hoạt hình Pixar sáng tạo

Để có cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của người “họa sĩ kể chuyện – story artist”, có lẽ cần điểm qua quy trình làm phim hoạt hình  từ giai đoạn ý tưởng đến khi lên màn ảnh. Về cơ bản, quy trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn chính : tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu và mục đích riêng, nhưng hầu hết “dân làm nghề” đều hiểu rằng, bước tiền kỳ là cơ sở để quyết định “thành bại” cho tác phẩm. Với những bộ phim lớn, đầu tư khủng thì bước tiền kỳ là giai đoạn quyết định dự án có được triển khai hay không. Bài toán đặt ra ở bước này là làm thế nào các nhà đầu tư, nhà sản xuất, đạo diễn … có thể biết sớm được dung mạo của toàn bộ tác phẩm hay khả năng thành công của dự án. Càng sớm càng tốt, và dĩ nhiên, với chi phí tối thiểu. Ở Disney hay Pixar, bước tiền kỳ thật sự là một câu chuyện rất dài, mà ở đó, những nhân sự quan trọng ở nhiều vị trí trong đường dây sản xuất có thể  ngồi lại được với nhau, thảo luận, đánh giá, trao đổi…thông qua một loại ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ của hình ảnh. Khác với ngôn ngữ nói và viết, hình ảnh có những khả năng đặc biệt, có sức tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Theo một số nghiên cứu, khoảng 90% lượng thông tin mà não chúng ta tiếp nhận được là từ hình ảnh.Một câu chuyện với hình ảnh sẽ làm cho người xem dễ theo dõi, dễ ghi nhớ, và trên hết, nó truyền được cảm xúc đi rất nhanh. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng mà một họa sĩ kể chuyện cần phải làm được, đó là tìm đường chạm vào trái tim của khán giả. Không quá lời khi nói rằng việc thưởng thức một bộ phim hay cũng là hành trình đi vào thế giới của những cung bậc tình cảm. Ở chiều thời gian, dư âm đọng lại lâu nhất trong tâm trí của chúng ta về một tác phẩm hoạt hình hay, đôi khi không phải là cốt chuyện hay nhân vật, mà chính  là cảm xúc.   Cảm xúc là linh hồn của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, nên với sức mạnh truyền cảm xúc của hình ảnh, cảm xúc sẽ là thứ sẽ được các họa sĩ kể chuyện- story artist tính đến đầu tiên khi bắt đầu một dự án. Bộ phim sẽ có màu sắc chủ đạo gì? Dư âm đủ mạnh không? Tâm trạng thế nào? Tác động đến khán giả ra sao?  Những câu hỏi dạng này sẽ luôn được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm ý tưởng, và có vẻ thực tiễn công việc  đã nảy ra một cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả, vừa kinh tế, để giải quyết cho các câu hỏi này. Đó là beatboard. Beatboard Beatboard là một thuật ngữ mô tả công việc tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng các hình vẽ phác thảo. Beatboard là một thuật ngữ ghép bởi 2 thành tố beat – board. Beat trong ngôn ngữ kể chuyện là những nhịp trong câu chuyện, là những điểm mấu chốt có tính bước ngoặt. Một câu chuyện hay kịch bản phim mẫu mực theo kiểu “Hollywood” sẽ gồm 8 nhịp lớn (major beat). Các nhịp này còn có thể được chia thành các nhịp nhỏ (minor beat). Các hình phác trong kỹ thuật beatboard phải là những hình vẽ mô tả được tình huống  của các “beat” lớn nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Board là tấm bảng, là một không gian mà người ta sẽ “ghim” các hình vẽ phác của đường dây câu chuyện lên trên đấy. Như vậy, beatboard theo cách hiểu đơn giản là một tập hợp các hình vẽ xâu chuỗi thành một mạch truyện, theo nghĩa quy ước của các nhà làm phim có thể được hiểu là một công cụ “tư duy bằng hình ảnh” khi tìm ý tưởng. Beatboard là cách mà họa sĩ kể chuyện dùng để truyền cảm hứng cho các nhân sự tham gia và tiết kiệm chi phí cho đoàn làm phim Đọc tiếp Bí ẩn nghề hoạt hình: Beatboard và Họa sĩ kể chuyện để hiểu hơn “quyền năng” của Beatboard và các họa sĩ kể chuyện trong ngành họa hình trên thế giới. Tác giả Lê Thắng.

5 điều cần làm trước khi bắt tay làm phim hoạt hình

Là một người đang học làm phim hoạt hình hay đã hoạt động trong ngành này hoặc, bạn đã từng thử làm luôn một đoạn phim ngay từ đầu mà không cần bất kì kế hoạch nào? Tôi nghĩ nó chắc chắn sẽ kết thúc trong thảm họa nếu bạn làm thế. Khi ta bật ra một ý tưởng mới trong đầu, thì thật khó mà cưỡng lại việc diễn hoạt từng khung một cách vội vàng, để rồi mọi chuyện không đi đến đâu cả vì không thể phát triển thêm được ý tưởng và chúng ta cứ bị đi lòng vòng, vừa tốn thời gian vừa mất công sức vẽ. Để tránh lỗi lầm hết sức phổ biến trên, bạn cần quản lý mọi thứ trong khuôn khổ và tuần theo đúng quy trình, hãy làm theo 5 bước đơn giản sau đây trước khi bạn bắt đầu công vuệc. Chậm rãi, từ tốn lại sẽ không mang lại niềm vui nhiều cho lắm, nhưng điều này sẽ cứu nguy cho dự án của bạn vào phút cuối. Biết rõ câu chuyện mình muốn kể  Nguồn: hollywoodreporter.com Rất nhiều người, đặc biêt là người mới học, thường bị sa đà vào diễn hoạt với chỉ ý tưởng, mà không có câu chuyện đàng hoàng. Bởi vì một câu chuyện là sự phát triển của các ý tưởng/khái niệm, nên bạn cần phải viết ra tất cả mọi thứ để biết mình phải làm gì và nên lên kế hoạch như thế nào . Bạn có thể cần phải thay đổi vài thứ vào phút chót trong câu chuyện khi bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại nhưng dàn ý/ bộ khung cơ bản vẫn cần giữ nguyên.  Viết ra một kịch bản hoàn chỉnh với cách dàn xếp sân khấu, chú thích lia camera, thu phóng, góc đặt máy quay…. Càng chi tiết càng tốt, vì bạn sẽ cần đến nó về sau. Hiểu rõ nhân vật mình tạo ra Nguồn: awn.com Đừng chỉ phác thảo một bản duy nhất khi tạo hình các nhân vật của mình. Hãy tạo ra thật nhiều model đa dạng, đừng chỉ gói gọn ở chỉnh sửa gương mặt. Vẽ nhân vật của bạn ở góc toàn thân, ở mọi góc độ và biểu đạt mọi hành động/ cảm xúc, ví dụ như những hành động biểu lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật, các cung bậc cảm xúc (giận, vui vẻ…), động tác tay khi nhân vật nói chuyện… Đi vào chi tiết cả những thứ nhân vật đeo trên ngón tay, đeo trên tai… hay những chi tiết kì quái trên áo quần của chúng Sau đó hãy tô màu và tả chất liệu cho nhân vật. Tạo ra một bản thiết kế nhân vật (model sheet) hoàn chỉnh với 5 góc nhìn khác nhau. Vẽ luôn cả những thứ sẽ xuất hiện và tương tác với nhân vật trong phim của bạn, như xe, tàu vũ trụ, sung ống… Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều ở công đoạn diễn hoạt (animation) vì bạn đã hình dung được thể khối của chúng. Dù chúng ta có thể hình dung rõ nhân vật của chúng ta trông như thế nào trong đầu, nhưng sẽ khó mà thống nhất cái mình nghĩ với cái mình có thể vẽ ra được trên giấy, nên model sheet nhân vật là thứ sẽ hỗ trợ bạn sự đồng bộ đó. Việc tao ra các tờ model sheet giúp bạn chính thức hóa nhân vật của mình, và bạn có thể dùng lại để tham khao cho các dự án sau này. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy model sheet giúp cho bộ phim của bạn thống nhất và quy củ đến thế nào. Không những thế, nó giúp bạn quen với nhân vật và chỉ cần vài nét để vẽ ra chúng, tiết kiệm bớt thời gian và khối lượng công việc. Lên kế hoạch từng phân cảnh  Nguồn: cartoonbrew.com Trừ những đoạn hoạt hình ngắn chỉ có 1 góc camera, bạn sẽ phải quản lý rất nhiều phân cảnh khác nhau trong bộ phim của mình. Hãy đọc kĩ câu chuyện của mình hoặc kịch bản phân cảnh. Đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc của phân cảnh, sau đó xác định cụ thể các yêu cầu cho từng cảnh đó: Có bao nhiêu nhân vật, bối cảnh là gì, âm thanh, âm nhạc, âm thanh, lời loại…. Tạo ra một storyboard phân định cụ thể các hành động chính, chuyển động camera, hiệu ứng, màu sắc, vân vân. Hãy biến từ ngữ của câu chuyện biến thành hình ảnh có ý tứ rõ ràng. Đây sẽ là khuôn khổ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình. Về cơ bản nó là những hướng dẫn trực quan cho bản thân bạn. Canh chỉnh nhịp thời gian (Timing)  Nguồn: alicegearyyear2.wordpress.com Sự điều hòa thời gian cho chuẩn xác là điều cốt lõi trong hoạt hình. Không phải vật thể nào trong phim cũng di chuyển ở cùng một tốc độ, ví dụ như trong cùng một khoảng cách thì hành động đi và chạy sẽ có số lượng khung hình khác nhau. Nếu bạn diễn hoạt một con báo đang phóng đi nhưng lại phân bố một lượng khung hình xen (inbetween)  đều đặng giữa các khung chính (key frame), bạn có thể sẽ khiến cho con báo nhìn như đang nổi lềnh bềnh trên không khí, hoặc đang lao đi với tốc độ chết người. Không chỉ có thế, không phải mọi chuyển động luôn tiếp diễn ở cùng một vận tốc. thỉnh thoảng nhanh hơn và chậm hơn ở các thời điểm khác nhau (ease-in/ ease-out)  Bạn còn phải đối mặt với các ràng buộc về deadline, nên bạn buộc phải tính toán kĩ thời lượng của bộ phim mà bạn muốn, cắt bớt những cảnh không thực sự cần.  Tạo bảng kế hoạch chi tiết cho công việc  Nguồn: shutterstock.com

Khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Sau 4 tháng học tập tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, chắc hẳn các bạn học viên Khóa 5 đã tích lũy cho mình một lượng kiến thức không nhỏ về nghề cũng như những kỷ niệm vui buồn cùng các bạn đồng môn. Nếu bạn tò mò muốn biết các bạn khóa 5 đã có hành trình đầu tiên như thế nào tại Viện thì hãy theo dõi những chia sẻ của các bạn ấy ngay dưới đây nhé. Khóa 5 với những cá tính riêng đến từ 2 lớp 5H và 5T Lựa chọn CMA là vì… Mỗi người khi chọn một công việc, một ngành nghề để gắn bó thì luôn có những lý do khác nhau. Các bạn khóa 5 với những màu sắc riêng của bản thân, những xuất phát điểm khác nhau cũng có rất nhiều lý do khác biệt khi chọn học nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình tại CMA. Những ngày đầu còn xa lạ… Theo bạn Minh Phương “Mình từng nghĩ nét vẽ manga thật sự ĐÃ , là đỉnh cao của thế giới. Khoảng thời gian dừng chân tại lớp cấp tốc, mình có qua Mỹ và tìm hiểu, nghiên cứu về nét vẽ của Mỹ và cũng gặp phải trường hợp như vậy. Từ đó mình nhận ra quan điểm của CMA về phát triển nét vẽ truyện tranh Việt Nam là đúng đắn. Chính vì vậy, mình đã quyết định đăng ký học tại CMA”. Còn bạn Hồng Đức thì chia sẻ về sự thay đổi trong tính cách của bản thân khi học tập tại CMA “CMA là một môi trường năng động, sáng tạo, tự do. Ở trường Đại học, mình không “mạnh bạo” như bây giờ đâu. Thế nhưng khi học  ở CMA, mình được thoải mái thể hiện chính kiến của mình cho nên mình cảm thấy rất thích khi được học trong môi trường như vậy”. Sau 4 tháng đã gắn bó… Riêng bạn Phát Tài thì lại có một tình yêu đặc biệt dành cho truyện tranh “Truyện tranh đã là một thứ tạo nên tuổi thơ của mình. Và mình muốn là một người có thể làm những lĩnh vực chuyên môn về vẽ. Nhưng càng lớn hơn, khi lĩnh hội được nhiều kiến thức về truyện tranh, mình nhận ra rằng truyện tranh có những cái mà người ta có thể giới thiệu cho rất nhiều người trên thế giới về văn hóa, phong tục của họ. Mình cảm thấy điều đó rất là hay. Từ đó, mình tâm niệm một điều là mình cũng muốn lưu truyền, giới thiệu văn hóa của chính nước mình ra thế giới. Chính vì thế mình đã chọn ngành truyện tranh”. Những chia sẻ gửi  “đồng bọn” Hơn 40 con người có xuất phát điểm khác nhau nhưng lại có thể đoàn kết, gắn bó và chia sẻ cùng nhau chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi. Bởi, họ có chung đam mê, chung mục tiêu phấn đấu và đang cố gắng luyện tập, giúp đỡ lẫn nhau với hy vọng tạo ra một câu chuyện của tuổi trẻ, câu chuyện về những con người đã sống vì chính đam mê của bản thân. …thân thiết như một gia đình. Khi chia sẻ về những người bạn của mình, bạn Thanh Triều cho rằng “Khi lựa chọn ngành này thì mỗi người đều có độ điên của bản thân. Ở lớp mình, mỗi người đều có một tính cách riêng nhưng các bạn có đủ chất điên, đủ sự đoàn kết, đủ tinh thần cho ngành truyện tranh và hoạt hình. Trong quá trình học chắc chắn có những mâu thuẫn. Những lúc như vậy, cách tốt nhất là mọi người trong lớp sẽ ngồi lại với nhau, nói ra những ưu khuyết điểm. Sau cuộc họp lớp đó thì tâm lý mọi người sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều”. Tuy nhiên, trên con đường thực hiện ước mơ, không phải lúc nào cũng có những niềm vui hay thành công. Con đường đó luôn có những thử thách bất ngờ buộc bản thân phải cố gắng vượt qua. Đặc biệt, với nghề truyện tranh và hoạt hình tại Việt Nam, các bạn phải cố gắng rất nhiều so với những ngành nghề khác. Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy nản chí, mơ hồ về lựa chọn của mình, bạn sẽ làm gì? “Các bạn phải bình tĩnh. Bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề của chính mình. Trước nhất, mình học ở đây mình cần cái gì, mình muốn gì, động cơ của mình là gì, những trở ngại nào mình sẽ gặp phải và cái cách mà mình khắc phục nó. Chung quy lại, các bạn cần phải tĩnh tâm và suy nghĩ thật kỹ về vấn đề của mình. Khi các bạn đã tìm ra được tư tưởng của mình thì nó sẽ thôi thúc các bạn hành động. Và mình nghĩ là thời điểm các bạn hành động với trạng thái thoải mái nhất là lúc các bạn làm việc với hiệu suất cao nhất”. Đó là những lời chia sẻ chân thành nhất mà bạn Phát Tài, lớp phó của 5H muốn gửi đến các bạn khóa 5, các bạn học viên CMA và những bạn đang nung nấu ước mơ trở thành những họa sĩ hoạt hình, họa sĩ truyện tranh. Cố gắng vì đam mê  Ngoài ra, bạn Khương Thảo cũng cho rằng “Dù đang vẽ tốt cỡ mấy thì vẫn chưa phải tốt thực sự. Cứ cố gắng vẽ tiếp thì khả năng sẽ lên cao. Cho nên nhàm chán là do bản thân mình tự cảm nhận thôi”. Trình bày về bài Sáng tác đầu tiên Cùng học tập và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp với những người có cùng đam mê, mục tiêu sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày. Bạn Hoàng

studio Laika hãng sản xuất phim hoạt hình stop motion 3

Các bạn đã ra rạp xem Kubo and the Two Strings chưa? Đây là sản phẩm mới nhất của Laika và hứa hẹn trở thành bộ phim stop-motion đột phá nhất của hãng từ trước đến nay. Nguồn: moviestorrents.net Đứng giữa phim trường của Laika, ngay trước mắt tôi là hai chiếc thuyền – một còn nguyên vẹn, một thì gãy đôi và đầy vết nứt lởm chởm. Cả hai đều có kích thước như một chiếc xuồng máy nhỏ như nhau, nhưng hai chiếc tàu này có cột buồm, cánh buồm và hàng tay vịn nhỏ dọc hai bên boong-tàu, một bậc sàn lớn nối với một cầu thang nhỏ. Cả hai con tàu phủ những họa tiết li ti hình dạng như lá phong mùa thu màu vàng, cam và đỏ. Nếu quan sát chúng thật kỹ, bạn sẽ kinh ngạc bởi độ chi tiết của những sản phẩm điêu khắc này. Đây là hai trong số những đạo cụ cho bộ phim mới nhất của Laika: Kubo And The Two Strings. Khi chúng xuất hiện trên phim, bạn sẽ hình dung nó rất to lớn: nơi mà chú nhóc Kubo và cô bạn khỉ đồng hành chạy nhảy và rượt đuổi suốt chiều dài con tàu, nhảy phóc và giao chiến trên không trung trong những cảnh chiến đấu với kẻ thù, khi hai phe giằng co dưới bầu trời mưa bão, giông tố xe toạc bầu trời và đánh chìm cả con tàu thành những mảnh lá cây nổi lềnh bềnh trên mặt sóng đại dương đen ngòm. Đó là một cảnh vô cùng to lớn và đặc biệt của phim. Nhưng ở đây, thật là một cảm giác lạ lùng khi nhận ra rằng tất cả những diễn biến đó đều thực hiện trên hai chiếc thuyền nhỏ này. Nguồn: kubomovie.co.uk  Đứng cạnh chúng, quan sát, bạn có thể thấy được để hoàn thành sản phẩm này hàng trăm nhân viên của Laika đã bỏ ra hàng giờ làm việc cần mẫn, thức đêm thức hôm để có được những chi tiết sắc sảo và tuyệt vời đến thế. Để rồi, qua hình ảnh ghi lại dưới ống kính ghi hình kỹ thuật cao Canon 5D Mark III, chiếc thuyền trở nên sinh động, chân thật và hoàn hảo đến từng chi tiết. Trò chuyện với quản lý sản xuất Dan Pascall, ông cho biết phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất không phải chỉ nhìn hay quan sát là thấy được ngay: đội ngũ thiết kế đã phải xác định từng vị trí cho từng chiếc lá trên mô hình của thuyền – hàng ngàn chiếc như vậy, mỗi chiếc lá đều được cắt bằng công nghệ la-ze và độ lớn chỉ bằng cái móng tay ngón – tất cả những chiếc lá trên hai chiếc thuyền hoàn toàn giống nhau từ kích thước, màu sắc đến vị trí và phương hướng của chúng… tất cả hoàn toàn giống nhau. Và khi chỉ thông qua các cảnh quay, khán giả có thể soi xét thoải mái nhưng sẽ không thể nào tìm ra được điểm khác biệt giữa chúng. Đến đây thì ai cũng nghĩ rằng Laika bỏ quá nhiều công sức và thời gian để làm nên những chi tiết mà khó có người nào nhận ra. “Có nhiều cách khác dễ dàng hơn để làm một bộ phim” – Pascal ghi nhận điều này và như thể ông biết được câu hỏi tiếp theo, ông trả lời “Có chúa chứng giám cho tôi” Nguồn: elle.vn Có một điệp khúc như vậy mỗi lần có ai đó nói về dòng phim stop-motion “Có những cách khác dễ dàng hơn nhưng sao tôi không chọn chúng. Đơn giản vì chúng tôi muốn thử thách chính mình. Chúng tôi muốn tạo nên điều gì đó đặc biệt. Như về độ chi tiết chẳng hạn”. Đó là câu trả lời tôi nhận được nhiều nhất trong suốt chuyến thăm của tôi ở Laika. Thật ra điều này đối với một hãng phim như Laika cũng không có gì lạ. Nhìn lại lịch sử của hãng, từ việc thành lập trung tâm đầu não ở Hillsboro, tại một nhà kho cũ ở Oregon phía tây Portland, hãng tránh xa các trung tâm đắt đỏ như Hollywood hay Silicon Valley, Laika từ đầu đã khẳng định thương hiệu của mình trở thành một hãng phim dành thời gian và công sức cho những điều tương tự như vậy. Tối thiểu chi phí, tăng cường nỗ lực. Trong khi các hãng phim khác lại chọn con đường thực hiện phim bom tấn thì Laika cứ 2-3 năm lại ra một phim. Và chỉ với 400 nhân viên, hãng làm ra các bộ phim 100 triệu đô chỉ với 60 triệu kinh phí. Tập trung vào xử lý cảnh quay cũng trở thành chiến lược phân phối của họ và cho đến năm nay, ngay cả các chiến dịch quảng bá của họ đã được ủng hộ và nhân rộng lên nhiều lần trên cả nước và quốc tế. Laika – trong lòng khán giả hiện nay là một hãng phim chuyên mang đến những cảnh quay hoành tráng, tuyệt đẹp, nội dung ổn định và được thực hiện bằng những chất liệu đơn giản và kỹ thuật dàn dựng lại có một không hai. Chính điều này đã giúp Laika trở thành cái tên nên nổi bật trong số hàng ngàn studio khác của lĩnh vực phim hoạt hình kỹ thuật số phát triển khác. “Văn hóa làm việc của toàn bộ nơi này chính là mọi người trong chúng tôi đều là những nghệ sĩ thực thụ và đó là tất cả những gì cần ưu tiên ở đây”, chia sẻ bởi CEO Travis Knight. “Khi chúng tôi bắt đầu thành lập Laika 10 năm về trước, chúng tôi điều biết rằng làm sống lại một nền hoạt hình đang suy tàn là điều cực kỳ

Lễ khai giảng năm học và chào đón khóa 5 Viện Truyện tranh và Hoạt hình 4

Sáng 5/9, Lễ khai giảng khóa 5 và chào mừng năm học mới của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã được tổ chức tại cơ sở 146 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM, mở đầu cho Chuyến tàu của những đam mê được ra khơi và vượt sóng lớn.  Tiếp nối hành trình đồng hành với đam mê của các bạn học viên, Viện Truyện tranh và Hoạt hình tiếp tục trở thành người bạn, điểm đến đáng tin cậy của những bạn có ước mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh và làm phim hoạt hình.  Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình Mở đầu buổi lễ khai giảng là những chia sẻ của Thạc sĩ – Họa sĩ Lê Thắng, Trưởng ngành Viện Truyện tranh và Hoạt hình về vấn đề học tập tại CMA, khái quát chương trình học ngành truyện tranh và hoạt hình 2D, 3D, tài liệu học tập và những phương pháp để học tốt hơn. Cùng với buổi lễ khai giảng, CMA hân hạnh giới thiệu hai giảng viên mới sẽ là người đồng hành, gắn bó với các bạn trong suốt thời gian học tại Viện, đó là: họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy và Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương. Một số giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình tại Lễ khai giảng năm học mới:   Thạc sĩ – Họa sĩ Nguyễn Bạch Dương và Họa sĩ Trang Đức Huy   Nhiếp ảnh gia Duy Anh và Họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy  Cùng với những chia sẻ, hướng dẫn của các giảng viên, các bạn học viên khóa 5 ngành truyện tranh và hoạt hình cũng có những chia sẻ xoay quanh con đường đến với ước mơ của mình và những dự định trong tương lai. Bạn Phan Thị Hồng Nhung – học viên ngành truyện tranh khóa 5  Bạn Phan Thị Hồng Nhung cho biết “Từ nhỏ mình đã có sở thích vẽ truyện, vẽ tranh. Mình có quen biết với một chị học bên thiết kế đồ họa. Chị cũng có đam mê sáng tác truyện tranh nhưng do thời điểm đó chưa có một cơ sở nào đào tạo ngành nghề này như CMA nên chị đã chọn ngành thiết kế đồ họa. Mình muốn cùng chị lập team sáng tác bộ truyện tranh dành cho đối tượng nữ sinh. Chính vì vậy, mình quyết định chọn Viện, chọn con đường thẳng để đến với ước mơ của mình. Để thực hiện ước mơ này mình đã có kế hoạch là vừa học ở Viện, luyện tập ở nhà và học thêm những kiến thức khác để bổ sung cho ý tưởng của bộ truyện”. Bạn Huỳnh Bảo Ngân chia sẻ “Mình muốn làm phim hoạt hình. Mình muốn làm ra những bộ phim dành cho thiếu nhi, lồng ghép những kiến thức giáo dục đạo đức thay vì qua sách vở. Như vậy thì các bạn nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Dù ba mẹ thường hay lo lắng cho tương lai của mình nhưng vẫn quyết định đồng ý và tạo điều kiện cho mình thực hiện đam mê”. Bạn Nguyễn Duy Quang, học viên khóa 5 Đặc biệt, bạn Nguyễn Duy Quang, chủ quán cafe mèo tiết lộ lý do đến với Viện Truyện tranh và Hoạt hình “Cuộc đời của chúng ta rất ngắn. Vậy thì hãy sống với đam mê sở thích của mình đi”. Chia sẻ của Duy Quang đã làm cho các bạn học viên và cả phòng náo nhiệt hơn hẳn. Đó là những chia sẻ đã chạm vào tâm tư, suy nghĩ của tất cả học viên tham gia học tại CMA. Các bạn là những người can đảm lựa chọn sống với đam mê của chính mình. Bởi sống và làm việc vì đam mê chính là hạnh phúc của mỗi người. Bên cạnh đó, CMA cũng dành tặng những phần học bổng đáng quý cho các bạn học viên có kết quả học tập tốt và đóng góp tích cực vào xây dựng hình ảnh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình, gồm: Học viên có thành tích học tập cao nhất của từng khóa học Nguyễn Gia Lộc – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình  Mai Thu Hải Ngân – Học viên Khóa 3 hệ KTV Chuyên ngành Hoạt hình Học viên tiêu biểu toàn khóa Nguyễn Thị Hoài Thương – Học viên Khóa 2 hệ KTV Chuyên ngành Truyện tranh  Ngoài ra, các bạn học viên còn tham gia trò chơi giao lưu giữa các khóa nhằm gắn kết tình đoàn kết của tất cả học viên tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Hy vọng buổi lễ khai giảng chính là điểm mở đầu cho hành trình thực hiện ước mơ của các bạn khóa 5 và tiếp tục đốt cháy ngọn lửa đam mê của học viên các khóa của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Cùng xem hình ảnh buổi Lễ khai giảng khóa 5 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình bạn nhé! Hiền Đặng