Phim Hoạt Hình Nào Có Kinh Phí Khủng Nhất Từ Trước Tới Nay?

Phim Hoạt Hình Nào Có Kinh Phí Khủng Nhất Từ Trước Tới Nay?

31/10/2023

Câu hỏi không dễ trả lời…

Phim hoạt hình thường không đòi hỏi tìm kiếm địa điểm hay cảnh quay hoành tráng, song việc thực hiện chúng vẫn cực kỳ tốn kém. Trong hầu hết trường hợp, phim hoạt hình mất nhiều thời gian hơn để thực hiện so với dự án live-action. Phim hoạt hình đòi hỏi hàng giờ đồng hồ chỉ để tạo một khung hình duy nhất, trong khi quay phim cho dự án live-action mất chưa đến nửa thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên, thành quả của hàng giờ miệt mài làm phim hoạt hình luôn xứng đáng với công sức với công sức bỏ ra, cho thấy thế giới hoạt hình không giống với những gì chúng ta thấy ngoài đời thực.

Phim hoạt hình đa phần hướng đến trẻ em và gia đình, nên đã dẫn tới ngành công nghiệp tỷ đô. Trên thực tế, phim hoạt hình là “xương sống” của một trong những xưởng phim lớn nhất thế giới. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Công ty Walt Disney sản xuất phim hoạt hình với kinh phí khủng nhất từ trước tới nay. Điều đó nói lên rằng, phim của nhà Chuột giữ danh hiệu gây choáng.

Tangled là phim hoạt hình đắt đỏ nhất từ trước tới nay của Disney

Được giới phê bình đánh giá cao câu chuyện về Rapunzel (Mandy Moore), Tangled (Công chúa tóc mây) là bộ phim hoạt hình “đắt đỏ” nhất từng được thực hiện với tổng kinh phí khoảng 260 triệu USD. Nó được xem là bộ phim đắt nhất trong danh sách dài tất cả các bộ phim do Walt Disney Animation sản xuất. Nó “soán ngôi” của Frozen (Nữ hoàng băng giá).

Nguyên nhân duy nhất khiến Tangled có chi phí sản xuất siêu khủng là do quy mô nhỏ của bộ phim. Tangled đơn giản, hợp lý hóa hơn nhiều so với những bộ phim phiêu lưu quy mô lớn như The Lion King (Vua sư tử) hay Atlantis: The Lost Empire (Atlantis: Đế chế thất lạc). Tangled là câu chuyện đơn giản, hiệu quả về một chuyến đi lãng mạn, chỉ gói gọn trong một vài nhân vật và địa điểm. Mặc dù có quy mô nhỏ hơn, nhưng Tangled vẫn là tác phẩm kinh điển mọi thời đại của Disney, chỉ riêng sự ăn ý giữa Rapunzel và Flynn Rider (Zachary Levi) cũng tạo động lực trong lịch sử phim hoạt hình.

Tangled là cột mốc quan trọng cho kỷ nguyên của phim hoạt hình Disney hiện đại. Mặc dù không phải là dự án phim hoạt hình 3D đầu tay của Walt Disney Animation, nhưng Tangled là một thành công vang dội đầu tiên của bộ phận này. Sau thua lỗ lớn với phim 2D, Disney dần làm theo Pixar, bắt đầu làm phim hoạt hình 3D, mở màn là Chicken Little, Meet the Robinsons, và Bolt. Cả ba bộ phim đều có người hâm mộ, nhưng doanh thu phòng vé vẫn lẹt đẹt. Tangled với mức kinh phí cao ngất ngưởng cuối cùng mang lại lợi nhuận cho Disney, khi thu về hơn 590 triệu USD trên toàn cầu.

Phim hoạt hình Tangled sánh ngang với The Lion King (2019) về mức độ đắt đỏ

Kể từ khi ra mắt vào năm 2019, phiên bản remake của The Lion King đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong cộng đồng fan Disney rằng nó có được xem là phim hoạt hình hay không. Mặc dù được thực hiện trong thời kỳ bùng nổ phim live-action ở Disney, nhưng bản remake của Jon Favreau từ tác phẩm kinh điển năm 1994 không có một nhân vật live-ation nào. Thay vào đó, toàn bộ động vật trong phim đều được tạo ra bằng công nghệ hoạt hình CGI.

The Lion King (2019) vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ phía người hâm mộ và giới phê bình. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao cần remake phim gốc vốn đã được yêu thích từ lâu. Nếu phim mới không có nhân vật do người thật đóng, thì việc remake bộ phim được coi là kiệt tác mang lại lợi ích gì? Bất chấp những lời bàn tán, khán giả vẫn đến rạp để xem một Pride Rock chân thực hơn. Phim mang về hơn 1,5 tỷ USD trên toàn cầu.

Treasure Planet là phim hoạt hình 2D đắt đỏ nhất từng được thực hiện

Tangled The Lion King (2019) là những phim hoạt hình 3D đắt đỏ nhất từng được thực hiện. Điều này đặt ra câu hỏi – đâu là phim hoạt hình 2D đắt đỏ nhất từng được thực hiện? Chà, danh hiệu đó cũng thuộc về Walt Disney, nhưng dự án này cũng dẫn đến tổn thất lớn hơn nhiều cho tập đoàn truyền thông.

Treasure Planet (Hành tinh kho báu) là một bộ phim khoa học viễn tưởng dựa trên câu chuyện Treasure Island (Đảo châu báu). Là dự án tâm huyết của nhà làm phim Ron Clements và John Musker (The Little Mermaid), bộ phim chứng kiến Jim Hawkins (Joseph Gordon-Levitt) và nhiều nhân vật trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Robert Louis Stevenson dấn thân vào chuyến phiêu lưu ngoài không gian để tìm kiếm kho báu trong truyền thuyết. Với hình ảnh đẹp mắt, lời nhạc hay, trung thành với nguyên tác, Treasure Planet đã thu hút được lượng fan xứng đáng cho riêng mình.

Tuy thu hút được lượng fan trung thành, nhưng Treasure Planet không gây ấn tượng mạnh về doanh thu. Bất chấp kinh phí lên tới 140 triệu USD, phim vẫn không thu hồi được vốn, chỉ mang về vẻn vẹn 110 triệu USD doanh thu toàn cầu. Thành tích phòng vé kém cỏi của Treasure Planet có lẽ là nguyên nhân chính khiến Disney chuyển từ làm phim hoạt hình 2D truyền thống sang 3D hiện đại hơn, bất chấp thành công của một số dự án sau này như The Princess and the Frog (Công chúa và chàng ếch).

Strange World là “bom xịt” phòng vé lớn nhất

Ngoài nắm giữ danh hiệu phim hoạt hình đắt đỏ nhất từng được thực hiện, gần đây Disney còn đạt danh hiệu cho phim hoạt hình “bom xịt” phòng vé lớn nhất từng được phát hành. Quả bom quá lớn đến mức tổn thất tài chính từ Treasure Planet chỉ là giọt nước so với đại dương rộng lớn.

Bộ phim hoạt hình phiêu lưu Strange World (Thế giới lạ lùng) là “bom xịt” phòng vé. Với việc khán giả dường như không hứng thú theo dõi cuộc phiêu lưu của gia đình Clade, Disney tiếp tục chật vật với bản thành tích của mình bằng những câu chuyện khoa học viễn tưởng. Theo báo cáo, với 180 triệu USD đầu tư, nhưng chỉ thu về 73 triệu USD trên toàn cầu, Strange World chẳng những không hòa vốn, mà tổng thiệt hại ước tính lên tới gần 200 triệu USD. Đúng là Disney có một số cú hit lớn, song họ cũng có ba quả “bom xịt” phòng vé với Strange World đứng giữa John Carter The Lone Ranger (Kỵ sĩ cô độc).

Nguồn: Collider

Dịch: Toàn Vũ