Là fan chân chính của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, bạn luôn thắc mắc truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển ra sao kể từ Thế chiến thứ hai? Ai đã làm thay đổi bộ mặt truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Chiến tranh ảnh hưởng như thế nào đến truyện tranh và phim hoạt hình Nhật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc trên.   Lịch sử phát triển Nếu từng xem qua những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Sailor Moon, Dragonball Z, Voltron, Gundam Wing, Speed Racer, Digimon, và Pokemon, bạn hẳn nhận thấy nhân vật trong phim có thiết kế độc lạ: nhân vật nữ có cặp mắt cực to, mái tóc cực dày, và thân hình siêu gợi cảm; nhân vật nam thường sở hữu ngoại hình lực lưỡng, cuồn cuộn cơ bắp (như trong Dragonball Z và GT), đôi khi mang hình hài robot khổng lồ như trong Robotech và Gundam Wing. Muốn biết những bộ phim hoạt hình kể trên có xuất xứ từ đâu? Bạn phải tìm đến đất nước Nhật Bản – cái nôi của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật, cội nguồn của mọi điều điên rồ khó tin. Phim hoạt hình Nhật (anime) được ưa chuộng tại Nhật Bản, và du nhập vào Mỹ từ rất sớm. Giữa phim hoạt hình Mỹ và phim hoạt hình Nhật có một điểm khác biệt lớn: trái ngược với phim hoạt hình Mỹ chỉ dành riêng cho trẻ em, phim hoạt hình Nhật được phần đông người lớn ưa thích. Đối tượng xem phim hoạt hình Nhật không chỉ bao gồm trẻ em mà còn cả thanh thiếu niên và người lớn. Tất nhiên, điều này cũng đúng với truyện tranh Nhật (manga). Ngành công nghiệp truyện tranh và phim hoạt hình Nhật phát triển mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Nhật huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến. Người dân buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Theo ghi chép trong sách Manga Manga: The World of Japanese Comics của Frederik Scholdt, người bất hợp tác bị bắt bớ, giam cầm, cấm hoạt động, cách ly khỏi xã hội; người quy thuận được trọng đãi… họa sĩ từng một thời chỉ trích gay gắt chính phủ giờ quay sang ca ngợi hết lời chủ nghĩa quân phiệt. Khoảng năm 1940, nhiều hội họa sĩ được thành lập, trong đó có New Cartoonists Association of Japan (Shin Nippon Mangaka Kyokai) và New Cartoonists Faction Group (Shin Mangaha Shudan). Trong giai đoạn này, một số ít họa sĩ được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc không bị chính phủ cấm hoạt động. Họ được nhà cầm quyền sử dụng làm công cụ tuyên truyền. Artwork và comic strip do họ sáng tác tràn ngập nội dung tuyên truyền, đả kích kẻ thù của Nhật Bản.   Phim hoạt hình Mỹ Ở bên kia địa cầu, họa sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới Walt Disney – cha đẻ của hãng phim hoạt hình Walt Disney – đang chật vật với nghề làm phim hoạt hình. Ông khởi nghiệp vào những năm 1920 qua việc ra mắt hai tác phẩm đầu tay Alice’s Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) và Oswald the Lucky Rabbit (Chú thỏ may mắn Oswald). Ngày 16/11/1928, ông cho ra đời nhân vật chuột Mickey và gặt hái thành công vang dội tại Mỹ. Sau chuột Mickey, ông quyết định bắt tay vào thực hiện dự án phim hoạt hình Snow White and the Seven Dwarfs (Bạch Tuyết và bảy chú lùn). Bộ phim được công chiếu năm 1937, và lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả. Công việc làm ăn của ông diễn ra suôn sẻ cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tuy nhiên, bất chấp chiến tranh, ông vẫn tiếp tục ra mắt tác phẩm Pinocchio (Cậu bé người gỗ) và Fantasia. Tuy cả hai tác phẩm được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, nhưng ông lỗ nặng vì mất trắng thị trường nước ngoài do chiến tranh gây ra. Ông làm phim Dumbo (Chú voi biết bay Dumbo – 1941) và Bambi (Chú nai Bambi – 1942) trong bối cảnh ngân sách eo hẹp. Do làm nhiều bộ phim tốn kém trong thời chiến, ông sa cảnh thua lỗ triền miên và bắt đầu đánh mất vị thế số 1 trên thị trường. Trong thời gian chiến tranh, ông tung ra thêm hai bộ phim Saludos Amigos và The Three Cabelleros tại khu vực Nam Mỹ. Ông chú trọng vào làm phim tuyên truyền và huấn luyện quân sự. Sau chiến tranh, ông chật vật tìm lại ánh hào quang xưa, sản xuất nhiều series phim hoạt hình ngắn như Make Mine Mine Music và Melody Time. Đến năm 1950, thành công lại mỉm cười khi ông ra mắt hai bộ phim Treasure Island (Đảo châu báu) và Cinderella (Cô bé lọ lem). Không hài lòng với tất cả những gì đạt được, ông ấp ủ kế hoạch xây dựng công viên chuyên đề để người lớn và trẻ em có nơi vui chơi, giải trí. Công viên Disneyland khai trương năm 1955 sau thời gian dài xây dựng và mở rộng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù khá bận rộn với công việc điều hành công viên Disneyland, ông vẫn cùng ê-kíp phát hành những tác phẩm giải trí chất lượng như 20,000 Leagues Under Sea (Hai vạn dặm dưới đáy biển), Shaggy Dog (Điệp vụ chó xù), Zorro, và Mary Poppins. Ông không may ra đi vào ngày 15/12/1966, bỏ lại phía sau những kế hoạch còn dang dở. Hãng phim hoạt hình tiếp tục tồn tại dưới sự dẫn dắt của anh

Nếu bạn từng ghé thăm nhà sách Barnes & Noble và đảo mắt qua các kệ sách đồ sộ, hẵn bạn sẽ nhận thấy trên kệ sách bao giờ cũng chất đầy tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel). Mặc dù truyện tranh siêu anh hùng và truyện tranh Peanuts có thời chiếm lĩnh thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng giờ bạn phải đi đến kệ sách cuối cùng mới tìm thấy bộ truyện tranh “Người Nhện” hoặc “Người Dơi” yêu thích của mình. Truyện tranh Nhật, hay còn gọi là manga, ngự trị trên hầu hết các kệ sách và giá trưng bày. Truyện tranh Mỹ từng một thời được mọi tầng lớp độc giả yêu thích giờ đây đã có đối thủ cạnh tranh quá mạnh. Mặc dù thể loại tiểu thuyết hình ảnh vẫn còn trong quá trình đấu tranh để được công chúng công nhận là tác phẩm văn học, nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng – từ mục điểm sách trên tờ New York Times cho đến tạp chí Entertainment Weekly – bắt đầu lăng xê những đầu sách mới nhất, tiểu thuyết hình ảnh đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả. Từ những năm 1950, những cuộc điều tra của Thượng nghị viện Mỹ cáo buộc truyện tranh là thủ phạm gây ra tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên cùng nhiều tệ nạn khác, nội dung truyện hoàn toàn mang tính khiêu dâm, đề tài chỉ dành cho trẻ em, cốt truyện toàn nói về nhân vật siêu anh hùng; truyện tranh chỉ mang tính văn học nếu nó được viết dưới dạng lịch sử và hồi ký, nó không có giá trị về mặt nghệ thuật hoặc văn học, nó chỉ là thứ phù du vô giá trị về mặt nội dung; tuy nhiên, những thủ thư, cùng với các họa sĩ truyện tranh, nhà xuất bản, nhà phê bình, và những người làm nghề họa sĩ vẽ truyện tranh khác đã kiên trì đấu tranh với Thượng nghị viện Mỹ, và cuối cùng, họ đã giành chiến thắng. Với truyện tranh Nhật, câu chuyện lại khác hẳn. Truyện tranh Nhật tuy cũng mang yếu tố khiêu dâm, không dành cho trẻ em, và không có giá trị văn học, song nó lại có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, nên nội dung có phần mới lạ đối với người lớn và giới trẻ – những người đang tìm kiếm những điều mới mẻ nằm ngoài sự hiểu biết của cha mẹ chúng. Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử truyện tranh và hoạt hình Nhật dành cho những độc giả mới biết hoặc đã biết về manga/anime (hoạt hình 2D). Đối tượng độc giả có thể là thủ thư đang sưu tầm truyện hay cho bộ sưu tập của mình, cha mẹ mua truyện cho con cái, hoặc đơn giản là độc giả mới đang thắc mắc về ý nghĩa của những giọt mồ hôi lớn chảy nhễ nhại trên trán nhân vật. Mặc dù trên thị trường đã có một số sách nói về nguồn gốc văn hóa và lịch sử phát triển của manga tại Nhật Bản, nhưng tập sách này mang nội dung hơi khác – tuy có đề cập lịch sử trong đó – vì nó được viết bởi người khởi đầu cũng có trình độ hiểu biết mù mờ như bạn hiện nay. Mặc dù tôi không dám nhận mình là người am hiểu về văn hóa Nhật, hoặc đã từng du lịch nước Nhật với tư cách là fan hâm mộ, thủ thư, hay nhà nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn. Vì vậy, tập sách này đề cập manga/anime dưới góc nhìn của một fan hâm mộ, thủ thư, và độc giả. Ở Mỹ, các độc giả trẻ, đặc biệt là độc giả tuổi teen, hiện có khuynh hướng thưởng thức manga/anime. Nhiều độc giả lớn tuổi cảm thấy mình ngày càng dao động giữa giá trị truyền thống và thể loại truyện mà họ không công nhận. Thay vì đơn thuần giới thiệu thể loại truyện mới, tập sách sẽ giúp độc giả nâng cao trình độ hiểu biết và đánh giá, vượt qua định kiến truyền thống, và xóa bỏ bất đồng văn hóa để tận hưởng niềm vui đọc truyện manga. Robin E. Brenner Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM