Đêm 04/03, Lễ trao giải Oscars 2018 đã vinh danh Coco cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Đây là kết quả mà nhiều người có thể dự đoán từ trước. >>> Có thể bạn quan tâm: Phỏng vấn nhà sản xuất phim Coco Nguồn: nytimes.com Coco là phim hoạt hình 3D thuộc thể loại giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu từ ý tưởng của đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina. Bộ phim là sự trở lại sau thời gian “im hơi lặng tiếng” khá dài của hãng làm phim hoạt hình Pixar. Ngay từ khi công bố kế hoạch ra mắt, người yêu phim hoạt hình và fan của Pixar đã dành khá nhiều sự trông chờ vào màn xuất hiện của Coco ở các phòng vé. Theo đó, ý tưởng phim được lấy từ Lễ hội truyền thống Day of the Dead (Día de los Muertos) của người dân Mexico, lễ tri ân dành cho những người chết trong văn hóa Mexico. Nội dung xoay quanh hành trình tìm lại nguồn cội gia đình của cậu bé yêu âm nhạc Miguel. Trong ngày hội, Miguel đã đánh cắp một cây đàn của thần tượng âm nhạc của mình là Ernesto de la Cruz. Cây đàn đã đưa cậu bé đến với vùng đất của người chết. Tại đây, Miguel tham gia vào chuyến hành trình với một “kẻ lừa đảo quyến rũ” mang tên Hector để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử gia đình mình và đặc biệt là người cha quá cố. Trái ngược với suy nghĩ về khung cảnh đau buồn của thế giới người chết, hai đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina đã mang đến cho khán giả một vùng đất màu sắc sặc sỡ cùng sự ấm áp.  Các nhà làm phim của Pixar luôn được đánh giá cao ở phần kịch bản, bên cạnh sự trau chuốt về hình ảnh và màu sắc phim. Theo đó, kịch bản của Coco đã đưa nó trở thành một bộ phim hoạt hình đỉnh cao ở thời điểm hiện tại và tiếp nối thành công của Inside out. Thông điệp mà ekip lồng ghép trong từng thước phim chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc và hàm chứa tính giáo dục cao trong xã hội hiện nay. Nguồn: mainichi.jp Hành trình của nhân vật chính Miguel mang đến một bài học về sự kiên định trong việc theo đuổi đam mê của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lẽ điểm nhấn chính là thông điệp về tình cảm gia đình và ghi nhớ nguồn cội, ông bà tổ tiên được ekip làm phim gửi gắm. Khi người thân qua đời, họ không biến mất mà chỉ đến một nơi khác, sống một cuộc sống khác, dưới một nhân tướng khác. Tuy nhiên, họ chỉ mất đi khi bạn lãng quên họ và “giết” họ trong chính tiềm thức của mình. Họ sẽ luôn ở trong trái tim của bạn khi bạn nhớ đến họ, về những điều tốt đẹp, về những bài học, sức mạnh mà họ truyền cho bạn. Đây chính là thông điệp đặc biệt nhất mà rất ít phim hoạt hình có thể truyền tải đến người xem như Coco. Chính điều hiếm thấy này không chỉ mang đến tiếng cười mà còn lấy đi nước mắt của khán giả một cách tự nhiên. Đồng thời, Coco cũng nhận được khá nhiều lời khen từ giới truyền thông trong thời gian qua. Trang Variety đánh giá cao về ý nghĩa nhân văn của Coco qua những hình ảnh về tình cảm gia đình, khai thác về sự kết nối giữa các thế hệ dù không cùng một thế giới. Variety viết: “Coco mang một ý nghĩa nhân văn đáng được khen ngợi, dạy cho trẻ em cách gìn giữ và tôn trọng những truyền thống của những người đi trước, đồng thời nhắc nhở cho chúng ta rằng nguồn sáng tạo thực sự nằm ở bản thân mỗi con người.” Trong khi đó, The Hollywoodreporter cho rằng: “Coco đã nổi lên từ những nỗ lực không ngừng của Pixar kể từ sự thành công của Inside Out, nó cũng là bộ phim mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.” Cùng với những lời khen có cánh của báo chí, Coco cũng giành được doanh thu toàn cầu ấn tượng 300 triệu USD sau 3 tuần công chiếu. Nguồn: variety.com Mới nhất, tại Lễ trao giải Oscars lần thứ 90, Coco đã được gọi tên cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất và Ca khúc chủ đề xuất sắc với Remember Me. Đây là kết quả được dự đoán từ trước khi ở các buổi lễ trao giải tiền Oscars, Coco cũng thu về vô số giải thưởng danh giá. >>> Xem thêm:  Oscars 2018: The Shape of Water bội thu tượng vàng H.Đ

Bien kich James Ivory Oscars 2018

Ở tuổi 89, James Ivory đã lần đầu tiên giành được giải Oscar cho hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Có thể đây là cái tên xa lạ đối với khán giả hiện đại, nhưng lại là kỷ niệm của những người yêu thích điện ảnh Hollywood giai đoạn cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Vậy, James Ivory là ai? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử kịch bản xuất sắc nhất Oscars 2018: Những tên tuổi lớn đều xuất hiện  Nguồn: latimes.com James Ivory là người gốc Ireland và Pháp, sinh ngày 07/06/1928 ở Berkeley, California. Mặc dù vậy, tuổi thơ của ông lại gắn liền ở Klamath Falls, Oregon. Theo đó, ông học ở trường Kiến trúc và Nghệ thuật Đồng minh Đại học Oregon từ năm 1951. Tiếp đến, ông học ở trường Nghệ thuật Điện ảnh Đại học Nam California. Tại đây, ông đã có bộ phim ngắn đầu tay mang tên Four in the Morning vào năm 1953. Ngoài đạo diễn, ông cũng viết kịch bản và sản xuất phim Venice: Theme and Variations, một bộ phim tài liệu kéo dài 30 phút. Tác phẩm đã được xuất hiện trong luận án thạc sĩ về điện ảnh của ông. Đồng thời, bộ phim cũng được tờ The New York Times đặt tên vào năm 1957 và trở thành 1 trong 10 bộ phim hay nhất năm. Từ 1967, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã làm việc với rất nhiều nhà sản xuất phim và biên kịch nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến nhà sản xuất Ấn Độ, Ismail Merchant và nhà biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Cả ba người đều là thành viên trụ cột của công ty Merchant Ivory Productions lừng danh một thời. Họ đã cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh lãng mạn xuất sắc như A Room with a View (1985), Howards End (1992) hay The Remains of the Day (1993). Nguồn: pinterest.com Cách làm phim của Merchant Ivory Productions luôn thu hút người xem bởi phần nội dung cảm xúc, mang hơi hướm hoài cổ khi lựa chọn bối cảnh miền đồng quê hay những thị trấn châu Âu cổ kính. Đặc biệt, các nhân vật trong phim luôn toát lên vẻ đẹp thanh lịch dù hạnh phúc hay đau khổ. Dù vậy, tương lai của Merchant Ivory Productions dần khép lại khi Ismail Merchant qua đời vào năm 2005 và 8 năm sau đó là sự ra đi của nữ biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Tưởng chừng như James Ivory cũng sẽ dừng lại sự nghiệp trong im lặng. Thế nhưng, Call Me by Your Name do James Ivory làm biên kịch đã làm cho những người yêu điện ảnh thập niên 80-90 như trở lại hồi ức xưa cũ. Sau 8 năm kể từ khi làm đạo diễn cho The City of Your Final Destination, James Ivory trở lại với vai trò biên kịch cho Call Me by Your Name, một bộ phim lấy đề tài đồng tính làm chủ đạo. Thực chất, ông từng là sự lựa chọn đầu tiên cho vị trí đạo diễn của phim chứ không phải Luca Guadagnino. Ban đầu, Luca Guadagnino chỉ tham gia ekip với tư cách là người tư vấn do ông sinh sống tại miền Bắc nước Ý. Cuối cùng, phía đầu tư muốn Ivory và Luca cùng dàn dựng tác phẩm đạt giải Kịch bản chuyển thể Oscar 90 này. Một điểm thú vị khác đằng sau Call Me by Your Name có thể nhắc đến là việc James Ivory đã rời khỏi ghế đồng đạo diễn cũng như bán lại kịch bản cho công ty riêng của Guadagnino, một trong những nhà đầu tư. Lý do của sự vụ này là vì đạo diễn Guadagnino đã cắt rất nhiều cảnh nóng từ kịch bản của Ivory để đảm bảo vấn đề kiểm duyệt lẫn phát hành bộ phim ở thị trường Bắc Mỹ. Trở lại với kịch bản Call Me by Your Name, biên kịch Ivory đã chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman, người sở hữu nhiều tác phẩm viết về tình yêu đồng tính nam hay nhất trong khoảng thời gian gần đây. Theo đó, tiểu thuyết đã đoạt giải Gay Fiction tại Lễ trao giải Lambda Literacy Awards lần thứ 20, giải thưởng vinh danh những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học LGBT. Nhiều tờ báo uy tín như The New Yorker và The Washington Post cũng dành cho tác phẩm của Andre nhiều lời khen có cánh. Với thành công của tiểu thuyết, Ivory đã thể hiện ngòi bút tinh tế của mình để đưa Call Me by Your Name trở thành một kịch bản phim điện ảnh chuyển thể ăn khách sau 9 tháng. Kịch bản có kết cấu hài hòa và công phu đến nỗi Andre, tác giả cuốn tiểu thuyết cho rằng nó còn hay hơn cuốn sách của mình. Theo đó, những nỗ lực cuối cùng cũng được ghi nhận khi tượng vàng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Oscar 90 đã thuộc về Jame Ivory. Nguồn: wsj.com Trước đó, ông cũng đã giành chiến thắng tại WGA Awards, đưa ông trở thành ứng cử viên lớn ở giải Oscars năm nay. Trang web chuyên dự đoán giải Oscars, GoldDerby đã nhận định khả năng Ivory giành giải cao hơn hẳn các ứng viên còn lại ở hạng mục Kịch bản chuyển thể. Tượng vàng cho kịch bản của Call Me by Your Name là tượng vàng Oscar đầu tiên Ivory giành được sau 4 lần nhận đề cử (3 lần trước ở vai trò đạo diễn). Đồng thời, ông cũng trở thành người nhận Tượng vàng có độ tuổi già nhất trong lịch sử Oscars. H.Đ tổng hợp

Lễ trao giải Oscars 2018 có quy định mới 6

Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ