Âm thanh đóng vai trò như thế nào trong một bộ phim hoạt hình? Theo các nhà làm phim của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ, trong một bộ phim hình ảnh sẽ chiếm 85%, còn lại 15% thuộc về âm thanh. Điều đó cho ta thấy, sức mạnh vô hình của âm thanh trong việc lôi kéo sự chú ý của người xem. Âm thanh là vũ khí chuyển tải nhiều cảm xúc nhất cho làm phim hoạt hình Vào thời đại công nghệ, âm thanh được xem như là một vũ khí sắc bén nhất mà các nhà làm phim hoạt hình hay khoa học giả tưởng sử dụng để mang đến cảm xúc cho người xem, bên cạnh những kỹ xảo máy tính khác. Mặc dù, điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh nhưng âm thanh lại đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một tác phẩm. Hãy thử tưởng tượng, một bộ phim chỉ có hình ảnh có thể khiến bạn tập trung theo dõi và cảm thụ hay không? Dù cho nội dung hình ảnh rất tốt nhưng ý đồ và cảm xúc mà phim muốn truyền tải đến khán giả vẫn không đạt hiệu quả nhiều khi thiếu mất âm thanh. Với chỉ 15%, âm thanh có thể giúp đạo diễn chuyển đến 100% sức biểu cảm của tác phẩm đến người xem. Lý do rất đơn giản, bên trong khả năng nhận thức của con người, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác và cảm xúc con người, trong khi âm thanh đóng vai trò trực tiếp nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của con người. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, âm thanh trong phim nếu được sử dụng hợp lý và phù hợp có thể đóng vai trò như một nhân vật trong phim.   Tái hiện nhạc phim “Lord of Rings” Theo đó, âm thanh trong một bộ phim sẽ gồm 3 thành phần là tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Một bộ phim có âm thanh xuất sắc là khi tiếng động phải chân thực, lời thoại phải có duyên, không thừa, không thiếu, âm nhạc phải tinh tế và phù hợp với từng phân cảnh, chất lượng thu âm tốt và hòa âm phải khéo. Nhìn chung, nó giống như một nồi lẩu mà người đạo diễn âm thanh phải biết cách nêm nếm cho đủ vị, không quá tay cũng không nhạt nhòa. Công việc này thực sự không đơn giản. Một số đạo diễn âm thanh tài giỏi thường sử dụng âm thanh như một công cụ để truyền tải nỗi đau của nhân vật trong phim. Họ khiến âm thanh trở thành người dẫn chuyện, nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Thông thường, họ sẽ hạ tông của cuộc hội thoại giữa các nhân vật xuống và dùng âm thanh để thay lời muốn nói của nhân vật nhằm lột tả mạnh mẽ cảm xúc của một phân cảnh hay mạch phim. Đây chính là lúc chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật mới, người không thể nhìn thấy mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận. Cùng với đó, cách lồng ghép âm thanh vào từng phân đoạn phải phù hợp với bầu không khí trong phim. Trong trường hợp này, bầu không khí có thể được hiểu là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải, cảm xúc khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Ngoài ra, một điểm cần chú ý chính là đừng nên cố gắng ràng buộc vào một khái niệm lý thuyết nào đó. Bởi, người ta vẫn thường nói, nếu bạn làm phim hoạt hình  theo chất riêng hay tính cách riêng của mình sẽ càng làm cho tác phẩm hay hơn nhiều. WALL-E minh chứng hùng hồn nhất cho vai trò của âm thanh trong điện ảnh Nhắc đến âm thanh trong làm phim hoạt hình, Wall-E của Pixar luôn được đánh giá cao và nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của âm thanh trong một tác phẩm điện ảnh nói chung, làm phim hoạt hình nói riêng. Hầu như Wall-E không xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật, thay vào đó là âm thanh dẫn dắt mạch phim. Từ những tiếng đơn giản đến các tiếng động phức tạp như âm thanh của môi trường đều có những dụng ý riêng.   Ben Burtt trong lễ trao giải The Annie Award Theo thống kê, có đến khoảng 2.600 loại âm thanh đã được sử dụng trong Wall-E. Và chuyên viên thiết kế Ben Burtt là người điều phối âm thanh cho tác phẩm. Người từng đoạt tượng vàng Oscar này đã phải dành nhiều thời gian cùng các cộng sự tìm kiếm những âm thanh chuyển tải được cảm xúc thay ngôn từ. “Bản nhạc” do Ben Burtt dựng nên trong tác phẩm đã tạo ra một thứ ngôn từ không lời khá đặc sắc, hấp dẫn người xem. Burtt cho biết, vai trò của các nhà thiết kế hay đạo diễn âm thanh rất quan trọng trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng. Ông nói: “Họ phải hiểu lúc nào thì dùng âm thanh nào, vui hay buồn, hưng phấn hay tức giận, cảm thông hay gây chiến.” Điều này thể hiện rõ ràng trong từng nhân vật của Wall-E. Khi chúng di chuyển cánh tay hay xoay quanh, đi lùi, âm thanh đã thể hiện được sức sống và làm bộc lộ cảm xúc của nhân vật khiến người nghe cảm nhận ý nghĩa của từng chuyển động. Cũng theo Ben Burtt, chuyên viên âm thanh cần phải hiểu rõ ý đồ của đạo diễn chính để có thể dựng nên bản âm thanh phù hợp cho toàn bộ phim. Họ phải làm việc với đạo diễn ngay trước khi phim khởi

top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới

Ra đời và phát triển đã gần một thế kỷ nhưng dẫu dưới hình thức nào đi nữa: từ bút pháp vẽ tay truyền thống cho đến công nghệ CGI hiện đại, nghệ thuật làm phim hoạt hình vẫn luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, chinh phục và làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ khán giả bằng những nhân vật, câu chuyện và thế giới tuyệt vời họ tạo ra. Thời hoàng kim của hoạt hình tiếp tục kéo dài khi các xưởng phim khắp thế giới vẫn luôn ráo riết tìm kiếm và đào tạo các họa sĩ tài năng để bổ sung vào đội ngũ của mình, sẵn sàng chinh phục các thử thách mới, tạo nên những tiếng vang mới. Sau đây là danh sách 50 Xưởng phim hoạt hình hàng đầu Thế giới nhằm giúp các bạn họa sĩ trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, thông tin để định hướng và lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Lưu ý : Trừ 10 hãng phim trong tốp đầu, thứ hạng của các hãng còn lại được đánh giá khá chủ quan nên có thể kém chính xác. Bạn đọc khi theo dõi vui lòng chú ý. Trong phần 1, chúng ta sẽ đến với 5 xưởng phim đầu tiên trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. 1. Pixar Trụ Sở : Emeryville, California Xưởng Pixar vốn dĩ được xây dựng và phát triển bởi chính ông chủ của trái táo khuyết – Steve Jobs, người đỡ đầu và định hướng sự phát triển của hãng, nhưng sau đó nhanh chóng được Walt Disney mua lại vào năm 2006 với hơn 7 tỷ USD. Sau khi gây dựng tiếng vang thành công với “Câu chuyện đồ chơi”, xưởng phim của Mỹ này liên tiếp gặt hái những thắng lợi lớn về doanh thu cũng như chinh phục được hầu hết giới phê bình khó tính với những tựa phim lưu lại tên tuổi của xưởng mãi mãi: – The Toy Story films (Câu chuyện đồ chơi) – WALL-E (Người máy biết yêu) – Brave (Công chúa tóc xù) – Ratatouille (Chú chuột đầu bếp) – Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) 2. Walt Disney Animation Studios Trụ sở : Burbank, Carlifornia Walt Disney Animation Studios có thể nói là xưởng hoạt hình thành công nhất của Disney với tên tuổi gắn liền với tuyệt phẩm “Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” (1937) lừng danh. Xưởng cũng là nơi ra đời của nhiều bộ phim bất hủ như “Vua sư tử” hay “Aladdin và Cây đèn thần”, góp phần đưa hoạt hình Disney lên hàng đỉnh cao của thế giới. Sau một thời kỳ khủng hoảng gần một thập kỷ, xưởng đang dần phục hồi lại phong độ với sự thành công vang dội của những bom tấn gần đây như : – Frozen (Nữ hoàng băng giá) – Wreck-It Ralph (Ráp – phờ đập phá) – Big Hero 6 (Biệt đội anh hùng Big Hero 6) 3. DreamWorks Animation Trụ sở: Glendale, California Không chỉ nổi danh về mặt thương mại với hàng loạt bộ phim xuất sắc, bán chạy khắp thế giới, xưởng DreamWorks còn được biết đến với rất nhiều giải thưởng danh giá khác: 22 giải Emmy, 3 giải Oscar, hàng chục giải Annie cùng rất nhiều đề cử BAFTA và Golden Globe khác. Một số tác phẩm thành công của họ có thể kể đến là: – Shrek (Gã chằn tinh tốt bụng) – How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) – Madagascar (Cuộc phiêu lưu đến Madagascar) – Kung Fu Panda (Công phu gấu trúc) 4. Industrial Light & Magic   Trụ sở: San Francisco, California Nổi tiếng về mặt năng suất với hàng trăm dự án lớn nhỏ và số lượng bom tấn đếm không xuể, xưởng là hình mẫu tiên phong trong việc áp dụng các kỹ xảo đồ họa độc đáo vào điện ảnh, không chỉ đơn thuần như mô phỏng da giả, hóa trang lông tóc như thật mà thậm chí có thể xây dựng luôn cả nhân vật chỉ bằng kỹ xảo máy tính. Những tác phẩm trứ danh của họ có thể kể đến là: các phần phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Terminator (Kẻ hủy diệt) – trừ phần 1, Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), Avatar (Thế thân) và Jurassic World (Thế giới Khủng long). 5. Studio Ghibli Trụ sở: Koganei, Tokyo, Nhật Bản Nắm gần 8 bộ phim trong danh sách 15 phim anime hay nhất Nhật Bản, không còn nghi ngờ gì nữa, xưởng Ghibli có thể nói là một trong những xưởng hoạt hình xuất sắc nhất của quốc gia này. Nhắc đến Ghibli, người yêu hoạt hình sẽ nghĩ ngay đến Miyazaki Hayao, là đồng sáng lập Ghibli và là một đạo diễn hoạt hình xuất sắc không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả thế giới. Spirited Away là bộ phim hoạt hình đã mang về cho ông và xưởng Ghibli giải thưởng Oscars danh giá ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất năm. Ngoài ra còn có một số phim hoạt hình đã để lại nhiều ấn tượng như: Howl’s moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke, My Neighbour Totoro,…  Không chỉ đạt thành công rực rỡ với vô số giải thưởng lớn trong nước như 4 giải của Viện hàn lâm Nhật Bản cho Hoạt hình xuất sắc nhất và 1 giải Animage Anime Grand Prix, danh tiếng của xưởng còn vươn tầm thế giới với vô số đề cử Oscar và vinh dự nhận giải này vào năm 2003. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 2) Cao Thụy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies

Miyazaki Hayao

Miyazaki Hayao (5/1/1941) sinh ra và lớn lên ở Tokyo, Nhật Bản. Là người đồng sáng lập Ghibli – hãng phim hoạt hình được yêu thích tại Nhật. Ông được biết đến với vai trò là đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thế giới. Trau chuốt từ chất lượng hình ảnh, tạo hình nhân vật xuất sắc, đầu tư cốt truyện là những yếu tố mang lại cho Miyazaki danh tiếng từ phía các nhà phê bình quốc tế cũng như khán giả toàn cầu.[spacer] Lupin The III: The Castle Of Cagliostro, 1979 (Lupin đệ tam: Lâu đài của gia tộc Cagliostro) Ít người biết rằng, Miyazaki là tác giả của bộ phim hoạt hình cực kỳ nổi tiếng cuối những năm 70 – Lupin The III: The Castle Of Cagliostro. Nội dung phim kể về siêu trộm Lupin và cánh tay phải của anh – tay súng Jigen, đang nóng lòng dò theo dấu vết của băng làm tiền giả đã lừa họ. Cuộc truy đuổi kéo dài đến vùng Cagliostro, nước Anh. Lupin tìm thấy lâu đài Cagliostro, anh ta quyết định đột nhập vào hệ thống phòng thủ của lâu đài, giải câu đố vì kho báu bí ẩn của nó và cứu cô gái bị hại. Thành công của Lupin đến từ nhiều khía cạnh, một trong số đó có thể kể đến sự kịch tính của những pha hành động gay cấn. “Một trong những thước phim phiêu lưu hay nhất mọi thời đại” – Đạo diễn lừng danh Steven Spielberg đã dành những lời khen ưu ái cho bô phim. Trailer phim The Castle Of Cagliostro – đạo diễn Miyazaki.[spacer] Nausicaa of the valley of the Wind, 1984 (Nausicaa của Thung lũng Gió) Đây là bộ phim đầu tay của Miyazaki và hãng Ghibli, nội dung dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của ông. Lấy bối cảnh hậu tận thế, nội dung phim kể về giai đoạn một ngàn năm sau khi đại chiến kết thúc, vương quốc Thung lũng Gió là một trong số ít vùng còn dân cư sinh sống. Dưới sự dẫn dắt của Công chúa Nausicaa quả cảm và đầy lòng nhân ái, vương quốc tiếp tục bước vào vòng chiến đấu bảo vệ trái đất khỏi sự lây nhiễm khỏi những hậu quả của ô nhiễm môi trường. Tâm sự về hình tượng nữ anh hùng Nausicaa, Miyazaki nói rằng “Tại sao nhân vật chính là một cô gái ư? Thật không thực tế nếu một cậu trai có cái khả năng của Nausicaa ! Phụ nữ có thể nắm bắt được cả thế thật của con người lẫn thế giới khác,…Nausicaa không giỏi đấu kiếm, nhưng cô hiểu được thế giới của loài người và thế giới của con trùng. Đàn ông, họ rất hung hăng, lúc nào cũng chỉ biết đến thế giới người thôi . Nên nhân vật phải là nữ” Trailer bộ phim Nausicaa of the valley of the Wind – đạo diễn Miyazaki.[spacer] Laputa, 1986 (Laputa: Lâu Đài Trên Không) Pazu – chàng kỹ sư sống tại xóm mỏ nghèo khó – tình cờ gặp cô gái trẻ Sheeta – một cư dân của bầu trời. Sợi dây chuyền pha lê trên cổ của Sheeta chứa đựng nhiều bí mật to lớn, nó cũng là “tấm bản đồ” duy nhất để giúp cả hai tìm thấy Lâu Đài Trên Không huyền thoại. Để tìm thấy giấc mơ của mình, họ chấp nhận phiêu lưu cùng với hiểm nguy, bất chấp sự hung tợn của những tên không tặc, và những thế lực khác. Miyazaki luôn rất cẩn trọng trong việc lựa chọn và xây dựng hình tượng cho nhân vật trong phim, khi nói về Pazu ông cho biết “Đối với phụ nữ, sự hiện diện của cô cũng đã đủ để biến cô thành một nhân vật, nhưng đàn ông thì phải có công việc, có địa vị, hoặc một số mệnh nào đó. Thế nên một cậu bé làm việc tay chân như Pazu không hút khách cho lắm…” Trailer bộ phim Laputa – đạo diễn Miyazaki.[spacer] My Neighbour Totoro, 1988 (Hàng xóm của tôi là Totoro) Bộ phim My Neighbour Totoro được coi là siêu phẩm để đời của Miyazaki. Bộ phim lấy bối cảnh nước Nhật vào những năm 50. Nội dung là câu chuyện về hai chị em Satsuki và Mei trong cuộc gặp gỡ với những sinh vật “nhiều lông êm ái”. Nói về bộ phim, Miyazaki cho rằng “Tôi muốn làm một bộ phim mà trong đó có một con “quái vật’ sống ngay cạnh nhà bạn, nhưng bạn không thấy nó. Giống như lúc bạn đi rừng, bạn cảm nhận được cái gì đấy lạ. Bạn không biết đó là gì, nhưng bạn cảm được một sự hiện hữu nhất định. Chuyện này thường xuyên xảy ra với tôi” Đây có thể là nguyên nhân để đạo diễn Miyazaki chỉ cho phép hai chị Satsuki và Mei nhìn thấy Totoro, còn người lớn thì không. Đạo diễn khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều về thế giới của trẻ con, nó không đơn sắc hay đơn giản mà nó to lớn và đáng để chúng ta tìm hiểu, thậm chí là học hỏi. Trailer của phim Ông hàng xóm Totoro – đạo diễn Miyazaki.[spacer] Kiki’s delivery service, 1989 (Dịch vụ giao hàng của bé Kiki) Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nhật Eiko Kadono. Phim kể về cô bé phù thủy Kiki. Vào đêm trăng tròn, khi Kiki vừa tròn 13, cô phải rời xa bố mẹ tự tìm công việc nuôi sống bản thân mình. Người bạn thân của Kiki là chú mèo Jiji, Kiki đã bắt tay vào mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ giao hàng của mình. Miyazaki nói rằng,”những người nghệ sĩ hoạt hình đang vất vả tìm việc là nguồn cảm hứng để tôi làm Kiki. Nghề