Bien kich James Ivory Oscars 2018

Ở tuổi 89, James Ivory đã lần đầu tiên giành được giải Oscar cho hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Có thể đây là cái tên xa lạ đối với khán giả hiện đại, nhưng lại là kỷ niệm của những người yêu thích điện ảnh Hollywood giai đoạn cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Vậy, James Ivory là ai? >>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 đề cử kịch bản xuất sắc nhất Oscars 2018: Những tên tuổi lớn đều xuất hiện  Nguồn: latimes.com James Ivory là người gốc Ireland và Pháp, sinh ngày 07/06/1928 ở Berkeley, California. Mặc dù vậy, tuổi thơ của ông lại gắn liền ở Klamath Falls, Oregon. Theo đó, ông học ở trường Kiến trúc và Nghệ thuật Đồng minh Đại học Oregon từ năm 1951. Tiếp đến, ông học ở trường Nghệ thuật Điện ảnh Đại học Nam California. Tại đây, ông đã có bộ phim ngắn đầu tay mang tên Four in the Morning vào năm 1953. Ngoài đạo diễn, ông cũng viết kịch bản và sản xuất phim Venice: Theme and Variations, một bộ phim tài liệu kéo dài 30 phút. Tác phẩm đã được xuất hiện trong luận án thạc sĩ về điện ảnh của ông. Đồng thời, bộ phim cũng được tờ The New York Times đặt tên vào năm 1957 và trở thành 1 trong 10 bộ phim hay nhất năm. Từ 1967, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã làm việc với rất nhiều nhà sản xuất phim và biên kịch nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến nhà sản xuất Ấn Độ, Ismail Merchant và nhà biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Cả ba người đều là thành viên trụ cột của công ty Merchant Ivory Productions lừng danh một thời. Họ đã cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh lãng mạn xuất sắc như A Room with a View (1985), Howards End (1992) hay The Remains of the Day (1993). Nguồn: pinterest.com Cách làm phim của Merchant Ivory Productions luôn thu hút người xem bởi phần nội dung cảm xúc, mang hơi hướm hoài cổ khi lựa chọn bối cảnh miền đồng quê hay những thị trấn châu Âu cổ kính. Đặc biệt, các nhân vật trong phim luôn toát lên vẻ đẹp thanh lịch dù hạnh phúc hay đau khổ. Dù vậy, tương lai của Merchant Ivory Productions dần khép lại khi Ismail Merchant qua đời vào năm 2005 và 8 năm sau đó là sự ra đi của nữ biên kịch Ruth Prawer Jhabvala. Tưởng chừng như James Ivory cũng sẽ dừng lại sự nghiệp trong im lặng. Thế nhưng, Call Me by Your Name do James Ivory làm biên kịch đã làm cho những người yêu điện ảnh thập niên 80-90 như trở lại hồi ức xưa cũ. Sau 8 năm kể từ khi làm đạo diễn cho The City of Your Final Destination, James Ivory trở lại với vai trò biên kịch cho Call Me by Your Name, một bộ phim lấy đề tài đồng tính làm chủ đạo. Thực chất, ông từng là sự lựa chọn đầu tiên cho vị trí đạo diễn của phim chứ không phải Luca Guadagnino. Ban đầu, Luca Guadagnino chỉ tham gia ekip với tư cách là người tư vấn do ông sinh sống tại miền Bắc nước Ý. Cuối cùng, phía đầu tư muốn Ivory và Luca cùng dàn dựng tác phẩm đạt giải Kịch bản chuyển thể Oscar 90 này. Một điểm thú vị khác đằng sau Call Me by Your Name có thể nhắc đến là việc James Ivory đã rời khỏi ghế đồng đạo diễn cũng như bán lại kịch bản cho công ty riêng của Guadagnino, một trong những nhà đầu tư. Lý do của sự vụ này là vì đạo diễn Guadagnino đã cắt rất nhiều cảnh nóng từ kịch bản của Ivory để đảm bảo vấn đề kiểm duyệt lẫn phát hành bộ phim ở thị trường Bắc Mỹ. Trở lại với kịch bản Call Me by Your Name, biên kịch Ivory đã chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andre Aciman, người sở hữu nhiều tác phẩm viết về tình yêu đồng tính nam hay nhất trong khoảng thời gian gần đây. Theo đó, tiểu thuyết đã đoạt giải Gay Fiction tại Lễ trao giải Lambda Literacy Awards lần thứ 20, giải thưởng vinh danh những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học LGBT. Nhiều tờ báo uy tín như The New Yorker và The Washington Post cũng dành cho tác phẩm của Andre nhiều lời khen có cánh. Với thành công của tiểu thuyết, Ivory đã thể hiện ngòi bút tinh tế của mình để đưa Call Me by Your Name trở thành một kịch bản phim điện ảnh chuyển thể ăn khách sau 9 tháng. Kịch bản có kết cấu hài hòa và công phu đến nỗi Andre, tác giả cuốn tiểu thuyết cho rằng nó còn hay hơn cuốn sách của mình. Theo đó, những nỗ lực cuối cùng cũng được ghi nhận khi tượng vàng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Oscar 90 đã thuộc về Jame Ivory. Nguồn: wsj.com Trước đó, ông cũng đã giành chiến thắng tại WGA Awards, đưa ông trở thành ứng cử viên lớn ở giải Oscars năm nay. Trang web chuyên dự đoán giải Oscars, GoldDerby đã nhận định khả năng Ivory giành giải cao hơn hẳn các ứng viên còn lại ở hạng mục Kịch bản chuyển thể. Tượng vàng cho kịch bản của Call Me by Your Name là tượng vàng Oscar đầu tiên Ivory giành được sau 4 lần nhận đề cử (3 lần trước ở vai trò đạo diễn). Đồng thời, ông cũng trở thành người nhận Tượng vàng có độ tuổi già nhất trong lịch sử Oscars. H.Đ tổng hợp

Tổng kết lớp học viết kịch bản K2 11

Khác với lớp dạy vẽ thiếu nhi hay truyện tranh cấp tốc, lớp Nghệ thuật kịch bản là nợi hội tụ của những con người muốn dùng ngòi bút, câu chữ của mình để “vẽ” ra những câu chuyện rất khác lạ, có kết cấu hoàn chỉnh. Dù ở những độ tuổi khác nhau, có trẻ trung, có lớn tuổi nhưng nhìn chung họ vẫn là những người trẻ, trẻ trong suy nghĩ, trẻ trong đam mê và khát vọng về hoài bão của bản thân. >>> Có thể bạn quan tâm: [Hình ảnh] Tổng kết lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 2 Những thay đổi sau 3 tháng Nghề biên kịch đòi hỏi cần phải có khả năng trong cách sử dụng ngôn từ, cũng như trau dồi vốn từ cho bản thân. Để có điều này, đọc sách và viết lách thường xuyên chính là cách luyện tập tốt nhất. Thế nhưng, đối với những người làm công việc kỹ thuật hay sử dụng máy móc như La Ái Anh là một việc khá khó khăn. Song, kết thúc 3 tháng học tại lớp Nghệ thuật kịch bản, La Ái Anh đã có những thay đổi tích cực. Bạn chia sẻ: “Trước đây, mình là một người rất lười đọc sách. Bởi, từ khi theo học thiết kế, sử dụng máy móc khá nhiều khiến cho việc dành thời gian để đọc sách khó khăn hơn. Tham gia khóa học kịch bản của CMA, mình đã cải thiện được thời gian đọc sách của mình. Không những vậy, mình còn viết lách thường xuyên hơn. Trước đó, do phải sử dụng công nghệ và máy móc phục vụ việc học chuyên ngành, mình không được viết lách nhiều. Đến khi viết pitching, treatment, mình đã phải thức đến 5h sáng để viết. Vì vậy có thể nói đây là môi trường rất tốt để mọi người có thể rèn kỹ năng viết và sáng tạo kịch bản.” Trong khi đó, Hà Thái Hiền cho biết: “Trước khi đến với khóa học, em có viết truyện nên tự tin của em là tự tin về sử dụng ngôn từ thôi. Nhưng em chưa có đủ tự tin để viết ra một kịch bản phim. Em viết một cách rất bản năng. Sau khi tham gia khóa học, em biết về 3 hồi 8 nhịp, cấu trúc kịch bản, cách pitching với nhà sản xuất thì sự tự tin đó nó có tăng lên và đi đúng hướng hơn. Nhưng mà để nói tự tin hoàn toàn mang kịch bản đến các nhà sản xuất thì chắc em cần phải học thêm khóa 2 và khóa 3 của chương trình mình.” Nếu như khóa học đã làm cho Hà Thái Hiền tự tin viết kịch bản, cho La Ái Anh một môi trường tốt để rèn kỹ năng viết, thì đối với Đinh Thúy Quỳnh, Nghệ thuật kịch bản đã giúp cho ước mơ của bạn trở nên rất khác. Bạn cho biết: “Mình vẫn muốn trở thành một người có thể được câu chuyện của riêng mình. Nhưng cái nhìn với nghề của mình hiện tại đã rõ ràng hơn, đã cảm nhận được những trở ngại trong nghề. Trước đây, chỉ nghĩ đơn giản là mình phải sáng tạo, biết cách kể câu chuyện. Nhưng sau khi tham gia khóa học, đi vào chi tiết trong nghề, mình mới biết có những cái sẽ khiến cho mình cảm thấy khó khăn hơn nữa và lúc đó mình phải quyết tâm, kiên trì hơn để vượt qua.” Ước mơ có thể xa vời nhưng không phải là không thể Để trở thành nhà biên kịch không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Đó là cả một quãng đường dài và khổ luyện. Thế nhưng, muốn bước qua những trở ngại trên con đường này, trước hết bạn cần phải có ước mơ, những dự định rõ ràng cho nghề nghiệp của bản thân. Đừng nên chỉ yêu thích mà không cố gắng tạo cơ hội và rèn luyện. Các học viên của lớp Nghệ thuật kịch bản cũng đã có hình dung rõ nét hơn về nghề sau khi kết thúc cấp độ đầu tiên của khóa học. Không những vậy, các bạn cũng đã vạch ra hướng đi chắc chắn cho tương lai với nghề biên kịch. Đối với học viên Lê Nguyễn Hồng Việt, viêc ấp ủ về kịch bản hiện tại đã được thay thế bằng những ấp ủ về nghề. Bạn đã biết cách đi theo lý tưởng như thế nào cũng như cách bám trụ với nghề. Chia sẻ về bài pitching cuối khóa, Hồng Việt cho biết: “Mình hài lòng với bài pitching. Nhưng mình nghĩ sẽ phải sửa nữa. Vì mỗi lần cô góp ý, mình sẽ nhận ra một khuyết điểm trong kịch bản. Theo mình biết, kịch bản từ lúc ấp ủ ý tưởng đến lúc ra phim phải sửa rất nhiều lần, có thể cả trăm lần. Mặc dù khó khăn nhưng mình nghĩ ‘từ từ rồi cháo nó cũng nhừ’.” Trong khi đó, 3 tháng đã qua là một chặng đường không ngắn cũng không dài đối với Phan Bảo Hoàng Phúc. Bạn tâm sự: “Điều mình chưa làm được có thể là về từ ngữ. Vốn dĩ mình không giỏi cách dùng từ và mình viết cũng không hay lắm. Đồng thời, mình cũng chưa từng sử dụng các phần mềm để viết kịch bản. Vì vậy, mình hy vọng sẽ khắc phục những yếu điểm của mình trong khóa 2. Còn nói về tương lai, dù mình chưa thể sớm thực hiện ước mơ biên kịch nhưng mình tin sẽ có một thời điểm mình làm được.” Những điều đặc biệt hội tụ trong một lớp học Đối với các thành viên trong lớp Nghệ thuật kịch bản 02, mỗi giờ học là một điều thú vị. Thú vị từ cách giảng dạy

Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney

Kế hoạch chuyển thể bộ phim hoạt hình nổi tiếng Hoa Mộc Lan thành một phiên bản live-action đã xuất hiện trong danh sách loạt phim sắp ra mắt của Disney giai đoạn 2018-2019. Phim hoạt hình Mulan chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: disneydatabase.com Tác phẩm hoạt hình kinh điển Mulan (1998) sẽ được chuyển thể thành phiên bản live-action do Elizabeth Martin cùng Lauren Hynek viết kịch bản và sản xuất bởi Chris Bender và J.C. Spink. “Gã khổng lồ” Disney cũng quyết định giao “chiếc ghế” chỉ đạo bộ phim cho nữ đạo diễn người New Zealand, Niki Caro. Việc Disney trao trách nhiệm quan trọng, “cầm trịch” Hoa Mộc Lan cho một đạo diễn ít tên tuổi như Niki được giới chuyên môn đánh giá là một bước đi vô cùng ấn tượng. Được biết, nữ đạo diễn 50 tuổi này từng tham gia sản xuất phim tại Hollywood. Dự án gần nhất của Niki là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Zookeeper’s Wife với sự góp mặt của minh tinh Jessica Chastain sẽ phát hành vào tháng 3/2018. Ngoài ra, Niki cũng đang thực hiện một dự án khác cùng Disney là tác phẩm McFarland. Với dự án live-action của Hoa Mộc Lan, Niki Caro (50 tuổi) sẽ có cơ hội trở thành nữ đạo diễn thứ hai trên thế giới chỉ đạo dự án điện ảnh có ngân sách hơn 100 triệu USD. Người đầu tiên là nhà làm phim da màu Ava DuVernay với tác phẩm A Wrinkle in Time (103 triệu USD). Trước đó, Disney đã liên lạc với Lý An, đạo diễn tên tuổi người Đài Loan từng 3 lần đoạt giải Oscar. Mục đích của hành động này là để trấn an người yêu điện ảnh trước nỗi lo Hoa Mộc Lan sẽ tiếp tục là một tác phẩm được “tẩy trắng” nữa của Hollywood. Dinsey hy vọng với sự tham gia chỉ đạo của Lý An, Hoa Mộc Lan phiên bản live-action sẽ trở thành một bộ phim đâm chất châu Á nhất có thể. Song, Lý An đã từ chối lời mời của Disney. Tiếp đến, mối quan tâm hiện tại của người hâm mộ đang dành cho vị trí nữ chính. Sau khi Disney công bố Lưu Diệc Phi, nữ minh tinh Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai Mộc Lan, nhiều ý kiến trái chiều từ công luận đã xuất hiện và trở thành đề tài nóng hổi. Theo đó, BBC đánh giá sự xuất hiện của nữ diễn viên châu Á trong dự án này là hợp lý. Bởi, nhiều bộ phim Hollywood gần đây đã đối mặt với nhiều chỉ trích phân biệt chủng tộc khi chọn diễn viên da trắng vào vai nhân vật truyện tranh châu Á. Điển hình như phim “Ghost in the shell” với vai chính thuộc về Scarlett Johansson, trong khi nhân vật gốc lại là một người Nhật Bản. Nữ minh tinh người Trung Quốc, Lưu Diệc Phi sẽ đảm nhiệm vai nữ chính của Hoa Mộc Lan bản live-action. Nguồn: twitter.com Ngược lại, một số “mọt phim” tỏ ra khá lo lắng khi Lưu Diệc Phi được mệnh danh là “Độc dược phòng vé”, những tác phẩm điện ảnh có sự góp mặt của người đẹp này đều không mang lại doanh thu cao. Khán giả cũng đánh giá diễn xuất của Lưu Diệc Phi quá kém, một màu và có thể sẻ hủy hoại hình ảnh Mộc Lan anh thư. Cuộc tranh luận giữa 2 luồng ý kiến diễn ra sôi nổi, lôi kéo cả giới chuyên môn vào phân tích. Người trong giới làm phim đa phần ủng hộ quyết định mời Lưu Diệc Phi vào vai nữ chính và cho rằng Disney chắc chắn đã lựa chọn sau nhiều vòng thử vai nghiêm túc. Dù tranh luận đến đâu, thì nữ minh tinh vẫn hội tụ cả 3 tiêu chí mà Nhà Chuột đưa ra, có kỹ năng võ thuật – phẩm chất ngôi sao và điều kiện tiên quyết là phải biết tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là, ai có thể khẳng định, Lưu Diệc Phi chẳng hề tốn công sức nào để có được vai nữ chính hay chắc chắn Disney lựa chọn minh tinh này chỉ với mục đích lấy lòng công chúng Trung Quốc và không quan tâm đến khả năng diễn xuất của cô nàng? Cuối cùng, hãy cho Lưu Diệc Phi một cơ hội để tỏa sáng và xứng đáng với vị trí nữ diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ “Công chúa Disney”. Lưu Diệc Phi trở thành diễn viên châu Á đầu tiên gia nhập hàng ngũ Công chúa Disney. Nguồn: twitter.com Nhìn lại bản phim hoạt hình Mulan (1998) với doanh thu lên đến 300 triệu USD toàn cầu, dự án live action lần này hẳn nhiên là một áp lực không hề nhỏ cho cả ekip. Thế nhưng, Hoa Mộc Lan phiên bản người đóng sẽ vẫn là một tác phẩm đáng mong chờ trong loạt dự án phim chuyển thể của Nhà Chuột sắp tới. Phim hoạt hình Người đẹp và quái vật đã được chuyển thể thành phiên bản live-action. Nguồn: youtube.com Tại Triển lãm D23 của Disney vừa qua, “ông lớn” giới điện ảnh đã thông báo sẽ tung ra bộ phim vào năm 2019. Dựa vào lịch phát hành phim của Disney, khán giả có quyền tự tin rằng Mulan live-action sẽ công chiếu vào ngày 8/11 hoặc 20/12/2019. Dự kiến phim sẽ được khởi quay vào cuối năm 2017. H.Đ

Khai giảng khoá học viết kịch bản 04 tại TPHCM

Lớp Nghệ thuật kịch bản Khóa 04 của Viện Truyện tranh và Hoạt hình đã chính thức khai giảng. Đây cũng chính là khóa học viết kịch bản cuối cùng của năm 2017.  Khóa 04 đón chào sự xuất hiện của những học viên từng tham gia cuộc thi Nhà biên kịch tài năng do CJ CGV tổ chức và đạt thứ hạng cao. Bên cạnh đó, còn có những gương mặt đang làm việc, cộng tác tại công ty truyền thông, đài truyền hình. Ngoài ra, những học viên mới chập chững bước vào nghề cũng đã tham gia lớp Nghệ thuật kịch bản của CMA.  Trong buổi học đầu tiên, biên kịch Đặng Nhã là người trực tiếp đứng lớp và gửi đến các bạn học viên về tổng quan về nghề, giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như sẵn sàng cho hành trình mới tại lớp Nghệ thuật kịch bản.  >>> Xem thêm hình ảnh khai giảng Lớp Nghệ thuật kịch bản 4 tại đây Thông tin về lớp nghệ thuật kịch bản 4: – Khai giảng: 18/12/2017 – Học tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM >>> Tìm hiểu & đăng ký TẠI ĐÂY.

Biên kịch Andrew Stanton viết kịch bản phim Finding Nemo

Biên kịch Andrew Stanton là đạo diễn phim, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng “gạo cội” tại hãng hoạt hình Pixar. Ông cho ra mắt nhiều bộ phim đình đám như: Finding Nemo (2003), WALL-E (2008),.. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Biên kịch Andrew Stanton viết kịch bản phim Finding Nemo Tiểu sử của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton sinh ngày 03/12/1965 tại Rockport, Massachusetts, Mỹ. Ông là một trong số ít sinh viên tốt nghiệp The California Institute of the Arts được John Kricfalusi tuyển vào làm việc tại Ralph Bakshi studio. Tại đây, ông tham gia làm phim Mighty Mouse: The New Adventures. Con đường sự nghiệp của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Adrew Stanton bắt đầu sự nghiệp đạo diên, biên kịch từ năm 1987 với 2 phim: – Phim ngắn A Story: Ông vừa viết kịch bản, vừa làm đạo diễn. – Phim truyền hình 13 tập Mighty Mouse: The New Adventures. Ông đảm nhiệm viết kịch bản bộ phim truyền hình này. Năm 1988: Ông viết kịch bản phim ngắn có tên Somewhere in the Arctic và đảm nhiệm đạo diễn phim. Năm 1995: Kịch bản phim Toy Story được Adrew Stanton hợp tác cùng những biên kịch khác viết. Năm 1998: Ông vừa viết kịch bản phim, vừa đạo diễn bộ phim A Bug’s Life. Năm 1999: Đảm nhiệm viết tiếp kịch bản Phần 2 Toy Story. Năm 2001: Bộ phim hoạt hình Monsters, Inc ra đời. Ông đã tham gia viết kịch bản và sản xuất bộ phim này. Năm 2003: Adrew Stanton tham gia 2 dự án phim Finding Nemo (biên kịch và đạo diễn) và phim Exploring the Reef (nhà sản xuất). Phim Finding Nemo đã tạo tiếng vang lớn trên toàn cầu. Năm 2004: Ông lồng tiếng cho phim The Incredibles. Năm 2006: Phim Cars được công chiếu. Ông đóng vai trò lồng tiếng cho nhân vật Fred. Năm 2007: Ông trở thành nhà sản xuất bộ phim Ratatouille. Năm 2008: Ông tham gia 3 phim: – WALL-E: Đảm nhiệm cả 3 vai trò đạo diễn, viết kịch bản và lồng tiếng nhân vật. – Phim ngắn BURN-E: Viết kịch bản phim và sản xuất phim. – Phim ngắn Presto: Chỉ đảm nhiệm sản xuất phim. Năm 2009: Ông giữ vai trò sản xuất 2 phim: Up và phim ngắn Partly Cloundy Năm 2010: Toy Story Phần 3 ra đời với kịch bản phim được viết bởi Adrew Stanton. Năm 2012: Phim John Carter được công chiếu, ông vừa đạo diễn, vừa viết kịch bản phim. Đồng thời trong năm này, ông cũng đảm nhiệm sản xuất phim hoạt hình Brave. Năm 2013: Ông giữ vị trí sản xuất bộ phim Monsters University và phim ngắn Toy Story of Terror! Năm 2015: Hai bộ phim Inside Out và The Good Dinosaur cũng được sản xuất bởi Adrew Stanton và cộng sự tại Pixar. Năm 2016: Ông viết kịch bản và đạo diễn phim Finding Dory trước sự mong chờ của những người hâm mộ Finding Nemo. Trong năm 2016, ông cũng chịu trách nhiệm sản xuất phim ngắn Piper. Phần 4 của Toy Story hứa hẹn được ông chấp bút viết kịch bản vào năm 2019. Biên kịch Andrew Stanton thành công với phim WALL-E Những thành công rực rỡ của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Finding Dory trình làng dưới bàn tay biên kịch vàng Andrew Stanton Adrew Stanton đóng vai trò biên kịch “gạo cội” trong hãng phim hoạt hình Pixar. Hàng loạt giải thưởng danh giá tại Academy Award được trao cho ông để ghi nhận sự cống hiến của Adrew Stanton cho điện ảnh Hollywood: Năm 1995: Phim Toy Story vinh dự được đề cử hạng mục Best Original Screenplay. Năm 2003: Phim Finding Nemo đã thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2008: Phim WALL-E thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2010: Phim Toy Story Phần 3 được đề cử giải Best Adapted Screenplay. Những chia sẻ về nghề của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Bộ phim Finding Dory được A  ndrew Stanton thực hiện sau nhiều năm ấp ủ. Hai phim Cars & Toy Story đều liên tục ra đời các phần tiếp theo, nhưng Phần 2 của Fiding Nemo là Finding Dory lại mất nhiều năm để ra mắt. Lý giải điều này, ông nói rằng: “Tôi chỉ bắt tay viết kịch bản khi có ý tưởng thật tốt.” Khi làm việc tại Pixar, ông từng chia sẻ: “Điều tôi học được từ John Carter là không nên lo lắng.” Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Biên kịch Nick Hornby

Nick Hornby – nhà văn, nhà thơ, người viết tiểu luận, biên kịch người Anh được khán giả biết đến với nhiều tác phẩm như: High Fidelity (2000), About a Boy (2002). Chính ông đã chuyển thể hai tiểu thuyết best-seller của mình thành phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Tiểu sử của nhà văn, biên kịch Nick Hornby Nhà văn, biên kịch Nicholas Peter John Hornby (Nick Hornby) sinh ngày 17/04/1957 tại Redhill, Surrey, Anh Quốc. Ông lớn lên ở Maidenhead và học tại trường Maidenhead Grammar, trường Cao Đẳng Jesus và trường Đại học Cambridge. Bố mẹ ông ly hôn năm ông 11 tuổi. Nick Hornby trải qua nhiều công việc trước khi trở thành nhà văn, nhà biên kịch: – Giáo viên dạy tiếng Anh – Nhà báo tại nhiều đơn vị báo khác nhau như: The Sunday Times, Esquire, Elle, Vogue, GQ, Time Out, Time, The Literary Review và tờ The Independent. Sự nghiệp viết lách của ông bắt đầu vào năm 1992 với tác phẩm “Contemporary American Fition”. Ông tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm khác và bước vào con đường biên kịch với bộ phim “Fever Pitch” được chuyển thể từ tiểu thuyết của mình. Nick Hornby không chỉ thành công ở lĩnh vực nhà văn & biên kịch Những tác phẩm ghi dấu ấn của nhà văn Nick Hornby: – High Fidelity (1995) – About a Boy (1998) – How to Be Good (2001) – A Long Way Down (2005) – Slam (2007) – Juliet, Naked (2009) – Funny Girl (2014) Kịch bản của Brooklyn do biên kịch Nick Hornby chắp bút Từ viết tiểu thuyết, Nick Hornby bắt đầu phát triển nghề biên kịch. Những dấu mốc trên con đường biên kịch của Nick Hornby: – Năm 2009: Viết kịch bản phim An Education. Được đề cử giải thưởng “Academy Award for Best Adapted Screenplay” và 2 giải “BAFTAs” ở mục viết kịch bản phim. – Năm 2014: Horby tiếp tục thành công trong viết kịch bản phim “Wild”. Bộ phim cũng được đề cử 2 giải thưởng “Best Actress” cho diễn viên Witherspoon và giải “Best Supporting Actress” cho diễn viên Dern. – Năm 2015: Nick Hornby thành công rực rỡ ở kịch bản phim “Brooklyn”, được đề cử Oscars mảng viết kịch bản phim. – Năm 2016: Nick Hornby phát triển sự nghiệp biên kịch ở series phim truyền hình “Love, Nina”. Ngoài hai lĩnh vực trên, Nick Hornby cũng góp mặt trong lĩnh vực âm nhạc và nhiều hoạt động từ thiện: – Âm nhạc: Ông từng là nhà phê bình nhạc Pop trên tờ báo New Yorker. – Từ thiện: Nick Hornby sáng lập quỹ The Treehouse Trust vào năm 1997 để cung cấp môi trường giáo dục trẻ tự kỷ dựa vào tình yêu ông dành cho con trai Danny bị tự kỷ của ông. Đồng thời, ông cũng sáng lập trung tâm viết lách “The Ministry of Stories” cho giới trẻ tại miền Đông nước Anh. Những chia sẻ về con đường làm nghề của Nick Hornby Sự thành công của Nick Hornby xuất phát từ việc luôn thử thách bản thân. Ông từng chia sẻ: “Viết kịch bản phim là một thử thách thú vị trái ngược viết tiểu thuyết”. Nick Hornby chia sẻ về những bí kíp giữ lửa cho nghề biên kịch “Duy trì viết mỗi ngày và đọc bất kỳ tài liệu bạn có”. Với Nick Hornby, âm nhạc và thể thao luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của ông. Ông là fan trung thành của đội bóng Arsenal. Vì vậy nét đặc trưng trong các tiểu thuyết hay phim của Nick Hornby là: – Liên quan đến ban nhạc và nhạc sĩ ông yêu thích. – Liên quan đến bóng đá, đặc biệt là đội Arsenal. – Những mối quan hệ đổ vỡ như vợ chồng ly dị. Những điều giản dị xung quanh cuộc sống luôn là chất liệu sáng tác chân thật nhất của mỗi nhà văn, biên kịch nói chung và Nick Hornby nói riêng. Mika Team Tổng Hợp & Dịch

Kịch bản cần yếu tố logic kết nối chặt chẽ

Để viết một kịch bản phim, nhà biên kịch phải đầu tư một khối lượng lớn thời gian để chuẩn bị. Vậy những nội dung cần chuẩn bị là gì? Kịch bản và bước chuẩn bị đầu tiên Để viết một kịch bản phim, biên kịch cần chuẩn bị đề tài, chủ đề mình sẽ viết. Đề tài và chủ đề nêu nội dung tổng quát của kịch bản. Một ví dụ cụ thể: Đề tài bạn chọn là tâm lý xã hội và chủ đề có thể là gia đình, sự trưởng thành. Như vậy, đề tài rộng hơn chủ đề. >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh  Lựa chọn chủ đề, đề tài Để có được đề tài và chủ đề trên, biên kịch phải tìm đọc rất nhiều tài liệu liên quan. Hoặc biên kịch cũng có thể bắt gặp một khoảnh khắc trong cuộc sống hằng ngày, muốn phát triển chúng thành phim. Nhưng để tạo được kịch bản thu hút, biên kịch phải gạn lọc để cân bằng nhu cầu của ba tam giác: Nhà sản xuất – khán giả – xã hội. Phải có sự cân nhắc: “Liệu chủ đề mình viết có đang là mối bận tâm hàng đầu của khán giả? Hay nó chỉ là một chủ đề mang tính cá nhân?”. Cũng có nhiều đề tài, chủ đề được “xào nấu” nhiều lần nhưng tùy theo phong cách mỗi nhà biên kịch, chúng sẽ trở nên khác biệt. Chủ đề về nàng Lọ Lem nhận được tình yêu của hoàng tử là một mô típ khá quen thuộc. Nhưng mỗi năm trên thế giới lại có hàng tá phim mang chủ đề này ra đời. Như bộ phim “Boys over flower” hay “The Heirs” của Hàn Quốc vẫn gây được tiếng vang lớn khi biên kịch thêm thắt nhiều điều thú vị vào kịch bản. Kịch bản và bước chuẩn bị thứ hai Sau khi chọn được đề tài và chủ đề cho kịch bản phim, biên kịch tiếp tục xây dựng loại cốt truyện, thông điệp và ý nghĩa của bộ phim. Thông điệp kịch bản muốn truyền tải là gì? Có khá nhiều loại cốt truyện cho bạn lựa chọn: Cốt truyện phiêu lưu, cốt truyện thám hiểm, cốt truyện cạnh tranh, cốt truyện thua thiệt, cốt truyện trả thù,… Mỗi loại cốt truyện có đặc điểm riêng. Thông điệp và ý nghĩa là hai thành tố khó có thể thiếu trong một kịch bản phim. Nó được xem là linh hồn của kịch bản. Vậy thông điệp và ý nghĩa khác nhau ra sao? – Thông điệp thường được gói gọn như một câu slogan trong quảng cáo. Nó nêu bật tinh thần của bộ phim. – Ý nghĩa chính là bài học bạn có được sau khi xem hết bộ phim. Ví dụ: Trong bộ phim hoạt hình “Người máy”, nhân vật bà lão và một chú robot cùng chung sống với nhau. Chú robot này là quà của người con gửi về cho mẹ vì anh ta không có thời gian chăm sóc mẹ. Hằng ngày, bà lão và chú robot cùng giúp đỡ nhau. Bà thay pin cho chú mỗi ngày, còn chú robot phụ giúp việc nhà cho bà. Thông điệp của phim: “Trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương”. Bài học rút ra từ phim khá nhiều, tùy vào mỗi người xem phim: “Con cái cần quan tâm cha mẹ. Hoặc đến người máy còn biết chăm sóc người  khác vậy mà người con lại không quan tâm cha mẹ ruột.” Kịch bản và bước chuẩn bị thứ ba Ở giai đoạn chuẩn bị thứ ba bày, người viết kịch bản phim chuẩn bị xây dựng hệ thống nhân vật và tiến hành sáng tạo cốt truyện 3 hồi, 8 nhịp cho kịch bản phim. Kịch bản cần yếu tố logic kết nối chặt chẽ Để xây dựng hệ thống nhân vật độc đáo, người viết kịch bản phải nghiên cứu thật kỹ tâm lý từng nhân vật. Để việc viết kịch bản phim đạt hiệu quả cao, biên kịch cần phân tích nhân vật càng kỹ càng tốt. Lập một tiểu sử của nhân vật là việc cực kỳ cần thiết, không hề thừa. Thêm vào đó, xây dựng 3 hồi 8 nhịp hợp lý cho kịch bản cùng sự logic kèm yếu tố bất ngờ sẽ giúp tạo nên một cốt truyện thành công.