Sakura, Hatsune Miku, Spiderman,… đều là những nhân vật manga – comic cực ngầu! Nhưng làm sao để có thể sáng tạo ra nhân vật tuyệt vời như vậy? Comic Media Academy (CMA) sẽ bật mí cho bạn thông qua bước dưới đây nhé! 1. Bắt đầu với line of action và người que Line of action là một đường cong mô tả chuyển động của nhân vật, có line of action, nhân vật sẽ trở nên uyển chuyển, mềm mại và chân thực hơn. Sau khi đã có line of action, bước tiếp theo là dựng người que. Người que được hiểu là khung xương của nhân vật. Với người que, chúng ta dễ dàng quan sát được tỷ lệ nhân vật một cách tổng thể và chỉnh sửa dễ dàng. 2. Phác thảo cấu trúc Sau khi đã có khung xương, phần tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó là đắp “thịt” cho nhân vật. Ở giai đoạn này, hãy tập trung vào cấu trúc và tương quan các bộ phận trước khi đi vào chi tiết. Vì vậy, lời khuyên là hãy phác thảo nhân vật dưới dạng mô hình và trong trạng thái chưa có quần áo nhé! 3. Phác thảo khuôn mặt Bước tiếp theo chính là phác thảo khuôn mặt theo đúng tỷ lệ. Hãy nhớ, khuôn mặt người trưởng thành được chia thành hai phần bằng nhau bởi mắt và đối xứng qua mũi; khoảng cách giữ hai mắt bằng một mắt, từ chân tóc đến chân mày – từ chân mày đến đỉnh mũi – từ đỉnh mũi đến cằm luôn chia thành 3 phần bằng nhau. Đây là một số nguyên tắc cơ bản để vẽ một khuôn mặt người đúng chuẩn. 4. Thiết kế trang phục, tóc và phụ kiện Bước thú vị nhất bắt đầu rồi đây! Để thiết kế trang phụ, tóc, cũng như phụ kiện thật ấn tượng, đừng quên xem xét nhân vậy của chúng ta là ai? Công chúa hay một vị anh hùng? Đến từ đâu? Một quốc gia châu Âu hay từ Ai Cập cổ đại?… Các tư liệu tìm được trên Internet sẽ vô cùng bổ ích cho các họa sĩ ở giai đoạn này đấy! 5. Đi nét Sau khi hoàn thành xong các công đoạn phác thảo, chúng ta sẽ tiến hành tẩy bớt các nét dư thừa và đi lại chỉn chu bằng bút sắt hoặc brush. Hiện nay, bút brush được bán rộng rãi ở các tiệm họa cụ và có rất nhiều cỡ ngòi cho chúng ta lựa chọn. Một bí kíp nhỏ ở đây là hãy dùng ngòi 0.3 đến 0.5 cho các nét chính, và dùng cỡ ngòi nhỏ hơn (0.05 – 0.01) cho các nét chi tiết nhé! 6. Tô màu và đổ bóng Cuối cùng, đừng quên màu sắc là một trong những công cụ siêu quan trọng giúp nhân vật của bạn trở nên ấn tượng! Các loại màu thường được các họa sĩ sử dụng là màu nước, poster, màu chì, marker,… Tuy nhiên, nếu bạn là một họa sĩ nghiệp dư thì lời khuyên là hãy dùng marker và màu chì trước nhé! Với 6 bí kíp trên đây, CMA hi vọng bạn sẽ sớm sáng tạo được nhân vật để đời của mình nha! Lạc An ++++++++  LỚP VẼ TRUYỆN TRANH – MANGA/COMIC THIẾU NHI (8 – 14 tuổi):  http://cmavn.org/lop-day-ve-truyen-tranh-manga-comic/

Hoạ sĩ vẽ truyện tranh Manga – Comic là một nghề nghiệp siêu ngầu! Nhưng cần chuẩn bị những gì để có thể trở thành một hoạ sĩ truyện tranh chính hiệu? Comic Media Academy (CMA) xin giới thiệu với các bạn những món đồ không thể thiếu của hoạ sĩ truyện tranh nhé! Giấy Giấy với khổ A4 hoặc B4 chính là hoạ cụ cơ bản nhất với hoạ sĩ. Có nhiều loại giấy khác nhau, việc chọn lựa giấy tuỳ thuộc vào bút và màu mà bạn sử dụng. Nếu bạn dùng màu nước hoặc marker, giấy bạn nên sử dụng là canson, nhưng nếu bạn sử dụng màu chì, giấy có bề mặt nhẵn sẽ thích hợp hơn. Thông thường, hoạ sĩ thường sử dụng giấy chuyên dụng để vẽ truyện tranh đến từ các hãng nổi tiếng Nhật Bản như holbein, maruman. Bút chì Bút chì được sử dụng trong công đoạn phác thảo. Bút chì được phân thành các loại từ HB đến 7B, phân loại này phụ thuộc vào độ cứng của ngòi bút chì. Bút chì loại HB và 2B để phác nét, bút chì loại từ 3B đến 7B được sử dụng trong tạo bóng, lên khối. Các nhãn hiệu bút chì thân thuộc với hoạ sĩ gồm: Faber Castell, Staedtler của Đức, Mont Marte của Úc, Uni và Pentel của Nhật. Tẩy Có nhiều loại tẩy, nhưng trong truyện tranh, tẩy thường được chọn theo tiêu chuẩn: tẩy sạch nét chì, không dàm dơ và rách giấy. Loại tẩy thường được các hoạ sĩ sử dụng là Staedtler của Đức, Pentel của Nhật. Ngoài ra còn có tẩy đất sét không để lại vụn chì khi sử dụng, loại tẩy này có bán rộng rãi tại các tiệm chuyên về hoạ cụ. Bút đi nét Thời gian đầu của ngành công nghiệp truyện tranh, các hoạ sĩ thường sử dụng bút sắt để đi nét. Bút sắt là loại bút có quản bút và ngòi bút rời, có thể tháo ra lắp vào được. Sử dụng bằng cách chấm mực để vẽ. Có nhiều kích cỡ ngòi khác nhau cho các mục đích khác nhau khi vẽ. Tuy nhiên bút sắt có nhược điểm là khá tốn thời gian và dễ gây rách giấy khi vẽ. Để khắc phục nhược điểm đó, các loại bút lông kim đã ra đời. Bút lông kim là dụng cụ chuyên dụng trong ngành công nghiệp Manga, Anime. Cũng như bút sắt, bút lông kim có các cỡ ngoài khác nhau như 0.05mm, 0.1mm, 0,5mm,… Các nhãn hiệu thường được hoạ sĩ sử dụng là: sakura, artline, mitsubishi. Màu Hoạ sĩ truyện tranh chuyên nghiệp có thể sử dụng bất kì loại màu nào cho truyện của mình như màu nước, poster, acrylic, marker, chì,… Tuy nhiên, với người mới học vẽ, lời khuyên là hãy sử dụng màu chì và marker. Chì màu có nhiệm vụ tạo bóng, tạo khối, lên màu đơn giản, dễ tẩy xóa khi cần. Màu marker chủ yếu được sử dụng để blend, đi nét, lên đường, ngoài ra, các loại màu này còn dễ dàng hoà trộn với nhau để hoạ sĩ tự do sáng tạo gam màu cho riêng mình. Màu chì và màu Marker được các hoạ sĩ khuyên dùng là màu của Pentel và Sakura. Trên đây là những hoạ cụ cơ bản khi bạn muốn học vẽ truyện tranh, tuy nhiên để sử dụng và phát huy hiệu quả những hoạ cụ này, bạn nên tham gia các lớp học vẽ truyện tranh Manga – Comic để được các thầy cô hướng dẫn từ cơ bản nhé! LỚP MANGA COMIC THIẾU NHI TẠI CMA: ✏ Khai giảng : 29/02/2020 ✏ Thời gian học: 16h30 – 18h30 (thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) ✏ Địa điểm: 147 Pasteur, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh ⏩ Inbox fanpage hoặc hotline: 0902738 806 để được tư vấn hỗ trợ và đăng ký khóa học ngay nhé! ************* Lạc An

  Là một học viên tiêu biểu của thế hệ đầu tại Viện Truyện tranh & Hoạt hình (CMA), Xuyên đã sớm tham gia đứng lớp giảng dạy các khóa ngắn hạn, đặc biệt là nhân tố quan trọng của lớp Manga Comic thiếu nhi. Với tinh thần cầu thị, không ngại dấn thân, Xuyên vinh dự được CMA trao học bổng Bảo trợ tài năng, chính thức trở thành giảng viên tại Viện sau khi tốt nghiệp. Tiếp tục phụ trách lớp Manga Comic thiếu nhi mà bản thân đã gắn bó và tạo được nhiều dấu ấn tích cực từ khi còn trên ghế giảng đường, ở cương vị mới, Xuyên hứa hẹn là giảng viên trẻ với phương pháp mới, góc nhìn mới, đưa ra những chương trình học hấp dẫn, bổ ích để đào tạo các mầm non tiếp bước.   Xuyên cũng là một trong những họa sĩ tìm tòi và sáng tác truyện tranh webtoon đầu tiên của CMA và đang có những dự án riêng về thể loại này.   Năng động, tự tin và luôn khát khao học hỏi, Xuyên là nhân tố đầy hứa hẹn của nền công nghiệp sáng tạo.   – Comic Media Academy –