Texture là những đặc điểm thể hiện kết cấu bề mặt, kích thước, hình dáng, mật độ, cách sắp xếp của một vật thể. Ví dụ texture kết cấu của một thân cây sẽ chai sần còn của lụa thì sẽ mượt mà. Các hoạ sĩ vẽ chất liệu trong điện ảnh chịu trách nhiệm vẽ mô tả cho bề mặt của các nhân vật, môi trường và đạo cụ với những chương trình và công cụ chuyên biệt, tuỳ vào việc bạn muốn đạt được hiệu ứng nào. Justin Holt là một hoạ sĩ vẽ chất liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành phim ảnh. Vài tác phẩm ấn tượng của anh bao gồm Suicide Squad, Alice Through the Looking Glass, Kingsman: The Golden Circle, Game of Thrones và Spiderman: Homecoming. Gần đây hơn, anh làm việc cho Method Studios và tham gia vào dự án Black Panther, Thor: Ragnarok và Justice League với tư cách giám sát. Trong bài viết này, anh chia sẻ một vài kinh nghiệm chuyên môn và tóm tắt lại hầu hết những gì bạn cần biết, từ việc một ngày làm việc như thế nào, đến việc bạn phải học những kỹ năng gì và cách làm portfolio cho chức danh này.   Những kỹ năng và kinh nghiệm cần có. “Tôi đã đi được nửa chương trình y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh.” Con đường trở thành hoạ sĩ vẽ chất liệu cho ngành phim ảnh khá đa dạng. Thường thì hướng đi mà đa số mọi người chọn là theo học trường mỹ thuật hoặc trường nghề, nơi cho phép bạn tập trung vào một số quy tắc nhất định. Tôi đã theo con đường mỹ thuật truyền thống, sau khi đi được nửa chặng đường y dược dự bị tại trường đại học James Madison tại Harrisonburg VA và nhận ra rằng mình muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ xảo điện ảnh. Tôi bỏ đại học James Madison và tốt nghiệp Cử nhân Mỹ Thuật chuyên Hiệu ứng Hình Ảnh tại Cao đẳng Mỹ thuật và Thiết kế Savannah. Ngay trước khi tốt nghiệp tôi được nhận làm thực tập sinh trong 3 tháng tại Electronic Arts Tiburon tại Orlando Florida, nơi tôi vẽ chất liệu sân bóng đá cho trò NCAA của XBox 360. Sau khi hoàn thành khoá thực tập và tốt nghiệp, tôi được nhận vào học nghề về ánh sáng tại Rhythm & Hues Studios ở Los Angeles và đặt bước chân đầu tiên vào ngành Hiệu ứng và kỹ xảo điện ảnh. Tôi dành một vài tháng học về ánh sáng trước khi chuyển qua đội vẽ chất liệu và tôi đã làm hoạ sĩ vẽ chất liệu đến giờ.   Nhiệm vụ Hiện tại tôi là Điều hành đội vẽ chất liệu tại Method Studios ở Vancouver. Công việc của tôi là bao quát toàn bộ các dự án vẽ chất liệu cho tất cả các phim trong studio, từ đấu thầu và tuyển người cho mỗi dự án, giám sát toàn bộ công đoạn đến việc dành thời gian để box paint (đi màu lại để đảm bảo sự đồng nhất xuyên suốt dự án) một số mẫu vật khó. Công việc ở mức độ đơn giản nhất trong dự án của tôi là kiểm soát chất lượng, hướng dẫn, tuyển người và lập kế hoạch dự án và mức độ phức tạp nhất là vẽ những vật dụng khó nhằn trong các dự án.   Một ngày làm việc thông thường. Gần đây tôi không có ngày nào thong thả. Vì công việc của tôi phải bao quát các dự án texture đang được triển khai tại studio nên không ngày làm việc nào giống ngày nào. Một số ngày tôi phải họp cả ngày và thậm chí không có thời gian để ngồi xuống. Những ngày khác tôi phải giám sát phần lớn các sản phẩm. Đây là lý do tại sao tôi thích công việc của mình tại Method, mỗi ngày đều khác nhau.   Thử thách. Phần khó khăn nhất trong công việc của tôi là quản lý nhân sự, bạn phải làm việc với những tính cách đa dạng và phải dung hòa những mối quan hệ cá nhân trong studio. Công việc là phần đơn giản nhất. Điều khó nhất là đảm bảo rằng mọi người có được thứ họ cần và cảm thấy thỏa mãn trong công việc để có thể phát huy tối đa tiềm năng sự nghiệp cũng như thỏa mãn kỳ vọng của sếp và khách hàng.   Cộng tác. Sự cộng tác trong công việc là nền tảng cho tất cả mọi thứ tại Method Studios và ngành công nghiệp hiệu ứng hình ảnh nói chung. Cũng như mọi nỗ lực dựa trên làm việc nhóm, làm phim đòi hỏi sự hợp tác ở mọi nơi giữa hoạ sĩ với hoạ sĩ, bộ phận với bộ phận và khách hàng với khách hàng. Từ những buổi duyệt mỗi ngày, gọi điện cho khách hàng và những cuộc gọi hội thảo với nhà cung, chúng tôi phải liên tục làm việc cùng nhau.   Bạn nên cho gì vào portfolio. “Sự chuyên môn chính là chìa khoá” Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn phải trả lời được “Công việc mơ ước của bạn là gì?”. Và câu trả lời phải càng chi tiết càng tốt. “Tôi muốn làm trong ngành điện ảnh” sẽ không đủ. Câu trả lời càng chi tiết thì bạn sẽ càng dễ dàng biết được mình phải làm gì để đạt được. Nên nếu bạn trả lời rằng “Tôi muốn trở thành nhà tạo mẫu mô hình ở ILM (Industry Light & Magic) để làm phim Transformer” sẽ nó giúp bạn biết được phải tập trung

Được mệnh danh là “làn sóng hồng,” phim nữ quyền đang càn quét các giải thưởng lớn của Hollywood trong mùa giải gần đây. Và đây là thực tế không thể phủ nhận. Trong khi ở Hollywood đang nổi lên phong trào bình đẳng giới với tên gọi Time’s Up (Đã đến lúc), thì trên màn ảnh rộng, các nhân vật nữ đua nhau đảm trách vai trò của đàn ông, từ nữ siêu anh hùng Elastigirl bỏ lại chồng con phía sau để dấn thân vào cuộc chiến chống tội phạm trong Incredibles 2 đến Nữ hoàng xứ Scotland Mary cầm quân ra trận trong Mary Queen of Scots, Rachel Weisz “bẻ cong” giới tính trong The Favourite, Ruth Bader Ginsburg tìm kiếm tiếng nói trong On the Basis of Sex. Nicole Kidman không ngại phá bỏ chuẩn mực về giới tính để hóa thân hết mình vào vai diễn thám tử có quá khứ đen tối, diễn biến tâm lý phức tạp, và hành động đầy bạo lực trong Destroyer. Ngoài tác động của phong trào Time’s Up, phong trào #MeToo (Tôi cũng vậy), những đột phá trong sản xuất phim, Tổng thống Mỹ Donld Trump dường như cũng góp phần tích cực vào sự lên ngôi của những bộ phim mang thông điệp nữ quyền. Khi nói về phim On the Basis of Sex – bộ phim xoay quanh cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ vấn nạn phân biệt giới tính của Ginsburg vào những năm 1970 – nữ đạo diễn Mini Leder phát biểu, “Tôi nghĩ bộ phim là lời kêu gọi đấu tranh cho quyền bình đẳng giới. Ngày nay, tuy nhiều thứ đã thay đổi, nhưng chúng ta vẫn còn chặng đường dài phía trước. Theo tôi, ngay cả phong trào #MeToo hiện tại cũng chỉ mới bắt đầu mà thôi.” Từng đoạt giải thưởng Emmy trong những năm 1990 cho đạo diễn phim chính kịch xuất sắc nhất trước khi bước chân sang lĩnh vực điện ảnh, Leder rất ấn tượng với câu chuyện của Daniel Stiepleman về nữ thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ginsburg. Bà nói, “Xét về thành tựu đạt được, tôi không thể nào sánh bằng Ginsburg. Chúng tôi tuy ở hai thế giới khác nhau, nhưng cùng chung cảnh ngộ như nhau. Tôi phải tìm kiếm sự tự tin, động lực để tiếp tục đấu tranh cho những gì mình tin tưởng và muốn làm trong đời.” Trong phim, Ginsburg (Felicity Jones) tuy đã có gia đình, nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi ngành luật vào cái thời phụ nữ bị “cấm cửa” ngành này, và cuối cùng góp phần xóa bỏ được vấn nạn phân biệt giới tính. Leder cho biết, “Bộ phim được tôi lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật.” Josie Rourke cũng đi đầu trong khai thác chủ đề nữ quyền qua bộ phim không kém phần hấp dẫn Mary Queen of Scots, xoay quanh câu chuyện về cuộc chiến giành ngôi vị Nữ hoàng Anh của hai người phụ nữ. Từng giữ chức giám đốc nghệ thuật của nhà hát Donmar Warehouse ở London, bà tiết lộ, “Tôi đã dành phần lớn đời mình để học cách dung hòa giữa quyền lực và cái giá phải trả.” Phim đầu tay của Rourke khắc họa sinh động quan niệm về tình yêu, đường lối chính trị của Mary Stuart (Saoirse Ronan) và Nữ hoàng Anh Elizabeth (Margot Robbie). Cả hai tuy được đàn ông vây quanh, nhưng Elizabeth chọn tránh xa rắc rồi với họ, còn Mary lấy chồng, sinh con liên tiếp. Tình tiết mẹ của Elizabeth, Anne Boeyn hứng chịu cái kết bi phảm sau khi bị vua Henry VIII thất sủng tuy không được nhắc đến trong phim, nhưng nó giúp nhấn mạnh lý do tại sao Elizabeth tuyên bố, “Ta chọn làm đàn ông – hôn nhân quá nguy hiểm.” Rourke nói, “Hai người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp trong phim thuộc tuýp người muốn tự mình quyết định mọi thứ, từ chuyện triều chính cho đến tình dục, hôn nhân, con cái.” Rourke nói tiếp, “Mang tiếng là chị em họ, nhưng cả hai lại khác nhau về mọi mặt, ngoại trừ một điểm chung là đều làm hoàng hậu bất chấp điều tiếng. Họ thách thức ngôi vị của nhau, nhưng có lẽ chỉ có họ mới biết mình muốn gì.” The Favourite thậm chí còn táo bạo và “bẻ cong” giới tính hơn cả Mary Queen of Scots. Phim của Lanthimos kể Lady Sarah (Rachel Weisz) và cô em họ nghèo khó Abigail (Emma Stone) ganh đua nhau để trở thành tâm phúc của Nữ hoàng Anne (Olivia Colman). Nhân vật do Weisz thủ vai bị “bẻ cong” giới tính, lúc đi giày da, đội mũ ba múi (tricorne) đầy nam tính, lúc lại diện áo choàng lộng lẫy, thướt tha. Là người đầu tiên tham gia dự án hợp tác sản xuất với Ed Guiney và Lanthimos vào năm 1998, Ceci Dempsey cho biết, “Đây là nhân vật rất có tiếng trong lịch sử. Trên thực tế, bà là người cai quản vương quốc.” Sau khi kết hôn, Lady Sarah lợi dụng mối quan hệ thâm thiết với Nữ hoàng Anne để thao túng triều chính cho đến khi Abigail xuất hiện. Dempsey nói, “Cả ba nhân vật tạo thành mối quan hệ tay ba, bị cuốn vào vòng xoáy không ngừng của những âm mưu lợi dụng nhau.” Sau khi ra mắt phim Incredibles vào năm 2004, Brad Bird làm tiếp phần 2, và trong nỗ lực tìm kiếm nhân vật phản diện phù hợp cho câu chuyện, ông nảy ra ý tưởng “hoán đổi vai trò” (role reversal) trong Incredibles 2. Trong Incredibles, Bob đảm nhận vai trò siêu anh hùng; nhưng trong phần 2, Helen (Elastigirl) là người gánh vác vai trò ấy. Bird nói, “Cuối cùng, gia đình siêu nhân đã trở lại, và thật tiếc cho Bob, người