Hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh - 21

Cuối tuần vừa qua, buổi talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” đã diễn ra thành công và tốt đẹp trong sự chào đón nồng nhiệt của các bạn trẻ yêu nghề tại Không gian chia sẻ tri thức – SHUB – trực thuộc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố. Đến với buổi talkshow lần này là sự góp mặt của các giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như Thạc sĩ Quách Hồng Phúc; Thạc sĩ  – Họa sĩ Lê Thắng; Họa sĩ Trang Đức Huy. Xuyên suốt chương trình, các diễn giả đã phác họa một bức tranh tổng thể về nghề vẽ truyện tranh, các yếu tố dẫn đến thành công và thất bại của người làm nghề. Truyện tranh đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế – văn hóa – du lịch của một quốc gia. Ở các quốc gia có nền truyện tranh phát triển, thành công từ truyện tranh kéo theo hàng chục tỷ USD lợi nhuận đến từ phim hoạt hình, điện ảnh, video game, công nghiệp đồ chơi liên quan đến bộ truyện… Như  hãng Game Freak lừng danh, nhà phát triển series Pokemon xuất phát chỉ là một tờ tạp chí game viết tay vào năm 1988. Nhưng đến năm 2006, “thương hiệu” Pokemon đã có giá trị lên tới 800 tỉ USD, tương đương với 1/6GDP của Nhật Bản lúc bấy giờ. Một cú hích kinh tế mạnh mẽ khiến cho thế giới quan tâm nhiều hơn đến ngành công nghiệp không khói này. Không những thế, ở khía cạnh văn hóa, truyện tranh tác động mạnh mẽ đến độc giả (đa phần là giới trẻ). Bằng chứng là nền văn hóa Nhật, tinh thần võ sĩ đạo đã được thế giới biết đến nhiều hơn thông qua các “đại sứ thân thiên” như Doraemon, Pokemon, Goku, Naruto… Những danh thắng du lịch Nhật Bản được đưa vào truyện tranh cũng nhanh chóng chiếm được tình cảm của cộng đồng thế giới, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Như Disneyland đã trở thành một ví dụ điển hình đáng quan tâm cho hình mẫu của các công viên giải trí với khoảng 34.000 du khách mỗi ngày tại Disneyland Hong Kong – công viên nhỏ nhất trong bên cạnh Disneyland Floria, Paris và Tokyo. Trả lời câu hỏi: “Truyện tranh hay nhờ vào nét vẽ hay kịch bản?“, các diễn giả cho biết, truyện tranh là một hình thức đặc biệt, có sự thống nhất và bổ sung cho nhau giữa phần truyện và phần tranh. Cả hai yếu tố tranh và truyện này cần có sự phát triển song hành để tác phẩm thu hút đông đảo độc giả. Người làm nghề truyện tranh cần tránh việc quá chú trọng vào một trong hai tiêu chí để hạn chế rủi ro thất bại của tác phẩm. Buổi talkshow đã giúp cho các bạn trẻ đến tham dự nắm bắt được con đường thành công của một người làm nghề vẽ truyện tranh. Để thành công với nghề, bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng vẽ, sáng tạo kịch bản, người họa sĩ thành công hay không còn nhờ vào mức độ hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, thị trường truyện tranh và phải làm thế nào để tác phẩm có thể đi được con đường dài nhất. Thành công hay không thì người họa sĩ phải nắm được là mình đang làm cho ai, làm cái gì làm sao để người đọc khao khát và muốn sở hữu tác phẩm. Thất bại xảy ra khi chúng ta chưa nghiên cứu kĩ mà đã vội vã làm. [spacer] Sau talkshow “Cách hiểu đúng về nghề Vẽ truyện tranh”, ngày 14.11.2015, Comic Media Academy sẽ tổ chức Workshop: “Hướng dẫn vẽ nhân vật truyện tranh” với sự tham dự của họa sĩ Đặng Kim Chi và họa sĩ Lưu Nguyễn Tiến Đạt. Đăng ký tham dự workshop: http://s-hub.vn/dat-cho/tham-gia-su-kien/huong-dan-ve-nhan-vat-truyen-tranh [spacer] >>> Hình ảnh sự kiện: Toàn cảnh không gian diễn ra chương trình Th.S Quách Hồng Phúc chia sẻ thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham dự Th.S – Họa sĩ Lê Thắng chia sẻ góc nhìn về nghề vẽ truyện tranh Họa sĩ Trang Đức Huy nói về tính thống nhất của loại hình nghệ thuật truyện tranh Các bạn trẻ đặt câu hỏi cho diễn giả Báo chí đưa tin cho sự kiện Từ trái qua: Th.S Quách Hồng Phúc – Th.S Lê Thắng – Họa sĩ Trang Đức Huy Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình

Hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh

Cũng như những nhà điêu khắc – người thổi hồn vào tượng đá, khúc gỗ qua bàn tay tài hoa của mình, nghề vẽ truyện tranh cũng vậy, làm sao để những tập truyện trở nên sống động, cuốn hút người xem đến trang cuối cùng và mong chờ tập tiếp theo ra mắt là điều mà tất cả họa sĩ, tác giả kịch bản quan tâm. [spacer] Để làm được điều đó, người làm nghề truyện tranh cần am hiểu về: – Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của truyện tranh đến kinh tế; – Sợi  dây liên kết giữa truyện tranh với văn hóa, du lịch; – Tư duy – nhận thức đúng về nghề vẽ truyện tranh – một môn khoa học cần phân tích và nghiên cứu; – Truyện tranh hay nhờ vào nét vẽ hay kịch bản của truyện? Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc còn chưa có lời giải về nghề và cùng bạn hoạch định con đường để trở thành một họa sĩ truyện tranh được đông đảo độc giả yêu mền.  [spacer] THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:  [spacer] Talkshow “Cách hiểu đúng về nghề vẽ truyện tranh” Thời gian: 9:00 –  11:00 ngày thứ bảy, 7.11.2015 Địa điểm: Không gian chia sẻ tri thức S-HUB, Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM. Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM. [spacer] KHÁCH MỜI CHIA SẺ Buổi talkshow với sự góp mặt của các diễn giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ truyện tranh, đồng thời họ cũng là những giảng viên của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. [spacer] Hẹn gặp các bạn tại một không gian hoàn toàn mới mẻ trong thành phố: Không gian chia sẻ tri thức S.HUB, trực thuộc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình