1. Tamypu Tamypu tên thật là Thái Mỹ Phương tốt nghiệp thủ khoa ngành thiết kế nội thất Đại học Kiến trúc (TP.HCM), sau đó tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật tại Brighton, Anh. Dù tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1988), song Thái Mỹ Phương sở hữu gia tài gồm 17 đầu sách thiếu nhi, hơn 250 bìa sách cùng các dự án hợp tác với các nhà xuất bản trong nước và thế giới. Từ khi còn nhỏ, Tamypu đã say mê những trang báo minh họa và truyện tranh, nàng họa sĩ vẽ mỗi ngày và giấc mơ càng lớn dần theo năm tháng. Tranh minh họa của Tamypu được yêu thích bởi tạo hình trẻ thơ và màu sắc trong trẻo, giàu cảm xúc. 2. Nguyễn Thanh Nhàn Sinh năm 1990. Tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TPHCM. Họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn hiện đang làm việc trong mảng minh hoạ và thiết kế. Nổi tiếng trong giới họa sĩ với nickname Xnhan00, những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn nổi bật bởi màu sắc tinh tế, vẻ đẹp độc đáo và giàu cảm xúc. Chia sẻ về hành trình luyện vẽ của mình, chàng họa sĩ khiêm tốn Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng: “Thiên tài chỉ có 1% thông minh, còn 99% là luyện tập”, vì mình không phải là thiên tài nên phải lao động thật sự vất vả. Nổi tiếng từ khi còn ngồi ở trường đại học với những tác phẩm minh họa tinh tế, mang đậm bản sắc cá nhân và văn hóa Việt Nam, song Nhàn vẫn không ngừng luyện tập mỗi ngày. Trong công việc, họa sĩ luôn theo đuổi mục tiêu ” Làm việc với niềm vui! “ 3. Tạ Lan Hạnh Trẻ, nhiệt huyết, tài năng và đặc biệt – đó là những gì người ta biết về cô nàng họa sĩ sinh năm 1991 – Tạ Lan Hạnh. Yêu thích truyện tranh từ những ngày còn nhỏ, Tạ Lan Hạnh tập vẽ nhiều hơn rồi trở thành họa sĩ như một điều tất nhiên. Sau một thời gian dài học tập và tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, Tạ Lan Hạnh hiện đang là họa sĩ vẽ minh họa và thỉnh thoảng có vẽ truyện tranh. Các tác phẩm của cô nàng đa phần là vẽ cho thiếu nhi. Với màu sắc tươi sáng, nét vẽ dễ thương và đa dạng phong cách, Tạ Lan Hạnh đã gối đầu cho mình một kho sách minh họa đặc sắc, trong đó phải kể đến các tác phẩm như: “Nắng mùa đông” – tác phẩm gây sốt cộng đồng mạng vào cuối năm 2014 và “Người bạn tuyệt vời” – đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do hội nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức. 4. Killien Huynh Killien Huynh tên thật là Huỳnh Kim Liên, sinh năm 1991, và là một họa sĩ “tay ngang” trước khi bước vào con đường chuyên nghiệp. Vốn yêu thích vẽ, cô bạn Huỳnh Kim Liên hầu như tự học vẽ ở nhà, trên mạng Internet. Những bức tranh minh họa của Huỳnh Kim Liên mang màu sắc nhẹ nhàng, nữ tính và không kém phần tinh tế. Năm 2015, cùng với Phùng Nguyên Quang, Huỳnh Kim Liên nhận được giải thưởng cao nhất tại “The Scholastic Picture Book Award 2015” với tác phẩm “The First Journey”. Đó cũng là cột mốc giúp Huỳnh Kim Liên tiếp tục theo đuổi con đường vẽ minh họa chuyên nghiệp. 5. Nguyễn Thành Vũ Sinh năm 1993, song Nguyễn Thành Vũ là một trong những họa sĩ minh họa trẻ thành danh từ rất sớm, ngay còn khi là sinh viên năm 2 tại trường ĐH Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh. Với phong cách đa dạng, từ minh họa thiếu nhi đến sách tuổi teen, Nguyễn Thành Vũ đã có một gia tài đồ sộ với nhiều bìa sách hợp tác với các tác giả nổi tiếng. Ngoài ra, Vũ còn có nhiều dự án cá nhân dành cho thiếu nhi với sắc màu dễ thương, trong trẻo. Lạc An +++++++++ KHÓA HỌC DIGITAL PAINTING CẤP TỐC – CHUYÊN ĐỀ ILLUSTRATION Thông tin chi tiết về khóa học: Tại đây

  Manga art được xem là đạt chất lượng khi nó chứa đựng nhiều màu sắc ấn tượng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý màu sắc và hình thể để giúp nhân vật manga tỏa sáng, trình bày những kỹ thuật diễn họa cơ bản, thường được áp dụng trong vẽ minh họa manga. Muốn tô màu manga art bằng Photoshop, bạn cần hai cọ vẽ tùy biến: Square (làm sắc nét rìa cạnh của hình thể) và Render (giúp vẽ và diễn họa mà không cần chuyển đổi cọ vẽ). Bạn có thể download chúng miễn phí tại đây: http://mos.imaginefx.com/UNI149-manga-colouring-skills-brushes.zip   Sau đây là các bước vẽ manga art đầy màu sắc ấn tượng:   1. Khởi đầu với hình vẽ nguệch ngoạc Đây là chỉ bước phác thảo ban đầu, chưa phải bước hoàn thiện, nên bạn đừng ngại đi nét sơ phác nguệch ngoạc. Sử dụng đường dựng để tạo dáng ưng ý cho nhân vật. Bạn đôi khi tìm ra cách tạo dáng mới mẻ, bắt mắt nhờ vào nét vẽ ngẫu hứng, ngoài dự liệu.   2. Lồng ghép chi tiết giải phẫu học Lồng ghép thêm nhiều chi tiết giải phẫu học ở bước phác thảo. Mặc dù những chi tiết tinh tế như thế này sẽ “bay màu” trong bước diễn họa, song chúng ắt để lại dấu ấn. Ví dụ, hầu hết đường nét miêu tả cơ lưng của nhân vật trong bản phác thảo đều “bay màu” trong bản thiết kế hoàn thiện, nhưng dấu ấn của chúng vẫn còn. Những chi tiết tuy phai nhạt nhưng chính xác về mặt giải phẫu học sẽ giúp làm nổi bật manga art của bạn trước đám đông.   3. Triệu hồi thần Photoshop Bạn muốn background phải trông như thật cho dù nó mang đậm nét cách điệu 2D. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh các tùy chọn hòa trộn, bộ lọc,…, bạn không biết mình sẽ đi đến đâu. Vì vậy, hãy thử nghiệm các hiệu ứng lớp cho đến khi điều kỳ diệu xảy ra.   4. Khám phá ảnh hưởng của video game Bố cục màu sắc xong là bắt đầu chuyển đổi đặc điểm nhân vật và bổ sung thêm chi tiết. Vì muốn lồng ghép chủ đề game Jet Set Radio vào nhân vật, bạn sẽ diễn họa khuôn mặt nhân vật mang đậm nét đặc trưng của game, nhưng đồng thời vẫn duy trì phong cách manga.   5. Thêm điểm nhấn Kích hoạt Transparency, rồi vẽ điểm nhấn trên lớp riêng Overlay hoặc Color Dodge. Sau đó, tạo hình điểm nhấn bằng công cụ Eraser. Thao tác này tương tự như masking, nhưng trực quan hơn, vì khi làm việc trên lớp riêng, bạn có thể chỉnh màu thông qua con trượt Hue.   6. Tô màu điểm nhấn Cần tách ánh sáng theo màu sắc. Ở đây, những chỗ khoanh tròn bằng màu đỏ là điểm nhấn màu nóng – lưu ý độ trắng của điểm nhấn. Những chỗ khoanh tròn bằng màu xanh là nơi tiếp nhận ánh sáng vàng từ background. Việc này giúp phân biệt dễ dàng những nguồn sáng được sử dụng, cụ thể là directional light và rim light. Nhớ thực hiện bước này trên lớp Darken.   7. Sử dụng màu biến thiên Tạo chuyển tiếp màu sắc mượt mà cho background bất chấp sự hiện diện của những chi tiết tương phản, chẳng hạn như giữa những tòa cao ốc với mây trời. Luôn áp dụng màu biến thiên cho mọi chi tiết bạn vẽ. Tưởng tượng hình ảnh đầy màu sắc trừu tượng, rồi tìm cách gắn kết những mảng màu với nhau.   8. Làm nổi bật Muốn nhân vật chính trở nên nổi bật trước background, bạn vô hiệu hóa kênh Green để tạo hiệu ứng Knockout Glow phía sau nhân vật.   9. Kiểm tra tone màu Đến thời điểm này, bạn cần kiểm tra tone màu và bố cục nhằm bảo đảm không đẩy độ tương phản đi quá xa. Thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa chế độ màu và thang độ xám trong suốt quá trình vẽ. Chọn View > Proof Setup > Custom… rồi áp dụng các xác lập như trên. Bạn có thể xem hình ảnh dưới dạng thang độ xám bằng cách nhấn phím Y.   10. Trau chuốt chi tiết Mặc dù đề cao tính đơn giản, song bạn đừng để nó làm ảnh hưởng đến việc miêu tả chi tiết điểm nhấn.   11. Chỉnh màu Để kết nối nhân vật với background, bạn đổi màu áo sang cam đậm. Tone màu áo tuy đúng, nhưng nó hòa quyện quá mức vào background. Chỉnh sửa lại không bao giờ là quá trễ. Đừng bằng lòng với những gì đã vẽ cho đến khi bạn có được hình ảnh mãn nhãn.   12. Cái gì cũng có lý do của nó Bạn cần lý giải tại sao có rim light trên nhân vật. Nghệ thuật không phải lúc nào cũng cần lý do; tuy nhiên, trong trường hợp này, môi trường đầy màu sắc đồng nghĩa với việc bạn cần cho thấy lý do đằng sau hiệu ứng rim light, và có cách nào hiệu quả hơn là vẽ cách điệu hóa … mặt trời tỏa sáng phía sau? Bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây:   * Nguồn: www.creativebloq.com/how to colour your manga art like a pro * Biên dịch: Comic Media Academy