Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể” dành cho các bạn yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và sáng tạo mỹ thuật.
Chương trình sẽ cung cấp cho các bạn trẻ yêu thích nghề họa sĩ vẽ truyện tranh góc nhìn tổng quan về truyện tranh Nhật Bản từ lịch sử hình thành, phát triển, cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản và những tác động của ngành đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:
Talkshow “Truyện tranh Nhật Bản & Những điều chưa kể”
Trình bày: Th.S Nguyễn Hồng Phúc
Dẫn chương trình: Th.S – Họa sĩ Lê Thắng
Thời gian: 9:00 – 12:00 ngày thứ 7, 20/08/2016
Địa điểm: Phòng 603 – cơ sở 1, Viện Truyện tranh và Hoạt hình, 98 Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM
NỘI DUNG CHI TIẾT:
– Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản;
– Cách vận hành ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản;
– Tác động của truyện tranh đến với kinh tế, văn hóa, giáo dục Nhật Bản;
– Các phương pháp đào tạo họa sĩ vẽ truyện tranh tại Nhật Bản và các nước;
– Những tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng & kiến thức cần có để thành công với nghề;
– Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành;
– Các cơ hội du học chuyên ngành họa sĩ truyện tranh tại Nhật Bản;
GIỚI THIỆU KHÁCH MỜI:
Th.S Nguyễn Hồng Phúc
– 2009, Cử nhân ngành Nhật Bản học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh;
– 2015, Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên ngành “Nghiên cứu lý luận truyện tranh”, Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản;
Công trình nghiên cứu:
– Tháng 3/2014, “Văn hóa truyện tranh Việt Nam – Tổng quan về quá khứ và hiện tại”, đăng trên Tuyển tập “Nghiên cứu truyện tranh quốc tế 4”, Trung tâm Nghiên cứu Truyện tranh Quốc tế Đại học Kyoto Seika. (http://imrc.jp/lecture/2012/06/4.html).
– Tháng 9/2014, “Comics in Vietnam: A Newly Emerging Form of Storytelling” Kyoto Review of Southeast Asia “Comics in Southeast Asia: Social and Political Interpretations” (http://kyotoreview.org/issue-16/comics-in-vietnam-a-newly-emerging-form-of-storytelling/).
– Tháng 3/2015, “Mối quan hệ giữa truyện tranh và văn học nhìn từ việc chuyển thể các tác phẩm văn học – Cụ thể là nghiên cứu việc chuyển thể ‘Tây Du Ký’”, đăng trên Tuyển tập Luận văn Thạc sĩ năm 2014, Khoa nghiên cứu truyện tranh, Đại học Kyoto Seika.
[spacer]
ĐĂNG KÝ