Nhằm tổng hợp nên được bức tranh toàn cảnh lịch sử truyện tranh Việt Nam, chúng tôi cất công tìm lại, phân tích và phỏng vấn nhiều nhà văn, họa sĩ đã từng góp phần gây dựng truyện tranh Việt từ xưa đến nay. Và điều đáng tiếc khó tránh khỏi, là trong số đó, có những nhà văn, họa sĩ đã mất do tuổi cao. Ngẫm ra quy luật sinh lão bệnh tử đâu chừa một ai. >>> Walt Disney – Cuộc đời và sự nghiệp của nhà làm phim hoạt hình tài hoa  Các nhà văn, họa sĩ đã viết kịch bản và vẽ truyện tranh mất đi, là chúng ta đã mất đi một nguồn tư liệu sống đáng quý. Để cung cấp đầy đủ hơn cho bạn đọc về những nhân vật đã hình thành nên dòng lịch sử truyện tranh Việt, những người đã mất, chúng tôi xin phép tổng hợp lại thông tin và giới thiệu. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi thiếu sót thông tin, nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự cảm thông từ bạn đọc. Thân mến. Họa sĩ Trần Văn Phú (Ảnh: Internet) Họa sĩ Trần Văn Phú sinh năm 1932 tại Gò Công Tây, Tiền Giang. Năm 22 tuổi, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1958, tốt nghiệp trung cấp mỹ thuật, họa sĩ trẻ Trần Văn Phú đã có một thời gian dài làm việc, sáng tác ở Quảng Ninh. Thành công nhất của họa sĩ Trần Văn Phú lại là mảng ký họa và tranh minh họa, tranh truyện. Một số tranh truyện về lịch sử như Tráng sĩ Ngàn Cơ, Giặt áo chiến trên sông Bạch Đằng, Hội nghị Diên Hồng… mà nhiều họa sĩ tranh truyện phải nhìn nhận “là độc nhất vô nhị, đến nay vẫn chưa có người theo kịp”. Cái hay của họa sĩ Trần Văn Phú trong lĩnh vực truyện tranh là khi còn làm việc ở miền bắc, ông vẽ tranh truyện – dạng sách tranh truyền thống của miền bắc, không phải là truyện tranh. Nhưng sau 1975, khi vào miền nam giảng dạy ở trường Đại học Mỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh và có cộng tác vẽ truyện tranh cho các báo thì cách vẽ của ông đã có sự biến đổi đúng theo dạng truyện tranh liên hoàn.   Một số tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Phú trên báo Khăn Quàng Đỏ: Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Phú: Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM