(*) Phương châm của Pixar:” GOING FROM SUCK TO NONSUCK” – tạm dịch: điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và sợ hãi trước những sai lầm, có lẽ, sẽ là mỉa mai khi mặc dù sở hữu 11 bộ phim bom tấn, đồng sáng lập hoạt hình Pixar, Chủ tịch Ed Catmull mô tả quá trình sáng tạo tại Pixar là “bắt đầu từ những điều tệ hại và kết thúc bằng những điều tuyệt vời”. Ed Catmull và các đạo diễn làm việc tại hoạt hình Pixar điều cùng quan điểm rằng nhận ra rồi sửa chữa lỗi sai luôn tốt hơn ngăn chăn việc phạm lỗi. Adrew Stanton, đạo diễn của phim hoạt hình chuyên nghiệp Finding Nemo và WALL-E chia sẻ: “Về cơ bản, có thể giải thích là chúng ta luôn có những sai sót, chúng ta hãy thừa nhận chúng và đừng sợ hãi”. Đây là cách làm việc mà mọi người nên thường xuyên áp dụng. Đồng sáng lập Pixar- Edcatmull Thông thường Pixar không bắt đầu một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp mới từ kịch bản. Ý tưởng bộ phim được khởi nguồn từ storyboard và họ phải trải qua quá trình xử lý hàng ngàn những vấn đề để đưa bộ phim hoạt hình từ con số “ 0” đến tuyệt vời. Đối với những họa sĩ kể chuyện làm việc tại hoạt hình Pixar, storyboard chính là “phiên bản truyện tranh vẽ bằng tay” của một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp, là bản thiết kế cho nhân vật – hành động. Storyboard là những tờ giấy trắng có kích thước 3×8 inch (7.5 x 20 cm) mà trên đó, các nhà hoạ sĩ truyện của hoạt hình Pixar phác thảo ý tưởng. Như Joe Ranft, một trong những hoạ sĩ truyện hàng đầu tại Pixar, đã chia sẻ: “Đôi khi, lần thử đầu tiên đã đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi những lần khác đòi hỏi hàng chục lần thử nghiệm hoặc nhiều hơn.” Phải kiên trì! Pixar đã sử dụng 27.565 storyboard cho A Bug’s Life, 43.536 cho Finding Nemo, 69.562 cho Ratatouille và con số 98.173 thuộc về WALL-E. Một phần trong đồ án storyboard của học viên Nguyễn Gia Lộc- Comic Media Academy Với quá trình phê bình khắc khe này sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho bộ phim hoạt hình. Nó tựa một vòng tuần hoàn, cứ tiếp diễn, tiếp diễn cho đến khi kịch bản đầu tiên được phê duyệt. Phiên bản đầu của bộ phim hỏa hình chuyên nghiệp sẽ được tạo ra trên những thức được gọi là “ những cuộc băng”. “ Những cuộc băng” này chứa các storyboard kết hợp với bản thu thanh và sẽ được trình chiếu trong nội bộ hoạt hình Pixar trước khi được gia công lại bằng digital với những công nghệ tiên tiến và đắt đỏ. “Tất cả các bộ phim hoạt hình thuộc lứa đầu của tôi đều thất bại thảm hại”, Catmull nói. Các họa sĩ kể chuyện và những chuyên gia sẽ email cho đạo diễn để trình bày ý kiến của họ, những điểm họ thích, những điểm họ không thích, lý do kèm theo và những ý kiến đóng góp để thay đổi bộ phim hoạt hình sau đó. Trên thực tế, các họa sĩ kể chuyện chia sẻ rằng, các bộ phim của hoạt hình Pixar đều dở tệ trong suốt quá trình cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì các vấn đề sẽ liên tiếp được phát hiện và xử lý. Finding Nemo mắc một lỗi nghiêm trọng trong một loạt các cảnh hồi tưởng mà khán giả thử nghiệm không hề nhận ra. Còn kịch bản của Toy Story phải viết lại hoàn toàn trong một năm trước khi bộ phim ra mắt. (Ngày ra mắt phim của hoạt hình Pixar được đặt cố định, đóng vai trò như một sự ràng buộc.) Những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những tuyệt tác dễ dàng đạt được. Phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại không mệt mỏi, cần mẫn cùng với biết bao đêm thức trắng, những bộ phim mới bắt đầu hoàn thiện. Tuỳ theo hình thức của bộ phim hoạt hình Pixar mà chủ nghĩa cầu toàn không nhất thiết sẽ cản trở sự sáng tạo. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã tiết lộ rằng, sự cầu toàn tồn tại dưới hai hình thức: lành mạnh và không lành mạnh. Theo tâm lý học, đặc điểm của một chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh bao gồm phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và mong muốn người khác cũng theo đuổi những chuẩn mực tương tự, lập kế hoạch cho tương lai và có kỹ năng tổ chức tốt. Chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh được dẫn dắt một cách chủ quan, được thúc đẩy bởi những giá trị cá nhân mạnh mẽ. Ngược lại, chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh chịu các tác động khách quan. Các mối bận tâm bên ngoài xuất phát từ nhận thức áp lực từ gia đình, nhu cầu đồng cảm, xu hướng làm sáng tỏ những gì đã diễn ra, hoặc sự lo lắng tột độ về việc mắc sai lầm. Người theo chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh thể hiện mối quan ngại thấp đối với những yếu tố khách quan này. Mục đích của việc mô tả quá trình sáng tạo tại hoạt hình Pixar không phải để nói rằng, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối một quy trình như vậy. Ví dụ như, không phải lúc nào cũng có một đội ngũ họa sĩ kể chuyện để đánh giá phiên bản đầu tiên của tất cả các tác phẩm. Hoặc là, chúng ta cũng không nên đầu quá nhiều cảm xúc, thời gian cho
Vài vấn đề cơ bản về lĩnh vực họa sĩ kể chuyện (story artist), một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nhưng không hề lạ trên thế giới. Nhiều người thường thắc mắc rằng làm sao có thể trở thành một họa sĩ kể chuyện (story artist) hay họa sĩ vẽ phân cảnh (storyboader) và cụ thể về công việc đó. Họ thường biết một ít về hoạt hình, đã xem qua vài cuốn DVD nhưng vẫn cảm thấy hoang mang. Cũng phải thôi, họ đang dần hình dung ra nó và bài viết này hoàn toàn đi sâu vào những trăn trở của họ. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu để ý đến các chuyên gia khác trong ngành công nghiệp hoạt hình,họ thường không biết rõ vai trò của nhóm Phụ trách câu chuyện trong một dự án phim hoạt hình. Một cách trung thực thì họa sĩ kể chuyện (story artist) đều được coi là những nhà làm phim hoạt hình. Tất cả từ đạo diễn, biên tập đến đội ngũ kết xuất đồ họa. Họ không hiện thực hóa câu chuyện. Họa sĩ kể chuyện (story artist) làm rất nhiều việc, đó cũng là những việc mà đồng trong chuyên môn gọi là: Phim Chuyển Thể. Họ có đạo diễn, tác giả, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, người quay phim (đội ngũ phục trách bố trí và đội ngũ phụ trách ánh sáng) và tất cả những người có khả năng tạo nên thế giới từ con số 0. Dựng cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo Đầu tiên bàiviết này sẽ cho bạn biết họa sĩ kể chuyện (story artist) và nhóm phụ trách câu chuyện thực sự làm những việc gì. (Ít nhất là trong phạm vi của Pixar). Các họa sĩ kể chuyện (story artist) thực hiện công việc của tất cả mọi người trước khi mọi người thực hiện công việc của mình. Họ là những người đầu tiên đặt nỗ lực vào mỗi phân cảnh trong bộ phim. Có nghĩa là, tạo nên hình hài đầu tiên của một phân cảnh từ kịch bản hoặc đôi khi từ danh sách những khoảnh khắc (những sự kiện sẽ xảy ra trong một cảnh). Họ xem xét hành động của các nhân vật: nhân vật đang nói gì và họ nói thế nào? (Diễn viên) Những nhân vật này trông như thế nào? (Thiết kế nhân vật) Họ xuất hiện ở đâu trong phân cảnh? Họ tương tác với đao cụ gì? (Đạo diễn nghệ thuật) Góc máy ảnh từ đâu? (Đạo diễn hình ảnh) Phải quay bao nhiêu lần để nối những điểm trong câu chuyện liền mạch? Và tốc độ khi kể câu chuyện như thế nào? (Biên tập viên) Ánh sáng như thế nào? Sử dụng ánh sáng hoặc bóng tối như thế nào để đẩy câu chuyện lên cao trào? (Bộ phận phụ trách ánh sáng) Sau đó, bổ sung những ý kiến giúp câu chuyện hay hơn hoặc hài hước hơn. (Tác giả) Storyboard từng góc Trong hoạt hình, họa sĩ kể chuyện (story artist) biến mọi thứ thành hiện thực, vì vậy, bất cứ thứ gì có thể giúp cải thiện chất lượng bộ phim sẽ được thực hiện bằng mọi giá. Bất kì khía cạnh nào của diễn xuất cũng được nghiên cứu một cách chi tiết. Vì vậy các họa sĩ kể chuyện (story artist) xây dựng những bảng vẽ, làm việc cùng với biên tập viên để kết hợp chúng với âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng tạm thời để biến chúng trở thành một bộ phim trước khi thiết lập bất cứ thứ gì bằng đồ họa máy tính. Những trường hợp thay đổi về chi tiết bộ phim luôn luôn xảy ra, vì vậy họa sĩ kể chuyện (story artist) luôn phải hoạt động hết công suất trong thời gian làm phim. Một vài ý giải thích trên mong rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của khán giả về họa sĩ kể chuyện (story artist). Sinh viên à, vẫn còn muốn theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai? Nó sẽ rất vất vả những cũng tràn ngập niềm vui….tất nhiên là nếu bạn thật sự thích vẽ và sáng tác những câu chuyện. CMAVN dựa trên Valerie’s Blog.
Động từ “animate” (làm hoạt hình) có nghĩa là đưa hoạt động vào hình ảnh. Và công việc của người làm phim hoạt hình chính là thổi hồn vào các bức ảnh, đưa thêm tính cách cho những nhân vật bất động trên giấy. Tương tự, với hoạt hình máy tính, các animator (người làm phim hoạt hình bằng máy tính) sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, dựng hình và nhân vật trong không gian kỹ thuật số rộng lớn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Hoạt hình máy tính (hay còn gọi là hoạt hình kỹ thuật số) vừa là một lĩnh vực rộng lớn, rất nhiều thứ để khám phá, tìm tòi. Nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức cho các nhà làm phim. Vì trong lĩnh vực này, giới hạn duy nhất mà các bạn gặp phải chính là Giới hạn của bản thân bạn tự đặt ra cho mình. Tất cả những bản phác thảo, storyboard, model, corlourscripts và những nguyên tố khác phương pháp truyền thống… tất cả những điều này là nguồn cảm hứng vô tận dành cho ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay. Thiếu một trong những thứ trên, sẽ không có một nền nghệ thuật phát triển được như bây giờ. Phim hoạt hình bao gồm rất nhiều những chi tiết bình thường trong cuộc sống mỗi người. Mỗi chuyển động của các hình ảnh đấy được nghiên cứu kỹ càng, cài cắm một cách tài tình bên trong phim hoạt hình. Việc này đòi hỏi sự tỷ mỉ và khôn khéo trong từng chi tiết sản phẩm của đến độ hoàn hảo nhất có thể. Đó là cái tài tình của các nhà làm phim. “Sẽ không có chỗ cho bất kỳ một sự ăn may nào khi bạn làm việc với máy tính, chỉ có sự rèn luyện mới dẫn đến thành công. Nên hãy tự tạo ra không gian của mình, tạo ra thời gian cho mình trước khi chúng ta bắt tay vào xây dựng thế giới kỹ thuật số. Vì đó chính là lúc bạn thảnh thơi nhất” Ở Pixar, chúng tôi khuyến khích các họa sĩ của mình sáng tạo hết sức có thể, cung cấp cho họ không gian để thỏa trí tưởng tượng. Đổi lại, những bức họa của họ thúc đẩy các câu chuyện, bộ phim của chúng tôi lên một tầm cao mới. “Vào những ngày đầu của hoạt hình máy tính, mọi người thường hỏi chúng tôi rằng liệu máy tính có thể làm phim không? Rất là may mắn là chúng tôi đã làm được. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã đi được một quãng đường khá dài từ thời điểm đó. Và tôi rất vui mừng khi những cố gắng và cống hiến nghệ thuật của chúng tôi được thế giới công nhận.” – Brad Bird Phim hoạt hình, chúng có khả năng phóng đại, lý tưởng hóa, lột tả, khai phá, châm biếm hay thậm chí làm đơn giản một vấn đề nào đó. Nó là một con đường rộng lớn cho tất cả các nghệ sĩ nào có tính hài hước, chúng ta có thể phản ánh một vấn đề xã hội qua một câu thoại dí dỏm, miêu tả cái nhìn của một bộ phận giới trẻ bằng một thiết kế nhân vật hay đề cập đến những vấn đề ít được nói đến khác bằng cách rất riêng của chúng ta. Nhưng vẽ đẹp thật sự của Pixar chính là cách mà những hình ảnh và câu chuyện của họ đọng lại trong tâm trí khán giả. Đó là điều tuyệt vời mà phim hoạt hình mang lại cho mọi người. Phim hoạt hình là công cụ tốt nhất để tuyền tải thông điệp đến mọi người. Cho dù các hình ảnh này, chúng chỉ là kết quả của các di và nhấp chuột trên chiếc bàn máy tính của bạn. Cho dù nhiều khi bạn cảm thấy thật sự khó khăn khăn phải thổi sự sống vào cho nhân vật, làm cho khán giả buồn theo chúng, vui theo chúng, yêu chúng, ghét chúng, cảm thông cho chúng… Nhưng những gì bạn làm được, những thông điệp bạn truyền tải được đến mọi người – chính điều đó mới thật sự quan trọng. Trong thế giới phim hoạt hình, mọi thứ đều có thể sống, mọi thứ đều có thể nói chuyện, có tính cách riêng, suy nghĩ riêng. Bạn có thể tạo ra tất cả những vũ trụ kỳ diệu mà bạn muốn, tạo ra bất cứ những nhân vật nào mà bạn muốn gặp. Đó là sức mạnh của phim hoạt hình – một chuyến xe chứa đầy những ý tưởng sáng tạo. “Hoạt hình có thể cho bạn thấy được thứ nằm sâu trong trí óc của con người” – Walt Disney Đoạn phim sau đây cho thấy vẻ đẹp thật sự và tính nghệ thuật của phim hoạt hình Pixar, khi ta chú trọng việc phát triển câu chuyện và nhân vật và thật sự trân trọng việc ta đang làm. The Beauty of Pixar : Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/animation.html
COLOUR SCRIPT (hay còn gọi là bản màu của storyboard) được tạo ra nhằm để theo dõi câu chuyện của phim. Do tính chất công việc được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, giám đốc sản xuất cần phải tổng hợp tất các hình ảnh có thể nhằm giúp ông hình dung được sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào. Colour script là phần tiền sản xuất để thể hiện các mảng màu sắc, ánh sáng, tâm trạng và cảm xúc của câu chuyện khi đưa lên phim. Nó không chỉ đơn thuần là những bức vẽ đẹp mắt, mà còn là phiên bản hình ảnh của bộ phim, mang trong đó những tiết tấu, chuyển biến xuyên suốt bộ phim, hòa quyện với nó chính là diễn biến của câu chuyện. >>> Có thể tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D The Incredibles Colour Scripts Càng có nhiều cách để quan sát bộ thì càng dễ dàng để đạo diễn sản xuất đưa ra nhận định hơn. Bởi vì nếu chỉ có những bản phác màu thôi thì không thể nào tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp các studio phát triển ý tưởng của họ và tìm ra phương pháp tiếp cận khác nhau để thể hiện câu chuyện của mình Sắc thái của một bộ phim phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh này, vì từ đây ta có thể thấy được diễn biến mà câu chuyện đi theo một cách toàn diện nhất. Đôi khi Pixar có xu hướng xem màu sắc như một dòng suy nghĩ, những người thiết kế có thể tạo ra một trải nghiệm điện ảnh hấp dẫn về mặt cảm xúc phong phú hơn và nhiều điều mới lạ hơn cho khán giả của họ với việc xem xét các hình ảnh này. Đây là lý do tại sao Pixar sử dụng các colour script cho mỗi bộ phim của họ, vì nó cho phép họ vạch ra các đường đi cho cốt truyện và diễn biến của nó. UP COLOURSCRIPT Xem xét các bản colour scripts, chúng tôi nhìn thấy được ánh sáng và màu sắc chủ đạo của bộ phim, cho từng cảnh quay. Việc này rất cần thiết khi bạn muốn giữ cảm xúc nhất định cho một phân cảnh nào đó trong phim. Công trình phối màu của phim phải được tạo dựng một cách khoa học giữa những công đoạn phối màu, các nhà thiết kế phải tìm cách dung hòa các hình ảnh tạo nên cái thần cho bộ phim đan xen với tính nghệ thuật của nó. Đi tìm Nemo Colourscripts Người có công đưa colour script đến với Pixar là Ralph Eggleston, và ông đã thực hiện một trong những colour scripts đầu tiên cho Toy Story bằng cách vẽ bằng phấn màu. Truyền thống đó đã được sử dụng trong nhiều năm sau đó, vì phấn màu là một phương tiện rất nhanh và có hiệu quả làm việc khá cao. Ngày nay, hầu hết các kịch bản màu sắc được thực hiện bằng kỹ thuật số bởi vì bức tranh kỹ thuật số thậm chí còn nhanh hơn so với làm việc bằng phấn màu. >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Điều tuyệt vời của phim hoạt hình đối với animator Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/colour-script.html
Storyboard giống như là phiên bản vẽ tay của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn của kịch bản và biểu đồ cảm xúc này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ lãnh một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án – đạo diễn phim. Trung bình, sẽ có hơn bốn ngàn bản vẽ storyboard được tạo nên cho một bộ phim hoạt hình dài của Pixar. Và chúng sẽ được sửa đi sửa lại rất nhiều lần trước khi được chính thức đưa vào phim. Chức năng chính của storyboard là giúp các nhà làm phim hình dung ra được mạch truyện. Ban đầu, Storyboard chỉ là một văn bản chữ viết có vai trò như là kịch bản của phim. Tuy nhiên văn bản này được các họa sĩ sử dụng để vẽ lại nội dung thành các khung tranh. Việc này giống như việc đọc truyện tranh của các bạn, tuy nhiên các khung truyện này không có lời thoại và được vẽ với các kích thước và tỉ lệ bằng nhau. Sau khi vẽ xong, các bức tranh này được gắn lên các bảng lớn, sắp xếp theo thứ tự thời gian như trong văn bản thể hiện. Sau cùng, các “bảng truyện tranh” này được đạo diễn xem xét, hình dung ra bộ phim sẽ được thể hiện như thế nào trên màn ảnh rộng thông qua những bức vẽ của các họa sĩ. Đó chính là tác dụng của Storybroad. Các video dưới đây giải thích Storyboard là gì, các bước thực hiện và làm việc với chúng. Ta cũng sẽ thấy được các họa sĩ của Pixar trình bày các ý tưởng của mình với các thành viên trong nhóm. Video sau đó sẽ so sánh giữa một storybroad và thành phẩm cuối cùng; bạn sẽ thấy tầm quan trọng của nó đến bộ phim cuối cùng như thế nào. Toy Story – Storyboarding and Pitch Sau đây là trích dẫn của John Lasseter, Giám đốc sáng tạo tại Pixar về tầm quan trọng của StoryBoard “Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình, sẽ rất là đắt đỏ khi bạn muốn làm một đoạn phim quay thử (foottage), không giống như các thể loại phim có diễn viên, chúng tôi không có sự đảm bảo nào ở đây, chúng tôi không thể quay đi quay lại nhiều lần cho một cảnh quay, chúng tôi không có máy quay thứ hai hay bất cứ kế hoạch dự phòng nào… Chúng tôi chỉ có một cơ hội duy nhất với mọi phân cảnh của bộ phim, hoặc là có hoặc không đưa vào phim. Vậy làm thế nào biết được phân cảnh nào là lựa chọn đúng đắn cho bộ phim? Câu trả lời là các bạn phải chỉnh sửa bộ phim trước khi nó được sản xuất. Và việc sử dụng storyboard chính vì điều này. Chúng tôi nhanh chóng chuyển những con chữ từ kịch bản thành hình ảnh và đưa chúng vào storyboard – phiên bản truyện tranh của bộ phim. Đây cũng là cách mà hãng Walt Disney thực hiện với các bộ phim của họ, họ sử dụng những tấm bảng lớn 4×8 inch, gắn các bản vẽ lên theo thứ tự và kết nối chúng lại. Và cuối cùng ta nhìn lại tổng thể xem bộ phim sẽ được tái hiện như thế nào với các hình ảnh đó. Và khi cuối cùng tìm ra được câu chuyện ưng ý nhất, chúng tôi sẽ mang nó đến bộ phận edit, họ sẽ kết nối những hình ảnh này thành một phiên bản hình ảnh động (vẫn là các bản vẽ của storyboard). Sau đó chúng tôi sẽ lồng tiếng cho các hình ảnh này bằng chính giọng nói của mình, lồng âm nhạc cho chúng – những bản nhạc tạm thời mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp với cảm xúc của phân cảnh. Sau đó là cài thêm các hiệu ứng âm thanh. Và rồi chúng tôi vào phòng nghe nhìn của hãng phim, ấn nút play, ngồi lại với nhau và xem bộ phim nháp mà chúng tôi vừa thực hiện tại phòng nghe nhìn. Đó là cách chúng tôi xem trước bộ phim của mình. Chúng tôi không bao giờ cho bất kỳ thước phim nào được vào khâu sản xuất trước khi chúng được nhận định là “tuyệt đối hoàn hảo” từ khi còn là storyboard. Bởi vì dù bộ phim có kỹ xảo đẹp mắt đến đâu đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ cứu được bộ cốt chuyện nhàm chán. Chúng tôi sẽ làm đi làm lại và tiếp tục làm lại bộ phim – có lúc chúng tôi phải làm đến mười ba lần trước khi đưa dự án vào khâu sản xuất. Để làm được điều này chúng tôi phải rất nghiêm khắc với bản thân và cả đội ngũ của mình. Chúng tôi thậm chí đã từng làm kéo dài tiến trình sản xuất hay thậm chí dừng toàn bộ khâu sản xuất chỉ để có được một câu chuyện tốt hơn. Bởi vì chúng tôi tin rằng chính câu chuyện mới là thứ khán giả cần đến cứ không phải kỹ xảo máy tính. Không phải là bộ phim trông ra sao mà là nó muốn nói lên điều gì”. Dưới đây là một số storyboard của Pixar: Toy Story Storaboard Brave Storyboard Up Storyboards >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Bản màu của Storyboard
Các bộ phim của Pixar thường được ca ngợi bởi các nhà phê bình. Điều này hoàn toàn là do câu chuyện thú bị mà những bộ phim mang lại, các nhân vật có chiều sâu, phong cách hoạt hình và cách chúng phản ánh những chủ đề phức tạp trong xã hội. Các nhà phê bình thường ca ngợi khiếu hài hước và tâm hồn của phim hoạt hình Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Từ khi cho ra đời Toy Story năm 1995 – bộ phim đã thắng 27 giải Oscar, 7 giải Quả Cầu Vàng, 11 giải Grammy và vô số giải thưởng giá trị khác. Phim Up và Toy Story 3 nhận được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất, khiến đây trở thành bộ phim thứ 2 và thứ 3 được đề cử giải tương tự, sau Người đẹp và quái vật (1991) “Đương nhiên chúng tôi lo ngại các nhà phê bình sẽ nói gì. Bữa công chiếu đầu tiên sẽ ra sao và bữa công chiếu cuối cùng sẽ như thế nào. Nhưng thật ra, điều mà chúng tôi quan tâm nhất khi chấp nhận thực hiện những bộ phim này chính là khán giả. Niềm vui sướng nhất của một nhà làm phim hoạt hình như tôi đó chính là khi tôi lẻn vào đám đông xem bộ phim của mình và quan sát phản ứng của mọi người xung quanh. Vì khi xem phim, tất cả phản ứng của khán giả đều nói lên cảm xúc thật sự của họ về bộ phim. Và khi nhìn thấy niềm vui trên gương mặt họ, thấy họ cảm nhận được bộ phim của chúng tôi… với tôi đó là phần thưởng vô giá mà tôi có được” – John Lasseter Các đánh giá của giới phê bình Metacritic và Rotten Tomatoes là những trang web thống kê các nhận xét của giới phê bình phim từ rất nhiều nguồn khác nhau, những trang này cung cấp khá nhiều thông số thống kê về các đánh giá của các nhà phê bình cho các bộ phim của Pixar nói riêng và ngành công nghiệp điện ảnh nói chung. Dưới đây là những đánh giá của họ về phim của Pixar trong những năm qua. Thống kê doanh thu ngày công chiếu cho mỗi phim: Các giải thưởng và đề cử cho mỗi phim: Toy Story (1995) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “You’ve Got a Friend in Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) – WRITING (Screenplay Written Directly for the Screen) – Screenplay by Joss Whedon, Andrew Stanton, Joel Cohen, Alec Sokolow; Story by John Lasseter, Peter Docter, Andrew Stanton, Joe Ranft (Nominated) – SPECIAL ACHIEVEMENT AWARD – To John Lasseter, for his inspired leadership of the Toy Story team, resulting in the first feature-length computer-animated film. A Bug’s Life (1998) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) Toy Story 2 (1999) – MUSIC (Original Song) – “When She Loved Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Monsters, Inc. (2001) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter, John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “If I Didn’t Have You”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom, Michael Silvers (Nominated) Finding Nemo (2003) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Bob Peterson and David Reynolds; Original Story by Andrew Stanton (Nominated) The Incredibles (2004) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Randy Thom (Won) – SOUND MIXING – Randy Thom, Gary A. Rizzo and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Written by Brad Bird (Nominated) Cars (2006) – ANIMATED FEATURE FILM – John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Our Town”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Ratatouille (2007) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Nominated) – SOUND EDITING – Randy Thom and Michael Silvers – Nominated – SOUND MIXING – Randy Thom, Michael Semanick and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Brad Bird; Story by Jan Pinkava, Jim Capobianco, Brad Bird (Nominated) WALL-E (2008) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Down to Earth”, Music by Peter Gabriel and Thomas Newman; Lyric by Peter Gabriel (Nominated) – SOUND EDITING – Ben Burtt and Matthew Wood (Nominated) – SOUND MIXING – Tom Myers, Michael Semanick and Ben Burtt (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Jim Reardon; Original story by Andrew Stanton, Pete Docter (Nominated) Up (2009) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Won) – BEST PICTURE – Jonas Rivera, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Tom Myers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Bob Peterson, Pete Docter; Story by Pete Docter, Bob Peterson, Tom McCarthy (Nominated) Toy Story 3 (2010) – ANIMATED FEATURE FILM – Lee Unkrich (Won) – MUSIC (Original Song) – “We Belong Together”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – BEST PICTURE – Darla K. Anderson, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Tom Myers and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Adapted Screenplay) – Screenplay by Michael Arndt; Story by John Lasseter, Andrew Stanton and Lee Unkrich (Nominated) Brave (2012) – ANIMATED FEATURE FILM – Mark Andrews and Brenda Chapman (Won) INSIDE OUT (2015) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter and Ronnie Carmen (Won) >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Tầm quan trọng của storyboard trong phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/critical-reception.html
Một bộ phim hoạt hình gia đình với những hình ảnh đẹp mắt, nhân vật đáng yêu và những khoảnh khắc tình cảm chính là thế mạnh của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Pixar là một lựa chọn tuyệt vời cho cả khán giả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em. Chúng rất thích những hình ảnh đẹp, sinh động, những pha hành động đa dạng hay những câu thoại dí dỏm – những điều mà mọi người luôn nghĩ đến khi nói đến phim hoạt hình. Tuy nhiên, một bộ phim hoạt hình hoàn hảo chỉ khi nó vừa kết nối được với trẻ em vừa làm hài lòng người lớn. Vì thông thường mỗi một đứa trẻ đi xem phim sẽ luôn có một người lớn đi kèm. Pixar có khả năng tạo ra được những thú vị rất riêng cho một bộ phim hoạt hình. Các tình tiết được gài cắm không chỉ vui nhộn, mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội và truyền tải những thông điệp đạo đức và lối sống cho trẻ nhỏ. Phim của Pixar không chứa những hình ảnh đáng sợ, mang tính bạo lực, ám chỉ tình dục hay những ngôn từ tục tĩu… Nó không phù hợp cho khán giả nhỏ tuổi và cũng nằm trong nguyên tắc làm việc của Pixar. Các nhân vật của Pixar kể những câu chuyện rất gần gũi về tình bạn, khuyến khích sự dũng cảm, những suy nghĩ rộng nằm ngoài khuôn khổ, ủng hộ lòng tốt và lòng trung thành. Và cũng quan trọng không kém, mỗi câu chuyện của Pixar đều mang về một kết thúc có hậu cho từng nhân vật. Trong khi đó họ phải trải qua những thử thách, thách thức riêng và đặc biệt các nhân vật vẫn mắc sai lầm trong cuộc hành trình của mình – chúng không hề hoàn hảo. Ngoài ra, một số bộ phim về việc vượt lên số phận, chướng ngại vật trong cuộc sống, hành trình kết nối bạn bè và trưởng thành và vô số những bài học đáng quý khác về cuộc sống, bộ phim dành cho tất cả lứa tuổi, tầng lớp khán giả khác nhau. Một bộ phim hoạt hình cũng có thể tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ về niềm tin cuộc sống hay về sự khác biệt giữa các văn hóa trong xã hội. Rất nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống mà bọn trẻ có thể học được qua các câu chuyện và nhân vật của phim Pixar. Cho trẻ em có cơ hội nhận thức được tình huống, thấy được các vấn đề và giải quyết vấn đề, biết thế nào là nên hay không nên qua cách các nhân vật hành động, nói chuyện. “Khán giả trẻ em thường có xu hướng đặt mình vào vị trí của những nhân vật và học theo những gì mà nhân vật làm, được phép làm hay không được làm trong một môi trường tương tự ở thực tế. Do đó, việc lột tả sự giằng xé nội tâm của một đứa trẻ cũng vô cùng quan trọng mang tính định hướng và giáo dục rất cao với tâm lý của khán giả nhỏ tuổi” >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Ý kiến từ giới phê bình dành cho phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/family–children.html
Trong phim của Pixar, ta có thể thấy được sức mạnh thật sự của những ước mơ mang lại. Các “ước mơ” của các nhân vật thường được các nhà làm phim khai thác triệt để, và được sử dụng như một chất xúc tác cho sự tiến triển của câu chuyện >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar dạy chúng ta một thông điệp quan trọng, tin vào những giấc mơ của bạn có thể giúp bạn đạt được chúng. Tuy nhiên, Pixar không chỉ dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc có nguyện vọng, khát khao và phấn đấu cho ước mơ đó, mà đôi khi còn dạy ta rằng trong cuộc sống, đôi khi mong ước sẽ không thành hiện thực. Nhưng luôn luôn có một con đường khác có thế dẫn bạn đến số mệnh thực sự của mình. Ước mơ trong phim Học Viện Quái Vật Monster Inc 2 của Pixar đưa ra một cái nhìn về xã hội thực tế bằng một cách rất lạ lẫm nhưng vô cùng hiệu quả. Nhiều bộ phim đã nhấn mạnh rằng ta có thể thực hiện mọi thứ nếu chúng ta theo đuổi ước mơ của chúng ta, nhưng Monster Inc 2 đã đi theo một hướng khác, rằng việc đạt được mong muốn bản thân không nằm ở thành bại – mà là ở ý chí không tuyệt vọng, cố gắng tiếp tục phấn đấu không chùn bước mới là nhân tố quyết định. Giám đốc Dan Scanlon thực hiện những ý tưởng bằng cách khéo léo đan xen những chi tiết đó với tình bạn vừa mới chớm nở của Sulley và Mike. Mỗi con người chúng ta đều sẽ đi đến một điểm nào đó và nhận ra giới hạn trong khả năng của mình. Chúng ta đều có những ước mơ như trẻ em, mặc cho thực tế rất khắc nghiệt, đến nỗi rất nhiều người trong chúng ta bỏ cuộc và từ bỏ ước mơ của bản thân mình. Chúng ta thường mơ ước đến với những công việc hoành tráng nhất, nhưng kết cục lại đưa ta đến những công việc nhàm chán. Điều này thật sự không được chào đón nồng nhiệt khi đưa các chi tiết có phần thực tế hóa như vậy vào những bộ phim gia đình. Hầu hết các phim gia đình thường không mang đến những lời nhắc nhở chân thực mà họ chỉ muốn giữ cho những giấc mơ vẫn phải nằm trong khuôn khổ những giấc mơ mà thôi. Một trong những cảnh phim tiêu biểu nhất trong Monster Inc 2 là khi Mike bị các bạn học và thầy cô, trong đó có cả Sulley, bảo rằng Mike không có những tố chất thiết yếu để trở thành một nhân viên hù dọa. Cuối phim, Mike và Surlley được vào làm việc tại công ty quái vật, nhưng không phải như cách mà họ từng suy nghĩ. Để được thành công như 2 nhân vật trong Công ty quái vật sản xuất năm 2001, hai nhân vật phải bắt đầu làm việc ở phòng chuyển phát thư từ. Ở bộ đôi này đều có những tài năng tiềm ẩn, Mike là 1 cậu mọt sách chính hiệu, Surlley thì có thiên phú từ phía gia đình và có ngoại hình dể sợ. Cả hai cùng nhau trở thành bộ đôi bá đạo, vượt qua gian nan, phấn đấu để khỏa lấp đi những khuyết điểm của mình. Những khám phá mới về ước mơ trong Ratatouille Một khía cạnh khác về những ước mơ có thể được thấy trong phim Chú chuột đầu bếp (Ratatouille). Ở bộ phim này, Pixar muốn truyền tải tới mọi người rằng hãy vững tin vào bản thân và giấc mơ của mình và bạn có thể làm bất cứ thứ gì. Bộ phim nói về Remy, là một chú chuột nhân cách hóa có năng khiếu thiên bẩm, khứu giác và vị giác phát triển cực nhạy. Được truyền cảm hứng bởi thần tượng, bếp trưởng vừa qua đời Auguste Gusteau, Remy mơ trở thành một đầu bếp. Khi bầy đàn của chú bị buộc phải rời khỏi chỗ trú ẩn, Remy bị tách khỏi bầy và cuối cùng lưu lạc đến đường cống của thành phố Paris. Trong bộ phim này, chú muốn trở thành một đầu bếp, điều dường như là không tưởng với một chú chuột, nhưng với những điều kỳ diệu mà một bộ phim hoạt hình mang tới, giấc mơ của chú đã trở thành hiện thực. Bộ phim nói lên một thông điệp quan trọng: giấc mơ của bạn có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Trong phim , Remy bị giằng xé giữa lựa chọn theo đuổi ước mơ hay quay về để làm một con chuột bình thường. Qua thời gian, Remy học được thế nào là tình bạn, gia đình, để rồi cuối cùng chú cũng đã quyết định đi theo con đường mình theo đuổi, trở thành một đầu bếp. Ratatouille chạm vào các giá trị mang tính nhân văn như sự phấn đấu, tình bạn và vượt qua những khó khăn, nhưng quan trọng nhất là nó khám phá sự hiện thực hóa giấc mơ. Bất cứ điều gì đều là có thể khi bạn có niềm tin vào những giấc mơ của bạn, và theo đuổi họ không có vấn đề trở ngại và khó khăn. Không phải ai cũng có thể trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng một nghệ sĩ lớn có thể đến từ bất cứ nơi nào. Ratatouille là một bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi người với mong muốn làm theo một giấc mơ. Là một bộ phim nói về sự hào nhoáng đến từ sự bình dị, sự bình dị tạo nên sự lộng lẫy, và điều đó đã dẫn đến sự thành
Các bộ phim luôn xoay quanh những chủ đề về những cuộc phiêu lưu, về khám phá bản thân, những điều kỳ thú, hay hoàn cảnh của từng con người. Nhưng trong cuộc sống, những mối quan hệ của chúng ta mới chính là huyết mạch nuôi sống tâm hồn mình. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Trong tất cả những vũ trụ độc đáo do Pixar tạo ra, dù dưới hình thức này hay hình thức khác, tình bạn luôn đóng vai trò chủ chốt trong mọi câu chuyện của Pixar. Pixar thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tình bạn trong từng câu chuyện của mình vì đối với tất cả chúng ta thì những kỷ niệm mà ta cùng chia sẻ với bạn bè mình chính là những thứ quý giá nhất trên đời này. “Các mối quan hệ quan trọng hơn bất kỳ thứ tài sản hay thành tựu nào bạn đạt được, và một ‘cuộc sống thực sự’ thiên về một chặng đường hơn là vì một cái đích đến” Câu nói trên chính là “khẩu ngữ” dẫn đường cho đội ngũ chúng tôi tiếp tục lèo lái con thuyền Pixar cho đến tận hôm nay. Thay vì đi đường tắt nhanh hơn, các nhân viên của Pixar bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu, gắn kết với nhân vật và khán giả của mình. Và đương nhiên, ai cũng muốn đến Thác Thiên Đường (Paradise Fall – phim UP) hay đến với cuộc đua tranh cúp Piston trong phim CARS. Tuy nhiên. Cách mà chúng ta đến nơi đó và những người bạn ta gặp trên đoạn đường đó mới thật sự quan trọng. Phân cảnh dưới đây từ phim Cars của Pixar, cho thấy nhân vật chính Lighting McQueen quyết định anh sẽ từ bỏ ước mơ khao khát của mình là thắng được chiếc cúp Piston trong vòng đua chung kết để cứu lấy một người bạn. Ngoài ra, Lighting Mcqueen còn học được giá trị đích thực của tình bạn với nhân vật xe tải kéo khờ tên Mater. Pixar cho thấy rằng tình bạn có thể tìm thấy ở nơi mà bạn ít ngờ tới nhất, và những tình bạn như vậy sẽ bền vững và chân thành mặc cho những khác biệt giữa bạn và họ. Thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn chia sẻ với khán giả rằng: Một khi bạn không có ai để chia sẻ hay đồng hành thì cuộc sống sẽ trở nên vô cùng vô vị và đơn điệu. Pixar hiểu rằng chính các mối quan hệ mà bạn có được, những người bạn mà bạn có được khẳng định rằng “bạn là ai”. Nếu có một thông điệp nào được mang đến rõ ràng nhất qua những phim của Pixar, đó chính là: Mỗi chúng ta sinh ra không phải để sống độc tôn một mình ta mà là để sống nương tựa vào nhau. >>> Tiếp theo:[Pixar Tips] Sức mạnh của ước mơ trong phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/friendship.html
Tình yêu là chủ đề được khai thác rất nhiều qua các thập kỷ của các nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà làm phim. Pixar không phải là ngoại lệ, với rất nhiều bộ phim đề cập tới chủ đề tình yêu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar luôn cố gắng chứng minh trong phim của mình tầm quan trọng của tình yêu, nó chính là chìa khóa để có được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc. Pixar sử dụng tới rất nhiều hình thức “tình yêu” khác nhau trong phim của mình, bao gồm: Tình yêu lãng mạn, tình yêu giữa bạn bè và tình cảm gia đình. “We make the kind of movie we like to watch. I love love to laugh. I love to amazed by how beautiful it is. But I also love to be moved to tears. There’s lots of heart in our films.” Tạm dịch: Chúng tôi muốn tạo ra những bộ phim mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả: khán giả cười khi xem, khóc khi xem, ấn tượng, kinh ngạc bởi vẻ đẹp mang bộ phim mang lại. Rất nhiều tình cảm khác nhau mà một bộ phim có thể mang lại. “Học được cách tìm kiếm và giữ gìn tình yêu của bạn (dù là tình yêu lãng mạn hay tình cảm gia đình), là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta phải cố gắng hoàn thành trong cuộc sống này” – đây là thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn gửi đến khán giả. Hầu hết các phim của Pixar, các cuộc phiêu lưu luôn bao gồm hai hay nhiều nhân vật khác nhau. Đây cũng là ngụ ý của các nhà làm phim khi bất kỳ chuyến đi nào cũng nên chia sẻ với một người bạn đồng hành. Có một người đồng hành, đồng nghĩa với việc bạn có một cuộc sống thú vị và hạnh phúc hơn. Pixar cũng đưa đến khán giả những thông điệp hết sức nhân văn về tình cảm gia đình. Cũng như mọi người, các nhà làm phim của Pixar cũng có gia đình của chính mình và khá nhiều tình tiết trong phim chính là những trải nghiệm về gia đình của chính họ. Đa phần nội dung phim thường đề cập những mặt tác động tiêu cực từ phía gia đình với nhân vật chính, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với họ: nơi họ được yêu thương, được che chở bảo vệ, từng thành viên trong gia đình đều đón nhận được tình cảm và quan tâm săn sóc lẫn nhau. Mục tiêu của Pixar không chỉ muốn tạo ra những bộ phim hay về mặt nội dung hay kỹ xảo, mà còn muốn khán giả xem xong phim sẽ mãi nhớ về nó, và con cháu họ sau này khi xem phim cũng sẽ yêu các nhân vật và câu chuyện của họ. Và điều quan trọng cuối cùng mà các nhà làm phim muốn truyền tải, đó chính là tình yêu chính là chìa khóa cho mỗi người chúng ta tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cuộc sống này. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/love.html
Phim hoạt hình của Pixar luôn mang đến những hình ảnh đẹp mắt và những đổi mới về công nghệ. Những điều trên đã trở thành tiêu chuẩn của hãng phim trong suốt những năm qua. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt này của Pixar? Các bạn đang học vẽ và mong muốn trở thành nhà làm phim hoạt hình có thể rút ra được khá nhiều bài học bổ ích từ bí quyết làm nên thành công của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Danh phận chính là chìa khóa của mọi câu chuyện của Pixar. Nếu để ý, bạn có thể nhận thấy ở mỗi câu chuyện của Pixar, các nhân vật chính thường bị giằng co giữa lý tưởng cá nhân và yêu cầu của cộng đồng họ đang sinh sống. Họ sẽ phải chiến đâu bảo vệ giấc mơ, hoài bão hoặc lý tưởng của chính mình. Trong Toy Story 2 Trong phim, cuộc hành trình của Woody chính là thông điệp rõ ràng nhất của bộ phim về bản sắc cá nhân. Anh chàng đồ chơi có cuộc gặp gỡ với các nhân vật khác trong bộ sản phẩm đồ chơi gốc của mình, cô cao bồi Jessie, chú ngựa Bulleyes và Ông thợ mỏ. Gia đình đầu tiên mà đáng lẽ anh thuộc về. Trong phim, chúng ta thấy rất rõ ràng Woody phải lựa chọn giữa sự bất tử và tình yêu của mình. Một là anh sẽ được trưng bày trong viện bảo tàng cùng với gia đình “gốc” của mình, hoặc anh sẽ trở về với Andy, Buzz và các người bạn của anh và sống cuộc đời bình thường như những món đồ chơi khác, bị vứt bỏ khi người chủ của họ lớn lên. Đây là tình huống khó xử cho Woody khi một bên là nguồn gốc của mình còn bên kia là mục đích sống thật sự của anh. “Woody, cậu không phải sản phẩm của một bộ sưu tập, cậu là niềm vui của một đứa trẻ, Cậu là một món đồ chơi” – Buzz Lightyear Trong Finding Nemo Có một nhân vật khác của Pixar cũng mang tính cách nổi loạn chống lại tập thể chung, đó là chú cá nhỏ Nemo. Trong phim, Nemo chống lại lời nói của cha mình, bơi ra chiếc thuyền và chạm vào đáy thuyền. Điều này mang lại hậu quả khá nghiêm trọng trong phim. Thực ra những tình huống thế này chưa bao giờ thật sự là một lựa chọn. Bạn không thể chỉ chọn làm theo cộng đồng mà quên hẳn đi bản sắc của mình và ngược lại. Do đó, trong phim của Pixar, các nhân vật luôn luôn chọn sống cùng cả hai hoặc đưa ra một thỏa hiệp khác nhằm dung hòa cả hai yếu tố trên. Đây cũng là thông điệp mà Pixar luôn hướng đến, bạn có thể là chính bạn nhưng đừng bao giờ quên mất mình là ai. Lời thoại sau đây của Remy – chú chuột đầu bếp. Trong phim chú chuột phải vất vả để tìm được bản sắc riêng của mình. Remy trò chuyện với đầu bếp Gusteau, nhân vật tưởng tượng của mình để tìm ra con đường đi đúng đắn cho cái tôi ham muốn trở thành đầu bếp của chú. Gusteau: Thôi xong rồi, chúng ta phải bỏ cuộc thôi Remy: Sao ông lại nói thế trong lúc này? Gusteau: Chúng ta bị nhốt trong lồng, bên trong một cái thùng xe và chờ trở thành những món ăn đông lạnh. Remy: Không, tôi mới là người bị nhốt trong lồng. còn ông.. ông tự do Gusteau: Tôi chỉ trông đang tự do vi cậu nghĩ rằng tôi tự do thôi. Tôi cũng chỉ như cậu Remy: Ôi xin ông đấy, tôi chán phải giả vờ lắm rồi. Tôi giả vờ là một con chuột với cha tôi. Tôi giả vờ là một con người với Linguini. Tôi giả vờ như ông tồn tại để tôi có người để trò chuyện. Ông chỉ nói những chuyện mà tôi đã biết rồi. Tôi biết tôi là ai. Sao ông phải nói cho tôi biết điều này? Sao tôi cứ phải giả vờ trong mọi chuyện? Gusteau: Nhưng cậu chưa bao giờ như vậy, Remy? Cậu chưa bao giờ giả vờ với ai cả. Những mâu thuẫn, xung đột thế này thường nhìn thấy ở đa số khán giả của Pixar… Đó là lý do những bộ phim của Pixar trở nên rất đặc biệt, chúng tôi mang lại những bộ phim và thông điệp hình ảnh có mối tương quan với rất nhiều người thuôc nhiều tầng lớp và lứa tuổi khác nhau. Hãy xem và cảm nhận từng câu chuyện, bạn sẽ tìm ra sự liên kết của bản thân mình với nhân vật và cách họ đấu tranh với những quyết định của mình như thế nào. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/identity.html >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Cách khai thác chủ đề tình yêu của Pixar
Nếu có một công ty làm phim hoạt hình nào ứng dụng thành công tái hiện cảm xúc trên khuôn mặt con người vào phim của họ thì đó chính là Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Như đã đề cập khá nhiều ở những bài trước, công nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các phim hoạt hình của Pixar, giúp họ có thể sáng tạo thoải mái với concept work, storyboard, cho việc thiết kế và chỉnh sửa nhân vật và quan trọng nhất là giai đoạn xuất phim (rendering) của mình. Nói một cách đáng tự hào, công nghệ chính là thế mạnh của Pixar. Từ những ngày đầu tiên hoạt động, Pixar đã thấy được tiềm năng mà công nghệ mang lại, góp phần không nhỏ cho các phim của Pixar. Từ các phim ngắn như Luxo Jr cho đến những phim điện ảnh chiếu rạp như Toy Story, các nhà làm phim luôn phải nhờ đến bộ vi xử lý mạnh mẽ của Renderman (phần mềm chuyển hóa từ các hình ảnh hai chiều, các dữ liệu về khối và ánh sáng thành các hình ảnh ba chiều trong không gian), giờ đây Renderman là phần mềm cơ bản nhất cho tất cả các công ty làm phim hoạt hình hiện nay. Quá trình phát triển công nghệ của Pixar thể hiện rõ nét qua những tác phẩm của hãng. Cụ thể, bộ phim Monster, Inc (2001) đã giới thiệu cho thế giới công nghệ đổ bóng chi tiết tới từng lớp lông, lớp tóc của nhân vật. Hai năm sau, Finding Nemo đi đầu trong kỹ thuật “ánh sáng kỹ thuật số”, được sử dụng để tái hiện ánh sáng trong làn nước dưới đáy biển của phim. Phim The Incredibles và Ratatouille mang đến những nhân vật con người chân thật, sống động và bước tiến trong việc tái hiện đám đông và chất lỏng. Nhưng vào những năm gần đây, quy mô của những đột phá công nghệ của hãng đã dần thay đổi sang một hướng khác. Nếu như trước đây các phim của Pixar giới thiệu cho khán giả những Hiện Tượng Công Nghệ hoàn toàn mới – gần đây nhất là phim Up (2009), hãng đã giới thiệu bước tiến trong việc mô phỏng bóng bay và lông vũ và phim Brave (2012) lại mang đến một thuật toán khó hơn trong việc mô tả rừng rậm và cây cối. Thì trong phần hai Monster University chỉ tái thiết lại các chiếu sáng và bóng đổ trên cơ thể của những nhân vật. Tuy những tiến bộ này không quan trọng bằng những thành tựu trước đây của Pixar nhưng nó cho thấy Pixar vẫn không ngừng đổi mới và cải tiến cách thức họ sử dụng công nghệ và hoàn thiện hình ảnh động của mình. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình. Hậu Trường – quá trình thực hiện phim Học Viện Quái Vật Các video sau ghi lại cuộc phỏng vấn với Scott Clark – giám sát hình ảnh của phim Học Viện Quái Vật, cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện bộ phim và cách Pixar sử dụng công nghệ của họ. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁCH LÀM TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH MÁY TÍNH? Sự khác biệt đầu tiên là: phim hoạt hình truyền thống sử dụng các phương pháp không liên quan đến bất kỳ loại công cụ kỹ thuật số nào trong khi phim hoạt hình máy tính sử dụng máy tính làm công cụ chủ yếu . Một cách khác, phim hoạt hình truyền thống sử dụng những vật liệu vật lý như giấy, bút và các kỹ năng vật lý như vẽ tay, tô màu bằng màu nước, màu sáp… trong khi hoạt hình máy tính sử dụng các chất liệu ảo như thông số, mã lệnh thự hiện bên trong không gian kỹ thuật số. Các phim hoạt hình hai chiều thực hiện theo kiểu truyền thống được tạo ra bởi hàng trăm đến hàng ngàn bức vẽ tay, chỉ để chuyển những hình ảnh này lên các bảng nhựa một cách rõ nét và sạch sẽ nhất, sau đó chúng được tô màu (vẫn bằng tay), và chúng được sắp xếp theo thứ tự để quay trên một “khung nền” đã chuẩn bị sẵn. Do đó, kiểu làm truyền thống đòi hỏi một đội ngũ nhân viên khổng lồ bao gồm: họa sĩ thiết kế, họa sĩ làm sạch hình, họa sĩ tô màu, đạo diễn, họa sĩ vẽ nền (background) và đội ngũ quay phim, người viết kịch bản và họa sĩ vẽ storybroad… đó là chưa kể đến số lượng thiết bị, thời gian thực hiện, các đội ngũ nhân viên liên quan của dự án. Một thể loại khác của làm phim hoạt hình truyền thống đó là Stop-motion. Video dưới đây cho ta thấy quá trình thực hiện phim hoạt hình hai chiều theo phong cách truyền thống, dựa vào các thông tin dưới đây các bạn có thể hình dung được hai thể loại hoạt hình này khác nhau như thế nào. Còn thể loại phim hoạt hình máy tính sử dụng những mô hình ảo được dựng trong không gian kỹ thuật số. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Cụ thể, sau một thời gian làm việc với các bản vẽ tay, bảng màu, giấy và bút, các hình ảnh sẽ được chuyển thành các thông
Pixar và những tác phẩm của hãng chính là minh chứng phù hợp nhất cho sự phát triển và thành công vượt trội của ngành công nghiệp phim hoạt hình kỹ thuật số. Không những thành công về mặt thương mại, các tác phẩm phim hoạt hình của Pixar còn được các nhà phê bình đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật và nội dung. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Với Pixar, các animator (nhà làm phim hoạt hình bằng máy tính) chính là những nghệ sĩ thực thụ. Không giống như giấy và bút, một khi các nhà làm phim đã chọn kỹ thuật công nghệ làm công cụ của mình, thì không có gì có thể ngăn cản sự sáng tạo của họ nữa. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình. Phim hoạt hình máy tính chính là những tác phẩm nghệ do chính sự phát triển vượt trội của công nghệ tạo ra Hình trên là các các nhân vật phim Học viện Quái vật, được dựng hình trong không gian ba chiều (quy chiếu hệ tọa độ X,Y,Z), điều này cho phép các nhà làm phim hoạt hình có thể xoay chuyển và quan sát nhân vật dưới mọi góc cạnh khác nhau trong không gian kỹ thuật số – điều mà trước đây ta không thể làm với chỉ bút và giấy. Để cho ra đời những bộ phim hoạt hình chất lượng, các nhà làm phim của Pixar tuân theo một quy trình làm phim hoạt hình rất chi tiết và chặt chẽ. Nhờ đó, các nhân vật, bối cảnh và câu chuyện của bộ phim được tái hiện một cách sống động và cuốn hút, nội dung chặt chẽ từ đầu cho đến phút cuối cùng của phim. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Để làm được điều này, các animator phải chuyển hóa thông số và dữ liệu của các bản thiết kế nhân vật trên giấy trở thành các thông số sữ liệu, từ đó ta có được khung xương và hình hài nhân vật của phim. Ngoài ra, bằng việc di chuyển các điểm ảnh được lập trình sẵn trên cơ thể nhân vật, các nhà làm phim có thể di chuyển được nhân vật theo ý muốn. Trong khi các camera ảo trong máy tính sẽ chụp lại từng khoảnh khắc của chuyển động của nhân vật. TOY STORY 3 & BRAVE – Computer Generated Animation Hai đoạn video dưới đây cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện phim hoạt hình Brave(công chúa tóc xù) và Toy story 3( câu chuyện đồ chơi phần 3), hai tác phẩm gần đây nhất của Pixar và cũng là bước tiến đánh dấu sự cải tiến vượt trội của công nghệ làm phim hoạt hình ba chiều của hãng. Hãy chú ý các nhà làm phim, họ tự thu hình chính mình và tự hóa thân vào nhân vật họ muốn thể hiện, việc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật là bước vô cùng quan trọng cho việc xây dựng tâm lý cho chúng. Từ đó, bạn có thể rút ra bài học cho mình trong việc học vẽ và cách làm phim hoạt hình. Hai video sau ghi lại cách chúng tôi thực hiện Brave. Từ lúc làm storyboard đến layout – animatine – final simulation – lighting >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Chức năng của công nghệ trong làm phim hoạt hình Minh Phương dịch Nguồn:http://pixar-animation.weebly.com/three-dimensional-computer-animation.htm
Mục tiêu của Pixar là kết hợp những ý tưởng tài năng cùng với công nghệ độc đáo để tạo nên những bộ phim hoạt hình có cốt truyện ấm áp tình người và nhân vật đáng nhớ cho khán giả. Do đó, khái niệm Storyfirst (Câu chuyện là ưu tiên số một) là khẩu ngữ áp dụng cho toàn bộ phim của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D “Bạn không thể xây dựng tốt một bộ phim khi chưa thật sự hiểu và cảm nhận được những nhân tố tạo nên nó. Đó là: câu chuyện và nhân vật của họ” Mục đích của Pixar là không những tạo nên những bộ phim đẹp về hình ảnh mà còn phải tạo được những nhân vật gần gũi, những cốt truyện tươi vui sinh động và sâu sắc. “Một bô phim hoạt hình thật sự thành công chỉ khi sau khi xem xong, nó vẫn còn đọng lại điều gì đó trong tâm trí khán giả khi họ bước ra khỏi rạp” Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình từ trước đến nay, một bộ phim thật sự thành công chỉ khi ý nghĩa và thông điệp của nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ của bạn sẽ kể lại cho bạn nghe về nó, hay chính bạn sẽ bật lại bộ phim này cho con cháu của mình xem. Đơn giản là vì nó mang lại một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của chính chúng ta. Công nghệ, không phải là mục đích trong cách kể chuyện của Pixar. Khác với các công ty làm phim hoạt hình khác, những người luôn muốn phô diễn kỹ thuật và công nghệ của mình qua từng thước phim. Mục đích của Pixar luôn hướng đến là tạo nên một câu chuyện trong đó tập trung rất nhiều những cuộc hành trình của những nhân vật khác nhau. Qua đó, khán giả sẽ cảm nhận được chính mình của hiện tại, tương lai hay quá khứ qua cuộc hành trình của từng nhân vật trong phim. Họat hình 3D, đối với Pixar đó là một sự pha trộn kỹ thuật mới vào chính những tác phẩm nghệ thuật, thứ đã được hình thành từ rất lâu trước khi công nghệ trở nên quan trọng trong thế giới hiện tại. Nó là công cụ làm phong phú thêm cho chính nhân vật và câu chuyện của họ, và chỉ dừng lại ở chức năng làm “công cụ” thôi. CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT LUÔN CÓ TRƯỚC: Ngày nay, ảnh hưởng của những bộ phim hoạt hình là rất đa dạng: chúng có thể mang lại những phút giây giải trí, thư giãn cho người xem; nêu lên một góc nhìn nào đó về một số vấn đề về văn hóa xã hội; phóng đại hoặc đơn giản hóa điều gì đó, hay đơn giản là chỉ ra một vài chi tiết nhỏ trong cuộc sống mà bình thường con người có thể bỏ qua… Điều này tạo nên một môi trường rộng lớn cho tất các nhà làm phim có thể để khai thác câu chuyện và nhân vật của mình một cách triệt để nhất. Khác với trước đây, các loại hình nghệ thuật giờ đây có thể tự do khai thác những luận điểm về xã hội hay chính trị, miêu tả về thực trạng nhân loại và đưa ra hướng giải quyết một vấn đề khó khăn hay đơn giản là nêu lên những tình cảm khó nói trong cuộc sống mà ít khi ai trong chúng ta sẵn sàng thể hiện trong đời sống. Chính vì làm được điều này, Pixar đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho mình. Vẻ đẹp thật sự của phim hoạt hình Pixar chính là cách họ xây dựng câu chuyện mà sẽ làm bạn suy nghĩ và nhớ về nói mãi mãi. Các bạn có thể tìm thấy ở những bộ phim trước đây của hãng luôn dựa trên những khung thời gian hay không gian siêu thực, hay một vài nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết không có thật. Đó cũng là một trong những yếu tố độc đáo của Pixar, vì nhờ những điều này khán giả vừa trải nghiệm những điều vô cùng mới lạ nhưng lại vô cùng gần gũi khi xem phim. Tại Pixar, khi một bộ phim đã không đạt đủ các tiêu chuẩn của hãng về câu chuyện hoặc nhân vật, bộ phim đó sẽ được mang đi chỉnh sửa. Công đoạn này bao gồm việc cắt bỏ đi những đoạn phim/phân cảnh không phục vụ cho việc xây dựng nhân vật hay câu chuyện chính của nó. Cho dù phân cảnh đó có vô cùng bắt mắt với kỷ xảo và góc quay hoành tráng đi chăng nữa, chỉ cần nó không bổ trợ được cho câu chuyện chính – nó sẽ bị cắt. Ví dụ cụ thể, sau ba năm thực hiện Pixar đã hoàn thành xong phần hai cho bộ phim Toy Story 2. Vấn đề ở chỗ, bộ phim không đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn đặt ra cho phim này của hãng. Và với chỉ 8 tháng để phim ra mắt công chúng, Pixar đã quyết định làm một chuyện không tưởng: làm lại hoàn toàn bộ phim – từ đầu đến cuối. Toy Story 2 đã được viết lại và dựng lại hoàn toàn chỉ trong vòng 8 tháng ít ỏi còn lại và trở thành một trong những phim được giới phê bình đánh giá cao nhất và dành nhiều lời khen tặng nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc “story first” của Pixar và sự nghiêm túc trong việc bảo đảm chất lượng cho từng sản phẩm của họ. “Không có một loại công nghệ kỹ