Với niềm đam mê dành cho vẽ truyện tranh, Dương Hương Ly đã quyết định kết thúc việc học tập tại trường ĐH Kinh tế TPHCM. Đây là một quyết định khó khăn khi cô nàng gặp phải sự phản đối từ gia đình và bạn bè. Cùng xem những chia sẻ của cô nàng về quá trình rẽ hướng và theo đuổi ước mơ của mình ở một môi trường mới như thế nào nhé. Điều gì đã khiến bạn có một quyết định táo bạo khi kết thúc học tập tại trường ĐH Kinh tế TPHCM? Trong thời gian mình đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp thì có một công ty về game mời mình tham gia thực tập và làm việc. Lúc đó mình phân vân giữa việc tiếp tục làm luận văn và tham gia khóa đào tạo của công ty game. Khi tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, họ đã phản đối và cho rằng mình phải tiếp tục đi tiếp giai đoạn cuối ở trường Đại học. Vì đam mê vẽ và mong muốn học được những bước cơ bản trong kỹ thuật vẽ nên mình đã quyết định chọn dừng việc học ở trường và tham gia đào tạo tại công ty game. Tuy nhiên, sau một thời gian đào tạo, mình cảm thấy không phù hợp với lĩnh vực game. Chính vì vậy, mình đã không ký hợp đồng lao động với công ty game và đăng ký lớp học kịch bản truyện tranh ở Công ty Phan Thị. Dương Hương Ly tại Viện truyện tranh và hoạt hình  (Comic Media Academy – CMA) Vậy bạn đã chọn nơi nào để theo đuổi và phát triển ước mơ của mình? Thực tế thì ở Việt Nam chưa có một trường hay cơ sở dạy vẽ truyện tranh chuyên nghiệp nào cả. Vì vậy, khi theo dõi các thông tin từ Phan Thị và tham gia các buổi hội thảo của CMA – Viện truyện tranh và hoạt hình, mình đã chọn CMA là nơi để tiếp tục đam mê vẽ truyện tranh của bản thân. Đặc biệt, CMA có khóa học vẽ trên máy – Wacom Cintiq, chính điều này đã hấp dẫn và thúc đẩy mình tham gia học tập tại CMA. Ấn tượng đầu tiên của bạn trong ngày đi học đầu tiên tại CMA? Có quá nhiều bạn vẽ đẹp. Còn các giảng viên thì trẻ. Cách giao tiếp của họ với học viên rất thân thiện, chứ không giống ngày xưa mình đi học. Giáo viên ngồi trên, học sinh ngồi dưới, cảm thấy việc đó chỉ là giao tiếp một chiều. Còn ở đây có thể là 2 chiều. Đối với mình, giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là những người bạn nữa. Như vậy việc học tập sẽ thoải mái hơn. Bạn thích nhất hoạt động nào trong quá trình học tập tại CMA? Mình thích nhất môn diễn xuất. Vì học môn này mình có thể biết được biểu cảm, chuyển biến nội tâm của nhân vật phải như thế nào. Bên cạnh đó còn được trực tiếp diễn kịch, tập luyện và được thầy tận tình chỉ dẫn. Khi mình sáng tác, mình phải hiểu được nội tâm của nhân vật sẽ chuyển biến như thế nào trước tình huống mà truyện đưa ra, hay đứng trước một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, nhân vật sẽ có phản ứng ra sao, một cách hợp lý nhất. Nếu như không hiểu thì mình chỉ sáng tác dựa trên cảm quan chung của mình thôi, không thể hiểu được tâm lý của con người thay đổi ra sao. Bên cạnh đó, những kiến thức về diễn xuất sẽ giúp mình bổ trợ rất nhiều khi viết kịch bản truyện tranh. Dương Hương Ly trong giờ học Điêu khắc tại Viện truyện tranh và hoạt hình Vậy, những kiến thức ở CMA có làm thay đổi hoặc phát triển tư duy sáng tác của bạn hay không? Có chứ. Hồi trước mình cứ nghĩ vẽ truyện tranh là chỉ cần bắt chước nét vẽ của một tác giả truyện tranh yêu thích và vẽ theo. Nhưng khi vào đây, mình phải học cách để vẽ môt cái hình như vậy thì phải đi từ bên trong ra bên ngoài, từ xương ra khối ra cơ, rồi mới đắp quần áo lên. Còn trước đây thì chỉ vẽ theo cảm tính thôi, cho nên nhiều khi đẹp không biết tại sao đẹp, xấu không biết tại sao xấu. Bây giờ nét vẽ của mình thay đổi nhiều lắm. Trong quá trình học, giảng viên có nói khi làm nghề thì phải có ý thức mình đang làm truyện tranh cho Việt Nam. Cho nên khi làm phải có chút bản sắc chứ không phải chỉ đơn giản là bắt chước và học theo như vậy. Có thể bây giờ kỹ thuật vẽ của mình chưa cao nhưng trong tư tưởng của mình luôn suy nghĩ làm sao để tác phẩm mang bản chất Việt Nam nhất. Tác phẩm dần hình thành của Dương Hương Ly Sau một thời gian tham gia khóa học tại CMA, bạn đã tự sáng tác ra một kịch bản truyện tranh nào chưa? Định hướng nghề nghiệp của bạn sau khi kết thúc khóa học là gì? Mình tham gia khóa học vẽ tại CMA từ tháng 12-2014. Trong khoảng thời gian đó, mình đã tham gia vào quá trình xuất bản bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi KUN – Những trận bóng siêu phàm. Mình tham gia khâu vẽ tranh cho bộ truyện. Ở lần xuất bản tập 1, bộ truyện tranh này được in 100.000 cuốn. Đó là một điều đáng mừng cho nỗ lực của cả nhóm sản xuất. Đặc biệt, thành quả này là nguồn động viên to lớn cho mình trên con đường theo