Loạt phim siêu anh hùng đã oanh tạc phòng vé trong khoảng thời gian 5 năm trở lại. Với “ Vũ trụ Mavel” và “ Đế chế DC” hình tượng anh hùng với sức mạnh phi thường đã khắc đậm dấu ấn trong lòng khán giả. Nhưng tiền thân của loạt phim này là comic book. Ngày nay, comic book gặp phải những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đến từ châu Á như manga, manhwa,… Vậy thời hoàng kim của comic book là khi nào?   Truyện tranh ra đời từ cuối thế kỷ 19, nhưng mãi đến sau thời kỳ suy thoái kinh tế, nó mới trở nên thịnh hành và phát triển thành ngành công nghiệp lớn. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh bắt đầu từ khi nào vẫn là điều gây tranh cãi, mặc dù nhiều người cho rằng đó là vào thời điểm ra mắt series truyện tranh Superman (Siêu nhân – 1938). Nhân vật truyện tranh Superman là thành quả sáng tác của Jerry Siegel và Joe Shuster, được đông đảo độc giả yêu thích cho đến tận ngày nay. Thành công của Superman khơi mào cho sự ra đời của hàng loạt series truyện tranh ăn theo và mẫu nhân vật siêu anh hùng – nhân vật có lai lịch bí ẩn, sức mạnh siêu nhiên, và trang phục đầy màu sắc. “Nối gót” Superman, những nhân vật siêu anh hùng như Batman, Robin, Wonder Woman, Plastic Man, GreenLantern, Flash,… lần lượt ra đời. Captain Marvel là một trong những series truyện tranh siêu anh hùng được yêu thích nhất của thập niên 40, thường bán chạy hơn cả Superman. Doanh số bán truyện tranh tăng vọt trong chiến tranh thế giới thứ hai. Truyện tranh dễ mua, dễ mang theo, chứa đựng những câu chuyện truyền cảm hứng yêu nước, đề cao chân lý “Chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.” Những sự kiện, những giá trị thời đại được phản ánh rõ nét trong các câu chuyện. Những nhân vật thân Mỹ, đặc biệt là Captain America, đều là siêu anh hùng, sinh ra để phụng sự tổ quốc. Trên trang bìa truyện tranh số đầu tiên là hình ảnh Captain America khoác áo giáp “sọc và sao”, chiến đấu với Adolf Hitler. Trong thời kỳ hoàng kim, bên cạnh truyện tranh siêu anh hùng, những thể loại truyện tranh khác cũng bắt đầu xuất hiện. Truyện tranh kinh dị và trinh thám được ưa chuộng, đáng chú ý nhất là series truyện tranh The Spirit. The Spirit là thám tử đeo mặt nạ chuyên hành hiệp trượng nghĩa trong câu chuyện. Truyện tranh khoa học viễn tưởng và cao bồi được kể theo phong cách mới. Truyện tranh tuổi teen nhận được sự quan tâm của độc giả. Comic strip Archibald “Archie” Andrews phát hành năm 1941 được nhiều người yêu thích đến mức nhà sản xuất phải đổi tên thành Archie Comics (1946). Walt Disney đi tiên phong trong sản xuất truyện tranh về chủ đề rừng xanh và động vật như Mickey Mouse, Donal Duck, Tarzan,… Sau chiến tranh, truyện tranh siêu anh hùng không còn “ăn khách” như trước nữa – thời điểm được nhiều người xem là đánh dấu kết thúc thời kỳ hoàng kim của truyện tranh. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh tuy đã qua đi, nhưng để lại dấu ấn khó phai. Nhiều nhân vật truyện tranh vẫn được yêu thích cho đến ngày nay. Nhân vật siêu anh hùng đầu tiên, Superman vẫn sống mãi trong văn hóa Mỹ. Thời kỳ hoàng kim là một trong những nhân tố quan trọng góp phần biến truyện tranh thành loại hình nghệ thuật chính thống, có ngôn ngữ và nguyên tắc sáng tác riêng. CMAVN dịch và biên tập.      

Khai giảng lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comic nâng cao

Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics nâng cao khóa 03 đã chính thức bước vào những bài học khó hơn, kỹ năng chuyên sâu hơn về vẽ truyện tranh. Ở cấp độ này, các CMAers nhí sẽ thử sức với bài cuối khóa là sáng tác truyện tranh ngắn 8 trang, 6-8 khung/trang. Bên cạnh sự trở lại của các bạn học viên nhí của lớp cơ bản, Lớp nâng cao khóa 3 còn chào đón thêm những thành viên mới. Các bạn ấy sẽ cùng nhau học tập, vui đùa và giao lưu sở thích, đam mê vẽ truyện tranh trong suốt ba tháng tới. Ba tháng học chắc hẳn sẽ mang đến thật nhiều kỷ niêm vui cho các bạn nhỏ của chúng ta.  Những bài học đầu tiên của lớp nâng cao  Thử thách nào sẽ khiến các CMAers nhí của chúng ta gặp phải những khó khăn trong lớp nâng cao? Các bạn ấy sẽ mang đến tác phẩm cuối khóa với những câu chuyện như thế nào? Cùng theo dõi hành trình mới và những thử thách thú vị của CMAers nhí các bạn nhé! [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC

lớp học vẽ thiếu nhi tại TPHCM 2

Trải qua 3 tháng học cùng những người bạn mới và hai cô giáo, các học viên nhí của Lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics khóa 06 đã đến buổi tổng kết. Ba tháng trôi qua thật nhanh với những bạn nhỏ chỉ mới làm quen, chỉ mới cùng nhau thể hiện sở thích của mình và cùng trò chuyện, học tập chung một lớp học vẽ.  Kết thúc khóa học, các bé đều dành những lời cảm ơn đến hai cô giáo của mình. Các bé chia sẻ “Lớp học rất vui, cô Thương và cô Xuyên thì rất nhiệt tình khi giảng bài và giúp đỡ tụi con hoàn thành tác phẩm cuối khóa. Tụi con rất yêu hai cô”. Cô Xuyên, giảng viên của lớp chia sẻ về bé Khả Hân, một trong hai bé có tác phẩm cuối khóa xuất sắc nhất “Bé thay đổi rất nhiều ở cách vẽ. Trước đây, bé chỉ vẽ được người đứng thẳng và bị đơ. Nhưng hiện tại thì bé đã vẽ được hoạt động khá linh hoạt. Trong bài thi, bé vẽ nàng tiên cá và sử dụng line of action rất hay”. Không chỉ riêng Khả Hân, các bé còn lại của khóa 06 đều nhận được rất nhiều lời khen từ cô giáo. Với tác phẩm cuối khóa, các bé đã biết cách làm một trang truyện 4 khung có nhân vật, cốt truyện và kịch bản rõ ràng. Từ đó, các bé có thể tự tin thể hiện những tác phẩm khác từ chính ý tưởng của bản thân.  Hy vọng các học viên nhí của Viện Truyện tranh và Hoạt hình sẽ tiếp tục cố gắng rèn luyện và nuôi dưỡng ước mơ, đam mê của mình.  Một số hình ảnh trong buổi Triển lãm và Tổng kết lớp dạy vẽ truyện tranh Manga Comics căn bản khóa 06  [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC Hiền Đặng

tổng kết lớp học vẽ thiếu nhi Manga nâng cao 4

Các bạn nhỏ lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics nâng cao khóa 1 đã bước từng bước thật chắc từ lớp cơ bản cho đến hoàn thành bài cuối khóa và kết thúc trong buổi Triển lãm vào chiều ngày 18/9 vừa qua. Chương trình học mới lạ, nâng cao nhằm kích thích khả năng sáng tạo và phát triển đam mê của các bạn như tỷ lệ cơ thể người, ký họa dáng động bằng hình bóng đen, biểu cảm khuôn mặt, chi tiết tóc và nếp nhăn quần áo nhân vật, phối cảnh 1 điểm tụ 2 điểm tụ, viết kịch bản 4 trang,… Trải qua 11 tuần học cùng với sự cố gắng của cô giáo và sự chăm chỉ của các bạn nhỏ, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tin chắc rằng các học viên nhí của chúng ta đã thực sự tự tin với từng nét vẽ và câu chuyện do mình sáng tạo. CMA hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê và cố gắng rèn luyện hằng ngày để nâng cao hơn nữa kỹ năng của chính mình.  Chúng ta hãy cùng xem qua buổi tổng kết và triển lãm để thấy rằng các bạn nhỏ đã có khoảng thời gian ý nghĩa với vẽ truyện tranh và có những người bạn thật tuyệt vời như thế nào nhé!  Hiền Đặng

lớp học vẽ truyện tranh manga comics 2

Câu chuyện mùa hè của các bạn lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics khóa 4 đã khép lại sau buổi tổng kết và triển lãm sáng ngày 18/9 tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 147 Pasteur, Q3, TPHCM. Những bỡ ngỡ ban đầu bỏ lại phía sau thay vào đó là những kỷ niệm mà cả lớp đã gắn bó trong suốt mùa hè này. Các bạn đã có những tác phẩm riêng, những câu chuyện bằng tranh do chính mình vẽ ra. Những câu chuyện này có thể là tưởng tượng cũng có thể là ước mơ của từng bạn nhỏ. Và trên hết, các bạn ấy đã tự tin hơn với những nét vẽ của mình và những ước mơ chưa dám chia sẻ. Bên cạnh những tác phẩm riêng, chắc hẳn các bạn nhỏ của chúng ta đã có được những người bạn cùng đam mê, những kỷ niệm tuyệt vời và những bài học thật hay từ cô giáo của mình trong mùa hè này.  Cùng xem các bạn ấy đã chia sẻ những gì về lớp học, cô giáo và các bạn của mình nhé! Thủy Anh từng chia sẻ trên facebook cá nhân về mùa hè của mình, về thời gian học tại lớp vẽ truyện tranh Manga/Comics “Vẽ đến với tôi một cách bất ngờ. Tôi chỉ nghĩ tham gia cho vui nhưng nó đã thay đổi tôi quá lớn. Nó giúp tôi xây dựng tính tự giác, giúp tôi tỉ mỉ hơn. Và quan trọng nhất Vẽ Manga mang đến cho tôi nụ cười hạnh phúc. Nó giúp tôi tin vào chính mình. Bao nhiêu lần đập đầu xuống bàn vì quá nản nhưng các cô lại nhắn tin với tôi và niềm tin đã được hồi phục”. Bạn Khánh Bảo chia sẻ “Cô giáo giảng bài dễ hiểu còn bạn bè thì lầy, nhây nhưng rất đoàn kết. Mỗi bài giảng của cô đều hay và ý nghĩa khi cô lồng ghép những câu chuyện cuộc sống vào trong từng bài”. Ngoài ra, Khánh Bảo còn cho biết, bạn thường nhắn tin với cô giáo về những bài vẽ và cả những câu chuyện khác, có khi nói chuyện đến 12h đêm nữa cơ. Cô nàng Minh Anh tiết lộ “Lớp học rất hay và thú vị. Khi học vẽ trên trường, mình không hiểu rõ lắm và chưa nắm bắt tốt kiến thức nhưng khi tham gia lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics thì khác. Các cô dạy rất hay và tạo cảm giác thoải mái cho mình cũng như các bạn. Mỗi lần đến lớp học vẽ manga, mọi căng thẳng của mình đều được giải tỏa khi được vẽ, được nói chuyện cùng cô và các bạn. Không những vậy, khi nhìn lại những bài vẽ trước đây mình nhận ra rằng trình độ vẽ của mình được nâng cao hơn rất nhiều. Mình thấy rất vui vì điều đó”. Còn Hoàng Khôi, chàng trai năng động của lớp thì có những tâm sự riêng về lớp học “Có những kiến thức mình đã được học trước khi đến đây nên ban đầu mình cảm thấy khá chán. Nhưng các cô đã làm cho bài giảng thêm thú vị hơn, làm cho mình cảm thấy hứng thú mỗi lần đến lớp. Không được đến lớp học vào mỗi cuối tuần làm mình rất buồn. Mình sẽ không được gặp các bạn và cô nữa”. Tác phẩm cuối khóa của các bạn!   Nhìn lại buổi tổng kết lớp học vẽ truyện tranh Manga/Comics của các bạn khóa 4 nhé!   Hiền Đặng

Tác giả truyện tranh Will Eisner

Will Eisner với tên thật là William Erwin Eisner, sinh ra vào ngày 06/03/1917 tại Brooklyn, thành phố New York. Ông là một họa sĩ vẽ truyện tranh, nhà biên tập và là một doanh nhân nổi tiếng, một trong những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp truyện tranh tại Mỹ. Ông lớn lên trong nghèo khó và gia đình thường xuyên phải chuyển nơi ở. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã có một niềm đam mê mãnh liệt với các loại tạp chí truyện tranh và phim ảnh, bao gồm cả những bộ phim tiên phong (avant garde films) như Man Ray. Mẹ ông là người Romani. Bà sống rất thực tế và luôn tin chắc rằng thiên hướng nghệ thuật của con trai mình sẽ không bao giờ mang lại thành công trong đời. Sinh ra tại Vienna, Áo, cha ông là họa sĩ vẽ trang trí sân khấu. Tin rằng Eisner có đầu óc sáng tạo mỹ thuật, cha Eisner luôn làm cho ông thuấn nhuần ý thức cân đối giữa kinh doanh và nghệ thuật. Dù không được sự ủng hộ từ mẹ, nhưng Eisner luôn được sự hỗ trợ từ cha và được ông mua cho rất nhiều công cụ để thỏa mãn được đam mê của con mình. Trong suốt sự nghiệp kéo dài gần tám thập kỷ của mình, từ những quyển truyện tranh đầu tiên cho đến sự ra đời của truyện tranh kỹ thuật số –  Will Eisner thật sự có thể gọi là “Cha đẻ của thể loại graphic novel (tiểu thuyết có hình minh họa) và là “Orson Welles của truyện tranh” (Orson Welles là một đạo diễn, nhà biên kịch, diễn viên, nhà sản xuất phim từng đoạt giải Oscars người Mỹ). Với tiểu thuyết hình ảnh đầu tiên được xuất bản là của Eisner: “A Contract with God and Other Tenement Stories” là ví dụ tiêu biểu đầu tiên về tiểu thuyết hình ảnh Mỹ. Sau đó, Eisner còn sáng tác tiếp loạt tiểu thuyết hình ảnh về lịch sử cộng đồng người nhập cư, đặc biệt là người Do Thái, ở New York như The Building, A Life Force, Dropsie Avenue, và To the Heart of the Sun. Ông đã tìm ra những phương pháp mới trong sự hình thành và phát triển nguyên lý thị giác và kết câu ngôn ngữ trong truyện tranh. Là tác giả của hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng như The Spirit (1940–1952), John Law, Lady Luck, Mr. Mystic, Uncle Sam, Blackhawk, Sheena và vô số những nhân vật khác. Ông không ngừng viết những tác phẩm mới cho đến năm bảy tám chục tuổi, với tốc độ sáng tác trung bình mỗi năm một tác phẩm. Sáng táo không ngừng nghỉ Eisner bắt đầu sáng tác comic strip từ năm 1935. Năm 1936, theo gợi ý của một người bạn thời trung học, Eisner bán comic strip Captain Scott Dalton cho Jerry Iger, biên tập viên truyện tranh Wow, What A Magazine! sau này, Eisner còn sáng tác thêm comic strip The Flame và Harry Karry cho Wow. Wow phát hành được bốn số thì đóng cửa (9/1936 – 11/1936). Dự đoán nguồn truyện sẵn có sẽ sớm cạn kiệt, Eisner và Iger hợp tác sản xuất và kinh doanh truyện tranh. Sự hợp tác của họ mang lại thành công không ngờ, cả hai nhanh chóng xây dựng nguồn cung cấp truyện ổn định cho các nhà xuất bản như Fox Comics, Fiction House, Quality Comics (Eisner đồng sáng tác các nhân vật như Doll Man và Blackhawk)… Với lợi nhuận thu được là 1,5 USD cho mỗi trang truyện, Eisner trở nên rất giàu có trước tuổi 22. Chỉ riêng trong thời kỳ suy thoái năm 1929, ông và Iger đã chia nhau bỏ túi 25.000 USD, một khoản tiền rất lớn vào thời đó. Ngay cả khi phải lên đường nhập ngũ, Will Eisner cũng chưa bao giờ ngừng sáng tạo nên những tác phẩm, ông đã giới thiệu phương pháp huấn luyện quân sự mới thông qua hình thức minh họa bằng truyện tranh trên ấn phẩm Army Motors. Ông tạo ra nhân vật anh lính hậu đậu Joe Dope để minh họa các phương pháp bảo dưỡng trang thiết bị và khí tài quân sự. Sau cuộc chiến nó vẫn được xuất bản thành sách quân đội dưới tên “Tạp chí PS” và vẫn được phát hành cho đến ngày nay. Ván cờ mạo hiểm và sự ra đời của một kiệt tác – The Spirit Cuối năm 1939, chủ nhà xuất bản Quality Comics, Everett M. “Busy” Arnold nhận thấy các tờ tạp chí đang cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực truyện tranh, nên ông muốn lồng truyện tranh vào các tờ tạp chí và mời Eisner tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc Eisner phải rời bỏ Eisner & Iger vốn đang làm ăn rất phát đạt vào thời kỳ đó. Một quyết định thật khó khăn, và cuối cùng, Eisner đã đồng ý hợp tác với Arnold để làm truyện tranh và tạp chí. Sau khi bán hết cổ phần công ty cho Iger, Eisner rời khỏi Eisner & Iger với ý đồ sáng tác một cái gì đó hay hơn thể loại siêu anh hùng, và ông bắt tay vào sáng tác series thuộc thể loại điều tra hình sự The Spirit. Chỉ với 17 trang mỗi tuần được thêm vào số Chủ Nhật của một tờ báo. Tập truyện là một trong số những tác phẩm nổi bật đầu tiên đã khơi mào cho một làn sóng truyện tranh mới. Khởi đầu chỉ từ ba đến bốn khung truyện vui mỗi kì, rồi dần dần đã được in trang trọng dưới dạng một tạp chí truyện tranh mà chúng ta thường thấy hiện nay. Thậm chí bộ truyện tranh đã được phát hành trên 20 tạp chí khác nhau với tổng số lượng phát hành lên đến 5 triệu bản từ 2/6/1940 đến tận 1952. Không chỉ dừng lại ở đó, Eisner đã mô tả những

Jack Kirby

Jack Kirby sinh năm 1917, tên thật là Jacob Kurtzberf là biên tập viên kiêm họa sĩ vẽ truyện tranh người Mỹ. Jack Kirby thường được vinh danh là bộ mặt của Marvel trong thời điểm mà ông gắn bó và sinh ra nhiều tác phẩm nổi tiếng. Không có gì là quá đáng khi cho rằng, nếu không có Jack Kirby thì cũng chẳng có Hulk, Thor, Captain American, X-men, Fantastic Four, hoặc Avengers. Lớn lên trong cảnh nghèo khó tại thành phố New York, ông học vẽ nhân vật bằng cách vẽ theo các nhân vật trong truyện tranh và tranh biếm họa. Kurtzberg bước vào ngành công nghiệp truyện tranh khi nó chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào những năm 1930 và sử dụng nhiều bút danh trước khi dừng lại tại cái tên Jack Kirby. Năm 1941, Kirby và nhà văn Joe Simon đã tạo ra nhân vật siêu anh hùng Captain America cho Timely Comics, tiền thân của Marvel Comics. Trong suốt thập niên 40, Kirby thường cùng với Simon sáng tác truyện tranh cho các nhà xuất bản. Sau thời gian phục vụ trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Kirby quay về với nghề sáng tác truyện tranh. Ông sáng tác truyện tranh với đủ mọi thể loại khác nhau cho các nhà xuất bản như Archie Comics, DC Comics, và Atlas Comics (sau phát triển thành Marvel Comics). Trong những năm 1960, Kirby đồng sáng tác nhiều nhân vật chính của Marvel Comics, bao gồm Fantastic Four, X-Men, và Hulk, khi cùng hợp tác với Stan Lee. Hai người đã trở thành bộ đôi đắc lực khi tạo nên vô số nhân vật biểu tượng cho Marvel. Tuy nhiên, vì những mâu thuẫn và những chính sách đầy bất công tại Mavel, năm 1970 ông rời bỏ công ty sang đầu quân cho đối thủ cạnh tranh DC Comics. Trong thời gian làm việc cho DC, Kirby làm việc với một tốc độ đáng kể. Ông nhanh chóng tạo nên hệ thống saga Fourth World, trải dài suốt nhiều bộ truyện tranh. Mặc dù tác phẩm không thành công về mặt thương mại và bị hủy bỏ sau đó, nhưng nhiều nhân vật trong Fourth World đã đóng góp một phần quan trọng vào DC Comics Universe, là nền tảng cho vô số câu truyện của DC về sau. Mâu thuẫn và câu chuyện hài hước giữa Stan Lee và Jack Kirby Có thể nói rằng tới tận ngày nay, cuộc tranh cãi xem giữa Stan “The Man” Lee hay Jack “The King” Kirby mới thực sự là người góp công lớn nhất trong xây dựng vũ trụ Marvel vẫn còn rất nảy lửa. Hai người từng là cộng sự đắc lực, tạo nên vô số nhân vật biểu tượng của Marvel. Tuy vậy, không phải lúc nào quan hệ của họ cũng suôn sẻ. Trong khi Stan Lee ngày càng thăng tiến ở Marvel và giữ chức tổng biên tập thì Jack Kirby chỉ sáng tác dưới dạng tác giả freelancer và được trả công khá bèo bọt. Vì vậy mà Lee càng giàu thì Kirby càng nghèo, dù cho danh tiếng của cả 2 nổi như nhau. Thậm chí Stan Lee còn thừa nhận là từng có thời, ông chỉ viết nháp 1 tờ giấy viết sườn cốt truyện rồi đưa cho Jack Kirby và Steve Ditko để từ đó sáng tác lại thành câu truyện cụ thể. Vậy mà Stan Lee lại là người đứng tên tất cả các tác phẩm và hưởng siêu lợi nhuận. Jack Kirby chỉ được đứng tên những câu truyện do ông tự mình sáng tác từ đầu đến cuối. Đến năm 1970, Marvel đề nghị ký hợp đồng chính thức với Kirby, tuy nhiên điều khoản hợp đồng hết sức vô lý, không cho phép Kirby được đòi quyền lợi pháp lý với các tác phẩm của mình. Đương nhiên Jack Kirby không chịu và bỏ sang DC làm việc. Tại DC, Kirby đã sáng tác các bộ Mister Miracle, New Gods, Forever People và đảm nhiệm bộ Superman’s Pal Jimmy Olsen đang dang dở. Khi viết bộ Mister Miracle, Kirby đã tạo ra một nhân vật đặc biệt, đó là Funky Flashman. Funky Flashman, về bản chất là một gã tham lam bất tài, không có khả năng gì đặc biệt, chỉ được cái dẻo mỏ và mưu mô, chuyên đi lừa phỉnh người khác để kiếm lời bất chính. Ngay từ lần đầu xuất hiện, thằng cha này đã tỏ ra là một gã lố bịch rởm đời, và có ngoại hình gần như GIỐNG Y HỆT Stan Lee vào thời điểm đó. Hiển nhiên người đọc có thể hiểu Kirby lấy “cảm hứng” từ ai ngoài đời thực. Điều thú vị là theo Kirby thú nhận thì ban đầu ông vẽ Funky Flashman để đá đểu một gã khác ở Marvel nhưng không hiểu sao càng vẽ càng ra Stan Lee nên đã theo luôn. Những đóng góp to lớn của Jack Kirby và giải thưởng vinh dự Mặc dù trải qua rất nhiệu thăng trầm, bị đối xử bất công hay không được công nhận. Jack Kirby cũng chưa bao giờ vứt bỏ đam mê của mình. Không ai có thể phủ nhận được những đóng góp cực kỳ to lớn của Jack Kirby đến với nền truyện tranh Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Sau những thành tựu trong chặng đường sự nghiệp của mình, Kirby được các sử gia và fan hâm mộ công nhận là một trong những nhà cải cách có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực truyện tranh. Năm 1987, ông là một trong ba người được trao giải thưởng Will Eisner Comic Book Hall of Fame. Sau khi qua đời ở tuổi 76, tên ông được vinh dự đặt cho giải thưởng Kirby Awards và Jack Kirby Hall of Fame. Đoàn Hạnh tổng hợp  >>> Tìm hiểu thêm: Hiro Mashima với nguồn cảm hứng từ manga Fairy Tail   

lớp học vẽ cho bé 2

Chiều ngày 25/07 vừa qua, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Accademy) đã khai giảng lớp dạy vẽ Manga / Comics căn bản, lớp được khai giảng thường xuyên với mong muốn đáp ứng nhu cầu học hỏi cùng đam mê vẽ Manga / Comics của các bạn trẻ từ 10—14 tuổi. Mỗi tuần các bạn sẽ được học những chủ đề khác nhau từ căn bản đến nâng cao để có thể vẽ nên một nhân vật manga của riêng mình. Buổi khai giảng đã diễn ra trong không khí sôi nổi, các bạn học viên vô cùng hào hứng với những bài học đầu tiên. Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng cùng trợ giảng, các bạn trẻ đã bắt đầu học vẽ những nét và hình căn bản. Bên cạnh đó, các bạn cũng được sáng tạo theo sở thích của mình dựa trên các hình mẫu có sẵn, các tác phẩm độc đáo đã ra đời từ đây.  Trong suốt buổi học, những câu hỏi được đặt ra liên tục để giải đáp các thắc mắc của các bạn. Và sau đây là một số hình ảnh của buổi học đầu tiên: Các bạn học viên đến tham dự buổi học đầu tiên rất đông đủ. Học viên bắt đầu vẽ các đường nét cơ bản Trợ giảng đang hướng dẫn một bạn học viên vẽ. Và là thành quả tự sáng tạo của các bạn trẻ. Trong tuần tiếp theo, các bạn học viên sẽ được tiếp cận với khái niệm về Manga / Comics và các vấn đề liên quan. Thu Hồng – CMA