Báo cáo Đồ án Tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện Ngành Truyện Tranh Khóa 1&2 VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM CMA Sau 3 năm học tập tại Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA), ngày 20/7/2019 vừa qua, các bạn học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Xuyên đã có buổi báo cáo Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện. Buổi báo cáo được tổ chức trang trọng với  sự tham gia của Hội đồng Giảng viên và các bạn học viên khoá dưới. Hội đồng giảng viên CMA Với tiêu chí đào tạo hoạ sĩ toàn năng, bài đồ án tốt nghiệp được xem là đủ tiêu chuẩn khi học viên hoàn thành đầy đủ các hạng mục: concept nhân vật và bối cảnh, beatboard, câu chuyện được kể theo cấu trúc 3 hồi 8 nhịp, ít nhất 56 trang truyện hoàn chỉnh đối với hình thức truyện tranh in giấy truyền thống, và 120 khung với hình thức truyện tranh webtoon. Thời gian 4 tháng để làm đồ án tốt nghiệp đối với học viên ở Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) được đánh giá là phù hợp với tốc độ của một hoạ sĩ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay, nhưng cũng là một thách thức lớn với các bạn học viên. Vượt qua các khó khăn trong quá trình làm việc, các bạn đã hoàn thành đúng tiến độ và mang lại những tác phẩm rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong buổi báo cáo sáng ngày 20/7 vừa qua, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của ba bạn học viên hoàn thành đồ án, Hội đồng Giảng viên đã dành cho các bạn nhiều lời khen về kỹ thuật chuyên môn.   Lấy đề tài về biến đổi gen cùng hình thức thể hiện hoàn toàn bằng vẽ tay, tác phẩm Designed Generation của Lạc An là gửi lời cảnh tỉnh đến nhân loại về hệ quả của việc thực hiện thí nghiệm cắt ghép gen trên cơ thể con người. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ Hội đồng Giảng viên. Bạn Lê Thị Hồng Hạnh ( Lạc An ) trình bày tác phẩm Designed Generation của mình Cùng chọn thể loại liêu trai, kì ảo và bối cảnh Việt Nam xưa, nhưng tác phẩm Hồ Y của bạn Nguyễn Thị Hoài Thương và Cốt Trâm của bạn Nguyễn Thị Xuyên lại mang đến cho người xem hai cảm xúc khác nhau, với phần thể hiện trên 2 nền tảng: truyện tranh truyền thống và webtoon. Với Cốt Trâm, tác phẩm trình bày theo thể thức truyện tranh truyền thống, đó là câu chuyện tình yêu nhuốm màu ma mị. Còn nổi bật trong Hồ Y, tác phẩm được thể hiện bằng định dạng webtoon, lại là thông điệp về bảo vệ động vật thông qua câu chuyện cảm động giữa người và một bé cáo. Hai bạn cũng tạo ra được bầu không khí bàn luận sôi nổi và nhận được nhiều nhận xét tốt từ Hội đồng Giảng viên, đặc biệt là lời khen cho phần nghiên cứu tư liệu công phu, hoàn chỉnh. Bạn Nguyễn Thị Hoài Thương ( Thương Haki ) trình bày 3 hồi 8 nhịp ( tác phẩm Hồ Y của mình ) với hội đồng giảng viên   Bạn Nguyễn Thị Xuyên ( Xyn Kyubi ) trình bày concept nhân vật ( tác phẩm Cốt Trâm )   Bên cạnh đó, Hội đồng Giảng viên cũng dành nhiều góp ý về chuyên môn để các bạn hoàn thiện tác phẩm, đồng thời các thầy cô cũng mong đợi tác phẩm sớm ra mắt công chúng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Mặc dù, số lượng học viên được tham gia báo cáo trong đợt 1 năm 2019 còn khiêm tốn, song với chất lượng trong bài thể hiện, Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tin rằng sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện, các bạn đã trưởng thành, sẵn sàng đương đầu với mọi sóng to gió lớn trong con đường trở thành Họa sĩ kể chuyện chuyên nghiệp.   Nhận xét của Th.sĩ Lê Thắng – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam về buổi báo cáo tốt nghiệp ngày 20/7/2019: “Với 3 học viên khóa Họa sĩ kể chuyện 1&2 Ngành truyện tranh đầu tiên đủ điều kiện thực hiện Đồ án tốt nghiệp, CMA đã có một buổi báo cáo tổng kết phản ánh được quan điểm, định hướng và giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tự chủ trong công việc. Những Họa sĩ kể chuyện đầu tiên của Viện, về cơ bản, đã thể hiện được các tố chất cần thiết của một người làm nghề: kỹ năng vẽ hình, kể chuyện, thuyết trình, dung hòa sự sáng tạo bay bổng với ý thức kỷ luật, trên nền tảng một phương pháp làm việc chặt chẽ và khoa học. Đó là hành trang mà Ban giám hiệu, Ban chuyên môn của Nhà trường mong muốn trang bị cho tất cả sinh viên CMA trước khi bước qua cánh cửa của Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, một thế giới rộng mở với nhiều tiềm năng và thách thức.   Th.sĩ – Họa sĩ Lê Thắng ( Áo trắng cầm mic ) – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam Thay mặt cho Nhà trường, Thầy muốn gửi đến sự tin tưởng và lời chúc may mắn đến các bạn sinh viên Khóa 1,2 đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của CMA. Thầy hy vọng các bạn tiếp tục vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, để lại cho các bạn

họa sĩ thiết kế nhân vật

Công việc của họa sĩ thiết kế nhân vật (Character animators) là tạo ra các nhân vật cho phim hoạt hình, game, video, quảng cáo ứng dụng di động bằng các phần mềm đồ họa máy tính. Họ có thể sử dụng phần mềm là phim 3D, 2D, hay cả phần mềm điều khiển rối. Nguồn: helpx.adobe.com Công việc của Character Animator, họ làm những gì? Sau khi đã có bản thiết kế nhân vật, các họa sĩ đưa chúng vào hệ thống và lập trình các hoạt động cho chúng bằng các phần mềm chuyên dụng như: MotionBuilder 3D, Flash Professional, LightWave, Maya… Công việc của họ cũng bao gồm cả vẽ storyboard (phiên bản hình ảnh của một bộ phim hoạt hình), dựng mô hình, thiết kế các môi trường vật chất, bối cảnh xã hội trong phim… Các họa sĩ thiết kế nhân vật thường xuyên làm việc phối hợp với các kỹ thuật viên âm thanh (Sound engineer) để đảm bảo cử chỉ của nhân vật ăn khớp với âm thanh của chúng và họ cũng phải làm việc với khách hàng để bàn luận các ý tưởng cho phim, chọn lựa chủ đề phù hợp với nó.   Các Character Animator hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tại các xưởng sản xuất phim, 2D, 3D; các công ty quảng cáo, các nhà xuất bản, công ty thiết kế phần mềm, công ty thiết kế hệ thống máy tính, công ty thiết kế đồ họa, công ty thiết kế game, công ty thiết kế website, và một số trường đại học và cao đẳng có chương trình giảng dạy liên quan. Các báo cáo chỉ ra rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng. Nguồn: mocak.am Thu nhập cho một Character Animator là bao nhiêu? Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/1 năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD  và cao nhất là 113.470USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hàng năm cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/1 năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/1 năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ. Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/1 năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76.110 USD/năm); New York (72.530 USD); và New Mexico (70.310 USD). Làm gì để trở thành một Character Animatior? Cạnh trạnh tại thị trường phim hoạt hình thường diễn ra rất căng thẳng, cho nên các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất cao. Các nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những họa sĩ có văn bằng Cử nhân (4 năm đào tạo) hoặc cao hơn để hợp tác lâu dài với họ. Nguồn: all3dp.com Các khóa học liên quan đến đào tạo 2-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3-D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối: Stop Motion cũng hỗ trợ rất nhiều cho con đường của các bạn. Các Animator cũng phải học các khóa Anatomy, để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng khi bạn muốn trở thành một animator. Vì nhiệm vụ chính của chúng ta chính là tạo những nhân vật thật sống động, chân thật mà phải không. Ngoài bằng cấp của các khóa học đào tạo, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành và kỹ năng máy tính tốt. Ngoài ra, các vị trí công việc Entry-level  (các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm) chỉ yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm qua các đợt thực tập hay các công việc mang tính hỗ trợ đơn giản. Các công việc cấp cao (Senior-level) sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm hơn (ít nhất từ  5 – 7 năm kinh nghiệm) và có thể yêu cầu một bằng cấp cao hơn.  Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở

họa sĩ vẽ tranh biếm họa 3

Tại Mỹ, nghề vẽ tranh biếm họa (hay còn biết đến với tên gọi “người vẽ hoạt hình” trong ngành công nghiệp phim hoạt hình Mỹ) thường sử dụng những kỹ năng của họ để vẽ các bức biếm họa về các đề tài khác nhau như: quảng cáo, chính trị, xã hội và các bộ phim hoạt hình thể thao. Một số nghệ sĩ tranh biếm họa cộng tác với những người viết kịch bản, những nghệ sĩ sáng tạo ý tưởng, sáng tạo câu chuyện và người viết tiêu đề… một số họa sĩ biếm họa cũng tự viết tiêu đề cho mình. Nguồn: boneville.com Hầu hết các họa sĩ biếm họa có đầu óc tư duy nhạy bén, một lối suy luận của một nhà phê bình hay khả năng “drama hóa” một sự việc mang tính xã hội và kỹ năng vẽ biến hóa đa dạng. Trong khi đa số các họa sĩ biếm họa làm việc ở các tòa soạn báo, tạp chí hoặc các nhà xuất bản ấn phẩm… thì cũng có một bộ phận làm việc cho lĩnh vực sản xuất phim truyện và phim truyền hình, họ sẽ nhận các nhiệm vụ như: vẽ mô hình, phác họa nhân vật, vẽ các hiệu ứng đặc biệt cho các bộ phim hoạt hình… Công việc của một Cartoonist, họ làm những gì? Các họa sĩ biếm họa làm việc cho các xưởng phim hoạt hình, xưởng phim truyện, cartoon network, công ty thiết kế game, nhà xuất bản ấn phẩm và các công ty liên quan xuất bản khác. Trong ngành phim hoạt hình, các họa sĩ sẽ nhận các nhiệm vụ như là: vẽ lại các nhân vật, vật thể của phim với tỷ lệ nhỏ hoặc lớn hơn kích thước gốc, tạo cho chúng những biểu cảm thái quá, tô màu cho nhân vật hoặc cảnh nền… Các cartoonist có thể vẽ bằng tay, vẽ bằng máy tính hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Thu nhập cho một Cartoonist là bao nhiêu? Hiện nay vẫn chưa có những con số nghiên cứu cụ thể cho riêng ngành nghề này. Tuy nhiên, theo các bảng báo cáo Cục thống kế lao động đưa ra về mức lương trung bình cho các nghệ sĩ và họa sĩ với công việc là vẽ tranh minh họa và phối cảnh cho biết mức lương bình quân mỗi năm một nghệ sĩ kiếm được là 44.850 USD/năm. Trong đó, 10% các nghệ sĩ kiếm được dưới 18.450 USD/năm và 10% khác kiếm được hơn 91.200 USD/năm. Đối với các nghệ sĩ hành nghề  độc lập, mức thu nhập có thể lớn hơn rất nhiều so với nghệ sĩ làm việc cho công ty hay các xưởng phim… và ngược lại, con số này cũng có thể ít hơn nhiều dựa vào các yếu tố như: năng suất và cường độ công việc của họ, các khách hàng họ hướng đến, vị trí địa lý làm việc và kinh nghiệm… Nguồn: southwarkbookaward.org.uk Làm thế nào để trở thành một Cartoonist? Đa số các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng những ứng viên có bằng cấp ở những lĩnh vực như hội họa, tranh minh họa, nghệ thuật, hoạt hình hoặc những lĩnh vực liên quan. Những văn bằng này phải được đào tạo chuyên sâu vào các môn: hội họa (“drawing”); phối màu (“painting”), tranh minh họa(“illustration”), giải phẫu học (“anatomy”), đồ họa máy tính (“computer graphic”)… Ngoài bằng cấp, các nhà tuyển dụng giờ đây cũng đòi hỏi ở các ứng viên của mình từ 2-3 năm kinh nghiệm cho các vị trí trung gian; một bằng cấp cao hơn (có thể là thạc sĩ hoặc tiến sĩ) cho các vị trí quan trọng và phải có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Điều kiện dành cho các vị trí đơn giản (“entry-level”) không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn, chỉ cần có bằng cấp và lượng kinh nghiệm qua các đợt thực tập và các vị trí hỗ trợ đơn giản. Nguồn: neatorama.com Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,…  Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình(Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.  [tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ] [tab1] Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org  [/tab1] [tab2] [/tab2] [/tabs] Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào? Nguồn: blog.perthmint.com.au Tăng trưởng việc làm cho nghệ sĩ và họa sĩ trong lĩnh vực tranh biếm họa được dự  đoán sẽ tăng 4% trong các năm từ 2012-2022. Dựa vào các báo cáo của Cục Thống Kê Lao Động cho biết, nhu cầu đối với những họa sĩ vẽ tranh minh họa bằng máy tính sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Trong tương lai, những công ty đồ họa sẽ ngày càng chăm chút cho các chi tiết sản phẩm của họ, do đó tạo ra nguồn việc làm dồi dào hơn cho các nghệ sĩ. Các họa sĩ vẽ tranh minh họa và tranh biếm họa trong ngành báo chí hay xuất bản có thể đối mặt với tình trạng tỷ lệ việc làm suy giảm, do thị phần của các sản phẩm in ấn phải nhường bớt sang cho các loại hình thức truyền thông phát