Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney

Thương vụ thu mua 21st Century của Disney đã tạo ra chấn động lớn trong làng giải trí thế giới. Trường hợp 21st Century “về cùng một nhà” với Disney, khá nhiều lợi ích sẽ rơi vào túi Nhà Chuột và đưa hãng trở thành “Gã khổng lồ” khó đối đầu trong ngành. Tương lai của làng giải trí thế giới sẽ thay đổi khi 21st Century Fox sát nhập vào Disney. Nguồn: businessnews.gr Vụ thu mua nghìn tỷ đô của Disney đang làm chấn động cả làng điện ảnh thế giới. Theo đó, thông tin mới nhất ghi nhận là Disney đang đàm phán để đưa 21st Century Fox về một nhà Theo một nguồn tin thân cận, Disney mong muốn mua lại phần lớn cổ phần của 21st Century Fox với các rạp phim, hãng truyền hình, những đài cáp như Star Movies và Star World, đài phát thanh Sky ở Anh và dịch vụ xem phim trực tuyến Hulu. Ước tính số tiền Disney phải bỏ ra cho “cuộc chơi lớn” này lên đến 60 tỷ đô la. 21st Century Fox sẽ sớm về cùng một nhà với Disney. Nguồn: fyinews.tv Disney và 21st Century Fox đã bước vào cuộc đàm phán thứ 2 về những chi tiết của các điều khoản trong bản hợp đồng. Trong vụ mua bán này, Comcast cũng góp mặt. Song, dường như sự xuất hiện của Comcast chẳng thể gây áp lực nào cho Disney khi tiến độ đàm phán của Nhà Chuột với 21st Century Fox phát triển nhanh hơn. Kết quả chính thức của thương vụ này sẽ được đưa ra trong tuần này. Tuy vậy, công chúng có vẻ như đã nhìn thấy trước kết quả của cuộc mua bán này và hiện họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà Disney sẽ thu về khi nắm trong tay 21st Century Fox. Sở hữu loạt thương hiệu phim bạc tỉ của Fox Kingsman và Avatar có thể sẽ thuộc về Disney sau khi thu mua 21st Century Fox Home Alone, Alien, Planet of the Apes, Kingsman, Predator, Avatar là loạt thương hiệu phim đình đám sẽ thuộc quyền sở hữu của Disney sau khi thu mua 21st Century Fox thành công. Riêng Avatar, với sự hậu thuẫn của Disney, đạo diễn James Cameron có thể an tâm phát triển 4 phần phim còn lại mà không cần lo lắng về kinh phí. Ngoài ra, ông cũng đã hợp tác với Disney để mở khu vui chơi Pandora – The World of Avatar tại công viên Disney World ở Orlando (Mỹ). Như vậy, người hâm mộ Avatar có thể chờ đợi sự công phá của bộ phim trong thời gian tới. Triệu hồi đội quân Marvel Hội fan của đế chế Marvel chắc chắn sẽ rất hào hứng với thương vụ này. Nhìn lại quá khứ, ông chủ Marvel từng mang bán bản quyền các nhân vật siêu anh hùng để vượt qua thời điểm làm ăn khó khăn. X-Men, Deadpool và Fantastic Four lúc bấy giờ rơi vào tay Fox, trong khi Spider Man do Sony Pictures thu mua. Hội fan Marvel sẽ rất háo hức nếu thương vụ mua bán 21st Century Fox của Disney thành công. Nguồn: pinsdaddy.com Đến khi Marvel thuộc về Disney, họ quyết định “triệu hồi” đội quân siêu anh hùng bằng cách đàm phán mua lại bản quyền từ 2 hãng trên. Quá trình gặp nhiều khó khăn khi các dự án siêu anh hùng đều mang về nguồn thu lớn và không dễ để Sony và Fox “buông tay”. Song, việc Sony và Disney đã hoàn tất thương vụ sử dụng hình ảnh nhân vật Spider-Man cùng tín hiệu khả quan trong vụ thu mua 21st Century Fox đã tạo ra hy vọng lớn cho fan cứng của bộ truyện tranh Marvel. Thời điểm X-Men, Spider-Men, Fantastic Four sát cánh cùng biệt đội Avengers trên màn ảnh rộng không còn xa. Sẵn sàng “chinh chiến” ở “mặt trận” phim trực tuyến Disney hiện đang nắm 30% cổ phần dịch vụ phim trực tuyến Hulu, trong khi Fox giữ 30%. Như vậy, khi 21st Century sát nhập, Disney sẽ sở hữu đến 60% cổ phần và hoàn toàn có thể đứng ra quản lý nền tảng dịch vụ trực tuyến Hulu với hàng triệu người đăng ký. Tham vọng của Disney là đưa Hulu trở thành nhà phát hành phim trực tuyến lớn nhất thế giới với kho phim khổng lồ. Đồng thời, Nhà Chuột có thể hoàn toàn tự tin khi đối đầu trực diện với Netflix và Amazon, 2 hãng trực tuyến lớn ở thời điểm hiện tại. Đưa truyền hình phát triển mạnh mẽ Kênh truyền hình Disney nhiều năm gần đây lao dốc không phanh và tỏ ra yếu thế hơn hẳn các đối thủ. Do đó, việc sở hữu thêm một hãng phim từ Fox, mảng truyền hình của Disney chắc chắn sẽ có sự xoay chuyển đáng kể. Vấn đề mà các nhà đầu tư của Disney cần nghĩ đến là khai thác làm sao cho hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn khá lớn của Fox khá lớn với kênh truyền hình Fox Television, FX Networks, National Geographic, Star và Sky cùng số lượng người xem phủ sóng trên toàn cầu, nhất là ở khu vực Á-Âu.   Cơ hội nắm giữ đến 40% thị phần ở Hollywood Nhà Chuột sẽ trở thành “gã khổng lồ” khó đồi đầu ở Hollywood. Nguồn: glassdoor.com Viễn cảnh Hollywood trở thành xứ sở thần tiên của phim hoạt hình cùng loạt bom tấn siêu anh hùng hoàn toàn có thể xảy ra nếu thương vụ làm ăn này thành công. Theo đó, Hollywood vốn được điều hành bởi 6 hãng phim lớn gồm Warner Bros., 21st Century Fox, Paramount Pictures, Univesal, Sony và Walt Disney. Con số này sẽ chỉ còn 5 khi 21st Century sát nhập vào Disney. Điều này đồng nghĩa với việc miếng bánh

hãng phim hoạt hình Disney và bài học marketing

Benjamin Franklin từng có câu nói nổi tiếng: “Kể tôi nghe và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Để tôi cùng tham gia và tôi sẽ học hỏi”. Hẳn là những lời này có thể được ứng dụng trong nhiều mặt của cuộc sống và trong kinh doanh. Với những người làm marketing, có thể nói những bộ phim hoạt hình của Disney là những tác phẩm mà chúng ta có thể “tham gia” và học hỏi rất nhiều. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mọi người thích được vui và nuôi hy vọng Phim hoạt hình Disney là những câu chuyện tuyệt vời. Con người luôn ao ước những câu chuyện. Disney cũng xuất sắc trong việc tiếp thị những câu chuyện này. Khách hàng thường thích những quảng cáo có thể làm họ vui và họ sẽ đáp lại chúng. Những người khổng lồ về quảng cáo luôn biết rõ điều này và có những quảng cáo là câu chuyện đáng nhớ nhờ vào tính giải trí của chúng. Disney là một nhà giải trí. Họ bán những câu chuyện, những siêu anh hùng từ hành động đến bi kịch. Trong khi đó, chiến dịch marketing mà nhiều công ty triển khai lại khá là buồn chán. Có rất ít tính giải trí trong những quảng cáo mà chúng ta xem. Thậm chí còn không có sắc màu của cá tính trong đó. Quảng cáo truyền thống đã chán và các quảng cáo online hiện nay cũng không khá hơn. Và những thương hiệu biết làm người xem quảng cáo vui trở thành ngoại lệ. Những ký ức sống mãi Disney tuyệt vời vì các bộ phim của họ liên hệ đến bạn ở một góc độ cá nhân. Từng bộ phim đọng lại trong bạn với những nhân vật được ghi khắc mãi trong ký ức. Sau bao nhiêu năm Mickey Mouse vẫn còn là một biểu tượng, một minh chứng vĩ đại với những gì mà Disney đã làm với một nhân vật hoạt hình. Sự thật thì ý tưởng sử dụng các mascot thể thao được vay mượn trực tiếp từ Disney – từ sự liên quan ở góc độ cá nhân của các nhân vật Disney với khán giả. Ý tưởng mascot cũng rất hữu hiệu cho các nhà làm tiếp thị nếu được sử dụng tốt. Đồng lòng vì một mục tiêu chung là điều quan trọng Tại các công viên chủ đề của Disney, khách hàng là khách, công việc là “vai diễn”, nhân viên là “diễn viên” và mọi thứ họ làm đều cho thấy một phương pháp. Tại Disney Studios và Pixar, mọi người cùng làm việc cật lực để tạo nên những bộ phim làm say mê, chinh phục và “thôi miên” khán giả. Mọi người nói cùng một ngôn ngữ, mỗi người có một vai trò. Disney vẫn sử dụng phương pháp “top-down” (phân tích hay suy diễn) để mang lại cho đội ngũ sự tự do gần như không giới hạn. Họ cùng nhau mạo hiểm, họ đến với những ý tưởng mà đôi khi đi ngược dòng chảy vốn được chấp nhận. Tiếp thị cần hội nhập vào mọi chức năng – bộ phận khác của doanh nghiệp. Nhưng tại hầu hết doanh nghiệp, tiếp thị chỉ là một chức năng – bộ phận riêng lẻ. Phim Disney vui nhộn Trong niềm vui tồn tại giá trị. Phim Disney đưa bạn đến thế giới khác, cho bạn một “liều thuốc” phi thực giữa thời gian thực. Disney sử dụng từ thể loại hành động, bi kịch, cảm xúc, hoạt hình cho đến hiệu ứng âm thanh, kỹ thuật số và cả các phiên bản 3D để giữ cho người xem nhập cuộc. Đó là những câu chuyện hấp dẫn của các anh hùng và tên đểu giả, của cái tốt chống lại cái xấu và có khi là sự tự vấn sâu sắc. Các trailer, poster, sản phẩm có thương hiệu Disney và các công cụ marketing khác trước và sau khi công chiếu phim đều là các sự kiện mang tính hành động và kịch tính. Họ tung ra những tư liệu “behind-the-scene”, phỏng vấn đoàn làm phim… theo kiểu “chúng tôi đã làm điều đó như thế nào” trên kênh YouTube và các kênh truyền hình giải trí khác. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp làm marketing theo cách họ làm kế toán. Chuẩn mực một cách cứng nhắc. Không trái tim, không linh hồn. Không phải tất cả các ngành hàng đều có thể tự do mang lại “sự vui vẻ”, nhưng luôn có cách để phát triển các kế hoạch marketing tương tác cao – sử dụng cả hoạt động truyền thống và trực tuyến để làm cho marketing nổi bật. Không có gì có thể buộc một doanh nghiệp trông nhàm chán, ngoại trừ sự thiếu tưởng tượng. Disney ưu tiên sự tưởng tượng Thậm chí những ngành hàng khô chán nhất vẫn có thể tìm cách để nội dung marketing và sự xuất hiện trên mạng xã hội trở nên nổi bật hơn. Hãy viết như bạn nói! Hãy đặc biệt! Hãy để sự hài hước lên tiếng! Hãy kể câu chuyện của bạn đầy tính hình tượng! Nếu nói rằng “bản chất thương hiệu này vốn khô khan” thì đó là một lời “thoái thác”. Vì mọi thứ đều là một cơ hội. Mickey Mouse tai to có thể cũng đã nhàm chán. Nhưng cậu ấy không chán chút nào sau ngần ấy năm tháng. Đơn giản là Disney không biết từ “chán”. iPhone của Apple cũng thế. Thậm chí nhiều thập niên sau, chúng ta vẫn yêu Disney vì chúng ta yêu sự tưởng tượng. LONG HỒ (theo Entrepreneur)/DNSGCT – Báo Doanh Nhân Sài Gòn  Nguồn:http://www.doanhnhansaigon.vn/marketing-pr/disney-va-bai-hoc-marketing-vo-gia/1098784/

xưởng phim hoạt hình Fuzzy Door Productions

Thứ hạng từ 36-40 sẽ là những hãng phim xuất sắc hiện diện trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Cùng xem có những hãng nào nhé! >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D 36. Disney Television Animation Trụ sở : Glendale, California So với các xưởng khác của cùng một tập đoàn, Disney Television Animation được xây dựng chủ yếu nhằm phụ trách các nội dung phục vụ cho những kênh hoạt hình chính thức của Disney. Ngay từ buổi đầu thành lập năm 1984, xưởng đã phát triển được vô số tựa phim truyền hình – có thể nói là ăn khách nhất của 2 thập kỷ 80 và 90, bao gồm: DuckTales (Vịt du ký), Darkwing Duck (Hiệp sĩ Vịt), Goof Troop (Hai chàng ngốc) và Timon & Pumba. Các chương trình do xưởng phụ trách trong giai đoạn hiện nay như Kim Possible (Nữ điệp viên thiếu niên), The Proud Family (Gia đình tôi yêu), Phineas and Ferb (Phineas và Ferb) cũng rất được khán giả xem đài yêu mến. 37. Production I.G Trụ sở : Kokubunji, Tokyo, Nhật Bản Xưởng hoạt hình Nhật Bản này là tác giả của rất nhiều bộ anime tuyệt đỉnh nổi tiếng khắp thế giới như Ghost in the Shell (Linh hồn của Máy), The Last Vampire (Quỷ hút máu Cuối cùng), Pokémon the Movie – Black (Pokémon: Victini Và Bạch Anh Hùng Reshiram), Pokémon the Movie – White (Pokémon: Victini Và Hắc Anh Hùng Zekrom), Guilty Crown (Vương miện tội lỗi) v.v… Tài năng và nhiệt huyết, họ được trao tặng giải Animage Anime Grand Prix vào năm 2013 cho những nỗ lực tuyệt vời trong việc chuyển thể phần 1 tác phẩm Kill Bill (Cô dâu báo thù) trứ danh của đạo diễn Quentin Tarantino. 38. Scanline VFX Trụ sở : Munich, Đức Scanline VFX là một xưởng phim chuyên về hiệu ứng của Đức với 3 chi nhánh đặt tại Munich, Vancouver và Los Angeles. Họ được ghi nhận phần lớn nhờ vào việc phát triển chương trình Flowline, một chương trình máy tính giúp xử lý mượt mà các hiệu ứng lửa và nước, vốn được áp dụng rộng rãi và điêu luyện trong các phim nổi tiếng họ tham gia như 300: Rise of an Empire (Năm 300 : Đế chế trỗi dậy), Iron Man 3 (Người Sắt phần 3), The Avengers (Biệt đội Siêu anh hùng), Man of Steel (Người đàn ông Thép), The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall) v.v… 39. Whiskytree Trụ sở : San Rafael, California Tuy có một lý lịch khá khiêm tốn nhưng xưởng phim của Mỹ này lại là một anh tài trong lĩnh vực hiệu ứng kỹ xảo cũng như góp mặt trong khá nhiều các dự án phim nhựa, game, phim quảng cáo và phim truyền hình của những năm vừa qua. Ít ai có thể ngờ rằng chính họ mới là chủ nhân của các bản phác thảo dùng trong các tựa bom tấn gần đây như Captain America: The Winter Soldier (Đội trưởng Mỹ: Chiến binh mùa đông), The Hunger Games: Catching Fire (Đấu trường sinh tử: Bắt lửa) và Elysium (Kỷ nguyên Elysium) cùng các game nhập vai trực tuyến đình đám như Rift và Defiance. 40. Fuzzy Door Productions Trụ sở : Los Angeles, California Còn được biết đến với cái tên “The Spotted Door”, xưởng được thành lập năm 1996 bởi cây hài người Mỹ Seth MacFarlane nhằm phát triển các bộ phim hoạt hình vui nhộn do anh chàng này chủ biên, bao gồm: Family Guy (Người đàn ông của gia đình), American Dad! (Những ông bố Mỹ) và The Cleveland Show (Bi hài nhà Cleveland). Ngoài phim truyền hình ra, trong những năm gần đây xưởng cũng bắt đầu tiến sân sang lĩnh vực phim nhựa với Ted, A Million Ways to Die in the West (Triệu kiểu chết miền Viễn Tây) cùng phần 2 của tựa phim bựa hài hước này. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 9) Cao Thụy Vy dịch  Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies/