Được biết đến với những tác phẩm gây được ảnh hưởng và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của cộng đồng yêu thích truyện tranh, họa sĩ Hoàng Anh Tuấn – thành viên nhóm B.R.O đã có những chia sẻ về hành trình gần 10 năm làm truyện tranh của mình. Bắt đầu vẽ truyện tranh từ khá sớm nhưng có ý kiến cho rằng từ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh thì cái tên Hoàng Anh Tuấn cũng như nhóm B.R.O mới thật sự gây ấn tượng và được độc giả quan tâm chú ý. Ý kiến anh thế nào? “Năm đó 19 tuổi, xác định theo con đường vẽ truyện tranh, mình quyết định vào Sài Gòn. Khi đó tham gia vào tạp chí Thần Đồng Đất Việt FanClub tại Phan Thị. Bắt tay vào làm một số truyện nhưng thất bại vì chưa có kinh nghiệm sáng tác gì cả. Khi đó toàn vẽ theo cảm hứng, không cần biết người ta có đọc hay không, mình thích thì mình vẽ, xem phim hành động Mỹ rồi làm những câu chuyện về ma cà rồng, chuyện về xã hội đen. Hồi ấy cũng không có khái niệm thế nào là sao chép, thế nào là học tập, thấy truyện người ta vẽ đẹp đẹp là bắt chước học vẽ theo. Nên không được đón nhận. Nói chung 19 tuổi mình làm những cái dở hơi lắm kìa. Thất bại nên rút ra những bài học cho bản thân. Mãi đến bây giờ khi vẽ Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh thì mình nghĩ mới có thể gọi là tạm. Tạm nhìn ra được hướng đi đúng nên được độc giả đón nhận và ủng hộ nhiều hơn.” Truyện tranh Danh Tác của nhóm B.R.O Vậy điểm khác nhau giữa làm truyện tranh lúc 19 tuổi và 28 tuổi? “Hồi 19 – 20 tuổi khoái những cái ngầu ngầu, đọc truyện tranh chiến đấu của Nhật rồi vẽ truyện về xã hội đen, nói chung không có gì của mình hết, không có trải nghiệm, hoàn toàn chỉ là sao chép từ phim ảnh, từ tiểu thuyết, từ truyện tranh của Nhật rồi ra thành tác phẩm của mình. Mang tiếng là tác phẩm của mình nhưng không truyền tải được tư tưởng. Đến bây giờ thì mình thay đổi suy nghĩ. Tất cả những truyện mình làm đều phải nghiên cứu thị trường. Ở Việt Nam thiếu cái gì, mình cần cung cấp cái gì, đem cái gì mạnh của mình để phục vụ cho độc giả. Hồi trước vẽ không xấu nhưng chưa tư duy ra được hướng đi, cứ vẽ những cái lan man dang dở. Giờ thì khác nhiều rồi.” Nói cụ thể trong bộ Học Sinh Chân Kinh nhé, điểm khác biệt so với cách làm những bộ trước kia là gì? Là quá trình tìm hiểu tâm lý đối tượng độc giả. Với Học Sinh Chân Kinh thì đối tượng thụ hưởng từ 13 đến 17 tuổi. Đây là tuổi nổi loạn. Mình không nói tất cả nhưng là đa số. Phụ huynh nói gì không nghe, bạn bè là quan trọng nhất, thích thể hiện mình, cực kỳ hâm mộ thần tượng, rồi “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, chưa biết làm gì với cuộc đời mình.v.v. Anh Tuấn (áo trắng) tham gia talkshow về truyện tranh Việt Nam Nhưng làm sao nắm được tâm lí đối tượng teen và thể hiện chính xác khi anh đã qua độ tuổi này rồi? “Sau quá trình tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của đối tượng độc giả thì đến phân tích tâm lý, phân tích những diễn biến phức tạp của lứa tuổi này. Sau đó mình phải đứng ở vị trí của nhân vật nhìn nhận lại để xây dựng cuộc sống xung quanh, xây dựng cốt truyện và tính cách của các nhân vật chính chứ không phải xây dựng trên quá khứ của mình. Mình đứng trên khía cạnh của tuổi đấy để xây dựng bộ truyện, xây dựng tính cách của các nhân vật chính sẽ tìm kiếm ra được những nét riêng trong tính cách nhân vật.” Truyện Học Sinh Chân Kinh của nhóm tác giả B.R.O Trong quá trình xây dựng bộ truyện thì có khó khăn gì không? “Khó khăn thì…Mình nghĩ cái khó khăn nhất của làm truyện tranh là mình phải tưởng tượng những khó khăn mình gặp phải. Vì thật sự nếu mình nghĩ khó khăn thì nó sẽ rất khó khăn. Mình nghĩ thuận lợi thì nó sẽ thuận lợi thôi. Quan trọng là dám bắt đầu. Không có khó khăn nào hết, chỉ có mình thôi.” Vậy chúng ta nói về thuận lợi đi. “Thuận lợi là mình là người Việt Nam, mình nắm được tinh thần của người Việt Nam. Nắm được tinh thần người Việt để kể câu chuyện cho người Việt nghe, sẽ khác với việc dùng truyện tranh Nhật để nói về những nhân vật không có điểm chung với người đọc. Cái thứ hai nữa là có những câu chuyện chỉ xảy ra ở Việt Nam. Cái thứ ba là nhìn ra được những điểm tích cực trong cái tiêu cực. Ví dụ như trong cảnh tắc đường thì ai cũng thấy khó chịu. Nhưng mà đối với những đôi yêu nhau thì họ ngồi trên xe và đang tắc đường thì họ cảm thấy rất hạnh phúc. Vì còn 5 mét nữa là về đến nhà rồi, làm sao ở bên cạnh nhau đây, gặp tắc đường thì mừng quá. Đó là chất liệu có sẵn, mọi thứ đều ở xung quanh, đều có thể khai thác được.” Sau bao nhiêu năm vẽ truyện tranh, anh đã định hình phong cách vẽ của mình ra sao? “Phong cách đi theo tư tưởng. Mình vẽ thế nào để thích nghi được với thị hiếu của đối tượng mình

Truyện tranh Cửa Sổ giống một trang nhật ký bằng tranh của một cậu bé mười tuổi, sống trong khu phố cổ Hà Nội. Như bao trẻ em khác thời bấy giờ, cậu chỉ đi học một buổi, buổi còn lại bị nhốt trong nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Và trong căn phòng tù túng, cậu luôn muốn bắc ghế trèo lên cửa sổ để nhìn khoảng không bên ngoài. Truyện tranh Cửa Sổ của họa sĩ Tạ Huy Long là một tác phẩm đặc biệt so với những cuốn truyện tranh thường thấy trên thị trường Việt Nam. Tác phẩm độc lập dài 82 trang này là những bức tranh màu, trong đó mỗi trang là một tác phẩm hội họa chất lượng. Tạ Huy Long sinh năm 1974, là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh ở Việt Nam hiện nay. Anh là biên tập viên của NXB Kim Đồng, là tác giả của một số tác phẩm như Ngày xưa có một con nghê, minh họa cho cuốn Dế mèn phiêu lưu ký, Vẽ cho Sự tích chú Cuội Cung trăng, Đam Dông, Bộ tranh truyện Lịch sử Việt Nam, Lịch sử nước Việt bằng tranh, Lá cờ thêu 6 chữ vàng… Cửa Sổ giống một trang nhật ký bằng tranh của một cậu bé mười tuổi, sống trong khu phố cổ Hà Nội. Như bao trẻ em khác thời bấy giờ, cậu chỉ đi học một buổi, buổi còn lại bị nhốt trong nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Và trong căn phòng tù túng, cậu luôn muốn bắc ghế trèo lên cửa sổ để nhìn khoảng không bên ngoài. Tình cờ, cậu phát hiện ra có chú châu chấu đi theo mình. Trong giấc mơ (mà cũng có thể là hiện thực), chú châu chấu khổng lồ có đầu người đã tới đón cậu, đưa cậu vượt ra khỏi cửa sổ và bay bổng trên bầu trời đêm. Cửa sổ không chỉ là cánh cửa thông với không gian bên ngoài, mà nó trở thành một cánh cửa hứa hẹn về một thế giới khác. Phần kết câu chuyện là cảnh cậu bé trở về căn phòng mình, mọc thêm đôi cánh, như một ngụ ý cho trí tưởng tượng đã được chắp cánh. Nếu như nhiều người cho rằng truyện tranh là sách dành cho thiếu nhi, thì Cửa sổ thay đổi hẳn quan điểm này. Truyện tranh là tác phẩm mà độc giả nào cũng có thể tìm thấy ý nghĩa trong đó. Người yêu Hà Nội có thể đồng cảm với tình yêu, với hoài niệm về phố cổ. Trẻ em có thể tìm thấy những trò chơi, ước mơ, khát vọng tuổi thơ. Người ưa truyện kỳ ảo sẽ được thỏa mãn với chi tiết mang yếu tố tâm linh là con châu chấu mặt người, và sự gặp gỡ của cậu bé với linh hồn cậu. Lấy bối cảnh Hà Nội những năm 1980, Cửa sổ của Tạ Huy Long đầy ắp hình ảnh thủ đô thời bao cấp. Ở đó, người đọc sẽ thấy lại những căn phòng chật hẹp có cửa sổ trổ tít trên cao, người mẹ may máy khâu hàng đêm, chiếc bếp dầu đun nấu… Chi tiết người dân kháo nhau về việc Phạm Tuân bay vào vũ trụ tiết lộ thời điểm, bối cảnh xảy ra câu chuyện. Những ai từng sống trong phố cổ Hà Nội sẽ bắt gặp ký ức của mình qua những trang vẽ của Tạ Huy Long. Những bức tranh vẽ phố nhấp nhô mái ngói nâu của các ngôi nhà theo kiến trúc cũ, hình ảnh tàu điện, cầu Long Biên… hiện lên sống động. Tạ Huy Long cho biết một phần Cửa sổ là câu chuyện có thật của chính anh. Tác giả kể, nhà anh xưa trên phố Hàng Bồ. Căn phòng ở tối tăm, tù túng đến mức cha mẹ anh phải xin phép mãi mới trổ được cái cửa sổ ở tít trên cao. Như bao đứa trẻ khác, Tạ Huy Long cũng bị nhốt trong nhà khi bố mẹ đi làm. “Tuổi thơ trên phố của tôi vừa có phần tù túng lại vừa có ánh sáng lung linh của trí tưởng tượng. Cái cửa sổ mà tôi không thể biết bên ngoài nó chứa thứ gì càng khiến tôi tò mò và nghĩ ra đủ thứ quanh nó. Tôi không nhớ đã có bao nhiêu giấc mơ mà trong ấy tôi bay được và bay qua cái cửa sổ đó, bay rất cao và nhìn cả Hà Nội trải dài bên dưới” – tác giả kể. Bởi thế, Tạ Huy Long đã vẽ truyện tranh này bằng những cảm xúc, những ký ức đầy trìu mến về căn nhà mà anh từng sống. Anh bảo anh không định kéo mọi người về hoài niệm, hay đưa ra bài học gì, mà chỉ mong người đọc tìm được chút đồng điệu cảm xúc. CMA – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM