Khi bạn sáng tác câu chuyện, trong câu chuyện luôn có nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ tới bạn. Nhân vật này ắt hẳn là nhân vật chính phải không nào? Người mà bạn sẽ theo chân anh ta đi suốt chiều dài câu chuyện và có ý nghĩa đối với bạn nhất? Không, người đó chính là nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện không chỉ truyền cảm hứng, mà còn cho phép bạn đi sâu khám phá những góc khuất đen tối trong tâm hồn con người để từ đó cho ra đời những nhân vật xấu xa, độc ác đến khó tưởng. Sau đây là 9 yếu tố giúp bạn xây dựng nhân vật như vậy:   1. CÁI BÓNG CỦA NHÂN VẬT CHÍNH Mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện đóng vai trò chủ đạo trong câu chuyện, vì nó là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn. Nhân vật chính sẽ không có cơ hội tỏa sáng nếu như không có nhân vật phản diện gây rắc rối cho anh ta. Không vướng vào rắc rối, nhân vật chính sẽ khó lòng nhận ra điểm yếu của bản thân và tìm cách khắc phục. Nhân vật phản diện là hiện thân cho điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính. Nhân vật phản diện là CÁI BÓNG của nhân vật chính – tấm gương phản ánh chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật chính lầm đường lạc lối. Cả hai nhân vật cùng đối mặt với một vấn đề, nhưng theo cách khác nhau. Ví dụ, nhân vật phản diện Darth Vader là cái bóng của người hùng Luke.   2. THỦ ĐOẠN TẤN CÔNG Trong nỗ lực ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu, nhân vật phản diện sẽ ra sức tấn công nhân vật chính trên ba cấp độ: 1) quan hệ cá nhân 2) quan hệ xã hội và 3) tinh thần. Ở cấp độ quan hệ cá nhân, nhân vật phản diện sẽ tấn công bạn bè, người thân,… của nhân vật chính. Ở cấp độ quan hệ xã hội, nhân vật phản diện sẽ tấn công cộng đồng của nhân vật chính. Ở cấp độ tinh thần, nhân vật phản diện sẽ bạo hành tinh thần nhân vật chính. Vì là người chuyên tấn công điểm yếu “chí mạng” của nhân vật chính, nhân vật phản diện phải có thủ đoạn tấn công trên ít nhất hai cấp độ.   3. ĐIỂM YẾU Nhân vật phản diện tất nhiên cũng phải có điểm yếu, nhưng điểm yếu ở đây không đại loại là “Anh ta khoái hành hạ rùa trước mỗi bữa ăn sáng,” “Anh ta có sở thích ướp bướm khô,” hoặc “Anh ta thích giết người.” Đây là những hành động độc ác, CHỨ KHÔNG PHẢI điểm yếu. Lấy ví dụ trong phim, nhiều nhân vật phản diện làm việc xấu mà không cần lời giải thích lý do TẠI SAO. Họ làm vậy vì lý do khá đơn giản: điểm yếu của con người! Những hành động độc ác của họ – từ nhỏ nhặt như trộm cắp đến kinh thiên động địa như tàn sát cả hành tinh – đều bắt nguồn từ ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI. Cùng như nhân vật chính, nhân vật phản diện cần có những khiếm khuyết trong tâm hồn. Ví dụ, tiên hắc ám Maleficent tuy thuộc chủng tộc rồng, nhưng vẫn có điểm yếu như con người.   4. MỤC TIÊU Cũng như vật vật chính trong câu chuyện, nhân vật phản diện cần có những mục tiêu cho riêng mình: ngăn cản nhân vật chính đạt được mục tiêu hoặc cố đạt mục tiêu khác với nhân vật chính. Nhân vật phải là trở lực lớn nhất đối với nhân vật chính, khiến nhân vật chính phải vất vả, khó khăn lắm mới đạt được điều mình muốn.   5. ĐỘNG CƠ BÊN NGOÀI Nhân vật phản diện sở dĩ được nhiều người ủng hộ là vì anh ta chẳng bao giờ nói ra động cơ thật sự của mình. Anh ta luôn tạo bức bình phong che đậy con người thật của mình. Anh ta muốn tỏ vẻ như mình là người tốt. Anh ta bóp méo khái niệm thiện ác để bao biện cho động cơ xấu xa của mình. Anh ta không coi những việc làm xấu xa của mình là trái luân thường đạo lý. Anh ta khiến khiến mọi người lầm tưởng là người tốt. Ví dụ, Gothel là bà mẹ yêu thương, bảo bọc con gái, nhưng như bạn biết đấy, bà chính là hung thủ đâm trọng thương Flynn. Động cơ bên ngoài tuy không đứng vững dưới góc độ lôgic và đạo đức, nhưng nó cho nhân vật phản diện cái lý để làm những việc trái luân thường đạo lý  – và điều này góp phần tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.   6. CÁI LÝ CỦA KẺ XẤU Nhân vật chính cần nghiệm ra chân lý nào đó để giúp anh ta điều chỉnh cuộc sống, khắc phục điểm yếu, và xua tan bóng ma quá khứ. Đó là chân lý về “cách sống tốt” – điều bạn muốn chứng minh qua câu chuyện của mình. Nhân vật phản diện có suy nghĩ khác hẳn. Anh ta không đồng tình với chân lý đó và đưa ra cái lý của mình, “sống là phải biết hưởng thụ.” Ví dụ, Voldmort nói, “Không có thiện ác, chỉ có quyền lực, và những kẻ quá nhu nhược mới không mưu cầu quyền lực.” Mặc dù cái lý của Voldmort không mang tính thuyết phục cho lắm, nhưng nó phản ánh đúng suy nghĩ trong đầu kẻ xấu.   7. VẺ NGOÀI Vẻ ngoài của nhân vật phản diện được phản ánh qua diện mạo, cách ăn nói, cách hành xử, địa vị và quyền lực. Nhân

Báo cáo Đồ án Tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện Ngành Truyện Tranh Khóa 1&2 VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM CMA Sau 3 năm học tập tại Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA), ngày 20/7/2019 vừa qua, các bạn học viên Lê Thị Hồng Hạnh (Lạc An), Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Xuyên đã có buổi báo cáo Đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện. Buổi báo cáo được tổ chức trang trọng với  sự tham gia của Hội đồng Giảng viên và các bạn học viên khoá dưới. Hội đồng giảng viên CMA Với tiêu chí đào tạo hoạ sĩ toàn năng, bài đồ án tốt nghiệp được xem là đủ tiêu chuẩn khi học viên hoàn thành đầy đủ các hạng mục: concept nhân vật và bối cảnh, beatboard, câu chuyện được kể theo cấu trúc 3 hồi 8 nhịp, ít nhất 56 trang truyện hoàn chỉnh đối với hình thức truyện tranh in giấy truyền thống, và 120 khung với hình thức truyện tranh webtoon. Thời gian 4 tháng để làm đồ án tốt nghiệp đối với học viên ở Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) được đánh giá là phù hợp với tốc độ của một hoạ sĩ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay, nhưng cũng là một thách thức lớn với các bạn học viên. Vượt qua các khó khăn trong quá trình làm việc, các bạn đã hoàn thành đúng tiến độ và mang lại những tác phẩm rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong buổi báo cáo sáng ngày 20/7 vừa qua, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của ba bạn học viên hoàn thành đồ án, Hội đồng Giảng viên đã dành cho các bạn nhiều lời khen về kỹ thuật chuyên môn.   Lấy đề tài về biến đổi gen cùng hình thức thể hiện hoàn toàn bằng vẽ tay, tác phẩm Designed Generation của Lạc An là gửi lời cảnh tỉnh đến nhân loại về hệ quả của việc thực hiện thí nghiệm cắt ghép gen trên cơ thể con người. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ Hội đồng Giảng viên. Bạn Lê Thị Hồng Hạnh ( Lạc An ) trình bày tác phẩm Designed Generation của mình Cùng chọn thể loại liêu trai, kì ảo và bối cảnh Việt Nam xưa, nhưng tác phẩm Hồ Y của bạn Nguyễn Thị Hoài Thương và Cốt Trâm của bạn Nguyễn Thị Xuyên lại mang đến cho người xem hai cảm xúc khác nhau, với phần thể hiện trên 2 nền tảng: truyện tranh truyền thống và webtoon. Với Cốt Trâm, tác phẩm trình bày theo thể thức truyện tranh truyền thống, đó là câu chuyện tình yêu nhuốm màu ma mị. Còn nổi bật trong Hồ Y, tác phẩm được thể hiện bằng định dạng webtoon, lại là thông điệp về bảo vệ động vật thông qua câu chuyện cảm động giữa người và một bé cáo. Hai bạn cũng tạo ra được bầu không khí bàn luận sôi nổi và nhận được nhiều nhận xét tốt từ Hội đồng Giảng viên, đặc biệt là lời khen cho phần nghiên cứu tư liệu công phu, hoàn chỉnh. Bạn Nguyễn Thị Hoài Thương ( Thương Haki ) trình bày 3 hồi 8 nhịp ( tác phẩm Hồ Y của mình ) với hội đồng giảng viên   Bạn Nguyễn Thị Xuyên ( Xyn Kyubi ) trình bày concept nhân vật ( tác phẩm Cốt Trâm )   Bên cạnh đó, Hội đồng Giảng viên cũng dành nhiều góp ý về chuyên môn để các bạn hoàn thiện tác phẩm, đồng thời các thầy cô cũng mong đợi tác phẩm sớm ra mắt công chúng và nhận được nhiều sự ủng hộ. Mặc dù, số lượng học viên được tham gia báo cáo trong đợt 1 năm 2019 còn khiêm tốn, song với chất lượng trong bài thể hiện, Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam (CMA) tin rằng sau hơn 3 năm học tập và rèn luyện, các bạn đã trưởng thành, sẵn sàng đương đầu với mọi sóng to gió lớn trong con đường trở thành Họa sĩ kể chuyện chuyên nghiệp.   Nhận xét của Th.sĩ Lê Thắng – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam về buổi báo cáo tốt nghiệp ngày 20/7/2019: “Với 3 học viên khóa Họa sĩ kể chuyện 1&2 Ngành truyện tranh đầu tiên đủ điều kiện thực hiện Đồ án tốt nghiệp, CMA đã có một buổi báo cáo tổng kết phản ánh được quan điểm, định hướng và giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tự chủ trong công việc. Những Họa sĩ kể chuyện đầu tiên của Viện, về cơ bản, đã thể hiện được các tố chất cần thiết của một người làm nghề: kỹ năng vẽ hình, kể chuyện, thuyết trình, dung hòa sự sáng tạo bay bổng với ý thức kỷ luật, trên nền tảng một phương pháp làm việc chặt chẽ và khoa học. Đó là hành trang mà Ban giám hiệu, Ban chuyên môn của Nhà trường mong muốn trang bị cho tất cả sinh viên CMA trước khi bước qua cánh cửa của Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, một thế giới rộng mở với nhiều tiềm năng và thách thức.   Th.sĩ – Họa sĩ Lê Thắng ( Áo trắng cầm mic ) – Viện phó Viện truyện tranh Hoạt hình Việt Nam Thay mặt cho Nhà trường, Thầy muốn gửi đến sự tin tưởng và lời chúc may mắn đến các bạn sinh viên Khóa 1,2 đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của CMA. Thầy hy vọng các bạn tiếp tục vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, để lại cho các bạn

Nghệ thuật kể chuyện có từ thuở con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Kể chuyện là cách chúng ta thể hiện sự hiểu biết về con người. Chia sẻ câu chuyện với người nghe là một trải nghiệm bổ ích và đáng nhớ; tuy nhiên, đối với người người mới biết kể chuyện, nó có thể là nỗi ám ảnh. Sợ nói trước đám đông là một căn bệnh phổ biến. Nếu bạn chẳng may mắc căn bệnh này thì yên tâm đi, bạn không phải là người duy nhất đâu, bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới cũng gặp phải tình trạng giống như bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự tin và tìm kiếm bản sắc riêng cho câu chuyện kể của mình.   Làm thế nào để trở thành người kể chuyện giỏi? Kể chuyện cho mọi người nghe là cách duy nhất để trở thành người kể chuyện giỏi; vì chỉ thông qua kể chuyện, bạn mới tích lũy được kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Kể chuyện được ví như tập thể hình. Muốn cơ bắp phát triển, vận động viên thể hình cần siêng năng luyện tập. Và bạn cũng cần làm giống vậy nếu muốn phát triển kỹ năng kể chuyện. Là người kể chuyện, bạn cần học cách giữ bình tĩnh và thoải mái khi nói trước đám đông hoặc trên sân khấu. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết thực hiện việc này trên sân khấu lớn. Bạn có thể thực hành trong hộp đêm, buổi họp mặt gia đình, hoặc thậm chí cuộc họp công ty. Khởi đầu khiêm tốn nếu hiện tại bạn chưa chiến thắng được nỗi sợ hãi. Nhờ bạn bè ngồi nghe và cho ý kiến đánh giá. Chia sẻ câu chuyện cũng giống như tặng quà cho người nghe, vì người nghe sẽ lưu giữ nó như một món quà. Sau này, người nghe có thể chia sẻ câu chuyện với người khác nữa, giống như cách người xưa lưu truyền câu chuyện cho đời sau.   Người nghe là ai? Bảo đảm bạn biết rõ người nghe là ai. Bạn bè? Người lạ? Đồng nghiệp? Đám đông? Do chủ đề câu chuyện phụ thuộc vào người nghe, mà đối tượng người nghe thì lại vô cùng đa dạng, nên muốn xác định câu chuyện nào phù hợp với đối tượng nào, bạn cần nhận diện mối quan hệ với người nghe. Ví dụ, nếu người nghe là trẻ em, bạn đơn giản chia sẻ câu chuyện về thời thơ ấu; còn như họ là người không quen biết, bạn tìm câu chuyện về chủ đề được nhiều người quan tâm.   Tôi nên kể câu chuyện gì? Phàm là con người, ai cũng có khả năng đồng cảm. Vì vậy, cách kể chuyện hiểu quả nhất là hãy kể câu chuyện về những điều riêng tư, gần gũi, làm lay động lòng người. Những câu chuyện như thế khơi dậy cảm xúc trong lòng người nghe, khiến họ liên hệ với bản thân, và đi đến đồng cảm với người kể chuyện. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nên kể câu chuyện gì. Đừng quên mối quan hệ hai chiều giữa người nghe với người kể chuyện. Bạn cần nghiên cứu đối tượng người nghe để tìm kiếm câu chuyện phù hợp. Nghiên cứu đối tượng người nghe và tìm kiếm câu chuyện phù hợp đóng vai trò quan trọng như nhau. Bạn cần tập trung nghiên cứu nhu cầu của người nghe để từ đó chọn ra câu chuyện kể phù hợp, làm lay động lòng người. Xem xét câu chuyện qua góc nhìn của người nghe để biết họ sẽ rút ra điều gì bổ ích từ câu chuyện này.   Hoàn cảnh kể chuyện Cân nhắc hoàn cảnh kể chuyện. Bạn đứng trên sân khấu kể chuyện trước đám đông xa lạ hay trong đám cưới của em họ? Bạn không muốn làm người nghe khó chịu; vì vậy, bạn cần nắm bắt tâm lý của họ. Hỏi ý kiến nhà tổ chức hoặc chủ tọa nếu không dám chắc câu chuyện bạn kể có phù hợp với người nghe hay không. Cách đơn giản để bảo đảm câu chuyện phù hợp là tập trung vào yếu tố kết nối bạn với người nghe. Bạn và người nghe có những điểm chung gì? Câu này khá dễ trả lời khi người nghe là đồng nghiệp hoặc người thân, vì bạn và người nghe đã quen biết nhau từ lâu. Trường hợp kể chuyện trước đám đông xa lạ, thì ngoài nêu bật chủ đề câu chuyện ra, bạn nhớ chọn giọng kể phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ, trong đám tang, bạn kể chuyện bằng giọng điệu buồn bã, nghiêm túc, chân thành; còn trong đám cưới, bạn kể chuyện có phần tươi vui, hóm hỉnh hơn. Hai cách kết nối với người nghe xa lạ: * Chiếm cảm tình của người nghe ngay từ giây phút đầu tiên bằng cách chia sẻ chuyện riêng tư hoặc thể hiện mình là người dễ mến, có khiếu hài hước. * Khơi dậy trí tò mò của người nghe bằng cách đặt câu hỏi mà chỉ có bạn mới trả lời được qua câu chuyện kể. Đừng giả định người nghe có vốn hiểu biết sâu rộng như bạn. Tránh sử dụng tiếng lóng hoặc biệt ngữ. Đừng trông mong mọi người sẽ hiểu những khái niệm trừu tượng, hoặc thậm chí những cái tên bạn muốn nhắc đến trong câu chuyện. Bạn không thể kể hết mọi thứ. Đừng quên khi kể chuyện là bạn đang cố tạo ra trải nghiệm trong tâm trí người nghe. Mục tiêu của bạn là tặng quà cho người nghe. Hãy tập trung vào mục tiêu đó. Loại bỏ thẳng tay những