digital painting chuyên nghiệp 3

Tiếp nối phần 1 chủ yếu nói về các phong cách trong mỹ thuật. Phần 2 sẽ là những bước tiếp cận đầu tiên đến Digital painting chuyên nghiệp.   Digital painting chuyên nghiệp không hề đơn giản… Có ai dám khẳng định hội hoạ truyền thống là đơn giản? Không thể, bởi vì nó bao gồm rất nhiều thể loại. Bạn có thể giỏi điêu khắc, nhưng không giỏi vẽ màu. Và những thể loại này không chỉ đơn thuần là “dễ” hay “khó”. Bạn cần phải hiểu sâu hơn nữa: đất sét không thể so sánh với thép, các bức tranh sơn dầu đòi hỏi những kỹ thuật hoàn toàn khác so với các bức tranh màu nước. Do đó, công cụ không phải là thứ duy nhất tạo ra sự khác biệt – bạn có thể sử dụng cùng một cây cọ nhưng với các kỹ thuật khác nhau. Digital painting chuyên nghiệp cũng vậy. Bạn sở hữu một bộ những công cụ, nhưng chúng hoàn toàn không biết một kỹ thuật nào liên quan đến chính chúng cả. Hơn nữa, các kỹ thuật điêu khắc, vẽ tranh, vẽ màu trong hội hoạ truyền thống và digital painting đều giống nhau. Vẽ một đường thẳng trên giấy hay trên đất không khác gì vẽ một đường thẳng bằng một cây bút stylus. Sản phẩm ở định dạng khách nhau, nhưng nó không thay đổi bất cứ điều gì. … Bởi vì hội hoạ không hề đơn giản Nếu bạn không đồng tình với ý kiến này, hãy đọc bài viết của tôi về phong cách – trong đó, tôi đã giải thích sự khác nhau giữa hành động vẽ đơn thuần và vẽ lồng ghép với phong cách. Quá trình tạo ra một hình ảnh mà mọi người có thể hiểu và có phản ứng nhất định với nó là một quá trình phức tạp vô cùng. Tài năng có thể giúp bạn những bước đầu tiên, nhưng sau đó, kỹ năng mới là yếu tố quyết định. Có hai loại kỹ năng về vẽ tranh/ vẽ màu/ điêu khắc: • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm. • Sử dụng phương tiện để tạo ra sản phẩm được mọi người nhìn nhận. Kỹ năng thủ công Yếu tố đầu tiên chính là kỹ năng thủ công. Kỹ năng thủ công bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc cầm một công cụ và sử dụng nó. Ví dụ, trong điêu khắc bằng đất sét nung: • Làm mềm đất sét trong tay bạn • Chia nó thành các phần lớn và nhỏ • Tạo những viên và sợi • Khoét những cái lỗ trong nó • Gắn các bộ phận lại với nhau • Trộn các phần bị rối với một ngón tay hoặc một cây tăm • Không làm hỏng những bộ phận đã được hoàn thiện trong khi làm việc với những bộ phận khác • Nung mô hình ở nhiệt độ thích hợp Còn vẽ tranh thì sao? Bạn cần những kỹ năng gì để vẽ nên một bức tranh? • Cầm cây bút chì một cách chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên giấy • Giữ thẳng nếp giấy khi vẽ • Gọt bút chì khi nó không còn cho ra những nét như mong muốn • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ Vâng, có lẽ bạn vừa mới phát hiện ra rằng bạn có thể vẽ! Nhưng hãy xem những kỹ năng bạn cần để vẽ bằng digital painting chuyên nghiệp: • Cầm cây bút một chắc chắn trong tay để có được những chuyển động chính xác nhất • Nhấn nó lên máy tính bảng • Sử dụng lực ở các mức khác nhau (nét thanh, nét đậm) • Kiểm soát hướng và dòng của các đường vẽ • Kết hợp giữa chuyển động của cây bút và con chỉ trên màn hình (trong trường hợp máy tính bảng không có màn hình cảm ứng) Ngạc nhiên chưa! Không phải chúng khá giống nhau sao? Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở sự kết hợp với các đặc tính của vật liệu được sử dụng (giấy, màn hình). Tạo ra những đường vẽ, dù ở bất cứ đâu, đều cần cùng một kỹ năng. Nếu bạn không thể vẽ trên giấy thì cũng đừng mong chờ gì ở một chiếc máy tính bảng đồ hoạ. Nó không thể điều khiển tay bạn, nó không thể làm cho các đường nét của bạn trở nên rõ ràng, nó không thể định hình phong cách cho bạn. Vẽ một con ngựa bằng digital painting chuyên nghiệp không khác gì vẽ một con ngựa bằng phương pháp truyền thống. Nó đòi hỏi kỹ năng giống hệt nhau – và kỹ năng này không tự nhiên mà có khi bạn mua một chiếc máy tính bảng!   1-vẽ người truyền thống; 2-vẽ người bằng kỹ thuật số. Đùa thôi!   Kỹ năng nghệ thuật “Tôi có thể cầm cây bút chì một cách chắc chắn, tôi có thể kiểm soát những đường vẽ của mình, nhưng tôi không thể vẽ ra một con ngựa, tại sao vậy?”. Tôi sẽ nói cho bạn biết lý do, hãy lắng nghe thật kỹ. Những hình ảnh chi tiết và chân thật nhất trí tưởng tượng của bạn được tạo ra từ cùng một đường nét với bản vẽ của bạn. Kiến thức về cách sắp xếp chúng để đạt được hiệu quả không thật sự liên quan đến hành động vẽ. Nếu kỹ năng thủ công giống như việc sử dụng đúng từ ngữ và ngữ pháp để viết, thì kỹ năng nghệ thuật giống như việc thổi linh hồn vào những từ ngữ và ngữ pháp ấy. Và linh hồn không liên quan gì

7 bài tập nâng trình Digital Painting 1

Những ngày đầu mới “rờ” tới Wacom, thật khó để ngăn chúng ta vẽ bất cứ thứ gì mà đó giờ hằng mơ tưởng trong đầu, các bạn nhỉ. Mình cứ vẽ miệt mài, nhưng rồi “thành phẩm” lại xấu hơn mình nghĩ, nhưng mình vẫn cứ miệt mài vẽ, đam mê mà! Đôi khi bạn cũng sẽ nghĩ đến việc luyện tập thật nghiêm túc trước khi bắt đầu vẽ một tác phẩm Digital Painting hẳn hoi. Nhưng những bài tập căn bản thật sự là chán chết đi được! Ai mà chả thích vẽ một con rồng hơn là đi ngồi đánh bóng mấy cái hình khối hộp chứ! Tôi hiểu mà. Vì thế, tôi đã thiết lập chuỗi các bài tập sẽ giúp các bạn có thể học hỏi mà không cần phải vẽ những thứ chán ngắt (như hộp vuông, đầu tượng…). Hãy vẽ bất cứ gì mình thích với những kĩ thuật vẽ sau đây, các bạn sẽ thấy mình tiến bộ trong thời gian không lâu đâu! 1. Chỉ vẽ những phần sáng Hầu hết chúng ta thường “mặc định” vẽ trên một nền background màu trắng, nhưng đó chỉ là tàn dư cũ của nền hội họa truyền thống thôi. Sự mặc định này buộc ta phải “vẽ” luôn cả mảng sáng lẫn mảng tối, mặc dù thật ra bóng tối (shadow) không thật sự là cái gì ghê gớm lắm – nó chỉ là sự thiếu sáng mà thôi. Với việc bắt đầu bức tranh trên background màu ĐEN, bạn tự buộc mình phải vẽ chỉ với phần sáng thôi, thì bóng tối tự động trở thành khái niệm cố nhiên của nó: là các khu vực không có ánh sáng. Bước 1 Phác thảo hình ảnh mà bạn muốn vẽ. Bước 2 Tạo ra âm bản của bản phác. Nếu sử dụng Photoshop bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + I. Tô đen background bằng cách chọn layer background rồi fill màu đen. Bước 3 Giảm Opacity của bản phác lại, càng mờ càng tốt. Bước 4 Đây là lúc trò vui bắt đầu nè! Phân định các mảng sáng, dự đoán hướng và nơi ánh sáng chạm đến trên bề mặt vật thể, rồi tô trắng những chỗ đó. Bước 5 Nguồn sáng chính sẽ dội xuống mặt đất, nên nó sẽ tạo ra một nguồn sáng phụ yếu hơn hắt lên bề mặt bên dưới của vật thể (gọi là phản quang). Dùng màu xám để thể hiện những vùng sáng này. Bước 6 Vậy thôi đó! Tới đây bạn có thể ngừng lại, hoặc tỉa tót chi tiết để hoàn thiện hơn. Bạn có thể dùng nó để làm layer bóng cho một layer màu khác để ra một bức vẽ thật sự. (chọn Multiply mode). 2. Giới hạn lại bộ màu của bạn Bảng màu trong photoshop có thể làm bạn choáng váng với cả đống lựa chọn. Và thường bạn sẽ hoang mang khi phải lựa chọn giữa màu vàng hay vàng ngả xanh lá, vì thật tình là chúng gần như giống nhau. Thực tế là đa phần mọi vật thể đều có gam màu giới hạn, thông thường là 2 đến 3 màu chính, và chỉ 1 hoặc 2 màu phụ cho các chi tiết nhỏ. Nếu bạn dùng quá nhiều màu để vẽ, hình vẽ của bạn có thể sẽ bị “rợ”, nhìn giả (không giống mẫu). Để tránh mất thời gian chọn màu, bạn nên chuẩn bị trước một hệ thống màu giới hạn trước khi bắt đầu lên màu cho tác phẩm nhé! Ví dụ như sau: Màu chính 1 Màu chính 2 Màu phụ 1 Màu phụ 2 Để việc tô màu dễ dàng hơn nữa, hãy pick sẵn hệ màu bóng đổ cho tất cả các màu bạn đã chọn: (bạn có thể xài Hue/Sarturation để chỉnh cho dễ hoặc chọn trực tiếp trên bảng màu) Sáng trung gian (tối hơn vài độ, ngả xanh) Bóng đổ (tối hơn nữa, ngả xanh hơn nữa) Ánh sáng phản quang (sáng hơn màu “sáng trung gian” một tí, nhưng ngả xanh hơn và ít bão hòa hơn) Giờ thì hãy quên luôn cái bảng màu cồng kềnh của photoshop đi, chúng ta bắt đầu tô màu với những màu mình đã lựa nhé! Bước 1 Phủ một lớp màu bóng đổ (màu tối nhất bạn đã pick) lên vật thể. Bước 2 Dùng các màu sáng trung gian để tô toàn bộ các mảng chính của khối hình  (đừng tô luôn ranh giới giữa các mảng nhé). Bước 3 Dùng những màu chính để tô những khu vực hứng ánh sáng trực tiếp. Bước 4 Dùng các màu phản quang để tô các mặt đối diện với nguồn sáng. Bước 5 Hoàn thiện bài vẽ. Giờ đây bạn có thể thêm thắt vài màu khác theo ý thích, nhưng tốt nhất là nên theo gam chính của hình vẽ, đừng dùng các màu “trớt quớt” với toàn bộ hệ màu bạn đã xây dựng. Như bạn có thể thấy, lập bảng màu ngay từ lúc bắt đầu sẽ làm cho việc vẽ nhanh hơn và thuận lợi hơn. Bạn còn có thể dễ dàng kết hợp thử các bộ màu khác nhau trước khi tiêu tốn thời gian và công sức vào các chi tiết. 3. Bắt chước màu sắc từ thực tế Những người chuyên nghiệp thường nói rằng: “Hình chụp không phải là nguồn tham khảo tốt, hãy dùng chính thực tế để học hỏi dược nhiều điều hơn”. Phương pháp học này là chính xác, tuy vậy họ rất ít khi đề cập đến độ khó của nó. Thí dụ như bạn muốn vẽ một vật thể thực tế nào đó. Và khi bắt đầu tô màu, chúng ta xem vật mẫu là một hệ thống gồm rất nhiều màu sắc khác nhau. Vậy phải bắt đầu từ đâu bây giờ, chọn màu nào để tô trước đây? Vì

7 bài tập nâng trình Digital Painting 18

4. Vẽ bằng cọ đầu lớn Chúng ta học vẽ hay cụ thể hơn là digital painting để thể hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng cho dù cho hình ảnh trong đầu ta có hoàn chỉnh đến thế nào, việc xuất chúng ra giấy là cả một quá trình dài gồm nhiều bước tuần tự. Và chính điều này tạo ra một vấn đề khó chịu. Giả dụ tôi muốn vẽ một con rồng hoành tráng, tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Vẽ cánh hay vẽ đôi mắt trước? Còn bộ vảy thì sao? Khi nào mới nên tô màu? Chúng ta thường bị các chi tiết nhỏ chi phối, rồi sa đà vào việc “tỉa tót” mà quên mất tổng thể bức tranh. Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh mật độ chi tiết. Đầu tiên bạn vẽ hình lớn (hình tổng thể) với thật ít chi tiết, sau đó bạn đi sâu vào vùng nhỏ hơn với các chi tiết vừa phải, rồi sâu hơn (chi tiết hơn). Điều này giúp bạn dàn trải đều cho toàn bức tranh và tránh được chuyện con rồng cực kì chi tiết ở cái đầu nhưng phần chân cẳng thì mới lèo khoèo vài nét phác. Vì thế khi bắt đầu bài vẽ, đừng phí thời gian để lựa cọ, cứ chọn đại một cây, chỉnh đầu cọ thật to (để hạn chế tỉa chi tiết) và vẽ thôi! Bài tập này khá ngắn. Chỉ cần ngay từ bây giờ, bạn hãy tập thói quen bắt đầu những bức tranh của bạn với một cây cọ đầu lớn. Sử dụng nó để hình thành nên bức tranh lớn, và nó không mất nhiều thời gian nên nếu bạn không ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa rất nhanh hoặc vẽ cái khác. Phương pháp này cho bạn một cơ hội để đánh giá thật kĩ  tổng thể trước khi đầu tư quỹ thời gian vào chi tiết. 5. Lên sáng tối mà không có nguồn sáng trực tiếp Khi mới học về bóng đổ và ánh sáng, bạn thường bắt đầu bằng việc chọn một nguồn sáng có hướng, sau đó bắt đầu lên sáng tối cho vật thể. Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ thấy các vật thể rất ít khi được hứng sáng bởi chỉ một nguồn sáng có hướng rõ rệt. Các vật thể thực thường bị bao trùm trong không gian ánh sáng “lờ nhờ”, loại ánh sáng mà tới từ mọi phía, bị mọi thứ phản chiếu và hắt đi “lung tung”, cho ra cảm giác một không gian mà ánh sáng ở khắp nơi. Nếu bạn muốn lên sáng tối cho vật thể một cách tự nhiên như đời thực, bạn phải làm chủ được phương pháp này. Thực ra nó khá đơn giản một khi bạn đã hiểu. Để thực hành bài tập này, bạn cần biết một quy luật đơn giản. Chúng ta thường lên sáng tối cho một vật thể với 2 nguồn sáng: nguồn sáng chính và nguồn phản quang. Mọi thứ khác là bóng tối (shadow). Con chim này đang bay trong bóng tối, được minh họa bởi một nguồn sáng mạnh đến từ một hướng đơn. Một cách khác để làm cho bức hình trông “thật” hơn là… lên sáng tối trước khi chọn nguồn sáng. Để làm thế,ta tăng sắc độ nhẹ cho màu bóng (shadow color) và dùng sắc ấy để vẽ những vùng mà không dính vào đường line. Con chim này đã được vẽ không chỉ bởi một nguồn sáng chính, mà còn có nguồn sáng trong không gian đến từ bầu trời. Nếu bạn hiểu và ứng dụng đúng, vật thể sau khi lên sáng tối của bạn sẽ giống với kết quả thứ 2 hơn (trong hình sau). Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, thì đây là tóm gọn: Trước khi bắt đầu lên sáng tối theo kiểu truyền thống, cố hình dung một nguồn sáng ẩn được bao quanh toàn bộ vật thể. Chỉ khi có được ý thức này bạn mới bắt đầu lên sáng tối. Phương pháp này sẽ khiến cho bức vẽ của bạn không có được độ tương phản gắt, nhưng làm cho tranh dịu hơn và thực tế hơn. 6. Nghiên cứu trước khi vẽ “Ồ, đây quả là một loài chim thú vị, mình sẽ dùng gam màu tuyệt vời của nó đễ vẽ một chú Griffin (đầu chim mình sư).” Bạn liền mở photoshop và… Dừng lại đi nào! Khoan vẽ đã. Hãy tự băn khoăn : mình đã vẽ con chim bao giờ chưa nhỉ, hay một con sư tử? Griffin có thể là một sinh vật hư cấu, nhưng từng phần cơ thể của nó được cấu thành từ những con thú có thật. Bạn không thể cứ vẽ đại thứ gì đó rồi thuyết phục người xem rằng nó là con Griffin,nếu cái đầu của nó chả giống chim và thân mình nó không hề giống sư tử. Nếu bạn chưa bao giờ vẽ thứ gì đó, đừng mong đợi mình sẽ vẽ đúng ngay lần đầu tiên. Nếu bạn chưa bao giờ bỏ thời gian để quan sát kĩ vật thể ấy, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được nó. Quay lại ví dụ ban đầu, trước khi vẽ con Griffin, bạn hãy làm thử bài test này trước khi bắt tay vào công việc. Hãy phác thảo một cái cánh chim hoặc một cẳng chân của con sư tử. Nếu thấy nó thật dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu vẽ con griffin của mình. Còn nếu khó quá? Chả sao cả, bạn vừa tiết kiệm cho mình hàng tiếng đồng hồ để vẽ bức tranh mà bạn chưa thể vẽ đúng. Hãy làm bài tập này mỗi khi bạn chuẩn bị vẽ một ý tưởng mới. Hãy tìm những nguyên tố cấu thành bưc tranh, phác thảo chúng riêng lẻ ra.

Khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc

Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) khai giảng lớp học Digital Painting cấp tốc Khoá 01. Chương trình đào tạo 100% thời gian trên máy, học viên học và thực hành với hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại tại CMA. Tại buổi khai giảng, các bạn tân học viên lần lượt được giới thiệu về chương trình học, phương pháp học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Lớp học Digital Painting cấp tốc là chương trình học rút gọn thời gian dành cho các bạn đang đi làm hoặc không có đủ điều kiện để học lớp Digital Painting chuyên nghiệp. Lớp học với sự hướng dẫn của đội ngũ hoạ sĩ, Digital Artist giàu kinh nghiệm. Cùng CMA xem lại một số hình ảnh trong ngày khai giảng: Toàn cảnh lớp học Digital Painting cấp tốc ngày khai giảng. Hoạ sĩ Lạc An và Hoạ sĩ Dương Hương Ly giới thiệu về đề cương lớp học, các nội dung chi tiết mà học viên sẽ lần lượt được chia sẻ và hướng dẫn thực hiện. Các bạn tân học viên lớp Digital Painting cấp tốc lắng nghe phần giới thiệu chương trình học. Nhiều bạn học viên phải di chuyển từ các quận ngoại thành như Thủ Đức, Quận 9 để đến với lớp học Digital Painting cấp tốc. Khoảng cách có chút trở ngại, nhưng với niềm đam mê và tinh thần họi hỏi không ngừng, CMA tin rằng các bạn sẽ học tốt và sớm có tác phẩm đầu tay. Thạc sĩ – Hoạ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thuỷ giải đáp thắc mắc chương trình học cho các bạn tân học viên. CMA chúc các bạn tân học viên Lớp Digital Painting cấp tốc khoá 1 có hành trình học tập vui và hấp dẫn. Nỗ lực ngày hôm nay sẽ mang đến kết quả cho mai sau.  LIÊN HỆ: Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình Điện thoại:(028)3820.9066 Hotline: 0902 738 806 E-mail: daotao@cmavn.org Facebook: www.facebook.com/cmavn.org Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM