Kịch bản truyền hình thử thách của các nhà biên kịch trẻ

Ngoài kịch bản phim thì kịch bản truyền hình, kịch nói và sự kiện cũng đang có nhu cầu khá lớn. Vậy sự khác nhau giữa ba loại kịch bản trên là gì? Và làm sao để chinh phục các loại kịch bản? Kịch bản truyền hình khó hay dễ? Kịch bản truyền hình được xem là kim chỉ nam cho cả ekip thực hiện chương trình. Nếu không có kịch bản truyền hình, quay phim hay kỹ thuật hậu kỳ khó lòng hoàn thành đúng ý tưởng biên kịch muốn gửi gắm đến khán giả. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Kịch bản truyền hình – thử thách của các nhà biên kịch trẻ Trước tiên, quy trình sản xuất một chương trình truyền hình gồm các bước sau: – Tìm kiếm và chọn lựa đề tài, chủ đề của chương trình. – Khảo sát thực tế. – Biên tập tiến hành viết kịch bản chương trình. – Ghi hình chương trình. – Dựng hình chương trình. – Viết lời bình hoặc lồng tiếng cho chương trình và phát sóng chương trình Tiếp theo, mỗi đài truyền hình sẽ có mẫu kịch bản riêng phù hợp với cách làm việc của đài. Tuy vậy, thông thường kịch bản truyền hình được soạn bằng Microsoft Word ở dạng ngang và có các cột cơ bản sau: Số thự tự, Thời lượng, Nội dung, Lời bình và Hình ảnh. Sau đó, ở giai đoạn hậu kỳ (sau khi ghi hình xong) có thêm thắt các nội dung khác để tiện theo dõi và đẩy nhanh tiến độ chương trình. Kịch bản kịch nói và thực tế Kịch bản kịch nói mang sự ngắn gọn của kịch bản điện ảnh nhưng ăn khách bởi sự biểu cảm trực tiếp của diễn viên trên sân khấu. Sự chân thật của kịch bản kịch nói giúp khán giả yêu loại hình nghệ thuật này. Vì vậy, thành công của kịch bản kịch nói phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng diễn xuất của diễn viên. Viết kịch bản kịch nói – tạo nét riêng trong nền nghệ thuật nghe nhìn Viết kịch bản kịch nói, biên kịch cần tính toán đến các yếu tố có sẵn của đoàn. Bởi nếu biên kịch viết những tình huống có bối cảnh quá phức tạp, chắc chắn sẽ làm khó bộ phận hậu cần. Và khả năng cao cảnh đó sẽ bị loại khỏi kịch bản. Một điều nữa, nếu các loại kịch bản khác được sự hỗ trợ của máy móc công nghệ cao thì kịch bản kịch nói lại thiếu vắng chúng. Dù vậy, chúng vẫn mang được nét riêng khó lẫn của mình trong nền nghệ thuật nghe, nhìn. Kịch bản sự kiện Trong tất cả các loại kịch bản, kịch bản sự kiện có sự thay đổi đến chóng mặt và khó lường trước nhất. Người viết kịch bản luôn trong trạng thái ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra trong sự kiện. Kịch bản sự kiện – sân chơi trẻ trung năng động Để có được những kịch bản sự kiện hấp dẫn, người viết kịch bản sự kiện thường trải qua các bước sau: – Tìm kiếm ý tưởng về sự kiện: ý tưởng của sự kiện cần mới lạ để thu hút nhiều người tham gia. Ví dụ: “Color me run” là một sự kiện được khá nhiều người hứng thú tham gia bởi mọi stresses của người chơi sẽ tan biến theo các loại bột nhiều màu sắc. – Đi khảo sát thực tế để xem tính khả thi của ý tưởng sự kiện. – Viết kịch bản sự kiện – Tổ chức sự kiện theo kịch bản. Ngành tổ chức sự kiện đang ngày một phát triển và nhu cầu viết kịch bản sự kiện cũng tăng cao. Đây là một sân chơi hứa hẹn nhiều bạn trẻ tham gia.

xung đột trái chiều là không thể thiếu

Kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc trưng riêng. Nhưng chúng đều mang chung một loại ngôn ngữ, cùng một loại tư duy: “điện ảnh”. Vậy điểm giống và khác giữa hai loại kịch bản này là gì? Điểm khác nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Hiện nay, hầu hết các kịch bản phim đều theo chuẩn Hollywood. Cụ thể mỗi trang kịch bản phim sẽ tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, một bộ phim truyền hình 60 phút, biên kịch sẽ viết 60 trang kịch bản. Một bộ phim điện ảnh 90 phút cũng sẽ có tầm 90 trang kịch bản. Sự khác nhau đầu tiên giữa hai thể loại kịch bản nằm ở số lượng trang kịch bản. Kịch bản phim điện ảnh chỉ vỏn vẹn 90 trang cho 90 phút hoặc 120 trang cho 120 phút trên phim. Ngược lại kịch bản truyền hình được phân nhỏ ra từng tập, mỗi tập có tầm 45 phút hoặc 60 phút tùy vào từng biên kịch. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Có sự khác biệt về số trang kịch bản giữa kịch bản điện ảnh và truyền hình Một điểm khác nhau cơ bản nữa giữa hai loại kịch bản phim đó là nơi công chiếu phim. Phim truyền hình thường được xem ở nhà trước màn ảnh nhỏ. Khán giả có thể tắt tivi bất cứ lúc nào nếu bộ phim truyền hình không làm họ thấy hấp dẫn. Ngược lại, phim điện ảnh được chiếu ở các rạp chiếu phim. Dù phim thu hút hay dở tệ, khán giả vẫn phải ngồi lại đến khi hết phim. Tâm lý đám đông sẽ giúp cho phim điện ảnh tăng phần hấp dẫn hơn phim truyền hình. Điểm giống nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Dù khác nhau ở thời lượng và địa điểm công chiếu, kịch bản phim truyền hình và điện ảnh đều dùng chung một loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ điện ảnh. Khác hẳn với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh khá ngắn gọn, hình ảnh và hành động cần được thể hiện trọn vẹn trong từng kịch bản phim. Lối viết văn dong dài, lê thê và thiếu tư duy hình sẽ là căn bệnh thường mắc phải của những người mới tập tành viết kịch bản. Cần nắm vững ngôn ngữ điện ảnh Rõ thấy, khó để nói viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh dễ hơn. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở sự vận dụng ngôn ngữ điện ảnh triệt để trong từng kịch bản phim bạn viết. Chủ đề và xung đột giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh Bởi phim truyền hình thường được ở nhà và có khá nhiều sự lựa chọn cho khán giả khi số lượng các kênh truyền hình tăng đáng kể. Vì vậy, chủ đề của kịch bản phim truyền hình thường đề cập đến vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu. Trên kênh HTV3, Today TV có khá nhiều bộ phim truyền hình đề cập đến vấn đề trên và được công chúng yêu thích như: Dù gió có thổi, Gia đình là số 1, Gia đình vui nhộn, Cá rô anh yêu em,… Nhưng nhiều chủ đề phim gắn với vấn đề thời sự, phá án cũng tạo nên những nét mới mẻ cho phim truyền hình như: Tam giác vàng, Dấu chân du mục,.. Xung đột trái chiều là không thể thiếu Nếu kịch bản phim truyền hình mang hơi thở của đời sống hằng ngày thì kịch bản phim điện ảnh cần sự đột phá hơn ở các thể loại viễn tưởng, bom tấn, hay những câu chuyện độc lạ khiến khán giả phải bỏ tiền mua vé xem tại rạp. Những bộ phim điện ảnh Việt Nam chiếu tại rạp cũng đang gây được nhiều tiếng vang như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhh, Em là bà nội của anh, Nắng, Tấm Cám chuyện chưa kể,… Như vậy, viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh, biên kịch cũng cần chắt lọc được những chủ đề mới lạ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khán giả Việt. Sự đầu tư cả hai loại kịch bản là như nhau để tạo nên kịch bản phim chất lượng.