sách kịch bản phim Up

Up là bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Bộ phim ra mắt khán giả vào ngày 9/5/2009 tại Bắc Mỹ và là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes 2009. Up là bộ phim dài thứ nhì của đạo diễn Pete Docter, sau Monsters Inc. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao với tỷ lệ 98% tại Rotten Tomatoes (bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất năm 2009 tại trang web này), và đã đạt doanh thu trên 723 triệu USD toàn cầu, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ nhì của Pixar, chỉ sau Finding Nemo. Bên cạnh đó, Up đã giành giải Quả cầu vàng cho Phim hoạt hình hay nhất và Nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Bộ phim cũng đã nhận 5 đề cử cho giải Oscar, kể cả cho phim xuất sắc nhất, trở thành bộ phim hoạt hình thứ nhì trong lịch sử nhận đề cử cho giải này, chỉ sau phim Beauty and The Beast trong năm 1991.  Có thể thấy rằng, thành công của một bộ phim trước hết phải đến từ kịch bản. Với một kịch bản hoàn hảo và logic, Up đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Và đối với những người cần tìm tài liệu về cách làm phim hoạt hình thì một cuốn kịch bản chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều cho họ. Kịch bản chi tiết phim hoạt hình Up trình bày đầy đủ từ lời thoại nhân vật đến các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn rõ ràng về sản xuất phim hoạt hình. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.  

Trong những năm gần đây, danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc. Trong khi “Cars 2” (2011), “Brave” (2012) và “Monster University” (2013) đều đạt được lượng doanh thu phòng vé cao, nhưng so với những tiêu chuẩn cao ngất trời của Pixar, những bộ phim này có vẻ vẫn chưa đáp ứng được phần nào mong đợi của khán giả, và thiếu mất bàn tay của những thiên tài đã sáng tạo nên những bộ phim kinh điển như “Toy Story”, “Monster Inc.”, “Finding Nemo” và “Up”. Danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc >>> Có thể bạn quan tâm đến Khóa học làm phim hoạt hình 3D Điểm đặc trưng của những bộ phim thuộc Pixar là luôn thúc đẩy ranh giới của phim hoạt hình truyền thống và pha trộn với những nội dung có ý nghĩa sâu rộng cùng yếu tố của một xã hội hiện thực, như hoàn cảnh của chú cá mồ côi mẹ trong “Finding Nemo”, hay cậu bé hướng đạo sinh thừa cân và bị tẩy chay trong “Up”. Không hãng phim nào khác có thể tranh đua với Pixar về mặt sáng tạo và đổi mới, và kể từ được trao giải thưởng Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất lần đầu tiên vào năm 2001, hãng tiếp tục được trao thêm không dưới bảy lần sau đó. Nhưng mọi điều tốt đẹp cũng sẽ đến hồi kết, và sau phần tiếp theo khá mờ nhạt “Monsters University” ra mắt vào năm 2013, mọi người bắt đầu tự hỏi có phải tất cả những ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Sau “Monsters University”, mọi người tự hỏi dường như các ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Nhưng thật ra đó chỉ là sự suy đoán của một số người, bởi vì bộ phim mới nhất của hãng, Inside Out, hóa ra lại được áp dụng một cốt truyện đặc biệt và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Bộ phim tập trung phần lớn vào tâm trí của một cô bé 11 tuổi tên Riley khi cuộc sống hạnh phúc của cô với cha mẹ đang bị đe dọa vì cả gia đình chuyển từ Minnesota đến thành phố San Francisco sinh sống. Cô đơn giữa thành phố xa lạ, Riley nhớ bạn bè và trường lớp của mình, cảm thấy bực bội với cha của mình khi chuyển đến California để mở một công ty công nghệ cao. Và ở trong tâm trí của Riley là một trận đấu giữa những cảm xúc của cô bé, với Niềm Vui (Amy Poehler lồng tiếng) chống lại những suy nghĩ tiêu cực của Nỗi buồn, Sợ hãi và Giận dữ để bảo vệ hạnh phúc của Riley. Cuộc chiến cảm xúc bên trong của RiLey Cốt truyện có vẻ khá khó hiểu và xa rời thực tế, nhưng đạo diễn kiêm biên kịch của Pixar, Pete Docter, và đội ngũ nhân viên của mình đã sáng tạo nên một bộ phim tuyệt vời mang nhiều màu sắc của niềm vui, hạnh phúc và một chút khoảng khắc đen tối. Thực ra, “Inside Out” không khác gì một bộ phim về tuổi mới lớn, nhưng với một nét tinh tế và độc đáo chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào trước đây. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây, và nền điện ảnh sẽ trở nên tâm tối hơn nếu không có sự góp mặt của hãng. Nhưng ít ai biết Pixar được thành lập với nhiều ý định khác nhau, và chỉ trở thành hãng phim sản xuất phim hoạt hình một cách vô tình. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây. Hãng ban đầu được gọi là The Graphics Group, công ty được thành lập vào năm 1979 thuộc Lucasfilm do George Lucas đứng đầu. Sau sáu năm làm việc tại vị trí chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính, The Graphics Group được Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, mua lại. Ông đổi tên thành Pixar, và biến công ty thành công ty máy tính cao cấp sáng chế những đổi mới về phần cứng. Sản phẩm cốt lõi của họ là máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar tự động hóa quá trình sản xuất hoạt hình 2D và khách hàng chủ lực của họ là Disney. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa bao giờ bán chạy và để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhân viên của Pixar, John Lasseter, bắt đầu tạo ra các đoạn hoạt hình ngắn để trình diễn khả năng của máy. Năm 1991, sau sự cắt giảm nhân viên tại bộ phận máy tính của Pixar, công ty đã kí một hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Disney để sản xuất ba bộ phim hoạt hình dài bằng máy tính với John Lasseter ở vị trí giám đốc sáng tạo. Và bộ phim đầu tiên của Pixar chính là “Toy Story”. Một cảnh trong bộ phim hoạt hình Toy Story Các ý tưởng trong “Toy Story” được dựa trên một đoạn hoạt hình ngắn mà Lasseter đã tạo vào năm 1988 để tăng doanh thu cho phần mềm làm phim mới, “Tin Toy”, kể về cuộc hành trình của món đồ chơi ban nhạc một người và nổ lực thoát khỏi tầm tay của một đứa bé phá hoại. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho

Bảng xếp hạng các bộ phim hoạt hình hay nhất thế kỷ 21 của chúng ta đã dần đi đến hồi kết. Các bộ phim hoạt hình trong phần 3 này chính là những bộ phim hay nhất và cũng ở các thứ hạng cao nhất. Sau đây, chúng ta sẽ cùng xem qua top 5 trong bảng xếp hạng. 5. “The Triplets of Belleville” (2003) “The Triplets of Belleville” là bộ phim hoạt hình dài 78 phút do Pháp sản xuất. Được chắp bút bởi Sylvain Chomet, bộ phim kể về cậu bé mồ côi Champion lớn lên trong vòng tay của bà và chú chó Bruno. Một ngày nọ, cậu được bà tặng một chiếc xe đạp, và sau đó quyết định tham gia vòng đua nước Pháp. Thế nhưng Champion lại bị bọn mafia bắt cóc đến Belleville. Bà của cậu, cùng với chú chó Bruno, đã lên đường đến New York để tìm cách đến Belleville cứu cháu trai của mình, và trên đường đi, họ đã làm quen với ban nhạc Jazz ba bà già Triplettes. Với nội dung đơn giản, quen thuộc, nhưng bộ phim đã phản ánh chân thực nét văn hóa Pháp lẫn văn hóa Mỹ qua cách ứng xử của nhân vật, và những tình huống xảy ra trong phim. Màu sắc trong phim có chút cổ kính, cũ kỹ nhưng không hề buồn tẻ, mà lại nhộn nhịp với tông vàng ngả ố được lấy làm màu chủ đạo trong phim. Mời các bạn xem trailer phim hoạt hình “The Triplets of Belleville” 4. “It’s Such A Beautiful Day” (2012) Khác hẳn với những bộ phim hoạt hình được đầu tư và chau truốt tỉ mỉ, “It’s Such A Beautiful Day” được phát họa hết sức giản dị nhưng lại đem đến cho người xem một cảm giác gần gũi khó tả. Cùng với hai bộ phim ngắn được ra mắt trước đó là “Everything Will Be Ok” và “I Am So Proud Of You”, “It’s Such A Beautiful Day” với độ dài chỉ 23 phút đã mang đến một câu chuyện chân thực khắc họa cuộc sống thường ngày của Bill, một gã trai cô lập và đau khổ, vật vờ trôi giữa những mảnh vỡ bất an và lạc lối của quá khứ xen lẫn hiện tại. Mặc dù cả mạch phim chỉ nói về một cuộc sống thường ngày của bao con người, nhưng khi màn đen đóng lại, người xem sẽ phải suy ngẫm về những bài học sâu sắc được lồng ghép trong từng thước phim, để tìm thấy đâu mới mà giá trị thật sự trong cuộc sống này. Mời các bạn xem trailer phim hoạt hình “It’s Such A Beautiful Day” 3. “Up” (2009) Với nội dung vui nhộn, không tưởng về một ngôi nhà bay với hàng ngàng quả bong bóng, “Up” do Pixar sản xuất đã thu hút được nhiều sự chú ý ngay cả khi chỉ mới được phát họa trên giấy. Mặc dù “Up” không phải là bộ phim hay nhất mà Pixar đã từng phát hành, nhưng chính những đặc điểm nhân vật và mối quan hệ giữa họ đã tạo nên sự thành công cho bộ phim. Qua “Up”, hai đạo diễn Pete Docter và Bob Petersen đã mang đến cho người xem một câu chuyện buồn về tình yêu đã mất và được che lấp bởi cốt truyện vui tươi cùng những bong bóng đầy màu sắc, một cậu bé hướng đạo sinh ngây thơ, đáng yêu cùng những chú biết nói đầy hài hước. Khoảng khắc cảm động nhất phim có lẽ là 4 phút ngắn ngủi kể về cuộc sống của Carl và Ellie, và khi bài hát “Remember When” được cất lên cũng để lại cho người xem một cảm giác tiếc nuối về một tình yêu vĩnh cửu. Mời các bạn xem trailer phim hoạt hình “Up” 2. “The Incredibles” (2004) Bộ phim xuất sắc nhất từ trước đến nay của đạo diện Brad Bird, “The Incredibles” là một sự kết hợp hài hòa, sắc bén giữa truyện tranh, tình cảm gia đình và những pha hành động tuyệt đẹp. Lấy cốt truyện về gia đình siêu anh hùng sống ẩn dật với những năng lực siêu phàm, cùng chống lại những âm mưu đen tối và bảo vệ thế giới, “The Incredibles” được các nhà phim chú trọng đến từng chi tiết, đặc biệt là những cảnh hành động đầy kịch tính, cũng như sự ám ảnh được trở thành siêu anh hùng của những con người bình thường khác. Có thế nói, “The Incredibles” không chỉ là bộ phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại, mà còn là bộ phim về siêu anh hùng hấp dẫn nhất từ trước đến nay. >>> Có thể bạn quan tâm khóa học làm phim hoạt hình 3D ? Mời các bạn xem trailer phim hoạt hình “The Incredibles” 1. “Spirited Away” (2001) Nếu một bộ phim hoạt hình chỉ được đánh giá dựa trên hình ảnh và trí tưởng tượng phong phú của nhà làm phim, thì không còn nghi ngờ gì khi xếp “Spirited Away” của đạo diễn Hayao Miyazaki ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này. Bắt đầu từ một câu chuyện cảnh báo “hãy cẩn thận với những điều ước của bạn”, “Spirited Away theo chân cô bé Chihiro bị mắc kẹt trong thế giới ma thuật và phải làm việc cho phù thủy Yubaba để cứu cha mẹ mình và trở về thế giới loài người. Với những nhân vật đa dạng, mang nhiều màu sắc khác nhau khiến khán giả có thể cảm nhận một thể giới mới đầy huyền ảo, cổ xưa. Đạo diễn Hayao Miyazaki cũng khép léo khi lồng ghép nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau mà không phải ai cũng nhận ra, chính vì thế “Spirited Away” nhanh chóng trở thành một tuyệt phẩm nổi tiếng trên toàn thế