sách phối cảnh góc quay của Tây Âu và Nhật Bản

Không gian trong truyện tranh Sau một thời gian dài đấu tranh với những định kiến sai lạc, cách hiểu của 2 từ “truyện tranh” ở Việt Nam đã dần được thay đổi và trả lại đúng với giá trị của nó: truyện tranh là một bộ môn nghệ thuật thực thụ. Thật ra, ở các quốc gia phát triển như Nhật hay Mỹ, truyện tranh từ lâu đã được chú trọng và phát triển như một loại hình nghệ thuật đại chúng, dành cho tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề chứ không chỉ dừng lại ở phạm vị hẹp “truyện tranh là cho trẻ em” như chúng ta từng ngộ nhận. Cũng như hầu hết các ngành nghệ thuật khác, truyện tranh là tấm gương phản ánh lại chính thế giới mà chúng ta đang sống. Người làm truyện tranh phải hiểu rõ thế giới thực tại xung quanh, để chuyển nó lên trang truyện, một cách chân thực và sống động nhất có thể. Vì thế, không gian thị giác mà độc giả tiếp nhận được khi họ thưởng thức một tác phẩm truyện tranh cũng chính là thế giới hình ảnh trong đời thực mà họ tương tác mỗi ngày. Đi ngược lại dòng chảy của lịch sử, khi mà ống kính máy ảnh chưa được phát minh, cách con người quan sát thế giới còn rất hạn chế.Những trang truyện tranh giai đọan này thường có không gian rất đơn giản, chân phương tựa như cách mà họa sĩ quan sát cuộc sống bằng mắt thường. Không gian trong truyện tranh ở giai đoạn sơ khai chịu ảnh hưởng rất nhiều từ không gian 1 điểm tụ của hội họa phương tây và không gian phối cảnh kỵ mã của hội họa phương đông. Điều này là phù hợp với thị hiếu hình ảnh của công chúng thời bấy giờ. Chōjū-jinbutsu-giga, tác phẩm manga được xem là cổ xưa nhất của Nhật Bản, với không gian phối cảnh kỵ mã của hội họa phương đông Khi máy quay phim ra đời, cũng là giai đoạn sơ khai của nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh, thì chúng ta đã biết quan sát thế giới qua một cách khác: ỐNG KÍNH. Với kỹ thuật ghi lại hình ảnh bằng camera, người tiếp nhận nghệ thuật đã có điều kiện tiếp xúc với những góc nhìn lạ mà họ ít có dịp được chứng kiến trong đời thực: góc nhìn từ cao xuống (bird view) như cách một con chim nhìn xuống mặt đất, góc nhìn từ dưới lên (worm view) như cách một con kiến nhìn lên bầu trời… Những góc nhìn lạ mắt này đã làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm về hình ảnh của khán giả, đồng thời góp phần tạo ra những hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ đắc lực cho nội dung câu chuyện. Với tư cách là một ngành nghệ thuật lấy cuộc sống làm chất liệu sáng tác, ngành truyện tranh và không gian của nó không thể thờ ơ với kỹ thuật quay camera, phát minh có tính bước ngoặt khai sinh ra điện ảnh và nhiếp ảnh. Ứng dụng và phát triển các góc máy độc, lạ, hấp dẫn, đa dạng… là một yêu cầu và nhiệm vụ đối với người họa sĩ truyện tranh, thế nhưng để các góc máy đó phát huy hết khả năng, thì người xây dựng cần phải hiểu được đối tượng tiếp nhận hình ảnh là ai. Truyện tranh ngày nay đã có sự phân hóa rất cao, phục vụ cho rất nhiều nhóm độc giả với lứa tuổi, giới tính, sở thích… rất khác nhau. Thế nên mới có chuyện không gian dành cho độc giả nhí của Doraemon, Ninja loạn thị… sẽ khác với không gian “khủng bố” dành cho độc giả 16+ của Iron man, Spider man…Với lứa tuổi nhỏ, độc giả nhí sẽ thích những không gian với góc máy đơn giản, lấy cắt cảnh là toàn cảnh hoặc trung cảnh, với nhân vật hiện ra giống như những gì mà các em thấy được ở đời thực. Những cảnh cận quá mạnh, quá gắt có thể làm cho các em sợ hãi. Ngược lại, nếu độc giả ở độ tuổi trưởng thành, những góc máy cơ bản như mắt nhìn sẽ không đủ “thỏa mãn” tâm lý và thị hiếu của những người đã có trải nghiệm thị giác dày dạn. Việc nắm bắt đầy đủ các khía cạnh khác nhau của vấn đề tạo dựng không gian sẽ giúp nâng tầm cuốn truyện tranh, đưa nó đến gần hơn với độc giả thụ hưởng, bảo đảm khả năng thành công cho bộ truyện. Doraemon, một bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng với độc giả nhỏ tuổi Việt Nam. Thành công của bộ truyện có đóng góp không nhỏ của góc quay phù hợp với tâm lý của trẻ em.        Tangled – Công chúa tóc mây, truyện tranh của Hãng Disney, được chuyển thể từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Hãng này, với các khuôn hình có không gian đậm chất điện ảnh: nhìn từ trên cao xuống hoặc dưới lên Một trang truyện tranh điển hình của Hãng Marvel. Những cách bố trí góc quay mạnh mẽ như thế này rất phù hợp với thị hiếu thưởng thức của các fan yêu thích phim/truyện hành động Vì nhiều lý do, độc giả Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận với các tác phẩm truyện tranh cho người lớn của các đại gia truyện tranh phương tây như Marvel, D.C Comic, Walt Disney… Đây là những hãng lớn có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh, hoạt hình… nên không gian trong các tác phẩm của họ thực sự là những chuẩn mực về bố cục và sắp đặt không gian. Ở đó, những góc máy được tính toán cẩn thận. Ở đó, các góc máy luôn luôn