Trong những năm gần đây, danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc. Trong khi “Cars 2” (2011), “Brave” (2012) và “Monster University” (2013) đều đạt được lượng doanh thu phòng vé cao, nhưng so với những tiêu chuẩn cao ngất trời của Pixar, những bộ phim này có vẻ vẫn chưa đáp ứng được phần nào mong đợi của khán giả, và thiếu mất bàn tay của những thiên tài đã sáng tạo nên những bộ phim kinh điển như “Toy Story”, “Monster Inc.”, “Finding Nemo” và “Up”. Danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc >>> Có thể bạn quan tâm đến Khóa học làm phim hoạt hình 3D Điểm đặc trưng của những bộ phim thuộc Pixar là luôn thúc đẩy ranh giới của phim hoạt hình truyền thống và pha trộn với những nội dung có ý nghĩa sâu rộng cùng yếu tố của một xã hội hiện thực, như hoàn cảnh của chú cá mồ côi mẹ trong “Finding Nemo”, hay cậu bé hướng đạo sinh thừa cân và bị tẩy chay trong “Up”. Không hãng phim nào khác có thể tranh đua với Pixar về mặt sáng tạo và đổi mới, và kể từ được trao giải thưởng Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất lần đầu tiên vào năm 2001, hãng tiếp tục được trao thêm không dưới bảy lần sau đó. Nhưng mọi điều tốt đẹp cũng sẽ đến hồi kết, và sau phần tiếp theo khá mờ nhạt “Monsters University” ra mắt vào năm 2013, mọi người bắt đầu tự hỏi có phải tất cả những ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Sau “Monsters University”, mọi người tự hỏi dường như các ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Nhưng thật ra đó chỉ là sự suy đoán của một số người, bởi vì bộ phim mới nhất của hãng, Inside Out, hóa ra lại được áp dụng một cốt truyện đặc biệt và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Bộ phim tập trung phần lớn vào tâm trí của một cô bé 11 tuổi tên Riley khi cuộc sống hạnh phúc của cô với cha mẹ đang bị đe dọa vì cả gia đình chuyển từ Minnesota đến thành phố San Francisco sinh sống. Cô đơn giữa thành phố xa lạ, Riley nhớ bạn bè và trường lớp của mình, cảm thấy bực bội với cha của mình khi chuyển đến California để mở một công ty công nghệ cao. Và ở trong tâm trí của Riley là một trận đấu giữa những cảm xúc của cô bé, với Niềm Vui (Amy Poehler lồng tiếng) chống lại những suy nghĩ tiêu cực của Nỗi buồn, Sợ hãi và Giận dữ để bảo vệ hạnh phúc của Riley. Cuộc chiến cảm xúc bên trong của RiLey Cốt truyện có vẻ khá khó hiểu và xa rời thực tế, nhưng đạo diễn kiêm biên kịch của Pixar, Pete Docter, và đội ngũ nhân viên của mình đã sáng tạo nên một bộ phim tuyệt vời mang nhiều màu sắc của niềm vui, hạnh phúc và một chút khoảng khắc đen tối. Thực ra, “Inside Out” không khác gì một bộ phim về tuổi mới lớn, nhưng với một nét tinh tế và độc đáo chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào trước đây. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây, và nền điện ảnh sẽ trở nên tâm tối hơn nếu không có sự góp mặt của hãng. Nhưng ít ai biết Pixar được thành lập với nhiều ý định khác nhau, và chỉ trở thành hãng phim sản xuất phim hoạt hình một cách vô tình. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây. Hãng ban đầu được gọi là The Graphics Group, công ty được thành lập vào năm 1979 thuộc Lucasfilm do George Lucas đứng đầu. Sau sáu năm làm việc tại vị trí chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính, The Graphics Group được Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, mua lại. Ông đổi tên thành Pixar, và biến công ty thành công ty máy tính cao cấp sáng chế những đổi mới về phần cứng. Sản phẩm cốt lõi của họ là máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar tự động hóa quá trình sản xuất hoạt hình 2D và khách hàng chủ lực của họ là Disney. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa bao giờ bán chạy và để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhân viên của Pixar, John Lasseter, bắt đầu tạo ra các đoạn hoạt hình ngắn để trình diễn khả năng của máy. Năm 1991, sau sự cắt giảm nhân viên tại bộ phận máy tính của Pixar, công ty đã kí một hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Disney để sản xuất ba bộ phim hoạt hình dài bằng máy tính với John Lasseter ở vị trí giám đốc sáng tạo. Và bộ phim đầu tiên của Pixar chính là “Toy Story”. Một cảnh trong bộ phim hoạt hình Toy Story Các ý tưởng trong “Toy Story” được dựa trên một đoạn hoạt hình ngắn mà Lasseter đã tạo vào năm 1988 để tăng doanh thu cho phần mềm làm phim mới, “Tin Toy”, kể về cuộc hành trình của món đồ chơi ban nhạc một người và nổ lực thoát khỏi tầm tay của một đứa bé phá hoại. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho

Sau khi điểm qua các bộ phim hoạt hình từ thứ hạng 16 đến 25, bây giờ chúng ta sẽ xem tiếp vị trí từ 6 đến 15 trong bảng xếp hạng này là những phim hoạt hình nào nha! 15. “Coraline” (2009) Năm 2009, hãng phim Laika cho ra mắt bộ phim stop-motion (hoạt hình tĩnh vật) “Coraline”. Dựa trên cuốn sách cùng tên của nhà văn Neil Gaiman và được đạo diễn bởi Henry Selick, người từng rất thành công với bộ phim “The Nightmare Before Christmas”, bộ phim kể về chuyến phiêu lưu của cô bé Coraline (do Dakota Fanning lồng tiếng) vào một thế giới tồn tại song song với thế giới cô bé đang sống, và tại đây mọi thứ đều thú vị, từ cha mẹ của cô bé, những người chỉ quan tâm đến công việc, bỗng trở nên hài hước và vui nhộn, khu vườn vốn héo khô lại tràn ngập màu sắc từ những bông hoa do cha cô trồng. Nhưng thật chất mọi thứ không hề hoàn hảo như trong tưởng tượng của cô bé. Hình ảnh trong phim được thiết kế rất đặc sắc, được các nhà làm phim thổi hồn vào từng chuyển động của các nhân vật. Các bộ phim sau đó của Laika như “Paranorman” và “The Boxtrolls” cũng dành được nhiều thành công, nhưng “Coraline” mãi mãi là tượng thành của hãng phim này. Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình “Coraline” 14. “The Lego Movie” (2014) Khi mới được phát thảo ở trên giấy, ý tưởng đưa những nhân vật đồ chơi đã quá quen thuộc với phần lớn trẻ em trên thế giới lên màn ảnh rộng dường như bất khả thi và gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi bắt tay vào công trình dựng phim, “The Lego Movie” nhanh chóng trở thành một trong những bộ phim ăn khách. Với nội dung vui tươi, hài hước với hiệu ứng hình ảnh được áp dụng từ phim “Cloudy With Chance Of Meatballs” của đạo diễn Phil Lord và Chris Miller. Bộ phim xoay quanh nhân vật Emmett (do Chris Pratt lồng tiếng) được lựa chọn như tia hi vọng cuối cùng để chống lại chúa tể tà ác Lord Business (Will Ferrell). “The Lego Movie” là một bộ phim hành động hài hước, với tuyến nhân vật gần gũi, cùng cốt truyện hấp dẫn sẽ in sâu trong lòng khán giả. Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình “The Lego Movie” 13. “Ratatouille” (2007) “Ratatouille” là một trường hợp đặc biệt khi so sánh bộ phim với các tiêu chuẩn mà Pixar đã đặt ra, có thể là do lịch sử những bộ phim đã được phát hành của hãng trong suốt thời gian qua, hoặc bởi vì phong thái cổ kính bao trùm trong phim. Lấy bối cảnh trong một thế giới của những món ăn hảo hạng, những nhà phê bình ẩm thực và hình ảnh xa hoa, lộng lẫy của những nhà hàng nổi tiếng, “Ratatouille” xoay quanh một chú chuột với khẩu vị tinh tế và ước mơ trở thành đầu bếp tài ba, nổi tiếng trên toàn thế giới. Khi vừa ra mắt, bộ phim nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả và được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức, với những giai điệu du dương hòa hợp với phong cảnh của một thành phố Paris đầy mộng mơ, lãng mạn. Mặc dù không phải là bộ phim xuất sắc nhất của Pixar, nhưng “Ratatouille” thực sự là một khung ảnh đầy tinh tế và độc đáo. >>> Có thể bạn quan tâm khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp ? Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình “Ratatouille” 12. “Chicken Run” (2000) Nếu xét về tổng thể, những bộ phim đã được ra mắt của Aardman Animation không thể nào so sánh với loạt phim ngắn từng đoạt giải Oscar “Wallace & Gromit” của hãng. Tuy nhiên, bộ phim dài đầu tiên của hãng với tên gọi “Chicken Run” lại là một thành công lạ thường với sự sáng tạo và duyên dáng về cả nội dung lẫn hình thức. Theo chân một nhóm gà mái đang trông chờ vào sự giúp đỡ của chú gà trống tự mãn Red để tìm cách thoát khỏi trang trại khi cả nhóm tình cờ phát hiện mình sẽ bị biến thành những chiếc bánh nướng. Với hình ảnh nhân vật được thiết kế hoàn hảo, lối hài hước cổ điển của nước Anh và những cảnh hành động ly kỳ đặc trưng cho những bộ phim ngắn của Aardman, “Chicken Run” nhanh chóng tạo được dấu ấn trong lòng khán giả và được giới chuyên môn đánh giá cao. Mời các bạn xem trailer của phim hoạt hình “Chicken Run” 11. “Persepolis” (2007) Là sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa của Pháp, Iran và Mỹ, “Persepolis” vừa ra mắt đã thắng giải của Ban Giám Khảo tại Cannes 2007 và được đề cử Oscar 2008. Dựa trên cuốn tiểu thuyết bằng tranh cùng tên, bộ phim xoay quanh cuộc sống của cô bé Marjane, khi Iran xảy ra cuộc cách mạng và cô bé đã được cha mẹ đưa sang Áo để lánh nạn. Vì tình yêu quê hương, cùng sự thống trị độc tài của chế độ chính trị thần quyền, Marjane mơ về tương lai và mong ước trở thành nhà tiên tri cứu rỗi thế giới. Với màu sắc chủ đạo là đen và trắng, “Persepolis” đã vẽ nên một bức tranh chân thực về cuộc sống thường ngày tại Iran, khắc họa rõ nết những mâu thuẫn trong một xã hội hồi giáo với nhiều định kiến khắc khe, từ đó làm bật lên khao khát về hòa bình và hy vọng vào một cuộc sống tự do của người dân lành vô tội. Mời các bạn