5 điều cần làm trước khi bắt tay làm phim hoạt hình

Là một người đang học làm phim hoạt hình hay đã hoạt động trong ngành này hoặc, bạn đã từng thử làm luôn một đoạn phim ngay từ đầu mà không cần bất kì kế hoạch nào? Tôi nghĩ nó chắc chắn sẽ kết thúc trong thảm họa nếu bạn làm thế. Khi ta bật ra một ý tưởng mới trong đầu, thì thật khó mà cưỡng lại việc diễn hoạt từng khung một cách vội vàng, để rồi mọi chuyện không đi đến đâu cả vì không thể phát triển thêm được ý tưởng và chúng ta cứ bị đi lòng vòng, vừa tốn thời gian vừa mất công sức vẽ. Để tránh lỗi lầm hết sức phổ biến trên, bạn cần quản lý mọi thứ trong khuôn khổ và tuần theo đúng quy trình, hãy làm theo 5 bước đơn giản sau đây trước khi bạn bắt đầu công vuệc. Chậm rãi, từ tốn lại sẽ không mang lại niềm vui nhiều cho lắm, nhưng điều này sẽ cứu nguy cho dự án của bạn vào phút cuối. Biết rõ câu chuyện mình muốn kể  Nguồn: hollywoodreporter.com Rất nhiều người, đặc biêt là người mới học, thường bị sa đà vào diễn hoạt với chỉ ý tưởng, mà không có câu chuyện đàng hoàng. Bởi vì một câu chuyện là sự phát triển của các ý tưởng/khái niệm, nên bạn cần phải viết ra tất cả mọi thứ để biết mình phải làm gì và nên lên kế hoạch như thế nào . Bạn có thể cần phải thay đổi vài thứ vào phút chót trong câu chuyện khi bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại nhưng dàn ý/ bộ khung cơ bản vẫn cần giữ nguyên.  Viết ra một kịch bản hoàn chỉnh với cách dàn xếp sân khấu, chú thích lia camera, thu phóng, góc đặt máy quay…. Càng chi tiết càng tốt, vì bạn sẽ cần đến nó về sau. Hiểu rõ nhân vật mình tạo ra Nguồn: awn.com Đừng chỉ phác thảo một bản duy nhất khi tạo hình các nhân vật của mình. Hãy tạo ra thật nhiều model đa dạng, đừng chỉ gói gọn ở chỉnh sửa gương mặt. Vẽ nhân vật của bạn ở góc toàn thân, ở mọi góc độ và biểu đạt mọi hành động/ cảm xúc, ví dụ như những hành động biểu lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật, các cung bậc cảm xúc (giận, vui vẻ…), động tác tay khi nhân vật nói chuyện… Đi vào chi tiết cả những thứ nhân vật đeo trên ngón tay, đeo trên tai… hay những chi tiết kì quái trên áo quần của chúng Sau đó hãy tô màu và tả chất liệu cho nhân vật. Tạo ra một bản thiết kế nhân vật (model sheet) hoàn chỉnh với 5 góc nhìn khác nhau. Vẽ luôn cả những thứ sẽ xuất hiện và tương tác với nhân vật trong phim của bạn, như xe, tàu vũ trụ, sung ống… Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều ở công đoạn diễn hoạt (animation) vì bạn đã hình dung được thể khối của chúng. Dù chúng ta có thể hình dung rõ nhân vật của chúng ta trông như thế nào trong đầu, nhưng sẽ khó mà thống nhất cái mình nghĩ với cái mình có thể vẽ ra được trên giấy, nên model sheet nhân vật là thứ sẽ hỗ trợ bạn sự đồng bộ đó. Việc tao ra các tờ model sheet giúp bạn chính thức hóa nhân vật của mình, và bạn có thể dùng lại để tham khao cho các dự án sau này. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy model sheet giúp cho bộ phim của bạn thống nhất và quy củ đến thế nào. Không những thế, nó giúp bạn quen với nhân vật và chỉ cần vài nét để vẽ ra chúng, tiết kiệm bớt thời gian và khối lượng công việc. Lên kế hoạch từng phân cảnh  Nguồn: cartoonbrew.com Trừ những đoạn hoạt hình ngắn chỉ có 1 góc camera, bạn sẽ phải quản lý rất nhiều phân cảnh khác nhau trong bộ phim của mình. Hãy đọc kĩ câu chuyện của mình hoặc kịch bản phân cảnh. Đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc của phân cảnh, sau đó xác định cụ thể các yêu cầu cho từng cảnh đó: Có bao nhiêu nhân vật, bối cảnh là gì, âm thanh, âm nhạc, âm thanh, lời loại…. Tạo ra một storyboard phân định cụ thể các hành động chính, chuyển động camera, hiệu ứng, màu sắc, vân vân. Hãy biến từ ngữ của câu chuyện biến thành hình ảnh có ý tứ rõ ràng. Đây sẽ là khuôn khổ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình. Về cơ bản nó là những hướng dẫn trực quan cho bản thân bạn. Canh chỉnh nhịp thời gian (Timing)  Nguồn: alicegearyyear2.wordpress.com Sự điều hòa thời gian cho chuẩn xác là điều cốt lõi trong hoạt hình. Không phải vật thể nào trong phim cũng di chuyển ở cùng một tốc độ, ví dụ như trong cùng một khoảng cách thì hành động đi và chạy sẽ có số lượng khung hình khác nhau. Nếu bạn diễn hoạt một con báo đang phóng đi nhưng lại phân bố một lượng khung hình xen (inbetween)  đều đặng giữa các khung chính (key frame), bạn có thể sẽ khiến cho con báo nhìn như đang nổi lềnh bềnh trên không khí, hoặc đang lao đi với tốc độ chết người. Không chỉ có thế, không phải mọi chuyển động luôn tiếp diễn ở cùng một vận tốc. thỉnh thoảng nhanh hơn và chậm hơn ở các thời điểm khác nhau (ease-in/ ease-out)  Bạn còn phải đối mặt với các ràng buộc về deadline, nên bạn buộc phải tính toán kĩ thời lượng của bộ phim mà bạn muốn, cắt bớt những cảnh không thực sự cần.  Tạo bảng kế hoạch chi tiết cho công việc  Nguồn: shutterstock.com

cách làm phim hoạt hình của Pixar 2

Để cho ra đời một bộ phim hoạt hình theo tiêu chuẩn của Pixar khá là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Trung bình có thể kéo dài từ 4-5 năm để hoàn thành một bộ phim hoạt hình 3D. Đa phần thời gian đều dành cho công tác quan trọng nhất của việc làm phim: lên ý tưởng. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar phát triển các ý tưởng của mình rất chặt chẽ, không quá vội vã. Các ý tưởng của bộ phim này không chỉ được khai thác triệt để cho những nhân vật hay câu chuyện của bộ phim đó mà ngoài ra, chúng còn có giá trị làm nền tảng để phát triển những dự án tiếp theo của Pixar. Ở giai đoạn này, để diễn đạt các ý tưởng của mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất cho đội ngũ, các nhà làm phim của Pixar không sử dụng phương pháp tường thuật hay thuyết trình đơn thuần để trình bày ý tưởng của họ. Họ còn sử dụng kỹ năng vẽ, tô màu, hay thậm chí điêu khắc để trình bày ý tưởng của mình. “Ta làm hoạt hình không phải là vì sự kiêu hãnh của bản thân mỗi người. Ta làm hoạt hình là vì sự hạnh diện khi ta là một phần trong tập thể làm nên tác phẩm đó”– Michael Giacchina Quy trình dưới đây có thể mang đến một bài học bổ ích cho những người học vẽ và có ước mơ trở thành một nhà làm phim hoạt hình.  QUY TRÌNH LÀM PHIM HOẠT HÌNH CỦA PIXAR Lên ý tưởng (story idea) Thông thường, khi một trong những nhân viên của Pixar phát biểu ý tưởng của mình cho đội ngũ phát triển của phim. Thử thách lớn nhất luôn là phải là làm cách nào cho mọi người trong căn phòng ấy nhìn thấy được khả năng thành công của ý tưởng này. Text treatment Sau khi chọn được ý tưởng, đội ngũ sẽ xây dựng Text treatment – đây là một văn bản ngắn tóm gọn ý tưởng chung của toàn bộ câu chuyện. Văn bản này giúp các nhà làm phim sàng lọc ra các ý tưởng có thể trùng lặp với nhau. Thông thường các ý tưởng trùng lặp này không bị bỏ đi, mà chúng được phát triển mở rộng ra bởi những nghệ sĩ khác nhau tại Pixar. Việc này giúp cho Pixar có được những câu chuyện mang những nét độc đáo riêng khi họ khai thác trên một ý tưởng chung. Hoàn thành kịch bản (script) Kịch bản được hoàn thành sau khi đã có được ý tưởng và text treatment Storybroad Tiếp theo là Storybroad, đây giống như là phiên bản vẽ tay/phiên bản truyện tranh của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim trên-mặt-giấy. Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các  biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn từ hai dữ liệu này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ nhận một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án này – đạo diễn phim. Giọng nói cho nhân vật – Voice talent Đầu tiên, các bản thu âm nháp sẽ được thực hiện trước bởi các họa sĩ của Pixar và lồng ghép với các thước phim quay thử của phim (được gọi là Reel – đây là đoạn video trình chiếu các hình vẽ tay từ storyboard sau khi đã được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự). Sau khi các phân cảnh và các đoạn hội thoại đã tạm ổn định, các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp bắt đầu thu âm cho nhân vật của mình. Các diễn viên lồng tiếng phải thu âm các câu thoại bằng nhiều cách đọc và diễn đạt khác nhau. Sau khi được sàng lọc, đoạn ghi âm tốt nhất sẽ được giữ lại và đưa vào phim. Trong một vài trường hợp, các bản ghi âm thử của nhân viên Pixar lại là lựa chọn phù hợp nhất cho nhân vật, khi đó các nhà làm phim sẽ sử dụng luôn bản ghi âm này. Reel Reel là các đoạn phim quay thử, trước khi quyết định có nên đưa vào phim chính thức hay không. Các đoạn Reel cho phép các nhà làm phim sàn lọc và xem lại toàn bộ storyboard một lần nữa. Đây là bước rất quan trọng khi làm phim hoạt hình, theo tiêu chuẩn của Pixar, một câu chuyện có thể thành công do có một người kể chuyện giỏi, thì chức năng của Reel cũng giống như vậy. Nó cho phép các nhà làm phim xác định được sự logic giữa các tình tiết, thời gian, không gian và cảm xúc mà các phân cảnh mang lại. Khán giả có thể hiểu được nội dung phim hay không là do khâu kiểm tra này. Và cũng từ đây các nhà làm phim sẽ hiệu chỉnh lại độ dài của từng phân cảnh, chỉnh sửa lại các yếu tố quan trọng, lược bỏ những cảnh không phục vụ cho ý tưởng chung của bộ phim… Xem và cảm nhận (bản màu) Dựa vào các text treatment, storyboard đã hoàn thiện; bộ phận nghệ thuật của Pixar sẽ thảo luận để thiết kế hình dáng phù hợp cho nhân vật, bối cảnh và màu sắc chủ đạo cho bộ phim. Dưới đây là một số bảng màu của phim Finding Nemo, Monter University: Model – Dựng hình cho nhân vật trong không gian 3 chiều. Pixar sử dụng các phần mềm độc quyền để tạo ra những mô