê bình, Moana sẽ là ứng viên “nặng ký” mà các hãng phim khác phải dè chừng. Moana thu hút người xem bởi đồ họa sắc nét. Nguồn: disneyanimation.com Cuộc đua cho tượng vàng Oscars 2017 chưa bao giờ nóng đến thế. Danh sách 27 phim hoạt hình tranh đề cử Oscar 2017 đến từ các hãng hoạt hình danh tiếng trên thế giới đã được công bố. Ngày 24/01/2017, hội đồng Oscar sẽ chọn ra 5 ứng cử viên xuất sắc nhất vào Top đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất Oscars 2017.   Minh N