Rumiko mangaka nổi tiếng của Nhật Bản

Rumiko Takahashi là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh xuất sắc nhất và giàu có nhất Nhật Bản hiện nay. Mặc dù là nữ giới nhưng bà lại chuyên sáng tác manga thể loại shounen chứ không phải shoujo. Bà được độc giả ưu ái đặt cho biệt danh là “Công chúa manga“. Rumiko Takahashi sinh ngày 10/10/1957, chào đời tại Niigata, Nhật Bản. Theo một bài viết, vào thuở nhỏ niềm yêu thích manga của Rumiko không hơn gì so với những đứa trẻ khác, luôn mê mẩn manga và cô cũng hay vẽ manga nguệch ngoạc vào các trang vở của mình nhưng chưa hề nghĩ gì đến việc sẽ trở thành một mangaka chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong một bài phỏng vấn năm 2000, chính Takahashi Rumiko lại khẳng định: “Tôi luôn muốn trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp, ngay từ khi tôi còn là một đứa con nít.” Rumiko khá kiệm lời, chỉ hay dõi mắt quan sát cuộc sống quanh mình từ dáng vóc, ăn mặc, cử động đến cảm xúc của mọi người… Đó chính là nền tảng cho những series manga chinh phục độc giả sau này. Thời sinh viên bà lấy bút danh là Kemo Kobiru. Con đường sáng tác bắt đầu từ khi bà vào học khoa văn của trường Đại học Nihon Josei (Đại học Phụ nữ Nhật Bản) và tham gia Gekiga Sonjuku, một trường nổi tiếng về manga theo trường phái kịch họa do magaka lừng danh Koike Kazuo sáng lập. Chính nhờ sự hướng dẫn của Koike mà Rumiko đã học được rất nhiều kiến thức quan trọng cũng như nâng cao “tay nghề” của mình lên rất nhiều, đặc biệt là hiểu được tầm quan trọng về tính cách đa dạng của các nhân vật, từ đó hình thành nên phong cách xây dựng nhân vật độc đáo của mình. Và kể từ lúc đó, cô sinh viên Rumiko đã bắt đầu tìm được công việc mà mình thật sự yêu thích. Năm 1976, Rumiko chính thức bước vào con đường của một mangaka chuyên nghiệp, khởi đầu bằng việc xuất bản các truyện ngắn trong tập san của Câu lạc bộ Manga trường Nihon Josei. Các tác phẩm đầu tay của cô lúc đó có thể kể đến như là Thus A Half of Them Are Gone, Bye-Bye Road. Phải nói, sự lựa chọn để trở thành một mangaka chuyên nghiệp của Rumiko là một quyết định hết sức khó khăn. Cô đã gặp không ít trở ngại, từ kinh phí cho đến việc thiếu vắng sự ủng hộ của gia đình. Đồng thời, tính cạnh tranh của công việc này thật sự rất cao, thêm nữa ở Nhật Bản, thất bại trong tìm kiếm việc làm sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tương lai. Cụ thể là, nếu Rumiko không tìm được công việc cho mình, chỉ trong vòng vài năm, cô sẽ không còn có cơ hội đó nữa vì khi đó, Rumiko sẽ bị các mangaka trẻ hơn nhưng năng lực không hề kém cạnh qua mặt. Và ở Nhật Bản các sinh viên chưa ra trường thường đăng ký trước công việc của mình với các công ty, vì vậy họ thường không có đủ chỗ cho những người xin việc khác, dù có bằng cấp đi chăng nữa. Hồi tưởng lại thời gian này, Rumiko nói rằng:       “Khả năng thành công là có, nhưng cũng có nhiều khó khăn sẽ đến với bạn. Đúng là ở Nhật Bản thì bạn có nhiều cơ hội thành công hơn, nhưng khi bạn thất bại thì sẽ mất tất cả. Vì vậy bạn phải quyết định và theo đuổi quyết định đó. Trong trường hợp của tôi, thành công không đến ngay mà nó cần thời gian trước khi mọi việc bắt đầu diễn ra trôi chảy. Tất nhiên, cách tốt nhất để tìm ra giải pháp là cứ theo đuổi nó, chờ một vài năm và luôn hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra với mình.” Phong cách sống và làm việc của nữ họa sĩ truyện tranh Rumiko Trái với nhiều mangaka khác, Rumiko Takahashi trực tiếp giới thiệu manga và anime của mình tới độc giả phương Tây. Rào cản văn hóa và hình thức tiếp thị kém chính là một trở ngại không nhỏ cho các mangaka. Tuy nhiên, Rumiko đã vượt qua những thử thách đó bằng khá nhiều hoạt động mở rộng và chủ động hợp tác với các nhà sản xuất cả bên trong lẫn bên ngoài Nhật Bản (như Shonen Sunday, TMS Entertainment, Viz Media, Sunrise…). Chỉ sau một thời gian ngắn, manga của Rumiko đã nhanh chóng lên ngôi và chiếm được nhiều cảm tình của độc giả nước ngoài, bằng chứng là Giải thưởng Inkpot tại Hội nghị Truyện tranh San Diego đã trao cho bà vào năm 1994. Trái hẳn với tiếng tăm vang dội của những “đứa con tinh thần”, Rumiko ngoài đời khá lặng lẽ, đơn giản, e dè nhưng thân thiện và rất có sức thu hút. “Công chúa manga” thích xem truyện tranh, sách, kịch Takarazuka, đội bóng chày Hanshin Tigers, nhấm nhi cafe bằng ngón tay út, mì yakisoba, một vật nuôi như P-chan (con heo đen do Hibiki biến thân trong Một nửa Ranma) và được bay! Hâm mộ văn hóa Trung Hoa và Đông Nam Á, du lịch cũng là một sở thích lớn của bà. Tuy nhiên, lịch làm việc căng thẳng không cho phép bà tự do tự tại quá lâu. Về phong cách sáng tác, Rumiko là một trong số ít những mangaka có thể xây dựng mạch truyện với lượng nhân vật cực kỳ đông đảo nhưng luôn đem lại tươi mới và phong phú cho cuốn truyện. Dù là nam hay nữ, hầu hết các nhân vật của Rumiko Takahashi đều có tính cách đa dạng mà đặc trưng, vui nhộn, hấp dẫn, trẻ mãi không già và thiếu hoàn thiện. Họ chưa hẳn là người tốt, nhưng cũng không phải kẻ xấu, mà đơn giản chỉ là những nhân vật rất